Tin Quốc hội đang họp sáng 03-11-2014: Tại sao dân phải đóng thuế để xây các công trình bỏ hoang?

  • Cập nhật : 03/11/2014

 Tại sao dân phải đóng thuế để xây các công trình bỏ hoang?

“Xây rồi đập, đập rồi xây... Có công trình xây rồi bỏ hoang. Nhiều dự án vay vốn ODA do Chính phủ bảo lãnh, nhưng không tính toán kỹ, gây lỗ, mất khả năng thanh toán nợ đến hạn, khiến Chính phủ phải bỏ tiền trả nợ. Từ đó khiến nợ công, nợ quốc gia gia tăng sát tới ngưỡng không an toàn....” - đó là một bất cập lớn mà ĐBQH Huỳnh Văn Tiếp đã nêu ra tại nghị trường, trong phiên QH thảo luận về tái cấu trúc nền kinh tế.
 
ĐBQH Huỳnh Văn Tiếp đã tổng kết: Đầu tư xây dựng thì không theo quy hoạch, kế hoạch. Nếu có thì ở tầm ngắn hạn, không có tầm chiến lược dài hạn. Xây rồi đập, đập rồi xây. Có công trình xây xong sử dụng không hết công năng, không phát huy tác dụng. Có công trình xây rồi bỏ hoang.
 
Nhiều dự án vay vốn ODA do Chính phủ bảo lãnh, nhưng không tính toán kỹ, gây lỗ, mất khả năng thanh toán nợ đến hạn khiến Chính phủ phải bỏ tiền trả nợ. Từ đó khiến nợ công, nợ quốc gia gia tăng gần tới ngưỡng không an toàn. Từ đất Mũi, ĐBQH Trương Minh Hoàng minh họa điều mà ĐBQH Trần Hoàng Ngân gọi là “những khuyết tật” của đầu tư công. Đó là tình trạng “chỗ thì chưa có. Chỗ có thì không có người sử dụng”.
 
Gần 40 năm sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Cà Mau vẫn còn hai huyện Đầm Rơi và Ngọc Hiển đang sống trong cảnh “ngăn sông cách núi” chưa thậm chí có một con đường. 2 huyện, 25 vạn dân đỏ con mắt chờ đợi suốt 40 năm và trong mặc cảm bị bỏ rơi. Có lẽ người Ngọc Hiển không thể giải thích được tại sao họ phải đóng thuế để trả nợ cho những khu chợ, ngôi trường xây xong thì bỏ hoang. Có lẽ người Đầm Rơi không bao giờ tưởng tượng được những tòa trụ sở chọc trời hoành tráng, khi mà cuộc sống chưa bao giờ ngẩng mặt thoát nổi hai chữ khó khăn.
 
Đầu tư công bừa bãi phí phạm, từ tiền thuế - chẳng hạn của những người dân ở Ngọc Hiển, ở Đầm Rơi - đang làm nền kinh tế thâm hụt ngân sách trầm trọng, nợ công tăng cao chưa từng thấy.
 
Một con đường chậm 40 năm. Một sự chờ đợi 40 năm. Cho những con đường, tòa nhà ở nơi khác mọc lên. Nhưng còn chậm đến bao giờ việc vung tay quá trán?
 
Chúng ta có một điểm mừng lý thuyết. Nói như ĐBQH Nguyễn Trọng Trường là những nghị quyết, quyết định, chủ trương cắt giảm đầu tư công, tăng cường quản lý đầu tư vốn NSNN, vốn trái phiếu chính phủ là rất đúng. Chẳng hạn quy định có tiền đến đâu sử dụng đến đó, khắc phục tình trạng đầu tư phê duyệt vượt khả năng vốn, trông chờ cấp trên, chờ nguồn vốn tiếp theo. Trường hợp dùng vốn cấp trên phải được cấp trên đồng ý…
 
Nói lý thuyết là ở chỗ phải có những cá nhân cụ thể chịu trách nhiệm cho sự lãng phí dàn trải của những đại công trường dở dang, những công trình tiêu tốn trăm tỉ, ngàn tỉ đồng đang rêu phong ngoài cuộc sống.
 
