Tin Quốc hội họp sáng 17-11-2014: Lấy phiếu tín nhiệm: Muốn thấy bộ trưởng, trưởng ngành làm việc quyết liệt hơn - “Nghị viên” - hấp dẫn hơn khi nói về mình?

  • Cập nhật : 17/11/2014

 Lấy phiếu tín nhiệm: Muốn thấy bộ trưởng, trưởng ngành làm việc quyết liệt hơn

 Nhiều đại biểu Quốc hội đưa ra những ý kiến thẳng thắn đánh giá về kết quả lấy phiếu tín nhiệm vừa được công bố chiều nay 15-11 và chuyển biến của những lãnh đạo cấp cao so với lần lấy phiếu trước.
 
Kết quả lấy phiếu phản ánh đúng tình hình kinh tế - xã hội hiện nay và cùng với đó là trách nhiệm của các vị bộ trưởng, trưởng ngành. “Về kết quả nhiều phiếu tín nhiệm thấp rơi vào Bộ trưởng Y tế, Văn hoá - Thể thao và Du lịch, Nội vụ, Giáo dục và Đào tạo cũng nhằm giao nhiệm vụ cho các bộ trưởng nỗ lực hơn nữa trong thời gian tới. Như Bộ trưởng Giao thông vận tải, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trước phiếu thấp thì do nỗ lực, cố gắng và quyết liệt lần này phiếu đã cao”.
 
Đại biểu Phạm Tất Thắng (Vĩnh Long): Cử tri muốn thấy bộ trưởng làm việc quyết liệt hơn
 
Lấy phiếu tín nhiệm: Muốn thấy bộ trưởng, trưởng ngành làm việc quyết liệt hơn
Tôi đồng tình với nhận định của Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng là “kết quả lấy phiếu lần này là chính xác”. Kết quả lấy phiếu phản ảnh đúng nhìn nhận của cử tri, dư luận xã hội đối với những vị bộ trưởng, trưởng ngành. Nhưng cũng phải chia sẻ với 1 số vị bộ trưởng, trưởng ngành ở những lĩnh vực khó khăn riêng so với những lĩnh vực khác. Tuy nhiên, cử tri, nhân dân cả nước mong muốn ở những lĩnh vực khó, các vị bộ trưởng, trưởng ngành càng phải nỗ lực cao hơn nữa.
 
Bộ trưởng Đinh La Thăng, Thống đốc Nguyễn Văn Bình ở lần lấy phiếu đầu tiên cùng nằm trong nhóm có số phiếu tín nhiệm thấp cao như Bộ trưởng Y tế, Giáo dục và Đào tạo nhưng lần lấy phiếu này đã vượt lên ở vị trí cao. Sở dĩ 2 vị “tư lệnh” này có được vị trí cao vì cử tri, đại biểu Quốc hội nhìn thấy được những chuyển biến rõ rệt ở lĩnh vực mà họ phụ trách. Như đường giao thông được đẩy nhanh tiến độ, tai nạn giao thông giảm, nhất là sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt mà Bộ trưởng Đinh La Thăng thể hiện. Còn thời gian qua, Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã rất thành công trong việc điều hành chính sách tiền tệ, ổn định thị trường vàng, tái cơ cấu các tổ chức tín dụng, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.
 
Còn Bộ trưởng Y tế và Giáo dục - Đào tạo có khách quan là nắm lĩnh vực liên quan trực tiếp đến an sinh xã hội mà việc chuyển biến trong một sớm một chiều cũng là rất khó. “Song số phiếu tín nhiệm thấp dành cho 2 vị bộ trưởng Y tế và Giáo dục - Đào tạo còn do đại biểu, nhân dân muốn thấy sự làm việc quyết liệt, xả thân hơn nữa”.
 
Hai Bộ trưởng Văn hoá - Thể thao và Du lịch, Nội vụ nhận được kết quả lấy phiếu tín nhiệm thấp cao vì ở hai lĩnh vực muốn chuyển biến còn phụ thuộc vào nhiều ngành khác. Nhưng kết quả này cũng phản ánh bức tranh chung về đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ của 2 bộ trưởng, không thấy rõ sự chuyển biến nổi trội.
 
