Tin Quốc hội họp sáng 12-11-2014: Mục tiêu năm 2015: Tăng trưởng GDP 6,2%, tạo việc làm cho 1,6 triệu lao động

  • Cập nhật : 12/11/2014
 Mục tiêu năm 2015: Tăng trưởng GDP 6,2%, tạo việc làm cho 1,6 triệu lao động
Chiều 10.11, Quốc hội đã họp phiên toàn thể thông qua Nghị quyết về phát triển kinh tế xã hội. Theo đó Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết phát triển kinh tế xã hội năm 2015 với tốc độ tăng trưởng GDP năm 2015 sẽ là 6,2%; dự toán ngân sách nhà nước năm 2015 với chỉ tiêu tổng thu cân đối ngân sách nhà nước là 911.100 tỉ đồng, tổng chi cân đối ngân sách nhà nước là 1.147.100 tỉ đồng.
 
Những mục tiêu “khổng lồ”
 
Các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội năm 2015 được Nghị quyết của Quốc hội đặt ra là: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 6,2%; Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 10%. Tỷ lệ nhập siêu so với kim ngạch xuất khẩu khoảng 5%. Tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) khoảng 5%. 
 
Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng từ 30% đến 32% GDP. Tỷ lệ hộ nghèo giảm 1,7%-2%, riêng các huyện nghèo giảm 4%. Tạo việc làm cho khoảng 1,6 triệu lao động. Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 50%. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm xuống dưới 15%.
 
Số giường bệnh trên một 10.000 dân (không tính giường trạm y tế xã) đạt 23,5 giường. Tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý đạt 90%. Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường đạt 82%. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 42%.
 
Cũng trong chiều 10-11, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách Quốc hội Đinh Văn Nhã trình bày dự thảo Nghị quyết về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2015. Theo đó, chỉ tiêu dự toán ngân sách Nhà nước bao gồm: Tổng số thu cân đối ngân sách nhà nước là 911.100 tỷ đồng. Nếu tính cả 10.000 tỷ đồng thu chuyển nguồn từ năm 2014 sang năm 2015 thì tổng số thu cân đối ngân sách nhà nước là 921.100 tỷ đồng. Tổng số chi cân đối ngân sách nhà nước là 1.147.100 tỷ đồng (một triệu một trăm bốn mươi bảy nghìn một trăm tỷ đồng). Theo đó mức bội chi ngân sách nhà nước là 226.000 tỷ đồng, tương đương 5% tổng sản phẩm trong nước (GDP).
 
Các giải pháp thực hiện
 
Để thực hiện các mục tiêu nêu trên, Nghị quyết đã đưa ra các nhóm giải pháp lớn để triển khai thực hiện trong năm 2015. Trong đó tập trung thực hiện có hiệu quả các đột phá chiến lược, tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và của nền kinh tế; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước; tiếp tục rà soát tổ chức bộ máy, biên chế gắn với yêu cầu xóa bỏ sự chồng chéo chức năng, nhiệm vụ; cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, đặc biệt là thủ tục đầu tư, xây dựng, đất đai, thuế, hải quan và tín dụng ngân hàng; nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công; bảo đảm nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia trong giới hạn an toàn theo quy định; bảo đảm tiến độ giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản, nhất là các nguồn vốn ngân sách Nhà nước, trái phiếu Chính phủ, ODA, vốn hỗ trợ cho ngư dân gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo; tập trung vốn đầu tư các công trình quan trọng, cấp bách có khả năng hoàn thành trong năm 2015, tạo điều kiện tăng năng lực sản xuất, góp phần tăng tổng cầu cho nền kinh tế.
 
Về xã hội, tiếp tục bảo đảm chính sách an sinh xã hội; bảo đảm lộ trình tăng lương tối thiểu theo quy định của Bộ luật Lao động đối với khu vực sản xuất, kinh doanh. Tiếp tục thực hiện đồng bộ các biện pháp giảm quá tải bệnh viện tuyến Trung ương và tuyến dưới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, nhất là các cơ sở y tế tuyến tỉnh, tuyến huyện. Ưu tiên kinh phí cho các dự án cấp bách, ổn định dân cư tạo sinh kế thuận lợi hơn cho người dân.
 