Khi và chỉ khi những sai lầm, lãng phí - chưa nói đến tham nhũng - trong việc vung tiền công bị xử lý, thì họa chăng đồng tiền đầu tư công, mồ hôi của dân chúng, mới có thể được dùng đúng lúc, đúng chỗ và có hiệu quả.
-------------------------
Tội phạm chính sách, lợi ích nhóm... 
Ngày 1.11, Quốc hội đã thảo luận ở hội trường về việc thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế trong lĩnh vực đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và hệ thống ngân hàng, trong đó, có rất nhiều ý kiến tập trung việc tái cơ cấu ngân hàng nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển.
 
Phát biểu trước Quốc hội, đại biểu Trịnh Ngọc Phương (Tây Ninh) đề nghị cần chú trọng vấn đề tái cơ cấu ngân hàng, trong đó có vấn đề xử lý nợ xấu. Thứ nhất, từng bước lập lại trật tự kỷ cương trong thị trường tiền tệ, thị trường vàng và ngoại hối từng bước ổn định và trong tầm kiểm soát của Ngân hàng nhà nước. 
Thứ hai, rủi ro do hệ thống giảm dần an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng và khả năng chi trả của các tổ chức tín dụng được cải thiện, cơ cấu nguồn vốn dịch chuyển ổn định, các tổ chức tín dụng ít phụ thuộc vào nguồn vốn thị trường. 
Thứ ba, về cơ bản Ngân hàng nhà nước đã kiểm soát được tình hình của các ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém, khả năng chi trả của các ngân hàng yếu kém được cải thiện đáng kể, tài sản của nhà nước và quyền lợi của người gửi tiền được bảo đảm, nguy cơ đổ vỡ hệ thống có thể nói tương đối khả quan và từng bước được giảm bớt. 
Tuy nhiên qua đó cũng cho thấy nhiều nguy cơ tiềm ẩn trong quá trình tái cơ cấu ngân hàng. Trong nguy cơ đó, cao nhất, dễ xảy ra nhất là tình hình xử lý nợ xấu, nếu không xử lý tốt thì nguy cơ đổ vỡ cả hệ thống là không thể tránh khỏi.
 
Còn đại biểu Huỳnh Văn Tính (Tiền Giang) thì đề xuất một số giải pháp để tái cơ cấu hệ thống ngân hàng trong thời gian tới. Theo đó, cần tạo lập thị trường kinh tế vĩ mô ổn định, bền vững và môi trương đầu tư, kinh doanh an toàn, thông thoáng, nhằm tạo điều kiện để phục hồi sản xuất, kinh doanh, nhất là sản xuất, kinh doanh trong nước… 
 
Ngoài ra, cần đẩy nhanh việc chuyển đổi và quy hoạch lại các dự án bất động sản khó có khả năng thực hiện trong tương lai bởi nhiều lý do khác nhau như thiếu vốn hoặc cung vượt quá cầu - nhằm giải quyết tình trạng đóng băng bất động sản, một trong những nguyên nhân chính gây vỡ nợ do không thể cân đối tài chính của người vay, gây ảnh hưởng đến khả năng thu hồi vốn của ngân hàng.
 
Cũng theo đề xuất của ông Tính, cần sớm sửa đổi, bổ sung các quy định hiện hành nhằm đảm bảo sự phù hợp, tính đồng bộ, nhất là trong các lĩnh vực như quản lý đất đai, phá sản doanh nghiệp, thi hành án dân sự và cơ chế thực thi pháp luật.
 
Bên cạnh đó, việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng trong thời gian vừa qua chỉ chú trọng nhiều đến vấn đề tái cơ cấu tài chính, chưa quan tâm nhiều đến tái cơ cấu quản trị và hoạt động. 
 
Do vậy, giai đoạn sắp tới cần chú trọng hơn đến vấn đề tái cơ cấu quản trị và hoạt động để hệ thống ngân hàng sau tái cơ cấu đảm bảo ổn định và phát triển bền vững, góp phần hoàn thành mục tiêu trước mắt và lâu dài trong việc thực hiện tái cơ cấu hệ thống ngân hàng.
 
