Tin Quốc hội họp chiều 24-11-2014:Quốc hội không nên né tránh vấn đề nhất thể hóa Đảng và chính quyền - Thông qua nhiều dự luật quan trọng

  • Cập nhật : 24/11/2014

 Quốc hội không nên né tránh vấn đề nhất thể hóa Đảng và chính quyền

Đề nghị sáp nhập cơ quan như Tổ chức (của Đảng) và Nội vụ (của chính quyền); sáp nhập Thanh tra với Kiểm tra; sáp nhập Tuyên giáo với Thông tin truyền thông…, ĐBQH Đỗ Thị Hoàng cho rằng nhân thảo luận về Luật Tổ chức chính quyền địa phương, đề nghị QH không né tránh vấn đề nhất thể hóa Đảng và chính quyền.
 
Bắt đầu bài phát biểu 7 phút với ý kiến mạnh mẽ là bỏ HĐND cấp phường, quan điểm từng được Chủ tịch QH Nguyễn Văn An nói tới hồi năm 2001, khi QH bàn việc sửa đổi Hiến pháp 1992, theo ĐBQH Đỗ Thị Hoàng, do ở đô thị và nông thôn, phong tục tập quán lối sống, văn hóa khác nhau. Các liên kết cộng đồng, dân cư ở thành phố lỏng lẻo hơn dân cư ở các làng xã. Hơn nữa, ở TP, lao động chủ yếu là phi nông nghiệp, kinh tế chủ yếu là công nghiệp dịch vụ với sự hình thành của các trung tâm thương mại dịch vụ vui chơi giải trí cùng với mạng lưới hạ tầng xuyên suốt, phi địa bàn, và địa bàn chỉ có tính chất ước lệ. Quản lý của chính quyền đô thị chủ yếu quản lý ngành, lĩnh vực, và điều tiết cung ứng dịch vụ công cộng XH.
 
“Nếu phân chia cấp chính quyền quá nhỏ đến cấp phường sẽ dẫn đến vừa cát cứ, vừa chồng chéo, vừa không đảm bảo quyền của người dân”- bà Hoàng nói. Tuy nhiên, nữ ĐBQH cũng lưu ý, nếu chấp nhận phương án này thì phải tăng số lượng đại biểu HDND cấp quận, TP và “Thực hiện bầu cử chủ tịch phường theo nguyên tắc bầu cử trực tiếp, phổ thông đầu phiếu”.
 
Đề cập đến bộ máy tổ chức Đảng theo các cấp chính quyền, Phó Bí thư tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh cho rằng các cơ quan Đảng đang “đứng ngoài ngoài nhà nước, đứng trên nhà nước, vừa chồng chéo về tổ chức, đông về biên chế”.
 
Nhân thảo luận về luật tổ chức, bà Hoàng nói: Đề nghị QH không né tránh vấn đề nhất thể hóa Đảng và chính quyền. Theo đó, Chủ tịch cần nhất thể với Bí thư; sáp nhập cơ quan như Tổ chức (của Đảng) và Nội vụ (của chính quyền); sáp nhập Thanh tra với Kiểm tra; sáp nhập Tuyên giáo với Thông tin truyền thông; sử dụng cơ quan giúp việc dùng chung giữa MTTQ và các đoàn thể; Và bỏ chức danh thường trực HĐND.
 
Theo ĐBQH Đỗ Thị Hoàng, việc nhất thể, sáp nhập này vừa đảm bảo tinh giản, vừa đảm bảo sự giám sát của nhân dân đối với các tổ chức đảng và đảng viên, vừa tiết kiệm được nguồn lực và sự đóng góp của nhân dân.
(Theo Lao động)
-------------------------
Quốc hội thông qua nhiều dự luật quan trọng
Tuần làm việc cuối, Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Bộ luật Dân sự (sửa đổi), Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi), Luật Kiểm toán nhà nước (sửa đổi), Luật An toàn vệ sinh lao động, Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.
 
Cũng trong tuần tới, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua các luật: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự; Luật Nhà ở (sửa đổi); Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi); Luật Đầu tư (sửa đổi); Luật Doanh nghiệp (sửa đổi); Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Công an nhân dân (sửa đổi). 
 
Ngoài ra, theo dự kiến, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết 35/2012/QH13 của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn; Nghị quyết về giám sát chuyên đề; Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn (nếu có); Nghị quyết về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
 
Quốc hội sẽ họp phiên bế mạc vào chiều thứ sáu, 28/11.
--------------------------
Có bao nhiêu ông Trần Văn Truyền?
Tuổi Trẻ ghi nhận ý kiến của đại biểu Quốc hội NGUYỄN ĐÌNH QUYỀN (phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp), về thông báo của Ủy ban Kiểm tra trung ương đối với trường hợp ông Trần Văn Truyền:
 
Tôi tin rằng thông báo của Ủy ban Kiểm tra trung ương chắc chắn sẽ nhận được sự đồng tình, hoan nghênh của dư luận vì thông báo đó rất cụ thể, rõ ràng, nghiêm túc. 
 