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết của Quốc hội trong công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, công tác của Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân và công tác thi hành án. Đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, không làm oan sai, khắc phục tình trạng bỏ lọt tội phạm; chống lạm dụng bắt tạm giam, bắt khẩn cấp; không để xảy ra bức cung, dùng nhục hình, bảo đảm tranh tụng trong xét xử, bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của đương sự theo yêu cầu của Hiến pháp.
(Theo Lao động)
-------------------------
Chẳng nước nào như Việt Nam: Doanh nghiệp chỉ nhăm nhăm vào tín dụng
Việc dùng vốn nhà nước đầu tư ra nước ngoài phải coi là một khoản chi đầu tư từ ngân sách, phải được quyết định bởi QH, Ủy ban TVQH hoặc cùng lắm Thủ tướng, vì đây là tiền của dân- Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính- ngân sách Đinh Văn Nhã phát biểu nghị trường sáng nay (11.11).
 
Phiên thảo luận Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh sáng nay có một quy định gây ra không ít ý kiến trái chiều. Đó là việc huy động vốn của DNNN bằng hoặc không vượt quá 3 lần vốn chủ sở hữu.
 
Là một doanh nhân, ĐBQH Đỗ Văn Vẻ (Thái Bình) phát biểu đầu tiên, và ông cũng ngay lập tức đề nghị tổng vốn huy động cho sản xuất kinh doanh của DNNN không được quá 3 lần vốn chủ sở hữu. Theo ông Vẻ, ngay cả các phương án vay cũng phải được thẩm định. Ngay cả trường hợp Nhà nước bảo lãnh cho DN vay hoặc cho vay lại cũng phải được quy định rõ trong luật.
 
Chủ tịch Tập đoàn Than- khoáng sản VN (TKV) Trần Xuân Hòa đứng dậy sau đó vài phút bắt đầu bằng chính thực tế của TKV, nơi “Các công ty con ngành than có mức độ đầu tư hàng chục ngàn tỷ”. Nhiều công ty con của TKV có vốn chủ sở hữu rất nhỏ, nếu chỉ được bảo lãnh vay vốn không quá 3 lần vốn sở hữu thì không đủ. Chủ tịch TKV đề nghị “Mức vốn vay phải là mức vốn chủ sở hữu của công ty mẹ mới hợp lý vì các khoản công ty mẹ bảo lãnh thì mẹ đều có trách nhiệm trả nợ”.
 
Nhưng cũng liền ngay sau đó, Phó Chủ tịch Ủy ban Tài chính- ngân sách Đinh Văn Nhã nói ông “Không đồng ý với anh Hòa”.
 
Là người làm tài chính ngân sách chuyên nghiệp, ông Nhã cho rằng vốn huy động không nên quá 2 lần vốn chủ sở hữu DN. Theo ông, đã đến lúc chúng ta buộc DNNN phải có thói quen, phải tính toán, phải tích cực sáng tạo, phải ra thị trường vốn để thực sự vay vốn bằng cổ phiếu trái phiếu. “Chẳng nước nào như nước mình- ông Nhã nói, điều kiện rất thuận lợi nhưng ra thị trường vốn huy động rất ít, chỉ nhăm nhăm vào tín dụng”.
 
Đối với việc dùng vốn nhà nước đầu tư ra nước ngoài, ông Nhã đề nghị phải coi là một khoản chi đầu tư từ ngân sách, phải được quyết định bởi QH, Ủy ban TVQH hoặc cùng lắm Thủ tướng, “vì đây là tiền của dân”.
(Theo Lao động)
-------------------------
“Mọi thứ đều minh bạch, không xin cho gì cả”
“Trước đây cái gì cho làm thì ghi trong luật nên không đủ vì phát sinh rất nhiều. Nay “chọn - bỏ” nghĩa là cái gì cấm thì ghi vào luật, một khi không ghi vào luật là cấm thì doanh nghiệp (DN) được quyền làm”- Bộ trưởng Bộ KHĐT Bùi Quang Vinh phát biểu trước Quốc hội hôm qua - 10.11.
 