Riêng đại biểu Bùi Mậu Quân (Hải Dương) lại chỉ ra thực trạng tại một số ngân hàng, trong đó một số cán bộ ngân hàng biến chất cũng đã cấu kết với đối tượng xấu dùng mọi thủ đoạn gian đối, lừa đảo để chiếm đoạt tiền của ngân hàng; sẵn sàng gian lận thương mại khi có điều kiện với những thủ đoạn không mới nhưng vẫn diễn ra khá phổ biến và chưa được các cơ quan chức năng phòng ngừa, ngăn chặn một cách có hiệu quả. Tội phạm chính sách, tội phạm lợi ích nhóm, thâu tóm và lũng đoạn ngân hàng cũng đã và đang gây tác hại không nhỏ cho nền kinh tế, tài chính, tiền tệ nước ta, làm thất thoát hàng trăm ngàn tỉ đồng...
 
Về xử lý nợ xấu, đại biểu Phạm Hồng Phong (Hậu Giang) đề nghị đưa các tổ chức tín dụng hoạt động theo chuẩn mực quốc tế, các tiêu chí cho vay và đánh giá tài sản đảm bảo theo tiêu chuẩn. Giải quyết nợ xấu cần phải có nguồn lực, nguồn lực ít sẽ xử lý nợ xấu kéo dài và ngược lại nếu nguồn lực lớn sẽ giải quyết nợ xấu nhanh hơn. Do đó phải có một nguồn lực nhất định để tham gia vào tái cơ cấu nền kinh tế nói chung và nợ xấu nói riêng.
Theo đại biểu này, phải lấy nguồn lực trong cổ phần hóa các ngân hàng thương mại, hiệu quả mang lại trong quá trình tái cơ cấu tổ chức tín dụng và các nguồn vốn khả dụng khác. 
-------------------------
Tại sao làm 1 km đường, xây 1 cây cầu nhỏ đã trở nên giàu có?
“Tại sao Bộ trưởng Bộ GTVT vừa mới về cắt tỉa một ít đã tiết kiệm được hơn 3.500 tỉ đồng? Tại sao người ta lại có thể lăn xả vào làm 1 km đường, xây dựng được 1 cây cầu nhỏ thôi là đã trở nên giàu có…", ĐBQH Nguyễn Văn Hiến (Bà Rịa Vũng Tàu) đã nêu vấn đề khi thảo luận tại hội trường chiều 1.11.
 
ĐB này cho rằng phải chống được tham nhũng, lãng phí trong đầu tư công vì lĩnh vực này đang rất nghiêm trọng. 
 
Liên quan đến các công trình, dự án sử dụng vốn đầu tư công, ĐB Nguyễn Văn Hiến đặt ra hàng loạt câu hỏi: “Nhân dân hỏi chúng ta có cần cầu không? Chúng ta rất cần cầu. Nhưng bây giờ chúng ta có cần cầu dây văng lung linh như thế không? Chúng ta có cần sân bay không? Cần, nhưng chúng ta xây sân bay vào lúc nào? Quy mô của nó bao nhiêu? Chúng ta có cần những công trình văn hóa 3.200 tỉ mà bây giờ để cho thuê đám cưới không? Chúng ta có cần những Làng văn hóa 3.200 tỉ, nhưng bây giờ lại biến thành phim trường cho những bộ phim kinh dị không?” ĐB Nguyễn Văn Hiến đặt ra hàng loạt câu hỏi và kêt bằng một câu trả lời dứt khoát: "Nhân dân không chấp nhận được chuyện đó".
ĐB Nguyễn Văn Hiến nêu ra một thực trạng rất đáng lo ngại. Đó là “Tâm lý bây giờ rất phổ biến là công trình có cấp bách, chính đáng, mang lại lợi ích cho dân thì câu hỏi đầu tiên vẫn phải là xem xét động cơ của chúng ta làm công trình này là gì?”. Vì vậy, ông Hiến khẳng định vấn đề chống lãng phí lĩnh vực đầu tư công là vô cùng quan trọng.
 
Ngoài ra, theo ĐB Nguyễn Văn Hiến, chúng ta phải rà soát tiêu chuẩn định mức trong đầu tư công. “Tại sao có những con đường đắt nhất thế giới? Tại sao Bộ trưởng GTVT vừa mới về cắt tỉa một ít đã tiết kiệm được hơn 3500 tỉ đồng. Tai sao người ta lại có thể lăn xả vào để làm 1 km đường, xây dựng được 1 cây cầu nhỏ thôi là đã trở nên giàu có “ - ĐB Nguyễn Văn Hiến nêu câu hỏi.
 
