ĐB Đỗ Văn Đương: Dâng sớ chém quan làm chính sách không có lợi!
Phát biểu tại Quốc hội sáng 15-11, Đại biểu Quốc hội Đỗ Văn Đương, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp, cho rằng Chu Văn An dâng sớ chém quan nịnh thần, chính là những quan làm chính sách không có lợi cho quốc gia, dân tộc.
Phát biểu tại buổi thảo luận về dự án Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND sáng 15-11, đại biểu (ĐB) Đỗ Văn Đương (TP HCM) cho rằng cần phải quy định cụ thể tiêu chuẩn ứng cử viên đại biểu Quốc hội và có sự phân hóa với đại biểu HĐND các cấp. Căn cứ vào tiêu chuẩn này để tiến hành hiệp thương, giới thiệu đúng người; người dân cũng biết lựa chọn, bầu đúng vị đại diện cho ý chí, nguyện vọng của mình.
“Quốc hội hay HĐND là cơ quan dân cử thì trình độ học vấn rất quan trọng, cần phải tìm những người đại diện cho ý chí và phải có tình cảm với nhân dân. Có tình cảm với nhân dân thì khi đại diện cho số đông mới dám vượt qua nhóm lợi ích thiểu số chống lại nhân dân. Quốc hội làm chính sách suy cùng là từng đại biểu làm chính sách. Vai trò đại biểu rất quan trọng. Trước đây thầy giáo Chu Văn An đã dâng sớ chém quan nịnh thần. Tôi tìm hiểu thì biết những quan nịnh thần đó là những quan làm chính sách không có lợi cho quốc gia, dân tộc thì phải dâng sớ trảm quan làm chính sách”- ông Đương nói.
Theo ĐB Đỗ Văn Đương, đại biểu chuyên trách chuyên tâm làm chính sách pháp luật thì phải nói được, làm được, phải thể hiện được ý chí của Quốc hội thành văn bản quy phạm pháp luật. “Tôi thiết tha đề nghị đại biểu chuyên trách phải là chuyên viên cao cấp, ít nhất thời gian làm việc thực tiễn trong lĩnh vực được phân công từ 10-15 năm thì mới biết được vướng mắc của thực tiễn, từ trực quan sinh động đó mới hiến kế được. Người học cao chưa chắc đã có trí tuệ, người nông dân còn làm được cả xe tăng trong khi một số nhà khoa học ngồi trên giấy có làm được gì đâu”- ông Đương thẳng thắn.
ĐB Đương nói tiếp: “Thực tiễn nghiên cứu thấy rằng để lựa chọn được vị đại biểu xứng tầm với niềm tin của nhân dân thì quy trình bầu cử và việc giám sát bầu cử, kiểm phiếu cần quy định chặt chẽ để đảm bảo quyết định bầu cử là vô tư, khách quan, không có sự gian lận trong bầu cử. Lần này cần có chế định cấm bầu hộ, bầu thay, một người bầu cho cả hộ gia đình, cho cả khu phố khiến kết quả không chính xác. Ngoài ra phải cấm hành vi xúi giục bầu cho người này, gạch người kia; giám sát tổ bầu cử và việc bỏ phiếu ngay trong quá trình bỏ phiếu thì chất lượng đại biểu sẽ được nâng lên”.
ĐB Nguyễn Thanh Thụy (Bình Định) cho biết thực tế vẫn còn “quân xanh quân đỏ”, tình trạng đi bầu hộ bầu thay phổ biến, gây hậu quả nghiêm trọng và không phải phản ánh thực chất năng lực trình độ của các ứng cử viên. Bà Thụy đề xuất quy định với ứng cử viên đại biểu Quốc hội phải có báo cáo chương trình hành động và trả lời trên phương tiện thông tin đại chúng địa phương để người dân có kênh đánh giá, thẩm định năng lực của họ.
ĐB Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) cho rằng tiêu chuẩn với người ứng cử đại biểu Quốc hội được nêu trong dự thảo luật còn chung chung, chưa đưa ra được đổi mới căn bản và có tình trạng bê nguyên tiêu chuẩn của Luật đại biểu Quốc hội năm 1997 dẫn chiếu sang. “Nếu luật không luật hóa được trình độ năng lực đạo đức của đại biểu sẽ là rào cản đối với cử tri khi bầu ra người đại diện cho nguyện vọng ý chí của mình”- ông Vinh nói.