Đại biểu Dương Trung Quốc (Đồng Nai): Có người phấn đấu lên, có người yếu kém hơn
 
Lấy phiếu tín nhiệm: Muốn thấy bộ trưởng, trưởng ngành làm việc quyết liệt hơn
Cái sự chưa hài lòng của người dân trong việc lấy phiếu cũng là một sự chia sẻ, những cũng là sự đòi hỏi. Kết quả lấy phiếu tôi cảm nhận là lĩnh vực giao thông đã từng là một lĩnh vực rất nhạy cảm, giờ đây đã có một con số rất khả quan, nó thể hiện cho thấy không có gì khó khăn không vượt qua được.
 
Cái thứ hai có những lĩnh vực tưởng như rất là ít ai quan tâm, ví dụ như Bộ Nội vụ thì tín nhiệm rất thấp cho thấy lĩnh vực không bộc lộ ra ngoài, chúng ta cũng có thể đánh giá được. Như thế tôi cho rằng, cách đánh giá lấy phiếu tín nhiệm có những cái thông số, thông điệp đáng ghi nhận. Đương nhiên là Chính phủ, các lĩnh vực rất đa dạng, phức tạp cho nên bao giờ đòi hỏi của người dân cũng cao hơn rất nhiều.
 
Lần ghi phiếu này thời gian dài hơn, sự chiêm nghiệm trực tiếp hơn, và nó cũng có cái hiệu ứng của lần trước. Các vị trong đối tượng phải phấn đấu thì kết quả cho thấy có người phấn đấu lên được, có người chưa phấn đấu lên được, thậm chí có người lại bộc lộ cái yếu kém hơn. Điều đó nếu nhìn và soi xét kỹ thì cũng phản ánh phần nào hiện thực. Tôi cảm thấy nó phản ánh tương đối gần với cái hiện thực với đời sống.
 
Tôi thấy không bất ngờ về kết quả lấy phiếu. Tôi hiểu những người bị đánh giá tín nhiệm thấp thì để có sự thay đổi, không chỉ bản thân họ mà còn liên quan nhiều các tầm vĩ mô và những vấn đề của đời sống không chỉ do một bộ quyết định được. Nhưng dẫu sao thì vẫn đòi hỏi bộ chủ quản chịu trách nhiệm. Nên ở đây tôi muốn bên cạnh con số này nó cần cả sự chia sẻ của xã hội, động viên, đối với những lĩnh vực khó khăn nữa.
 
Tôi thấy một chi tiết rất hay, ví dụ như chi tiết của Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh. Một lĩnh vực không liên quan trực tiếp, nhưng ông đã có những phát biểu cụ thể trước Quốc hội và nó đã mang lại một nhận thức khác. Đây tôi nói là các đại biểu Quốc hội, bên cạnh lĩnh vực đời sống, họ còn quan sát rất kỹ ngay trong hoạt động Quốc hội, phần lớn các vị này đều là đại biểu Quốc hội cả. Tôi cho rằng đó là kết quả tương đối chính xác. Tôi quan tâm đến cái phiếu tín nhiệm thấp và tín nhiệm cao, còn cái tín nhiệm thì nó tương đối như là một cái độ an toàn, yếu tố an toàn thôi, thì tôi thấy tương đối chính xác. Người nào ở lĩnh vực ấy như giao thông vận tải, ngân hàng, tài chính và cả Thủ tướng..., rõ ràng số phiếu tín nhiệm khá cao.
 