“Chúng ta quy hoạch 52 và đã xây dựng được 30 cảng. Tuy nhiên, hiện nay hệ thống tàu bè lưu thông cũng còn nhiều khó khăn”, ĐB nêu dẫn chứng. Có nhiều nguyên nhân, trong đó có việc chưa tạo ra được hệ thống hạ tầng kết nối các cảng. ĐB Nguyễn Văn Hiến đề nghị Quốc hội phải quan tâm đến việc này.
 
ĐB Nguyễn Văn Hiến cho biết: “Trước khi đi họp Quốc hội có một doanh nghiệp nói với tôi thế này: Các ông đặt vấn đề tái cơ cấu doanh nghiệp nhưng không thấy ai đặt vấn đề tái cơ cấu tổ chức bộ máy và tái cơ cấu chính các ông?”.
 
Cũng theo ông Hiến, tái cơ cấu trách nhiệm là để phục vụ dân tốt hơn, phục vụ doanh nghiệp tốt hơn, và để phục vụ tái cơ cấu nền kinh tế. Chúng ta cứ nói vì doanh nghiệp nhưng thực ra doanh nghiệp có được đối xử tốt không? Doanh rất phổ biến là nạn nhân của tệ nạn tham nhũng. Doanh nghiệp mà phải dùng tới 872 giờ để nộp thuế thì đó là một sự hành hạ doanh nghiệp.
 
“Đất nước ta không thiếu người tâm huyết tài năng, nhưng họ không có điều kiện may mắn và không có vị trí xứng đáng để có thể giúp dân, giúp nước, nên phải bằng cơ chế tuyển chọn, quy hoạch, đào tạo, luân chuyển bổ nhiệm công khai, minh bạch thì họ mới có cơ hội giúp dân giúp nước được” – đại biểu Hiến đề nghị.
-------------------------
Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước: Chủ yếu là chuyển giao nội bộ
Lấy ví dụ về tỷ lệ nội địa hóa trong ngành công nghiệp ô tô là khoảng 40% trong những năm 60-70 của thế kỷ trước, nhưng đến nay, tỷ lệ nội địa hóa cao nhất chỉ là 10%, ĐBQH Nguyễn Thị Khá cho rằng tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước phải làm rõ những gì Nhà nước không cần nắm giữ.
 
Cái gì xã hội làm được, công đoạn nào, công việc gì làm được thì để xã hội. Ai phù hợp thì giữ lại, ai không phù hợp thì cắt giảm.
 
Công ty con, công ty cháu, công ty chắt
 
Phát biểu trong phiên thảo luận về báo cáo giám sát tái cơ cấu nền kinh tế sáng nay (1.11), ĐBQH Nguyễn Thị Khá nói dù tái cơ cấu đã làm giảm số doanh nghiệp nhà nước xuống chỉ còn khoảng 1.000 DN, nhưng việc hình thành các tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước với các công ty con, công ty cháu, thậm chí công ty chắt đã làm tỷ trọng doanh nghiệp nhà nước vẫn ở mức độ cao. Một số khoản đầu tư hoặc có giá trị thấp, hoặc thua lỗ không thu hồi được vốn. Kết quả thoái vốn cũng chưa đạt yêu cầu. doanh nghiệp nhà nước cồng kềnh, thừa thầy thiếu thợ, “con A, cháu B”.
 
Công nghiệp thì chủ yếu gia công, lắp ráp. Lấy ví dụ về tỷ lệ nội địa hóa trong ngành công nghiệp ô tô là khoảng 40% trong những năm 60-70 của thế kỷ trước, nhưng đến nay, tỷ lệ nội địa hóa cao nhất chỉ là 10%, ĐBQH Nguyễn Thị Khá cho rằng tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước phải làm rõ những gì Nhà nước không cần nắm giữ. Cái gì xã hội làm được, công đoạn nào, công việc gì làm được thì để xã hội. Ai phù hợp thì giữ lại, ai không phù hợp thì cắt giảm.
 
Tái cơ cấu: Chủ yếu là chuyển giao nội bộ
 
Báo cáo giám sát tái cơ cấu được trình bày sáng nay trước QH cũng cho rằng dù có những kết quả bước đầu, tuy nhiên quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước được cho là còn chậm với nhiều khó khăn, vướng mắc, lung túng, thậm chí việc tái cơ cấu mới chủ yếu là chuyển giao nội bộ tập đoàn, tổng công ty. Đây là lý do “chưa tạo ra động lực và áp lực để buộc các doanh nghiệp nhà nước đẩy nhanh quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp”.
 
