Tin trong nước chiều 08-11-2014: Xôn xao tin Việt Nam cấm nhập hoa quả tươi từ Australia

  • Cập nhật : 08/11/2014

 Xôn xao tin Việt Nam cấm nhập hoa quả tươi từ Australia

Những nhà xuất khẩu hoa quả Australia đang xôn xao trước một tin đồn: Cục bảo vệ thực vật Bộ NN-PTNT sẽ cấm nhập hoa quả tươi từ nước này sau ngày 1/1/2015.
 
Trang tin điện tử của kênh truyền hình danh tiếng ABC của Australia hôm thứ Hai đăng một bài viết với tiêu đề: "Việt Nam chuẩn bị ngừng nhập hoa quả Australia khi vụ thu hoạch mới bắt đầu".
 
Bài báo trích một lá thư mà một nhà nhập khẩu (được cho là tại Việt Nam) viết cho nhà xuất khẩu Úc: "Chúng tôi rất sốc khi Cục bảo vệ thực vật thông báo rằng kể từ ngày 1/1/2015 chúng tôi sẽ bị cấm nhập khẩu hoa quả tươi từ Úc".
 
Kênh ABC cho biết, Cục nông nghiệp Australia trước đó cũng đã nói với báo chí rằng phía nước ta có một số quan ngại về hoa quả Úc. Rất nhiều tờ báo khác tại nước này cũng đang nhắc tới khả năng cấm nhập hoa quả tại Việt Nam.
 
Thông tin này đã làm những chủ trang trại ở Australia vô cùng hoang mang. Thị trường Việt Nam hiện nay đang mang lại ước chừng 40 triệu USD cho nền nông nghiệp nước này, với các sản phẩm như táo, cherry và nho.
 
Tờ Central Western Daily của vùng Trung Tây Australia khẳng định rằng nếu lệnh cấm này là hiện thực thì nó sẽ là "một đòn trời giáng" với nền nông nghiệp của vùng sản xuất táo và cherry này, đặc biệt là thông tin được đưa ra khi vụ thu hoạch vừa bắt đầu.
 
Fiona Hall, một nhà xuất khẩu cherry lớn của Australia, than thở rằng bà đã rất cố gắng để mở rộng thị trường tại Việt Nam trong 2 năm qua. "Hai năm trước, chúng tôi xuất được 100 tấn. Năm nay chúng tôi xuất được 250 tấn. Và nếu chuyện này diễn ra thì đó sẽ là đòn knock-out với chúng tôi".
 
Thương hiệu hoa quả Australia đang mất uy tín tại thị trường châu Á do lo ngại về khả năng quản lý mầm ruồi gây hại trong hoa quả xuất khẩu. Chính Australia cũng đang thừa nhận khó khăn trong vấn đề này. Trong khi đó, các nước xuất khẩu rẻ hơn, như Chile bắt đầu nhảy vào cạnh tranh.
 
Ví dụ, tại Trung Quốc, chỉ có đúng hoa quả được trồng tại đảo Tasmania là không có ruồi gây hại và được phép xuất khẩu đến thị trường khó tính này.
----------------------
Trao quyết định của Ban Bí thư luân chuyển cán bộ về tỉnh Đắk Lắk
Thường trực Tỉnh ủy Đắk Lắk vừa trao quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng luân chuyển ông Nguyễn Hải Ninh, Vụ trưởng, Thư ký đồng chí Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương về tham gia BCH Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2010-2015 và giới thiệu bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk nhiệm kỳ 2011-2016.
 
Ông Nguyễn Hải Ninh là tiến sỹ luật, từng công tác tại Ban Nội chính Trung ương, Ban thư ký Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng…
-------------------------
Thoái vốn chỉ mới đạt 10% kế hoạch năm 2014
Sáng 7-11, làm việc với Ban Kinh tế và ngân sách HĐND TP.HCM về tiến độ tái cơ cấu và cổ phần hóa (CPH) doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2013-2015 trên địa bàn thành phố, ông Huỳnh Trung Lâm, phó trưởng ban Đổi mới quản lý lý doanh nghiệp TP, cho biết đến cuối quý 3-2014, tiến độ thoái vốn của các doanh nghiệp là tổng công ty, công ty TNHH một thành viên đã được phê duyệt đề án tái cơ cấu hiện rất chậm, chỉ đạt 152,88/1.553 tỉ đồng (tương ứng khoảng 10%) của kế hoạch năm 2014.
 
Với kế hoạch cần tiếp tục tháo vốn cho 222 doanh nghiệp với giá trị lên đến khoảng 4.743 tỉ đồng trong giai đoạn 2014-2015, các tổng công ty, doanh nghiệp cần đẩy nhanh tiến độ thoái vốn hơn nữa thì mới thực hiện được theo yêu cầu đặt ra của UBND TP.
 
