Tin thế giới trưa 03-11-2014:Trung Quốc điều 400 tàu tuần tra ở biển Đông và Hoa Đông - Indonesia khuyến cáo Trung Quốc tránh dùng vũ lực ở Biển Đông

  • Cập nhật : 03/11/2014
Indonesia khuyến cáo Trung Quốc tránh dùng vũ lực ở Biển Đông
“Trung Quốc là siêu cường kinh tế, tuy nhiên chúng tôi không muốn sức mạnh lớn này tạo ra bất ổn trong khu vực", tướng Moeldoko, Tổng tham mưu trưởng quân đội Indonesia khuyến cáo Trung Quốc tránh sử dụng vũ lực để gây bất ổn trong khu vực.  
 
Tờ Jakarta Globe hôm qua dẫn lời ông Moeldoko phát biểu tại Singapore, Tổng tham mưu trưởng quân đội Indonesia cho rằng "chỉ một xáo trộn nhỏ trong vùng biển này (biển Đông - NV) sẽ gây ra tác động lớn”. Vị tướng này cũng khẳng định Indonesia sẵn sàng bảo vệ vùng biển khỏi “những kẻ muốn xâm phạm các nguồn tài nguyên thiên nhiên của chúng tôi”.
 
Cùng ngày, chuyên san quốc phòng IHS Jane’s loan tin Trung Quốc đang chế tạo các ụ nổi đa chức năng để triển khai đến quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của VN. Chúng có thể được sử dụng làm bến cảng, trạm bảo trì cho cả tàu cá lẫn tàu quân sự cũng như phục vụ công trình xây đắp đảo nhân tạo phi pháp của Trung Quốc ở Trường Sa.
 
Liên quan đến vấn đề đảo nhân tạo, đài ABS-CBN News dẫn lời Giám đốc Trung tâm luật quốc tế thuộc Đại học Quốc gia Singapore Robert Beckman, khẳng định theo Công ước LHQ về luật Biển và luật pháp quốc tế thì các hành động xây đắp phi pháp của Trung Quốc tại Trường Sa không có tác dụng giúp nước này củng cố đòi hỏi chủ quyền phi lý trên biển Đông.
-------------------------
Trung Quốc điều 400 tàu tuần tra ở biển Đông và Hoa Đông
Trung Quốc triển khai khoảng 400 tàu tuần tra để bảo vệ các tuyên bố chủ quyền phi pháp tại Biển Đông và biển Hoa Đông, theo tạp chí quân sự Asia Military Review (Thái Lan).
 
Trọng tải của 400 tàu tuần tra trên biển của Trung Quốc nằm trong khoảng từ 1.150 tấn đến 3.400 tấn, theo tạp chí Thái Lan.
 
Trung Quốc hiện có một hạm đội tàu tuần duyên lớn nhất châu Á - Thái Bình Dương, trang tin Want China Times trích dẫn bản tin của Asia Military Review cho biết.
 
Các cơ quan hành pháp hàng hải Trung Quốc được cho sắp nhận thêm 36 tàu, Asia Military Review cho hay, nhưng không có biết thời điểm cụ thể.
 
Tạp chí Thái Lan cũng bình luận rằng lực lượng tuần duyên Nhật Bản hiện chỉ có 50 tàu tuần duyên, nhưng chất lượng các tàu này vượt trội tàu Trung Quốc.
 
Trung Quốc đã đóng 18 tàu hộ tống Type 056 cho lực lượng hải quân thuộc Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) và loại tàu này được cho là thiết kế để đối đầu với Lực lượng Phòng vệ trên biển Nhật Bản trong trường hợp có xung đột tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
-------------------------
Myanmar nỗ lực duy trì đà cải cách
Cuộc gặp ngày 31.10 diễn ra tại Phủ Tổng thống do ông Thein Sein chủ trì được đánh giá là “chưa có tiền lệ” tại đất nước vừa ra khỏi chế độ quân sự được hơn 3 năm này. Sự kiện đã quy tụ 2 phó tổng thống, lãnh đạo lưỡng viện quốc hội, tư lệnh và phó tư lệnh quốc phòng, Chủ tịch Ủy ban Bầu cử liên bang cùng lãnh đạo 6 đảng chính trị lớn. Trong đó, nhân vật được chú ý nhiều nhất là dân biểu đối lập Aung San Suu Kyi, Chủ tịch đảng Liên minh quốc gia vì dân chủ (NLD).
 