Tính đến tháng 9.2014, dù chỉ còn 20/108 tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước chưa phê duyệt đề án tái cơ, nhưng quá trình cơ cấu doanh nghiệp nhà nướcN còn tồn tại rất nhiều vấn đề: Sự chậm trễ, khó khăn, lúng túng.
 
Kết quả cụ thể là cả năm 2013, mới chỉ có 25 doanh nghiệp nhà nước được tái cơ cấu. Việc thoái vốn khỏi những ngành nghề không phải là ngành nghề chính còn gặp nhiều khó khăn, nhất là trong điều kiện thị trường chứng khoán không thuận lợi, có một số cổ phiếu niêm yết thấp hơn mệnh giá hoặc giá hiện tại thấp hơn thời điểm doanh nghiệp mua cổ phần nên ảnh hưởng đến việc thoái vốn do các doanh nghiệp phải đảm bảo quy định về bảo toàn và phát triển vốn nhà nước đầu tư.
 
Bên cạnh đó, các vấn đề phát sinh trong đấu giá, định giá tài sản doanh nghiệp, tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp nhà nước liên quan đến thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước, quản lý tài chính của doanh nghiệp cũng còn lúng túng…
Và việc chậm tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, chậm cổ phần hóa, chậm thoái vốn được cho là đã làm kéo dài thời gian phục hồi của nền kinh tế, chậm thúc đẩy thị trường vốn phát triển.
-------------------------
“Cần giảm bớt lãnh đạo, nhiều người học nghề lãnh đạo quá”
Chiều 31.10, phát biểu trước Quốc hội, ĐB Đỗ Văn Đương đã thẳng thắn nhìn nhận và hiến kế, góp một số giải pháp “trực quan sinh động” để góp phần tăng trưởng kinh tế và tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước (NSNN).
 
Theo ông Đương, có một tỉnh của Nhật Bản thuần nông nghiệp, diện tích chỉ gần bằng TPHCM nhưng có năng suất lao động nông nghiệp cao gấp 150 lần Việt Nam nên tổng thu ngân sách địa phương này trong 1 năm bằng cả nước VN. “Nền nông nghiệp đất nước ta nhiều tiềm năng thì sao không sang đấy mà học, họ có công nghệ gì thì mình mua, không cần nghiên cứu gì cả, mất thời gian, đấy là ví dụ trực quan sinh động. Từ đó, cần thay đổi nhận thức hiện đại hoá nông nghiệp, công nghiệp hoá trong nông nghiệp vì đây là dạ dày của cả thế giới” - đại biểu Đỗ Văn Đương nhấn mạnh.
 
 
Hiến kế chống thất thu NSNN, ông Đương cho rằng trong năm 2015, Chính phủ phải chỉ đạo địa phương chống thất thu thuế, nợ đọng thuế, nhất là gian lận và chiếm đoạt thuế VAT, nếu làm tốt chỗ này thì có thể tiết kiệm được vài chục ngàn tỉ. Ngoài ra, tiết kiệm chi hành chính trong việc cắt giảm các khoản chi tổ chức hội thảo, hội nghị, đi công tác nước ngoài... chỗ này cũng tiết kiệm được vài chục ngàn tỉ. Đồng thời, phải bớt bộ máy hành chính và bộ máy cơ quan khác, kể cả tổ chức đoàn thể... để giảm biên chế, nếu tới 2020 giảm được 100.000 người thì không thấm tháp gì so với 2,7-2,8 triệu công chức, trong đó thì khoảng 1/3 “sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về”…
 
Đặc biệt, đại biểu Đỗ Văn Đương nhấn mạnh việc cần cắt giảm lãnh đạo. “Luật thì có rồi nhưng hiện nay phải cắt bớt lãnh đạo đi, hiện nhiều người đi học nghề lãnh đạo quá. Học làm lãnh đạo nhiều về chỉ tay năm ngón, thậm chí là chỉ đông tây nam bắc nữa. Người làm tận tuỵ thì ít còn lãnh đạo thì nhiều. Các nhà hoạch định chính sách cần xem lại chỗ này vừa để chống lãng phí, vừa thu hút trung thần tận tuỵ với đất nước thì mới phát triển được” - ông Đương chỉ rõ.
 