Đồng thời, so với kế hoạch 15 doanh nghiệp sẽ được CPH trong năm 2014, việc chỉ CPH xong 12/15 doanh nghiệp, theo ông Lâm, “ một phần do gặp trở ngại trong việc xác định giá trị doanh nghiệp”.
-------------------------
Đừng biến Thứ trưởng thành một cấp hành chính
Trong buổi sáng ngày 7.11, Quốc hội đã thảo luận ở tổ về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi). Qua thảo luận, có nhiều ý kiến đề cập việc tránh tình trạng phình to bộ máy quản lý tại các cơ quan trung ương.
 
Đại biểu Hà Huy Thông (đoàn Thừa Thiên - Huế) phản ánh tình trạng biên chế trong bộ máy hành chính thời gian qua phình ra rất nhiều, điều này không liên quan đến việc nước ta sẽ có một bộ máy hành chính cồng kềnh mà nó còn liên quan đến vấn đề ngân sách. Vì vậy, Chính phủ có vai trò rất quan trọng trong vấn đề này.
“Hôm qua bàn về Luật Quân đội nhân dân (sửa đổi) và Luật Công an nhân dân (sửa đổi), chúng ta cứ bàn cấp Tổng Cục phó là Trung tướng hay Thiếu tướng. Tôi nghĩ Trung tướng hay Thiếu tướng không quan trọng nhưng nếu như ông Tổng cục trưởng có đến 7 - 8 ông phó là ngần ấy vị Tướng, tôi nghĩ luật phải chốt số lượng cấp phó" - đại biểu Hà Huy Thông phân tích rõ.
 
Phát biểu tại thảo luận tổ, đại biểu Chu Sơn Hà (đoàn Hà Nội) đề nghị trong luật cần quy định rõ mỗi Bộ chỉ nên giới hạn từ 4 - 5 Thứ trưởng chứ không để tình trạng có quá nhiều Thứ trưởng, thậm chí có Bộ lên tới gần 10 Thứ trưởng như hiện nay. Đơn cử như Bộ Quốc phòng, dù đã có Đô đốc Hải quân - người có nhiệm vụ bao quát cả vấn đề tàu ngầm - nhưng giờ lại có một Thứ trưởng phụ trách tàu ngầm.
 
Đồng quan điểm với đại biểu Chu Sơn Hà, đại biểu Trần Du Lịch (TP.HCM) cho rằng: Trước không đưa vào Luật là có bao nhiêu Bộ và cơ quan ngang Bộ được, vì tùy nhiệm vụ của từng nhiệm kỳ Quốc hội mà phê chuẩn, Chính phủ không thể làm thay được việc của các Bộ và cơ quan ngang Bộ. Nhưng nay cần ghi và quy định rõ trong Luật là có bao nhiêu Bộ và cơ quan ngang Bộ.
 
“Số lượng Thứ trưởng các Bộ và Phó Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ là do Chính phủ quy định nhưng không quá 3 người, trong trường hợp cần thiết vượt số lượng này thì phải do Thường vụ Quốc hội quy định chứ không phải Thủ tướng. Cùng với việc quy định giới hạn Thứ trưởng, phải nâng vai trò của cấp Tổng cục, cấp Cục lên" - đại biểu Trần Du Lịch nói.
 
Ông Lịch cũng chỉ ra thực tế hiện nay việc có quá nhiều Thứ trưởng là làm biến một cấp, làm vô hiệu hóa trách nhiệm của các lãnh đạo cấp thấp hơn như Tổng Cục trưởng, Cục trưởng… Ví dụ như TP.HCM cũng chỉ cần 2 Phó Chủ tịch, còn lại là nâng vai trò giám đốc các Sở ngành lên. Giảm bớt cấp phó là giúp giảm bớt tiền của nhân dân và không biến cấp phó thành một cấp hành chính nữa.
 