Trong khi đó, ĐB Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội) phản ánh thực tiễn mấy nhiệm kỳ Quốc hội vừa qua do quy định quá thoáng nên bất kể ai cũng tự ứng cử cũng được; nhiều khu vực cử tri cho rằng người ứng cử chưa tiêu biểu trong cộng đồng dân cư, không đảm bảo sức khỏe hoặc có khiếu nại, tố cáo. Bà Khánh đề nghị quy định cụ thể về tiêu chuẩn của người ứng cử và người đã trúng cử được công nhận là đại biểu Quốc hội phải khác nhau, trong đó có tiêu chuẩn về sức khỏe, đạo đức, tác phong lối sống phải gương mẫu, tiêu biểu trong cộng đồng, có năng lực trình độ am hiểu pháp luật.
--------------------
Công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm với 50 chức danh
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhận số phiếu tín nhiệm cao cao nhất: 390 phiếu. Khối cơ quan hành pháp, dẫn đầu là Bộ trưởng GTVT với 362 phiếu tín nhiệm cao, Thống đốc Ngân hàng nhà nước nhận 323 phiếu...
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhận 380 phiếu tín nhiệm cao. Lần lấy phiếu hơn 1 năm trước, Chủ tịch nước nhận được 330 phiếu đánh giá “tín nhiệm cao”.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhận 340 phiếu tín nhiệm cao, cũng có kết quả cao hơn lần lấy phiếu trước 12 phiếu.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhận 320 phiếu tín nhiệm cao, kết quả cao hơn nhiều so với lần lấy phiếu tín nhiệm năm 2013 (210 phiếu).
15h39’, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng bắt đầu điều hành nội dung công bố kết quả lấy phiếu. Chủ tịch Quốc hội cho biết, Ban Kiểm phiếu đã phải làm việc rất tích cực, xuyên trưa để có thể có được kết quả sau cùng báo cáo Quốc hội.
16h, Trưởng Ban Kiểm phiếu Huỳnh Văn Tý bắt đầu đọc biên bản kiểm phiếu. Ông Huỳnh Văn Tí công bố, có 485 đại biểu đã tham gia bỏ phiếu sáng nay.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhận số phiếu tín nhiệm cao cao nhất trong số 50 chức danh được lấy phiếu với 390 phiếu.
Trong nhóm chức danh thuộc khối cơ quan hành pháp, nhiều Bộ trưởng đã nhận kết quả tín nhiệm khá cao như Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng với 362 phiếu tín nhiệm cao, Thống đốc Ngân hàng nhà nước Nguyễn Văn Bình cũng nhận 323 phiếu tín nhiệm cao. Đây là số phiếu rất cao so với kết quả Bộ trưởng Thăng và Thống đốc Bình nhận được trong lần đầu lấy phiếu (186 và 88 phiếu tín nhiệm cao).
Bộ trưởng Thăng là người có số phiếu tín nhiệm cao thứ 4 trong số 50 chức danh (sau Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội Trương Thị Mai). Ông Thăng cũng là người nhận số phiếu “tín nhiệm thấp” rất ít, chỉ 28 phiếu, cùng với Bộ trưởng Kế hoạch – Đầu tư Bùi Quang Vinh (20 phiếu), là 2 Bộ trưởng bị đánh giá “tín nhiệm thấp” thấp nhất trong Chính phủ.
Chức danh nhận được ít phiếu tín nhiệm cao nhất là Bộ trưởng Tài Nguyên – Môi trường Nguyễn Minh Quang, với 85 phiếu. Bộ trưởng Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh có 93 phiếu tín nhiệm cao. Bộ trưởng Nội vụ Nguyễn Thái Bình có 98 phiếu. Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến có 97 phiếu tín nhiệm cao. Bộ trưởng Tiến nhận nhiều phiếu tín nhiệm thấp nhất, với 192 phiếu.
Kết quả tín nhiệm của nhiều thành viên Chính phủ trong lần thứ 2 lấy phiếu được đánh giá là đã thay đổi rất tích cực.
Trong số 5 Phó Thủ tướng, 2 vị được trên 300 phiếu "tín nhiệm cao", là ông Phạm Bình Minh - 320 phiếu và ông Nguyễn Xuân Phúc - 356 phiếu.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam được 257 phiếu "tín nhiệm cao", Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh 202 phiếu và Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải 225 phiếu.