Giới truyền thông đưa hình ảnh ông Thein Sein bắt tay bà Suu Kyi tại tiền sảnh và cùng bước vào phòng họp ở thủ đô Naypyitaw như biểu tượng của một sự hòa giải và chấp nhận. Ông Chan Mya, một viên chức đã nghỉ hưu và theo dõi sát sao tình hình chính trị trong nước, cho Thanh Niên hay cuộc gặp này nhằm tháo gỡ nhiều vấn đề mà chính phủ và quân đội đang đối mặt như các rối rắm chính trị, tiến trình cải cách bị chững lại, xung đột sắc tộc - tôn giáo ở một số địa phương, cáo buộc chèn ép báo chí...
 
Tuy nhiên, điều ông Chan quan tâm nhất là việc sửa đổi điều khoản trong hiến pháp cấm công dân Myanmar có vợ chồng hay con cái là người nước ngoài tranh cử tổng thống. Điều khoản này được tin là nhằm trói chân bà Suu Kyi bởi chồng và 2 con bà mang quốc tịch Anh.
 
Nguồn tin của Thanh Niên có mặt tại cuộc gặp cho hay bà Suu Kyi đã nêu vấn đề sửa điều khoản hiến pháp về bầu cử nhưng “cuộc họp đã không thảo luận vấn đề này”. AFP dẫn lời Bộ trưởng Thông tin kiêm phát ngôn viên của tổng thống, ông Ye Htut, sau đó cho biết: “Họ đã nhất trí sẽ thảo luận vấn đề này tại quốc hội, theo đúng quy định luật pháp”.
 
Tuần trước, chính phủ Myanmar công bố tổng tuyển cử mới sẽ diễn ra vào cuối tháng 10 hoặc đầu tháng 11.2015. Ngay trước cuộc gặp bất thường hôm 31.10, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã điện đàm với ông Thein Sein lẫn bà Suu Kyi để thảo luận về cuộc bầu cử sắp tới.
 
Theo thông cáo của Nhà Trắng, ông Obama “đã nhấn mạnh sự cần thiết rằng cuộc bầu cử 2015 phải theo một quy trình khả tín và có đầy đủ đại diện”. Bên cạnh đó, Tổng thống Mỹ cũng đề cập vấn đề giải quyết căng thẳng sắc tộc và tôn giáo cũng như tiến trình cải cách chính trị và kinh tế của Myanmar. Ông Obama và lãnh đạo 7 quốc gia đối tác lớn của ASEAN sẽ đến Naypyitaw để dự đợt Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN và Thượng đỉnh Đông Á vào ngày 12 - 13.11.
 
Bình luận về cuộc gặp hôm qua, nhà hoạt động chính trị và môi trường Aung Tun của Tổ chức Myanmar Egress nói với Thanh Niên rằng ngoài tác động về dư luận quốc tế trước thềm đợt hội nghị nói trên, việc Tổng thống Thein Sein gặp tất cả những nhân vật chính yếu của quốc gia và bàn nhiều vấn đề khác nhau, đặc biệt là vai trò của quân đội và cải cách chính trị - kinh tế, cho thấy “ông ấy thật tâm muốn làm cái gì đó”. 
------------------------- 

 Những “nỗi sợ” chiến lược của Trung Quốc

Biết những nỗi sợ hãi và quan ngại của quân đội Trung Quốc có thể cung cấp những cái nhìn về kế hoạch quân sự của Bắc Kinh, trong khi giúp cho các nhà hoạch định chính sách của Mỹ có thể tiếp cận được những lựa chọn chiến lược thành công nhất.
 
Theo Michael Pillsbury - một học giả cao cấp tại Viện Hudson, từng là Giám đốc kế hoạch của Lầu Năm Góc dưới thời chính quyền Tổng thống Reagan và Trợ lý Thứ trưởng Quốc phòng về Kế hoạch Chính sách, sau đó là Trợ lý đặc biệt về Châu Á cho Giám đốc Văn phòng Net Assessment (thuộc Bộ Quốc phòng) dưới thời chính quyền Bush, trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, một nhóm các nhà hoạch định quốc phòng có ảnh hưởng của Mỹ đã tìm cách để hiểu những quyết định trong lĩnh vực quân sự của Liên Xô bằng cách thăm dò xem các tướng lĩnh của họ đánh giá về chiến tranh và những đối thủ như thế nào. Điều này chỉ đạt được thông qua việc thu thập và phân tích tình báo, trong đó bao gồm việc sử dụng rộng rãi các nguồn mở.
 