Nhưng đọc vào nội dung thông báo đó, với những khối tài sản đất đai nhà cửa “khủng” của ông Truyền, thì câu hỏi đặt ra là liệu có bao nhiêu ông Trần Văn Truyền? 
 
Tôi không bình luận về vụ việc cụ thể của ông Trần Văn Truyền, chúng ta cần nhìn thấy cái gì nó lớn hơn, bản chất hơn. 
 
Đây là vụ việc cụ thể, điển hình, đau đớn bởi nó liên quan đến một người từng đứng đầu ngành thanh tra có nhiệm vụ chính trong công tác phòng chống tham nhũng, kiểm soát tài sản thu nhập cán bộ... Tôi xin nhấn mạnh đây là vụ việc cụ thể thôi chứ không phải là thiếu những vụ việc tương tự như thế này.
 
Sự việc của ông Truyền càng hối thúc chúng ta nhìn lại toàn bộ nền công chức, công vụ, từ việc đào tạo, tuyển dụng, bổ nhiệm, kiểm soát quyền lực...
 
Tất cả những khâu đó đều có những lỗ hổng cần đặt lên bàn để hoàn thiện. Nếu các lỗ hổng trong nền công vụ không được bịt lại, thiết chế kiểm soát quyền lực không phát huy được tác dụng thì vụ ông Truyền chỉ là trường hợp cá biệt mà thôi, còn lại vẫn có nhiều ông Truyền khác.
 
Tôi chỉ muốn nói một điều, với trải nghiệm hai khóa là đại biểu Quốc hội rồi, tôi thấy cơ chế quản lý cán bộ của chúng ta đang quá trông cậy vào sự tự giác của cán bộ, nghĩ rằng cứ là thứ trưởng, bộ trưởng, lãnh đạo cấp cao thì họ là người tốt. Không phải. Không thể trông cậy như vậy được. 
-------------------------
Nên có nghĩa vụ thay thế nhập ngũ
Nhiều đại biểu Quốc hội tỏ ra băn khoăn khi chỉ có 6% thanh niên từ 18-25 tuổi phải nhập ngũ thì trách nhiệm trong việc bảo vệ Tổ quốc sẽ khó công bằng
Sáng 21-11,  Quốc hội (QH) thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Nghĩa vụ quân sự sửa đổi. Đại biểu (ĐB) Lê Việt Trường, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh của QH, cho rằng dự thảo chỉ có 3 nội dung mới là thu hẹp đối tượng hoãn nhập ngũ, nâng thời hạn phục vụ tại ngũ và nâng độ tuổi gọi nhập ngũ, trong khi những nội dung còn lại có sửa đổi nhưng không làm thay đổi được những bất cập hiện tại, chưa bảo đảm công bằng xã hội trong nghĩa vụ quân sự.
 
Xử lý vi phạm chưa nghiêm
 
Kết quả giám sát của Ủy ban Quốc phòng - An ninh được ĐB Lê Việt Trường dẫn ra cho thấy hằng năm, trong 6-7 triệu công dân thuộc độ tuổi sẵn sàng nhập ngũ nhưng nhà nước chỉ gọi khoảng 6%. “Trong thành phần tại ngũ có tới 79,4% là con em nông dân, chỉ 2,24% con em cán bộ. Bên cạnh đó, chất lượng thành phần nhập ngũ cũng chưa tương xứng khi chỉ có 0,64% trình độ CĐ-ĐH, 39% THCS, thậm chí phải tuyển cả người có trình độ tiểu học” - ông Trường nói. Theo ĐB này, việc xử lý hành vi vi phạm nghĩa vụ quân sự chưa nghiêm. Kết quả giám sát cho thấy từ năm 2005-2011, có 49.572 trường hợp trốn khám tuyển nghĩa vụ quân sự nhưng tất cả chỉ bị xử lý hành chính; 4.612 người trốn, chống lệnh gọi nhập ngũ nhưng chỉ có 4 người bị xử lý hình sự vào năm 2011, trước đó thì không có trường hợp nào.
 
“Bất cập chủ yếu hiện nay là do tổ chức thực hiện, có địa phương vì lý do nào đó mà đến 40% thanh niên trong độ tuổi được hoãn nhập ngũ” - ĐB Trường cho biết. Ông đề xuất phải có chính sách đãi ngộ xứng đáng đối với những thanh niên tại ngũ, xuất ngũ như gắn đào tạo nghề nghiệp với giới thiệu việc làm, cộng điểm cho thanh niên xuất ngũ thi CĐ-ĐH, thi công chức - viên chức.
 