Phạm Khánh Phong Lan (TP HCM): Tôi thấy buồn cho Bộ trưởng Y tế
 
Lấy phiếu tín nhiệm: Muốn thấy bộ trưởng, trưởng ngành làm việc quyết liệt hơn
Tôi rất buồn khi thấy Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến có số phiếu tín nhiệm thấp cao, nhưng kết quả như vậy là phải chấp nhận. Đây là dấu ấn đối với cá nhân. Nhưng tôi cũng phải trao đổi là ngành y tế đã hết sức cố gắng, song các đại biểu đánh giá rất nghiêm khắc. Với tư cách là đồng nghiệp, cấp dưới tôi cảm thấy buồn vì đây cũng là đánh giá với toàn ngành và kết quả phản ánh phần nào chưa cố gắng hết mức. Tôi rất buồn, nhưng Bộ trưởng Y tế là người đứng mũi chịu sào, với tinh thần trách nhiệm của mình, chị ấy còn buồn hơn. Tất cả chúng ta phải sẵn sàng đón nhận trách nhiệm của mình. Giống như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nói, đây là lời cảnh báo của cử tri. Bộ trưởng chúng tôi rất quyết liệt, nhưng còn lý do chủ quan, khách quan… Thống đốc Nguyễn Văn Bình lần trước cũng xếp rất thấp, qua một thời gian phải nói đã hết sức nỗ lực. Nỗ lực cá nhân của Bộ trưởng Thăng rất đáng ghi nhận.
 
Còn với tư cách cử tri tôi, buồn vì những ngành như giáo dục, y tế, văn hoá chưa đáp ứng mong đợi của cử tri. Các đại biểu hết sức công bằng. Tuy nhiên, Ngành Y tế cũng phải xem xét về cơ chế thông tin để cử tri và nhân dân hiểu, chia sẻ hơn nữa về gánh nặng của ngành, chứ nhiều cái không thể đổ hết cho bộ trưởng.
-------------------------
Tín nhiệm thấp nhiều nhất: Bộ trưởng Y tế
Chiều 15-11, Quốc hội (QH) đã thông qua nghị quyết về kết quả lấy phiếu tín nhiệm đối với 50 chức danh do QH bầu và phê chuẩn với 90,74% số đại biểu (ĐB) tham gia biểu quyết và tán thành.
 
ĐB Huỳnh Văn Tý (Bình Thuận), Trưởng Ban Kiểm phiếu, công bố: Đã có 485/497 ĐBQH tham gia bỏ phiếu nhưng một số phiếu không hợp lệ như không ghi cho chức danh nào hay 1 người nhưng ĐB ghi đến 2 ô...
 
Theo đó, người có số phiếu tín nhiệm cao nhiều nhất là Phó Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân với 390 phiếu (đạt 78,47% số ĐHQH tham gia). Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhận số phiếu tín nhiệm thấp nhiều nhất với 192 phiếu (chiếm 38,63%).
 
Đáng chú ý, trong lần lấy phiếu tín nhiệm trước, ĐB Nguyễn Văn Bình, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, chỉ có 88 phiếu tín nhiệm cao nhưng lần này đã lội ngược dòng ngoạn mục khi đạt 323 phiếu và chỉ có 41 phiếu tín nhiệm thấp. Trong khi đó, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng từ 186 phiếu tín nhiệm cao lần trước đã vươn lên đứng thứ 4 về số phiếu tín nhiệm cao với 362 phiếu (chiếm 72,84%). Ông Thăng chỉ nhận được 28 phiếu tín nhiệm thấp (chiếm 5,63%).
 
Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng đánh giá các ĐB đã làm việc rất nghiêm túc, đáp ứng đúng quy trình. “Tôi thấy ĐB đã thực hiện trọng trách cao cả, vừa có ý nghĩa chính trị pháp lý, khách quan, công tâm và chính xác đối với việc lấy phiếu” - Chủ tịch QH nói. 
-------------------------
Phải nâng cao chất lượng đại biểu Quốc hội chuyên trách
Thảo luận ở hội trường về dự án Luật Bầu cử Đại biểu (ĐB) Quốc hội và ĐB Hội đồng nhân dân sáng 15/11, ĐB Đỗ Văn Đương (TP Hồ Chí Minh) " thiết tha đề nghị", đại biểu chuyên trách phải là chuyên viên cao cấp, ghi rõ vào trong luật.
 
Có người ngồi bàn giấy chẳng làm gì
 
ĐB Đương nêu rõ, Quốc hội, Hội đồng nhân dân là những cơ quan dân cử thì trình độ học vấn cũng vô cùng, bởi vì các thành phần dân tộc, nhà sư cũng có. Nhưng quan trọng người dân tộc hay nhà sư, cũng đều là những người có trí tuệ, đại diện cho dân tộc, các thành phần trong xã hội.
 