Nhưng một nỗ lực tương tự để hiểu về suy nghĩ của Trung Quốc đã không được các nhà phân tích hiện nay tiến hành. Lý do biện hộ cho trường hợp này là họ rất khó tiếp cận được với hàng loạt các chính sách của Trung Quốc. Biết những nỗi sợ hãi và quan ngại của quân đội Trung Quốc có thể cung cấp những cái nhìn về kế hoạch quân sự của Bắc Kinh, trong khi giúp cho các nhà hoạch định chính sách của Mỹ có thể tiếp cận được những lựa chọn chiến lược thành công nhất. Dưới đây là những nỗi sợ về mặt tâm lý chiến lược của Bắc Kinh: 
 
Sợ bị phong tỏa từ hướng biển
 
Nhiều người trong giới quân sự Trung Quốc sợ rằng nước này có thể sẽ dễ dàng bị phong tỏa bởi một cường quốc/sức mạnh từ bên ngoài, bởi vì về mặt địa lý, một chuỗi đảo trải dài từ Nhật Bản tới Philippines (chuỗi đảo thứ nhất) được cho là vật cản tự nhiên ngăn chặn Trung Quốc tiếp cận với các vùng biển mở, điều mà các nước xung quanh có thể khai thác một cách tích cực.
 
Thực vậy, một cựu Tham mưu trưởng Hải quân Nhật Bản đã tuyên bố rằng các tàu ngầm của Trung Quốc khó có thể tiến vào vùng nước sâu ở Thái Bình Dương thông qua chuỗi đảo Ryukyu, tới phía Bắc hoặc phía Nam Đài Loan, hay thông qua eo biển Bashi (Luzon) mà không bị phát hiện bởi các lực lượng tàu ngầm của Mỹ và Nhật Bản. Kết quả là, các học giả quân sự của Trung Quốc thường xuyên thảo luận về sự cần thiết của công tác huấn luyện, diễn tập và một kế hoạch hành động quân sự nhằm phá vỡ thế phong tỏa này.
 
Sợ mất các nguồn tài nguyên biển
 
Một nỗi sợ trên biển khác mà các học giả Trung Quốc quan ngại là những nguồn tài nguyên thiên nhiên có giá trị ở xung quanh các vùng biển của nước này sẽ bị các cường quốc bên ngoài khai thác vì sự yếu kém của lực lượng hải quân Trung Quốc, đe dọa đến sự phát triển trong tương lai của họ.
 
Zhang Wenmu, một cựu chuyên gia phân tích thuộc một nhóm cố vấn của Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc cho biết: “Hải quân liên quan đến sức mạnh trên biển của Trung Quốc và sức mạnh trên biển liên quan đến sự phát triển trong tương lai của Trung Quốc. Theo tôi, nếu một quốc gia thiếu sức mạnh trên biển, sự phát triển của quốc gia đó là không có tương lai”. 
 
Sợ bị chặn các tuyến đường lưu thông trên biển
 
Nhiều học giả Trung Quốc đã đề cập đến việc dễ bị tổn thương của các tuyến đường lưu thông trên biển (SLOC) của nước này, đặc biệt là tuyến đường giao thông dầu mỏ “huyết mạch” ở eo biển Malacca. Vì thế họ ủng hộ phát triển một lực lượng hải quân biển xanh để bảo vệ các lĩnh vực nhập khẩu năng lượng của Trung Quốc.
 
Theo một nhà quan sát về Trung Quốc, các hạm đội của Mỹ, Nhật và Ấn Độ cùng nhau “tạo ra một áp lực áp đảo nhằm vào nguồn cung dầu mỏ của Trung Quốc”, nhưng một nghiên cứu khác kết luận rằng chỉ Mỹ mới có đủ sức mạnh và “dũng khí” để phong tỏa các tuyến đường vận chuyển dầu của Bắc Kinh. Tương tự, trong cuốn sách “Campaign Theory Study Guide” (tạm dịch: Cẩm nang Nghiên cứu Phương pháp Chiến dịch) được các học giả tại Đại học Quốc phòng Quốc gia Trung Quốc (NDU) biên soạn năm 2001, các tác giả đã đặt ra những kịch bản tiềm năng về sự ngăn chặn và bảo vệ các tuyến đường lưu thông trên biển.
 
Một vài học giả còn bày tỏ sự cấp bách: “Liên quan đến các vấn đề cấm vận trên biển hay các tuyến đường chở dầu bị gián đoạn. Trung Quốc phải ‘chuẩn bị ngôi nhà của mình trước khi trời đổ mưa’”. Lời biện hộ này dường như muốn nhanh chóng chuyển những ưu tiên từ một lực lượng Hải quân với các tàu ngầm làm trung tâm sang một lực lượng hải quân với các tàu sân bay làm trọng tâm.
 