Cần có thêm nghĩa vụ dân sự
 
Nhiều ĐBQH công tác trong các cơ quan quốc phòng ủng hộ việc chỉ có thời hạn tại ngũ thống nhất là 24 tháng và không nên quy định nghĩa vụ thay thế nghĩa vụ quân sự bởi đây là nghĩa vụ thiêng liêng đối với Tổ quốc.
 
Trong khi đó, ĐB Nguyễn Văn Tuyết - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của QH - cho rằng cần có quy định bảo đảm sự công bằng trong nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. “Đề nghị quy định nghĩa vụ thay thế nghĩa vụ quân sự” - ông Tuyết đề xuất.
 
Theo ĐB Hà Huy Thông (Thừa Thiên - Huế), nếu chỉ quy định nhập ngũ là 24 tháng thay vì 18 và 24 tháng như hiện nay, sự không công bằng sẽ tăng cao hơn. “Người thực hiện nghĩa vụ quân sự phải tăng thời gian tại ngũ, còn phần đông vẫn không phải có nghĩa vụ gì. Vì thế, phải nghiên cứu nghĩa vụ thay thế để gắn trách nhiệm của 94%-95% không tham gia nghĩa vụ quân sự” - ông Thông nói. Ủng hộ quan điểm này, ĐB Nguyễn Công Hồng (Đồng Nai) đề nghị nên cần nghiên cứu nghĩa vụ dân sự thay thế, ví dụ như lao động công ích.
 
Nhiều ĐB đề nghị giảm thời gian tại ngũ còn 12 hoặc 18 tháng để thu hút được nhiều thanh niên nhập ngũ như nhiều nước đang làm. Theo ĐB Nguyễn Văn Tuyết, trong thời bình, nhu cầu quân thường trực không quá cao, trong khi cần tập trung nguồn lực cho phát triển, vì thế nên tạo điều kiện cho công dân làm kinh tế.
-------------------------

Tin Phap Luat Tin Phap Luat tổng hợp

Trở về

Bài cùng chuyên mục

Văn phòng luật

Danh sách luật

Danh sách đầy đủ >>

Liên hệ quảng cáo: 0983 006 168

Thiết kế web nhanh

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal giá rẻ, chuẩn SEO, chất lượng cao

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Tin kinh tế 

Tin kinh tế, giao thương, khuyến mãi, quảng bá sản phẩm,trang vàng doanh nghiệp,...

www.tinkinhte.com

Quảng cáo: 098 300 6168

Tin sức khỏe

Hệ thống mạng vì sức khỏe cộng đồng với hơn 300 kênh đang được phát triển

www.tinsuckhoe.com

Hợp tác: 090 620 7650

tinkhoahoc.com- Ads demo

Tin pháp luật

Tin pháp luật, văn bản luật, Văn phòng luật sư, giải đáp pháp luật,...

www.tinphapluat.com

Hợp tác: 090 620 7650

Thế giới thời trang

Thời trang Việt Nam, Shop thời trang, Mua bán thời trang, trang vàng thời trang,...

www.fashion365.vn

Hợp tác: 0127 399 6475

Cổng nhôm đúc

Cổng nhôm đúc, cầu thang nhôm đúc, lan can nhôm đúc, hàng rào nhôm đúc,...

www.congnhadep.com

Tư vấn: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Kiến trúc xanh

Thiết kế biệt thự, thiết kế nhà đẹp, thiết kế sân vườn, thiết kế nội ngoại thất,...

www.kientrucxanh.net

Tư vấn: 098 206 9958

Phong thủy 24h

Phong thủy học, xem tuổi làm nhà, nội thất phong thủy, vật phẩm phong thủy,...

www.phongthuy24h.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thiết kế nhà dân

Thiết kế nhà dân, thiết kế biệt thự, dịch vụ xây dựng, sửa chữa nhà ở, văn phòng...

www.thietkenhadan.com

Hợp tác: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Web trên smart phone

Chuyên phát triển web chạy trên smart phone và các thiết bị di động, thân thiện, chuẩn SEO,...

www.mobileweb.vn

Hợp tác: 098 300 6168

Máy lọc nước gia đình

Cung cấp máy lọc nước RO, sửa chữa máy lọc nước, thay lõi lọc máy lọc nước,...

www.maylocnuocgiadinh.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thế giới động vật

Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã, thú cưng, chim cá cảnh,...

www.thegioidongvat.net

Hợp tác: 0127 399 6475

tinkhoahoc.com- Ads demo