Với nội dung tham nhũng, địa phương nào xử lý được nhiều tham nhũng thì khen thưởng và ngược lại kỷ luật địa phương không phát hiện và chống tham nhũng. Bên cạnh đó, làm sao có giải pháp thu hồi tài sản sau kiến nghị thanh tra, kiểm toán... thì phải cho phép cơ quan điều tra có giải pháp đặc biệt để giám sát tối cao, chỗ này làm tốt cũng sẽ thu được vài chục ngàn tỉ nữa.
 
Đối với nhiều công trình, dự án lãng phí lớn thì Chính phủ phải công khai danh tính dự án nào, công trình nào lãng phí, dở dang để có giải pháp xử lý... nếu không thì cũng chỉ là sự “rung động trong không khí”. Giải pháp cụ thể này có thể thu được hàng chục ngàn tỉ, thậm chí vài trăm ngàn tỉ.
 
“Nếu tiết kiệm và thu những khoản tôi nói ở trên thì quá đủ điều kiện để tăng lương cho người lao động, như thế mới kích thích năng lực lao động của người lao động. Còn nếu không cân đối được đủ, thì hãy thương lấy người lao động phía dưới, những người có hệ số lương thấp và người về hưu trước năm 93. Số này họ quá khổ, họ kêu rất nhiều. Thôi thì Chính phủ và Quốc hội dành tình cảm cho họ, bớt ăn đi để dành tiền cho nhóm này” - đại biểu Đỗ Văn Đương bộc bạch.
-------------------------

Tin Phap Luat Tin Phap Luattổng hợp

Trở về

Bài cùng chuyên mục

Văn phòng luật

Danh sách luật

Danh sách đầy đủ >>

Liên hệ quảng cáo: 0983 006 168

Thiết kế web nhanh

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal giá rẻ, chuẩn SEO, chất lượng cao

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Tin kinh tế 

Tin kinh tế, giao thương, khuyến mãi, quảng bá sản phẩm,trang vàng doanh nghiệp,...

www.tinkinhte.com

Quảng cáo: 098 300 6168

Tin sức khỏe

Hệ thống mạng vì sức khỏe cộng đồng với hơn 300 kênh đang được phát triển

www.tinsuckhoe.com

Hợp tác: 090 620 7650

tinkhoahoc.com- Ads demo

Tin pháp luật

Tin pháp luật, văn bản luật, Văn phòng luật sư, giải đáp pháp luật,...

www.tinphapluat.com

Hợp tác: 090 620 7650

Thế giới thời trang

Thời trang Việt Nam, Shop thời trang, Mua bán thời trang, trang vàng thời trang,...

www.fashion365.vn

Hợp tác: 0127 399 6475

Cổng nhôm đúc

Cổng nhôm đúc, cầu thang nhôm đúc, lan can nhôm đúc, hàng rào nhôm đúc,...

www.congnhadep.com

Tư vấn: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Kiến trúc xanh

Thiết kế biệt thự, thiết kế nhà đẹp, thiết kế sân vườn, thiết kế nội ngoại thất,...

www.kientrucxanh.net

Tư vấn: 098 206 9958

Phong thủy 24h

Phong thủy học, xem tuổi làm nhà, nội thất phong thủy, vật phẩm phong thủy,...

www.phongthuy24h.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thiết kế nhà dân

Thiết kế nhà dân, thiết kế biệt thự, dịch vụ xây dựng, sửa chữa nhà ở, văn phòng...

www.thietkenhadan.com

Hợp tác: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Web trên smart phone

Chuyên phát triển web chạy trên smart phone và các thiết bị di động, thân thiện, chuẩn SEO,...

www.mobileweb.vn

Hợp tác: 098 300 6168

Máy lọc nước gia đình

Cung cấp máy lọc nước RO, sửa chữa máy lọc nước, thay lõi lọc máy lọc nước,...

www.maylocnuocgiadinh.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thế giới động vật

Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã, thú cưng, chim cá cảnh,...

www.thegioidongvat.net

Hợp tác: 0127 399 6475

tinkhoahoc.com- Ads demo