Còn đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội) cũng chia sẻ tâm tư về vấn đề trên, cho rằng "không rõ các Bộ ở nước ta có đến bao nhiêu Thứ trưởng mới vừa?". Đại biểu này nhấn mạnh trong luật cần phải quy định luôn bao nhiêu Thứ trưởng trong một Bộ như các nước đang làm, nếu không làm như vậy rất dễ dẫn đến “lạm phát” Thứ trưởng như hiện nay, đến lúc muốn giảm bớt cũng không biết giảm ai như thời gian vừa qua.
Trước tình trạng quá nhiều "cấp phó" như hiện nay, ĐB Lê Đắc Lâm (Bình Thuận) cho rằng, nên quy định số lượng Thứ trưởng trong Luật. Trường hợp vượt quá, Thủ tướng phải báo cáo Quốc hội. "Chứ không thể số lượng Thứ trưởng do Chính phủ quy định. Trường hợp vượt quá do Thủ tướng quyết định" - ông Lâm nêu rõ.
-------------------------
Các tập đoàn kêu trời vì chuyện phải 'bẩm báo' bộ chủ quản
Cần nhanh chóng tách các tập đoàn, tổng công ty khỏi các bộ chủ quản để các bộ thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước. Đây là quan điểm của đại biểu Quốc hội Trần Du Lịch (TP.HCM) khi trao đổi với báo giới bên hành lang Quốc hội (QH) sáng nay 7.11.
 
* Trong các thảo luận tại QH có ý kiến về việc tách các tổng công ty (TCT), tập đoàn (TĐ) khỏi các các bộ chủ quản. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?
 
Đại biểu Trần Du Lịch: Quan điểm của tôi trước nay vẫn thống nhất, lần này sửa luật, cải cách luật pháp, nhất là luật Quản lý sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh, cần quy định bộ ngành quản lý nhà nước không chủ quản các TCT, TĐ nữa.
 
Bây giờ không nói là chủ quản nhưng thực chất còn hơn là chủ quản. Trước đây còn 18 TCT 91 thuộc Thủ tướng, các bộ không can thiệp, bây giờ trả về các bộ hết, bộ can thiệp từ nhân sự đến kế hoạch. Không gọi là chủ quản nhưng thực chất là chủ quản. Nếu tiếp tục như vậy, các bộ không thể nào thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước được.
 
Trong nền kinh tế thị trường, các cơ quan nhà nước phải là trọng tài, đề ra chính sách kiểm tra, đúng như quan điểm của chúng ta là mỗi thành phần kinh tế hoạt động theo luật. Các chính quyền địa phương chỉ làm các dịch vụ công ích phục vụ người dân. Anh không thể làm trọng tài mà lại có một loạt các doanh nghiệp riêng dưới tay anh cả.
 
* Bất cập này theo ông tại sao đến nay vẫn chưa xử lý được?
 
Đây là một vấn đề đã kéo dài mười mấy năm rồi. Chúng ta đã có chủ trương nhưng không làm gì. Tại sao không làm? Tôi cho rằng, chậm làm cái này là do có liên quan đến lợi ích các bộ ngành, các địa phương. Còn Chính phủ muốn làm kinh doanh thì tổ chức một số TĐ lớn và điều lệ các TĐ bằng một đạo luật. Các TĐ hàng năm phải báo cáo QH. Ví dụ, TĐ Dầu khí hàng năm báo cáo QH, QH sẽ quyết năm tới lợi nhuận anh được để lại tái đầu tư bao nhiêu, phải nộp ngân sách bao nhiêu. Thậm chí anh có nhu cầu đầu tư chính đáng, QH còn bổ sung cho anh.
 
* Vậy theo ông đâu là hướng giải quyết cho vấn đề này?
 
Hiện tại, cần tổ chức các cơ quan thuộc Chính phủ làm đầu mối sắp xếp lại các doanh nghiệp thuộc hệ thống để dần dần theo đúng luật Kinh doanh nhà nước để chúng ta còn lại 4 lĩnh vực, đó là dịch vụ công (chủ yếu là các địa phương); công nghiệp quốc phòng; lĩnh vực nhà nước độc quyền như khoáng sản, tài nguyên quốc gia và lĩnh vực nhà nước đầu tư mở đường, như công nghệ cao.
 
Chủ trương đầu tư mở đường phải gắn với chiến lược quốc gia do Bộ KH-ĐT đề xuất chứ không phải các cơ quan quản lý kia. Sau khi anh đầu tư mở đường rồi mà tư nhân họ làm được, lúc đó Nhà nước rút vốn. Vốn nhà nước là vốn động chứ không phải để đâu chết đó như hiện nay.
 
* Ông có thể nói rõ hơn chuyện nhiều năm nay không làm được do lợi ích của các bộ chủ quản?
 
Tôi có nói chuyện với lãnh đạo các TĐ, TCT, họ cũng kêu trời. Các TĐ, TCT nằm dưới “nách” các bộ và việc gì cũng phải bẩm. Bẩm ai? Không phải chỉ ông Bộ trưởng mà bẩm từ ông chuyên viên lên ông vụ trưởng, tới ông Thứ trưởng phụ trách, rồi mới lên ông Bộ trưởng. Ở các địa phương thì bẩm từ ông chuyên viên lên Phó giám đốc sở... chứ có lên Giám đốc sở được ngay đâu.
 