“Một đột phá cách mạng”
 
Từ 51 ngành nghề cấm, giờ chỉ còn 6. Mức độ giảm gần 90%. Từ 386 ngành nghề kinh doanh có điều kiện, giờ chỉ còn 272. Đây là những con số cực kỳ ấn tượng từ Luật Đầu tư. Nhưng thay đổi cách mạng nhất, thông thoáng nhất, đó là thay đổi cách tiếp cận từ “chọn cho” sang “chọn bỏ”. Đơn giản là cái gì cấm thì ghi vào luật, cái gì không có trong luật có nghĩa là không cấm, là được làm.
 
Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp VN Vũ Tiến Lộc nói, ông đánh giá rất cao dự thảo luật lần này vì nó đáp ứng được kỳ vọng của cộng đồng DN, nhất là sau khi Hiến pháp sửa đổi ghi nhận quyền tự do kinh doanh đối với những lĩnh vực pháp luật không cấm. ĐBQH Nguyễn Thị Nguyệt Hường - một doanh nhân - thì nhìn nhận các con số như một “điểm sáng”.
 
Nhưng ngôn ngữ đắt nhất để đánh giá về điểm tiến bộ của dự thảo luật lần này, nói như ĐBQH Trần Du Lịch: “Đây là một đột phá cách mạng”.
 
Cho biết là mình “rất vui” trước các ý kiến phát biểu của các vị ĐBQH là doanh nhân hay đại diện cho cộng đồng DN đánh giá dự luật là động lực cải cách môi trường đầu tư, Bộ trưởng Bộ KHĐT Bùi Quang Vinh giải thích “đột phá cách mạng” chính là ở việc thay đổi cách tiếp cận từ “chọn - cho” sang “chọn - bỏ”. Trước đây cái gì “cho” thì ghi trong luật trong khi luật không thể ghi hết những thứ cần phải cho vì xã hội quá nhiều ngành nghề, thậm chí nhiều ngành nghề phát sinh mới. 
 
Trước đây, cứ mỗi lần muốn đầu tư kinh doanh gì không có trong luật, người dân lại phải đi xin cơ quan quản lý. Trước đây, quyền cho là của Nhà nước, và cho những gì mà Nhà nước chọn. Trước đây, cơ quan nhà nước có cái quyền to thích thì cho, mà không thích thì không cho. Còn với Luật Đầu tư sửa đổi lần này, là chọn bỏ, theo lời Bộ trưởng Vinh, có nghĩa là “cấm thì ghi vào, một khi không ghi vào luật thì DN được quyền làm”.
 
Không xin cho gì cả...
 
Bộ trưởng Vinh nói cơ chế, hay nói đúng hơn là tinh thần luật lần này là “vô cùng khó làm”, bởi “chọn bỏ cái bị cấm gì ghi vào trong luật, anh không ghi, anh thiếu có nghĩa tôi được quyền làm”. Nhưng cái khó này, nói như ông Vinh, là “thay đổi mạnh mẽ của Chính phủ”, cái khó này Chính phủ tự nguyện nhận lấy, để đổi lại là sự thông thoáng và quyền tự do kinh doanh của DN, của người dân.
 
Ngay trong luật lần này, có kèm đính 4 phụ lục ghi rõ danh mục các ngành nghề đầu tư có điều kiện. Chủ tịch VCCI đánh giá rất cao. Ông Lộc cho rằng việc danh mục được đưa thẳng vào luật thay vì nghị định đã làm tính minh bạch được nâng lên. Khả năng danh mục bị vô hiệu hóa bởi các quy định khác ngoài luật cũng được xử lý.
 
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cũng bật mí, để có được một danh mục tương đối giảm từ 386 xuống còn 272 ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, cơ quan soạn thảo đã làm việc miệt mài từ sau kỳ họp năm ngoái của QH. Nỗ lực loại bỏ những quy định bất hợp lý, những thủ tục rườm rà để quy định ngày càng minh bạch hơn. Để đi đến cái đích “mọi thứ đều minh bạch, không xin cho gì cả”.
(Theo Lao Động)
-------------------------
Sẽ chất vấn về 'lạm phát cấp phó' ở trung ương
Trao đổi với báo chí ngày 10/11, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, sẽ có Thủ tướng và 4 Bộ trưởng trả lời chất vấn trực tiếp tại kỳ họp thứ 8, gồm Bộ trưởng: Công Thương, Nội vụ, GTVT, và LĐ,TB&XH.
 