Tuy nhiên, so với khối lập pháp, tỷ lệ phiếu tín nhiệm cao của khối hành pháp vẫn thấp hơn. Rất nhiều uỷ viên UB Thường vụ Quốc hội có số phiếu "tín nhiệm cao" trên 300 phiếu như Chủ nhiệm UB các vấn đề xã hội Trương Thị Mai được 365 phiếu, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu được 344 phiếu, Phó chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng 325 phiếu…
Cụ thể, kết quả số phiếu tín nhiệm từng loại đối với mỗi chức danh như sau:
Người được lấy phiếu tín nhiệm | Chức danh | Số phiếu |
Tín nhiệm cao | Tín nhiệm | Tín nhiệm thấp |
Trương Tấn Sang | Chủ tịch nước | 380 (76.46%) | 84 (16.9%) | 20 (4.02%) |
Nguyễn Thị Doan | Phó Chủ tịch nước | 302 (60.76%) | 168 (33.8%) | 15 (3.02%) |
Nguyễn Sinh Hùng | Chủ tịch Quốc hội | 340 (68.41%) | 93 (18.71%) | 52 (10.46%) |
Uông Chu Lưu | Phó Chủ tịch Quốc hội | 344 (69.22%) | 124 (24.95%) | 14 (2.82%) |
Nguyễn Thị Kim Ngân | Phó Chủ tịch Quốc hội | 390 (78.47%) | 86 (17.3%) | 9 (1.81%) |
Tòng Thị Phóng | Phó Chủ tịch Quốc hội | 325 (65.39%) | 127 (25.55%) | 31 (6.24%) |
Huỳnh Ngọc Sơn | Phó Chủ tịch Quốc hội | 295 (59.36%) | 159 (31.99%) | 28 (5.63%) |
Phan Xuân Dũng | Chủ nhiệm UB Khoa học, Công nghệ và Môi trường | 212 (42.66%) | 248 (49.9%) | 23 (4.63%) |
Nguyễn Văn Giàu | Chủ nhiệm UB Kinh tế | 317 (63.78%) | 155 (31.19%) | 12 (2.41%) |
Trần Văn Hằng | Chủ nhiệm UB Đối ngoại | 284 (57.14%) | 183 (36.82%) | 13 (2.62%) |
Nguyễn Đức Hiền | Trưởng Ban Dân nguyện | 255 (45.27%) | 228 (45.88%) | 30 (6.04%) |
Phùng Quốc Hiển | Chủ nhiệm UB Tài chính Ngân sách | 315 (63.38%) | 148 (29.78%) | 20 (4.02%) |
Nguyễn Văn Hiện | Chủ nhiệm UB Tư pháp | 203 (40.85%) | 245 (49.3%) | 36 (7.24%) |
Nguyễn Kim Khoa | Chủ nhiệm UB Quốc phòng An ninh | 290 (58.35%) | 174 (35.01%) | 19 (3.82%) |
Phan Trung Lý | Chủ nhiệm UB Pháp luật | 311 (62.58%) | 145 (29.18%) | 27 (5.43%) |
Trương Thị Mai | Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội | 365 (73.44%) | 104 (20.93%) | 13 (2.62%) |
Nguyễn Thị Nương | Trưởng Ban Công tác đại biểu | 272 (54.73%) | 183 (36.82%) | 28 (5.63%) |
Nguyễn Hạnh Phúc | Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội | 303 (60.97%) | 154 (30.99%) | 26 (5.23%) |
Ksor Phước | Chủ tịch Hội đồng Dân tộc | 302 (60.76%) | 164 (33.00%) | 16 (3.22%) |
Đào Trọng Thi | Chủ nhiệm UB Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng | 224 (45.07%) | 220 (44.27%) | 39 (7.85%) |
Nguyễn Tấn Dũng | Thủ tướng Chính phủ | 320 (64.39%) | 96 (19.32%) | 68 (13.68%) |
Vũ Đức Đam | Phó Thủ tướng Chính phủ | 257 (51.71%) | 196 (39.44%) | 32 (6.44%) |
Hoàng Trung Hải | Phó Thủ tướng Chính phủ | 255 (45.27%) | 226 (45.47%) | 34 (6.84%) |
Phạm Bình Minh | Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao | 320 (64.39%) | 146 (29.38%) | 19 (3.82%) |
Vũ Văn Ninh | Phó Thủ tướng Chính phủ | 202 (40.64%) | 246 (49.5%) | 35 (7.04%) |
Nguyễn Xuân Phúc | Phó Thủ tướng Chính phủ | 356 (71.63%) | 103 (20.72%) | 26 (5.23%) |
Hoàng Tuấn Anh | Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch | 93 (18.71%) | 235 (47.28%) | 157 (31.59%) |
Nguyễn Thái Bình | Bộ trưởng Nội vụ | 98 (19.72%) | 233 (46.88%) | 154 (30.99%) |
Nguyễn Văn Bình | Thống đốc Ngân hàng nhà nước | 323 (64.99%) | 118 (23.74%) | 41 (8.25%) |