* Bỏ cơ chế này trong khi mình chưa có cơ chế khác thì sẽ như thế nào?
 
Chúng ta cần làm rõ đại diện vốn nhà nước là Hội đồng Quản trị (HĐQT) do Chính phủ bổ nhiệm hay như thế nào? Người điều hành là Tổng giám đốc có thể HĐQT thuê ngoài. Hiện nay dự thảo vẫn chưa rõ ràng. Cơ chế bổ nhiệm một ông vừa là Chủ tịch HĐQT vừa làm Tổng giám đốc là chưa hợp lý. Ông nào làm chủ, ông nào làm thuê không rõ. Vị trí Tổng giám đốc hoàn toàn có thể thuê người có chuyên môn điều hành.
 
Về cơ chế giám sát, ban kiểm soát phải kiểm soát cả HĐQT. Ở các nước, vị trí của ban kiểm soát là do Bộ trưởng Tài chính bổ nhiệm. Họ thường chọn các kiểm toán viên độc lập giỏi nghề và do cơ quan đó trả lương chứ không hưởng lương doanh nghiệp. Có như vậy mới có định chế độc lập.
 
Ở ta thì ban kiểm soát trước đây ăn lương TĐ, sau này có sửa chuyển về ăn lương cơ quan đại diện chủ sở hữu, nhưng thực ra tiền này vẫn do doanh nghiệp chuyển qua. Nôm na vẫn là lấy tiền từ doanh nghiệp.
 
Việc sửa đổi các luật mà lần này chúng ta đang làm là cơ hội để giải quyết tình trạng trên. Nếu không sửa thì thì không biết còn cơ hội nào nữa. Nếu nhà nước cần nắm giữ thì nắm 65% là đủ rồi. Ở đâu không cần thiết thì thoái vốn dần. Nhà nước không cần nắm giữ 20-30% làm gì. Nhà nước không cần phải đi kiếm cổ tức.
-------------------------

Tin Phap Luat Tin Phap Luattổng hợp

Trở về

Bài cùng chuyên mục

Văn phòng luật

Danh sách luật

Danh sách đầy đủ >>

Liên hệ quảng cáo: 0983 006 168

Thiết kế web nhanh

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal giá rẻ, chuẩn SEO, chất lượng cao

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Tin kinh tế 

Tin kinh tế, giao thương, khuyến mãi, quảng bá sản phẩm,trang vàng doanh nghiệp,...

www.tinkinhte.com

Quảng cáo: 098 300 6168

Tin sức khỏe

Hệ thống mạng vì sức khỏe cộng đồng với hơn 300 kênh đang được phát triển

www.tinsuckhoe.com

Hợp tác: 090 620 7650

tinkhoahoc.com- Ads demo

Tin pháp luật

Tin pháp luật, văn bản luật, Văn phòng luật sư, giải đáp pháp luật,...

www.tinphapluat.com

Hợp tác: 090 620 7650

Thế giới thời trang

Thời trang Việt Nam, Shop thời trang, Mua bán thời trang, trang vàng thời trang,...

www.fashion365.vn

Hợp tác: 0127 399 6475

Cổng nhôm đúc

Cổng nhôm đúc, cầu thang nhôm đúc, lan can nhôm đúc, hàng rào nhôm đúc,...

www.congnhadep.com

Tư vấn: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Kiến trúc xanh

Thiết kế biệt thự, thiết kế nhà đẹp, thiết kế sân vườn, thiết kế nội ngoại thất,...

www.kientrucxanh.net

Tư vấn: 098 206 9958

Phong thủy 24h

Phong thủy học, xem tuổi làm nhà, nội thất phong thủy, vật phẩm phong thủy,...

www.phongthuy24h.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thiết kế nhà dân

Thiết kế nhà dân, thiết kế biệt thự, dịch vụ xây dựng, sửa chữa nhà ở, văn phòng...

www.thietkenhadan.com

Hợp tác: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Web trên smart phone

Chuyên phát triển web chạy trên smart phone và các thiết bị di động, thân thiện, chuẩn SEO,...

www.mobileweb.vn

Hợp tác: 098 300 6168

Máy lọc nước gia đình

Cung cấp máy lọc nước RO, sửa chữa máy lọc nước, thay lõi lọc máy lọc nước,...

www.maylocnuocgiadinh.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thế giới động vật

Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã, thú cưng, chim cá cảnh,...

www.thegioidongvat.net

Hợp tác: 0127 399 6475

tinkhoahoc.com- Ads demo