Tôi thấy cần phải tìm những người đại diện cho ý chí, phản ánh được tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, có tình cảm với nhân dân. Khi đã có tình cảm với nhân dân, tức là đại diện cho số đông thì không ngại gì vượt qua được nhóm lợi ích, không sợ thiểu số chống lại nhân dân - ĐB Đương nói.
 
“Quốc hội làm chính sách, tức là từng đại biểu làm chính sách, từng đại biểu bấm nút quyết định những vấn đề trọng đại của đất nước. Cho nên, vai trò của đại biểu hết sức quan trọng ở tầm quốc gia".
 
"Trước đây, thầy giáo Chu Văn An dâng sớ chém các quan nịnh thần. Tôi tìm hiểu, biết được đó chính là những quan làm chính sách. Bởi vì, những chính sách không phù hợp thực tế cuộc sống, gây phương hại cho lợi ích quốc gia, dân tộc thì hệ lụy rất nghiêm trọng. Cho nên, Chu Văn An đã dâng sớ để chém những quan làm chính sách”- ĐB Đương nêu gương lịch sử.
 
Từ dẫn chứng này, ĐB Đương cho rằng, cần phải quy định tiêu chuẩn cụ thể, đặc biệt cần phải có sự phân hóa giữa đại biểu kiêm nhiệm với đại biểu chuyên trách. Vì đại biểu chuyên trách là chuyên tâm làm chính sách, pháp luật. Đề xuất làm chính sách, pháp luật thì phải nói được, đề xuất được chính sách, thể hiện ý tưởng của mình, ý chí của Quốc hội thành văn bản quy phạm pháp luật.
 
“Nếu cứ nói mà không viết, không soạn thảo được, vấn đề rất hệ trọng. Cho nên, tôi thiết tha đề nghị đại biểu chuyên trách phải là chuyên viên cao cấp, ghi rõ vào trong luật. Phải có thời gian làm thực tiễn trong lĩnh vực mà mình sẽ được phân công về Ủy ban đó 15 năm. Phải từ 10 năm trở lên mới thấu hiểu được thực tiễn, mới biết được vướng mắc thực tiễn. Từ trực quan sinh động đó mà hiến kế xây dựng pháp luật".
 
"Người học cao chưa chắc đã có trí tuệ, nhiều nông dân còn chế tạo được cả xe tăng, tàu ngầm. Một số nhà khoa học ngồi trên giấy không làm được gì. Tôi cho đây là vấn đề hệ trọng. Để nâng cao được vai trò, ví trí của Quốc hội, trước hết phải nâng cao chất lượng đại biểu Quốc hội chuyên trách” – ĐB Đương tha thiết đề nghị.
 
Không gian lận
 
ĐB Đương cho biết, qua thực tiễn tìm hiểu và nghiên cứu để lựa chọn được các vị đại biểu xứng tầm với niềm tin của nhân dân, thì quy trình bầu cử, giám sát bầu cử và việc kiểm phiếu cần phải quy định chặt chẽ để bảo đảm kết quả bầu cử vô tư, khách quan và không gian lận.
 
Phải có chế định chặt chẽ về việc cấm bầu hộ, bầu thay, một người bầu cho cả hộ gia đình, làm cho kết quả bầu cử không chính xác.
 
Thứ hai, cấm những hành vi xúi giục, vận động để bầu cho người này, gạch tên người kia. Những hành vi đó vi phạm pháp luật vì không bảo đảm sự vô tư, không thể hiện ý chí, nguyện vọng của từng cử tri.
 
Cuối cùng, phải có cơ chế để giám sát tổ bầu cử và giám sát việc bỏ phiếu ngay trong quá trình bỏ phiếu trên thực tế, như việc xử lý số phiếu bầu còn lại trước giờ kết thúc bầu cử, để bảo đảm kết quả bầu cử vô tư, khách quan.
-------------------------
“Nghị viên” - hấp dẫn hơn khi nói về mình?
Một ĐBQH, ông Ph. công kích ông đại biểu Ngh. Ông Ph. từng công kích ông Q. với những từ ngữ xúc phạm danh dự. Sau đó ông Ph. đã viết lời xin lỗi. Ông Q. rất không vui nhưng đã cho qua.
 