Phạm Thị Hải Chuyền | Bộ trưởng Lao động, thương binh và xã hội | 108 (21.73%) | 256 (51.51%) | 119 (23.94%) |
Hà Hùng Cường | Bộ trưởng Tư pháp | 200 (40.24%) | 234 (47.08%) | 49 (9.86%) |
Trịnh Đình Dũng | Bộ trưởng Xây dựng | 236 (47.08%) | 201 (40.44%) | 48 (9.66%) |
Đinh Tiến Dũng | Bộ trưởng Tài chính | 247 (49.7%) | 197 (39.64%) | 41 (8.25%) |
Vũ Huy Hoàng | Bộ trưởng Công thương | 156 (31.39%) | 224 (45.07%) | 102 (20.52%) |
Phạm Vũ Luận | Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo | 133 (26.76%) | 202 (40.64%) | 149(29.98%) |
Nguyễn Văn Nên | Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ | 200 (40.24%) | 243 (48.89%) | 39 (7.85%) |
Cao Đức Phát | Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | 206 (41.45%) | 224 (45.07%) | 54 (10.87%) |
Giàng Seo Phử | Bộ trưởng, Chủ nhiệm UB Dân tộc | 127 (25.55%) | 262 (52.72%) | 95 (19.11%) |
Trần Đại Quang | Bộ trưởng Công an | 264 (53.12%) | 166 (33.4%) | 50 (10.06%) |
Nguyễn Minh Quang | Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường | 85 (17.1%) | 287 (57.75%) | 111 (22.33%) |
Nguyễn Quân | Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ | 105 (21.13%) | 313 (62.98%) | 65 (13.08%) |
Nguyễn Bắc Son | Bộ trưởng Thông tin và truyền thông | 136 (27.36%) | 267 (53.72%) | 79 (15.9%) |
Phùng Quang Thanh | Bộ trưởng Quốc phòng | 313 (62.98%) | 129 (25.96%) | 41 (8.25%) |
Đinh La Thăng | Bộ trưởng Giao thông – Vận tải | 362 (72.84%) | 91 (18.31%) | 28 (5.63%) |
Nguyễn Thị Kim Tiến | Bộ trưởng Y tế | 97 (19.52%) | 192 (38.63%) | 192 (38.63%) |
Huỳnh Phong Tranh | Tổng Thanh tra Chính phủ | 170 (34.21%) | 244 (49.09%) | 68 (13.68%) |
Bùi Quang Vinh | Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư | 351 (70.62%) | 112 (22.54%) |
20 (4.02%) |
Trương Hòa Bình | Chánh án TAND tối cao | 205 (41.25%) | 225 (45.27%) | 50 (10.06%) |
Nguyễn Hòa Bình | Viện trưởng VKSND tối cao | 207 (41.65%) | 235 (47.28%) | 43 (8.65%) |
Nguyễn Hữu Vạn | Tổng Kiểm toán Nhà nước | 105 (21.13%) | 318 (63.98%) | 62 (12.47%) |
16h40’, Quốc hội thông qua Nghị quyết xác nhận kết quả lấy phiếu lần thứ 2 đối với 50 chức danh với 100% đại biểu tham gia (451 đại biểu) tán thành.
Chủ tịch Quốc hội nhận xét, Quốc hội đã hoàn tất quy trình lấy phiếu theo quy định để đánh giá tín nhiệm cho 50 chức danh chủ chốt. Chương trình lấy phiếu tín nhiệm đã thành công tốt đẹp.
“Các vị đại biểu đã thực hiện trọng trách cao cả của mình, làm việc một cách rất thận trọng, khách quan, công tâm và chính xác” – Chủ tịch Quốc hội chốt lại.
-----------------------
Đại biểu có tình cảm với dân sẽ át được nhóm lợi ích
“Phải tìm những đại biểu đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Khi đã có tình cảm với nhân dân, tức là đại diện cho số đông thì không ngại gì vượt qua được nhóm lợi ích, không sợ thiểu số chống lại nhân dân”, đại biểu Đỗ Văn Đương nói.
Ngày 15/11, thảo luận tại hội trường về dự án Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, đại biểu Đỗ Văn Đương (TP Hồ Chí Minh) cho rằng, cần phải tìm những đại biểu đại diện cho ý chí, phản ánh được tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, có tình cảm với nhân dân. Khi đã có tình cảm với nhân dân, tức là đại diện cho số đông thì không ngại gì vượt qua được nhóm lợi ích, không sợ thiểu số chống lại nhân dân.