Ngoài những vấn đề trên, tác giả còn cho rằng Bắc Kinh còn các nỗi sợ khác như: Can thiệp và chia cắt lãnh thổ; bất ổn nội bộ, bạo động, nội chiến và chủ nghĩa khủng bố; sợ các đường ống dẫn bị tấn công hoặc các cuộc tấn công từ tàu sân bay; sợ bị không kích; sợ Đài Loan độc lập; sợ bị tấn công mạng,… và "sợ" cả các nước láng giềng Ấn Độ, Nhật Bản và Nga.
-----------------------

Trung Quốc: Con phó thị trưởng ngang ngược đánh tiếp viên hàng không

Phó thị trưởng thành phố Phúc Đỉnh, tỉnh Phúc Kiến của Trung Quốc mới đây đã phải lên tiếng xin lỗi khi con trai mình đánh một nhân viên hàng không trên máy bay, chỉ vì bị yêu cầu tắt điện thoại. Vụ việc gây “bão” dư luận tại Trung Quốc.
 
Vụ việc xảy ra hôm 29/10 trên chuyến bay từ Trùng Khánh từ Ôn Châu của hãng hàng không Hà Bắc, và được một số người đi trên chuyến bay đăng tải lên mạng, thu hút nhiều chỉ trích dữ dội từ dư luận và báo giới.
 
Theo đó, trong quá trình máy bay cất cánh, một hành khách trên khoang hạng nhất có tên Zheng Moumou đã không chịu nghe theo chỉ dẫn tắt điện thoại di động của tiếp viên hàng không. Sau khi liên tục bị nhắc nhở, Zheng đã chửi bởi và đánh nhân viên hàng không làm nhiệm vụ và dọa nạt rằng “bố tôi là thị trưởng đấy”.
 
Zheng Moumou đã bị an ninh sân bay Ôn Châu bắt và tạm giữ hành chính 5 ngày. Sau đó, công an sân bay đã xác nhận bố của Zheng Moumou đúng là con của phó thị trưởng của thành phố Phúc Đỉnh, tỉnh Phúc Kiến.
 
Thông báo của cơ quan an ninh sau đó đã xác nhận vụ việc.
 
Theo đó vào khoảng 22 giờ 25 phút ngày 29/10, sở cảnh sát thành phố Ôn Châu đã nhận được tin báo về việc một hành khách trên chuyến bay số NS3316 từ Trùng Khánh tới Ôn Châu đã tranh cãi với nhân viên an ninh hàng không.
 
Đến 23 giờ 45, khi chuyến bay hạ cánh tại Ôn Châu, cảnh sát đã ngay lập tức điều lực lượng ra sân bay bắt giữ hành khách gây rối về đồn công an để điều tra thêm. Sau khi điều tra, hành khách gây rối là nam giới, được xác định có tên Zheng Moumou, sinh năm 1991, đến từ Phúc Đỉnh, tỉnh Phúc Kiến.
 
Zheng Moumou đã không tuân theo yêu cầu tắt điện thoại di động của phi hành đoàn, và tranh cãi, xô đẩy rồi đá một nhân viên an ninh, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới an toàn bay.
 
Một ngày sau khi thông tin trên được đăng tải trên mạng, ông Zheng Jingguo, phó thị trưởng thường trực của thành phố Phúc Đỉnh đã phải lên tiếng xin lỗi.
 
“Tôi cảm thấy đau lòng trước những gì xảy ra với con tôi. Là người cha, tôi đã không quản lý con mình đầy đủ. Tôi thực sự xin lỗi về những tác động xấu đối với xã hội, nhất là đối với thành viên phi hành đoàn mà con tôi gây ra”, ông Zheng Jingguo nói. “Con tôi đã 23 tuổi. Đây sẽ là một bài học đắt giá cho nó”.
----------------
 
 

Tin Phap Luat Tin Phap Luattổng hợp

Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • 1

    Tin trong nước chiều 03-11-2014:Tàu ngầm Kilo thứ ba sẽ bàn giao cho VN cuối năm 2014

    Tàu ngầm Kilo thứ ba sẽ bàn giao cho VN cuối năm 2014
     Đài Tiếng nói nước Nga ngày 1.11 cho biết tàu ngầm Kilo 636 thứ ba sẽ được chuyển giao cho lực lượng Hải quân Việt Nam trước thời điểm kết thúc năm 2014 .
     