Với ông Ng. thì ông Ph. hứa sẽ thôi không nêu đích danh nhưng sẽ vẫn viết blog về các sự việc liên quan. Phần mình, ông Ng. nêu kiến nghị trong cuộc thảo luận về tư cách, tiêu chuẩn ĐBQH rằng, các ứng viên phải được khám tâm thần, đảm bảo người tâm thần không được làm dân biểu! Không biết ông Ng. có nghi ngờ ông Ph. có vấn đề sức khỏe tâm thần không song kiến nghị của ông được nhiều đại biểu ủng hộ.
 
 
Đại biểu L. nói, “nếu cứ chung chung thế này thì một người mới từ bệnh viện tâm thần cũng ứng cử được!”. Chuyện này cho thấy các đại biểu đã thấy vấn đề phẩm chất, trình độ của chính họ là cấp bách, khá bức bối không thể dĩ hòa vi quý được nữa.
 
Kỳ này ý kiến, kiến nghị của các đại biểu về chính họ gay gắt và thẳng thắn nên hấp dẫn dự luận. Bí thư Thành ủy Hà Nội nói: “… Không ở nơi nào mà thủ tục ứng cử lại dễ dàng như ở Việt Nam”, cứ tự cảm thấy mình đủ tiêu chuẩn làm ĐBQH rồi nộp hồ sơ và được ghi vào danh sách. Họ không cần thu thập được một lượng chữ ký ủng hộ nhất định, không cần nộp khoản tài chính nào, không cần chứng minh tài sản hay khám sức khỏe… Có vẻ thực tế các đại biểu tự ứng cử chưa chứng minh được phẩm chất ưu việt, ưu tú của mình tại nghị trường và những đóng góp nghị trường của họ chưa hiệu quả, nổi bật như mong đợi, thậm chí có vấn đề về chất lượng và gây thất vọng. Muốn tăng tỉ lệ đại biểu ứng cử dân chủ tiến bộ hơn thì cũng phải có quy trình quy chế, luật pháp tiến bộ hơn cho việc này.
 
Các đại biểu được đề cử tưởng chưa “dân chủ” trăm phần trăm hóa ra vẫn chất lượng hơn vì được hiệp thương, thăm dò và các cơ quan đoàn thể đề cử thẩm tra trước. Tuy nhiên với truyền hình trực tiếp, truyền thông sôi nổi ngoài hành lang… được nhìn nghe các đại biểu của mình làm những việc gì và làm như thế nào thì người dân cũng hoang mang. Quanh đi quẩn lại vẫn có một nhóm nhỏ các đại biểu đăng đàn, phát biểu về tất cả mọi vấn đề từ sân bay Long Thành tới giá sữa, từ nợ công đến tai nạn giao thông, từ lương cô bảo mẫu tới số lượng tướng quân đội, công an…
 
Hình ảnh các vấn đề đáng quan tâm, gai góc cần tranh luận thu nhỏ vào vài gương mặt rất “thân quen” biến họ thành các bộ bách khoa di động, các trạng sư và luật gia vạn năng và các ngôi sao nghị trường và người của công chúng. Sự đăng đàn mang tính biểu diễn riết rồi cũng thấy nhàm và nản bởi họ cứ nói hoài mà những đề xuất của họ không nhúc nhích bao nhiêu, thậm chí lưu cữu liên nhiệm kỳ.
 
Đại biểu có hai sứ mạng lớn: Đại diện cho ý chí, yêu cầu, quyền lợi của cử tri và luật hóa chúng. Một số đại biểu đề nghị đại biểu phải chuyên nghiệp, chuyên trách được đào tạo, vì một năm làm hơn 20 luật không đủ thời gian nghiên cứu tài liệu, thu thập thông tin để tự tin tranh luận và bấm nút! Vì không phải luật gia, luật sư, không có chuyên môn nên vừa làm luật vừa học làm luật rất ít hiệu quả vì vậy cần được đào tạo (kỹ năng tiếp xúc cử tri/ vấn đề cùng kỹ năng làm luật. Không nhẽ phải biến đại biểu thành một nghề riêng có trường đào tạo?).
 