Các nhóm vấn đề dự kiến chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng, gồm: Việc phát triển công nghiệp phụ trợ, phát triển công nghiệp chế tạo trong nước, các giải pháp quản lý thị trường, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng hàng giả, buôn lậu. Sự tham gia của Việt Nam đối với hệ thống phân phối bán lẻ trong nước, giải pháp để khắc phục những tồn tại hạn chế trong lĩnh vực này.
 
Bộ trưởng Nội vụ Nguyễn Thái Bình dự kiến các nhóm vấn đề chất vấn là việc thực hiện cải cách hành chính, giảm thủ tục hành chính gắn với nâng cao chất lượng công vụ. Giải pháp thực hiện đề án tinh giản biên chế đội ngũ cán bộ, công chức, khắc phục tình trạng cấp phó quá nhiều ở các cơ quan trung ương. Kết quả tổng kết, đánh giá toàn diện đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, xử lý các biểu hiện tiêu cực trong công tác quy hoạch, tuyển dụng, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ, công chức, viên chức. Lộ trình tăng lương thích hợp để đảm bảo cuộc sống của công chức…
 
Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng được đề xuất trả lời về tình trạng chung của hạ tầng giao thông; Giải pháp đột phá xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, giải pháp sớm hoàn thành Quốc lộ 1A; Giải pháp hạn chế tai nạn giao thông trong tình hình hiện nay, đặc biệt là tai nạn giao thông đường bộ; Trách nhiệm của Bộ và chính quyền địa phương trong công tác bảo đảm an toàn giao thông. Quản lý hoạt động kinh doanh vận tải và kiểm soát tải trọng phương tiện vận tải.
 
Bộ trưởng LĐ,TB&XH Phạm Thị Hải Chuyền được dự kiến trả lời về quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động; Tình hình và công tác quản lý người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam; Thực trạng thất nghiệp hiện nay, đặc biệt là sinh viên mới ra trường; Giải pháp giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu, tăng mức trợ cấp xã hội để đảm bảo an ninh xã hội.
-------------------------

 Đề nghị cấm dịch vụ 'ngủ ôm trong sáng' để tránh hệ lụy

Đại biểu Quốc hội Trần Thị Quốc Khánh (đoàn Hà Nội) nêu đề nghị khi cho ý kiến về các danh mục ngành nghề kinh doanh bị cấm ở Luật đầu tư tại nghị trường Quốc hội sáng 10/11.
 
Theo phản ánh của đại biểu Khánh, hiện nhiều người vẫn quảng cáo trên mạng tuyển dụng nhân sự để làm việc cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ “ngủ ôm trong sáng”, thuê vợ, thuê chồng...
 
Đại biểu đoàn Hà Nội cho rằng, đã có nhiều bi kịch gia đình, xã hội và nhiều hệ lụy xấu diễn ra khi thực hiện những hành vi này và đã được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng.
 
“Nhiều thanh niên nam nữ, kể cả học sinh, sinh viên, thậm chí không ít người lớn cũng muốn vừa vui vẻ lại vừa có thu nhập, cũng muốn mở các dịch vụ này. Đáng tiếc dịch vụ này lại không chỉ dừng lại ở đó, dẫn đến nhiều gia đình phải kêu cứu, nhiều vụ việc dẫn đến mua bán dâm, phạm pháp”. 
 
Đại biểu Khánh nhận định, đây là những ngành nghề trái thuần phong mỹ tục, chưa phù hợp với xã hội ta trong giai đoạn hiện nay. Ngành công an đã vào cuộc tiến hành theo dõi, xử lý nhiều trường hợp để chấm dứt những hành vi đó, trả lại môi trường văn hóa xã hội trong lành cho giới trẻ vốn đang bị quá tải "ô nhiễm" điều đó mà nhiều chuyên gia, nhiều đại biểu Quốc hội đã lên tiếng.
 