    Bản tin của Đài Tiếng nói nước Nga không nói rõ về thời điểm chuyển giao chính xác. Hồi tháng 3 năm nay, Đài Tiếng nói nước Nga từng đưa tin tàu ngầm Kilo thứ ba mà Việt Nam đặt mua đã thực hiện hơn 20 cuộc lặn trong thời gian thử nghiệm, và quy trình thực hành ven biển dành cho các thủy thủ Việt Nam bắt đầu trong nửa cuối tháng 5.2014. 
  • 2

    Tin thế giới chiều 03-11-2014: Nhà hàng Trung Quốc trộn vỏ cây thuốc phiện vào thức ăn

     Nhà hàng Trung Quốc trộn vỏ cây thuốc phiện vào thức ăn

    Báo China.org.cn (Trung Quốc) hôm 2-11 đăng tin nhiều nhà hàng ở Trung Quốc bị phát hiện sử dụng vỏ cây thuốc phiện trong thực phẩm.
     
    Vỏ cây thuốc phiện vốn được Bộ Y tế Trung Quốc liệt vào danh sách những thành phần không thể ăn được hồi năm 2008. Tuy nhiên, cơ quan điều tra Trung Quốc mới đây phát hiện nhiều nhà hàng, cửa hàng thức ăn nhanh ở tỉnh Thiểm Tây, Tứ Xuyên và Thượng Hải đã thêm thành phần cấm này vào các món ăn để gây nghiện người dùng.
  • 3

    Tin Pháp luật chiều 03-11-2014: Lợi dụng hội nghị để khám bệnh, bán thuốc - Kỷ luật Đảng hai phó giám đốc sở đánh nhau

     Lợi dụng hội nghị để khám bệnh, bán thuốc
    Ngày 2.11, ông Trần Hiếu Hùng, Phó chánh văn phòng UBND tỉnh Cà Mau, cho biết: “Chủ tịch UBND tỉnh đã có văn bản chỉ đạo Sở Y tế tỉnh Cà Mau kiểm tra, chấn chỉnh ngay việc tổ chức khám chữa bệnh của Công ty CP đầu tư và tư vấn quốc tế Việt Mỹ (gọi tắt là Công ty Việt Mỹ - Q.Hoàng Mai, Hà Nội)”.

Văn phòng luật

Danh sách luật

Danh sách đầy đủ >>

Liên hệ quảng cáo: 0983 006 168

Thiết kế web nhanh

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal giá rẻ, chuẩn SEO, chất lượng cao

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Tin kinh tế 

Tin kinh tế, giao thương, khuyến mãi, quảng bá sản phẩm,trang vàng doanh nghiệp,...

www.tinkinhte.com

Quảng cáo: 098 300 6168

Tin sức khỏe

Hệ thống mạng vì sức khỏe cộng đồng với hơn 300 kênh đang được phát triển

www.tinsuckhoe.com

Hợp tác: 090 620 7650

tinkhoahoc.com- Ads demo

Tin pháp luật

Tin pháp luật, văn bản luật, Văn phòng luật sư, giải đáp pháp luật,...

www.tinphapluat.com

Hợp tác: 090 620 7650

Thế giới thời trang

Thời trang Việt Nam, Shop thời trang, Mua bán thời trang, trang vàng thời trang,...

www.fashion365.vn

Hợp tác: 0127 399 6475

Cổng nhôm đúc

Cổng nhôm đúc, cầu thang nhôm đúc, lan can nhôm đúc, hàng rào nhôm đúc,...

www.congnhadep.com

Tư vấn: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Kiến trúc xanh

Thiết kế biệt thự, thiết kế nhà đẹp, thiết kế sân vườn, thiết kế nội ngoại thất,...

www.kientrucxanh.net

Tư vấn: 098 206 9958

Phong thủy 24h

Phong thủy học, xem tuổi làm nhà, nội thất phong thủy, vật phẩm phong thủy,...

www.phongthuy24h.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thiết kế nhà dân

Thiết kế nhà dân, thiết kế biệt thự, dịch vụ xây dựng, sửa chữa nhà ở, văn phòng...

www.thietkenhadan.com

Hợp tác: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Web trên smart phone

Chuyên phát triển web chạy trên smart phone và các thiết bị di động, thân thiện, chuẩn SEO,...

www.mobileweb.vn

Hợp tác: 098 300 6168

Máy lọc nước gia đình

Cung cấp máy lọc nước RO, sửa chữa máy lọc nước, thay lõi lọc máy lọc nước,...

www.maylocnuocgiadinh.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thế giới động vật

Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã, thú cưng, chim cá cảnh,...

www.thegioidongvat.net

Hợp tác: 0127 399 6475

tinkhoahoc.com- Ads demo