Đại biểu kiêm nhiệm thì vướng thực tế và tâm lý ăn “cây nào rào cây ấy” nghĩa là lo cho bộ, ngành mình địa phương mình trước. Không “vạch áo cho người xem lưng” tức là không nêu cái xấu, cái bất cập của sếp mình, ngành, bộ, địa phương mình, không bấm nút bất lợi cho các cơ cấu đó. Và “được chăng hay chớ” nghĩa là ưu tiên lo việc cơ quan, công ty, ngành, bộ và làng nhàng khi làm đại biểu…
 
Nổi cộm nữa được các đại biểu đưa ra là, mỗi đại biểu không nên “gánh nhiều cơ cấu quá”, tức là buộc một đại biểu phải có nhiều phẩm chất, đại diện cho nhiều thành phần cử tri khác nhau (thí dụ dân tộc ít người, trẻ, ngoài Đảng, giáo dục, y tế… khiến không tìm được người tốt nhất cho mỗi cơ cấu!). Tự thân ý chí, lợi quyền của các nhóm khác là khác nhau, thậm chí mâu thuẫn nhau, khiến ai gánh nhiều cơ cấu phải “dĩ hòa vi quý”.
 
Làm đại biểu khó biết bao. Cử tri càng cảm thông với các “nghị viên” càng yêu cầu cao hơn với họ và (kỳ tới) càng cần cân nhắc kỹ hơn lá phiếu trên tay mình.
(Theo Lao động)
-------------------------

Tin Phap Luat Tin Phap Luat tổng hợp

Trở về

Bài cùng chuyên mục

Văn phòng luật

Danh sách luật

Danh sách đầy đủ >>

Liên hệ quảng cáo: 0983 006 168

Thiết kế web nhanh

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal giá rẻ, chuẩn SEO, chất lượng cao

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Tin kinh tế 

Tin kinh tế, giao thương, khuyến mãi, quảng bá sản phẩm,trang vàng doanh nghiệp,...

www.tinkinhte.com

Quảng cáo: 098 300 6168

Tin sức khỏe

Hệ thống mạng vì sức khỏe cộng đồng với hơn 300 kênh đang được phát triển

www.tinsuckhoe.com

Hợp tác: 090 620 7650

tinkhoahoc.com- Ads demo

Tin pháp luật

Tin pháp luật, văn bản luật, Văn phòng luật sư, giải đáp pháp luật,...

www.tinphapluat.com

Hợp tác: 090 620 7650

Thế giới thời trang

Thời trang Việt Nam, Shop thời trang, Mua bán thời trang, trang vàng thời trang,...

www.fashion365.vn

Hợp tác: 0127 399 6475

Cổng nhôm đúc

Cổng nhôm đúc, cầu thang nhôm đúc, lan can nhôm đúc, hàng rào nhôm đúc,...

www.congnhadep.com

Tư vấn: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Kiến trúc xanh

Thiết kế biệt thự, thiết kế nhà đẹp, thiết kế sân vườn, thiết kế nội ngoại thất,...

www.kientrucxanh.net

Tư vấn: 098 206 9958

Phong thủy 24h

Phong thủy học, xem tuổi làm nhà, nội thất phong thủy, vật phẩm phong thủy,...

www.phongthuy24h.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thiết kế nhà dân

Thiết kế nhà dân, thiết kế biệt thự, dịch vụ xây dựng, sửa chữa nhà ở, văn phòng...

www.thietkenhadan.com

Hợp tác: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Web trên smart phone

Chuyên phát triển web chạy trên smart phone và các thiết bị di động, thân thiện, chuẩn SEO,...

www.mobileweb.vn

Hợp tác: 098 300 6168

Máy lọc nước gia đình

Cung cấp máy lọc nước RO, sửa chữa máy lọc nước, thay lõi lọc máy lọc nước,...

www.maylocnuocgiadinh.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thế giới động vật

Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã, thú cưng, chim cá cảnh,...

www.thegioidongvat.net

Hợp tác: 0127 399 6475

tinkhoahoc.com- Ads demo