Trên cơ sở đó, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo, cơ quan thẩm tra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét sửa đổi bổ sung vào điều 6 Luật đầu tư ngành nghề kinh doanh bị cấm kinh doanh bao gồm: Kinh doanh mại dâm và các hoạt động kinh doanh trái thuần phong mỹ tục.
 
Liên quan đến các ngành nghề ưu đãi đầu tư, đại biểu Khánh cũng đề nghị bổ sung thêm khoản nghề tư vấn phổ biến giáo dục pháp luật. Thực tế việc hiểu biết pháp luật có vị trí quan trọng đối với người dân, gia đình, cơ quan và toàn xã hội. Theo đại biểu, thiếu hiểu biết xã hội nhiều trường hợp đã phạm pháp, phạm tội, bản thân nhiều gia đình và xã hội đã phải gánh chịu kết cục đáng buồn không đáng có.
 
Trên thực tế, nhiều người có trách nhiệm cao với xã hội đã tư vấn pháp luật miễn phí, xuất bản các tài liệu nhằm phổ biến giáo dục pháp luật cho các đối tượng chính sách.
 
Do vậy để tiếp tục khuyến khích những việc làm này, đại biểu Trần Thị Quốc Khánh  đề nghị bổ sung chuyên ngành tư vấn phổ biến giáo dục vào điều 16 Luật đầu tư để nâng cao hơn nữa nhận thức, phổ biến giáo dục trong nhân dân.  
------------------------
 

Tin Phap Luat Tin Phap Luattổng hợp

Trở về

Bài cùng chuyên mục

Văn phòng luật

Danh sách luật

Danh sách đầy đủ >>

Liên hệ quảng cáo: 0983 006 168

Thiết kế web nhanh

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal giá rẻ, chuẩn SEO, chất lượng cao

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Tin kinh tế 

Tin kinh tế, giao thương, khuyến mãi, quảng bá sản phẩm,trang vàng doanh nghiệp,...

www.tinkinhte.com

Quảng cáo: 098 300 6168

Tin sức khỏe

Hệ thống mạng vì sức khỏe cộng đồng với hơn 300 kênh đang được phát triển

www.tinsuckhoe.com

Hợp tác: 090 620 7650

tinkhoahoc.com- Ads demo

Tin pháp luật

Tin pháp luật, văn bản luật, Văn phòng luật sư, giải đáp pháp luật,...

www.tinphapluat.com

Hợp tác: 090 620 7650

Thế giới thời trang

Thời trang Việt Nam, Shop thời trang, Mua bán thời trang, trang vàng thời trang,...

www.fashion365.vn

Hợp tác: 0127 399 6475

Cổng nhôm đúc

Cổng nhôm đúc, cầu thang nhôm đúc, lan can nhôm đúc, hàng rào nhôm đúc,...

www.congnhadep.com

Tư vấn: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Kiến trúc xanh

Thiết kế biệt thự, thiết kế nhà đẹp, thiết kế sân vườn, thiết kế nội ngoại thất,...

www.kientrucxanh.net

Tư vấn: 098 206 9958

Phong thủy 24h

Phong thủy học, xem tuổi làm nhà, nội thất phong thủy, vật phẩm phong thủy,...

www.phongthuy24h.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thiết kế nhà dân

Thiết kế nhà dân, thiết kế biệt thự, dịch vụ xây dựng, sửa chữa nhà ở, văn phòng...

www.thietkenhadan.com

Hợp tác: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Web trên smart phone

Chuyên phát triển web chạy trên smart phone và các thiết bị di động, thân thiện, chuẩn SEO,...

www.mobileweb.vn

Hợp tác: 098 300 6168

Máy lọc nước gia đình

Cung cấp máy lọc nước RO, sửa chữa máy lọc nước, thay lõi lọc máy lọc nước,...

www.maylocnuocgiadinh.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thế giới động vật

Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã, thú cưng, chim cá cảnh,...

www.thegioidongvat.net

Hợp tác: 0127 399 6475

tinkhoahoc.com- Ads demo