Theo đại biểu Đỗ Văn Đương, Quốc hội làm chính sách, tức là từng đại biểu làm chính sách, từng đại biểu bấm nút quyết định những vấn đề trọng đại của đất nước. Cho nên vai trò của đại biểu hết sức quan trọng ở tầm quốc gia. “Trước đây thầy giáo Chu Văn An dâng sớ chém các quan nịnh thần. Tôi tìm hiểu biết được đó chính là những quan làm chính sách, bởi vì những chính sách không phù hợp với thực tế cuộc sống, gây phương hại cho lợi ích quốc gia, dân tộc thì hệ lụy rất nghiêm trọng. Cho nên Chu Văn An đã dâng sớ để chém những quan làm chính sách”, đại biểu Đỗ Văn Đương lấy ví dụ cho quan điểm của mình.
Qua thực tiễn đại biểu Đỗ Văn Đương cho rằng, để lựa chọn được các vị đại biểu xứng tầm với niềm tin của nhân dân thì quy trình bầu cử và giám sát việc bầu cử và việc kiểm phiếu cần phải quy định chặt chẽ để bảo đảm kết quả bầu cử vô tư, khách quan, không gian lận trong việc bầu cử. Một trong những vấn đề cần chế định là phải có chế định về việc cấm bầu hộ, bầu thay, một người bầu cho cả hộ gia đình, làm cho kết quả bầu cử không được chính xác, cần phải chế định chặt chẽ. Cần cấm những hành vi xúi giục, vận động để bầu cho người này, gạch tên người kia.
Những hành vi được đại biểu nêu ra được cho là vi phạm pháp luật vì không bảo đảm sự vô tư, không thể hiện ý chí, nguyện vọng của từng cử tri. Đây là ý chí của một người xúi giục, kích động người khác. Cuối cùng đại biểu đề nghị phải có một cơ chế để giám sát tổ bầu cử và giám sát việc bỏ phiếu ngay trong quá trình bỏ phiếu trên thực tế, như việc xử lý số phiếu bầu còn lại trước giờ kết thúc bầu cử. Để bảo đảm làm sao kết quả bầu cử được vô tư, khách quan và kết hợp với tiêu chuẩn như vậy thì ít nhất chất lượng đại biểu sẽ được tăng lên.
Cùng vấn đề trên, đại biểu Nguyễn Thanh Thụy (Bình Định) cho rằng, trong vận động bầu cử không thể hiện được tính cạnh tranh giữa các ứng cử viên, đâu đó vẫn còn quân xanh, quân đỏ, nên trình độ năng lực giữa các ứng cử viên quá chênh lệch. Một người phải gánh quá nhiều cơ cấu như nữ, trẻ, ngoài Đảng, đại diện cho dân tộc thiểu số, đại diện ngành, lĩnh vực. Tình trạng đi bầu hộ, bầu thay phổ biến.
“Điều này không đơn thuần là vi phạm nguyên tắc bỏ phiếu, mà hậu quả còn nghiêm trọng hơn, đó là kết quả bầu cử không phản ánh đúng thực chất trình độ, năng lực, bản lĩnh của các ứng cử viên, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân”, đại biểu Thụy phân tích.
Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (TP Hà Nội) đặc biệt quan tâm đến tư cách các ứng viên đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Quan thực tiễn các nhiệm kỳ Quốc hội, đại biểu cho biết, đều có những vấn đề mà các tổ chức bầu cử Quốc hội và cử tri phải quan tâm xử lý. “Vì luật quy định quá thoáng nên bất kể ai tự ứng cử cũng được. Điều đó dẫn đến việc cử tri cho rằng người ứng cử không bảo đảm sức khỏe, chưa gương mẫu dẫn đến các tổ chức bầu cử vất vả để hiệp thương lựa chọn nhân sự vào các bước sau”, đại biểu Khánh nêu những bất cập.
Vì vậy, đại biểu nhận thấy cần quy định cụ thể tiêu chuẩn người ứng cử khác với người đã trúng cử được công nhận là đại biểu Quốc hội, trong đó phải quy định rõ tiêu chuẩn thế nào là người có sức khoẻ, tư cách, đạo đức, tác phong, lối sống. Ngoài ra, cần tạo điều kiện cho đại diện của các tầng lớp nhân dân tham gia Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ tới cũng là góp phần khắc phục những khó khăn trong quá trình giám sát.
-------------------------