Tin Quốc hội đang họp chiều 06-11-2014: Có thể vận động bầu cử trên báo - Quân đội có ba vị trí cấp hàm đại tướng

  • Cập nhật : 06/11/2014

 Có thể vận động bầu cử trên báo

Dự thảo luật Bầu cử ĐBQH và ĐB HĐND cho phép hai hình thức vận động bầu cử là qua hội nghị cử tri và trên các phương tiện thông tin đại chúng.
 
Tờ trình của UB Thường vụ QH hôm nay cho biết dự thảo đã cụ thể hóa và bổ sung quy định việc tuyên truyền, vận động bầu cử thành một chương riêng, quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc chỉ đạo công tác thông tin tuyên truyền vận động bầu cử, nguyên tắc thời gian vận động, những hành vi bị cấm, phương thức tổ chức, hình thức tiến hành vận động.
 
Dự thảo luật xác định rõ hai hình thức vận động bầu cử: Tthông qua hội nghị cử tri do Mặt trận Tổ quốc VN tổ chức và trên các phương tiện thông tin đại chúng.
 
Cơ quan thẩm tra là UB Pháp luật QH tán thành cần quy định cụ thể hơn về việc tuyên truyền, vận động bầu cử để bảo đảm có sự thống nhất trong thực hiện, vừa có thể linh hoạt, tạo điều kiện cho người ứng cử sử dụng được một cách tốt nhất các cơ hội giới thiệu về bản thân, song vẫn cần chặt chẽ để bảo đảm tính công bằng, dân chủ, khách quan trong quá trình bầu cử.
 
Nhiều ý kiến nhất trí với quy định về hai hình thức vận động bầu cử trên, nhưng cũng có ý kiến còn băn khoăn về việc quy định giới hạn chỉ có hai hình thức vận động bầu cử nói trên sẽ hạn chế khả năng, cơ hội để người ứng cử được tiếp cận, giới thiệu về mình đến cử tri.
 
Về hồ sơ người ứng cử, có ý kiến muốn đảm bảo nâng cao chất lượng đại biểu bằng cách quy định chặt chẽ hơn về hồ sơ người ứng cử, đồng thời bổ sung thêm phiếu lý lịch tư pháp và giấy khám sức khỏe.
 
Nhưng cũng có ý kiến đề nghị không quy định phiếu lý lịch tư pháp và giấy khám sức khỏe đối với người ứng cử và cho rằng, người ứng cử phải bảo đảm tính trung thực và phải chịu trách nhiệm về những thông tin trong hồ sơ ứng cử.
 
Mặt khác, hầu hết những người ứng cử đều do các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giới thiệu nên sẽ bảo đảm về lý lịch tư pháp và yêu cầu về sức khỏe.
 
Hơn nữa tổng số người ứng cử ĐBQH, ĐB HĐND các cấp là rất nhiều nhiệm kỳ 2011-2016 là 473.697 người), nếu cứ phải có phiếu lý lịch tư pháp sẽ gây khó khăn cho người ứng cử và cơ quan tư pháp ở các địa phương, nhất là với người ứng cử ở các xã miền núi, hải đảo đi lại khó khăn khi phải lên cơ quan tư pháp cấp tỉnh nơi có thẩm quyền cấp lý lịch tư pháp.
 
Vì  thế, dự thảo luật dự kiến không đưa ra những yêu cầu về giấy tờ này. Các ĐBQH sẽ thảo luận dự thảo luật tại tổ chiều nay.
-------------------------
Quân đội có ba vị trí cấp hàm đại tướng
Sau nhiều cuộc họp kín tại Quốc hội và UB Thường vụ Quốc hội, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sỹ quan quân đội nhân dân VN được Quốc hội thảo luận công khai sáng 6-11.
 
Trình bày báo cáo tiếp thu, giải trình của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - an ninh Nguyễn Kim Khoa cho biết:
 
“Có ý kiến đề nghị cân nhắc trần quân hàm Đại tướng của Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị trong mối tương quan với Thứ trưởng Bộ Quốc phòng và của Tổng Tham mưu trưởng vì về mặt nhà nước Tổng Tham mưu trưởng là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, là cấp phó của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng”.
 
Ủy ban thường vụ Quốc hội cho rằng: dự thảo Luật quy định Tổng Tham mưu trưởng và Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị có trần quân hàm Đại tướng bằng Bộ trưởng Bộ Quốc phòng là kế thừa Luật sĩ quan hiện hành, đã được thực tiễn kiểm nghiệm từ khi có Luật sĩ quan năm 1958, phù hợp với tổ chức của QĐNDVN.
 
“Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Chính trị là người đứng đầu cơ quan chỉ huy, lãnh đạo QĐNDVN, có vai trò, vị trí rất quan trọng được quy định trong Hiến pháp, do Chủ tịch nước bổ nhiệm. Vì vậy, đề nghị Quốc hội cho giữ như dự thảo Luật Chính phủ trình” - ông Khoa nói.
 
Như vậy, theo dự án luật này, Quân đội sẽ có tối đa 3 vị trí được phong cấp hàm đại tướng.
 
Vẫn theo ông Khoa, thành phố Hà Nội, có vị trí chính trị, quốc phòng, an ninh rất quan trọng với vai trò là Thủ đô của cả nước; Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội cơ bản kế thừa nhiệm vụ và các đơn vị thuộc Quân khu Thủ đô trước đây. 
 
TP.HCM là trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước, có vị trí chính trị, quốc phòng, an ninh quan trọng trong thế trận phòng thủ đất nước.
 
Vì những lý do trên, Ủy ban thường vụ Quốc hội “đề nghị Quốc hội quy định trần quân hàm đối với Tư lệnh, Chính ủy Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội là Trung tướng và Tư lệnh, Chính ủy Bộ Tư lệnh TP.HCM có trần quân hàm cao nhất là Trung tướng”.
 
“Chỉ huy trưởng, Chính ủy Bộ Chỉ huy quân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác là Đại tá”, ông Khoa nói.
 
Được biết, dự án Luật Công an nhân dân (sửa đổi) sẽ được Quốc hội thảo luận chiều nay, cũng quy định trần cấp hàm của Giám đốc Công an Hà Nội và Giám đốc Công an TP.HCM là trung tướng.
-------------------------
Cần nguyên tắc 'không quy chụp' phản biện
Nên quy định Mặt trận Tổ quốc tham gia góp ý xây dựng, giám sát các hoạt động của tổ chức Đảng; cần nguyên tắc “không quy chụp” với các ý kiến phản biện; phải có những quy định cụ thể tiêu chuẩn ứng cử vào Quốc hội, HĐND...
 
Đó là những ý kiến nổi bật của các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tại phiên thảo luận chiều qua 5.11 về dự luật Mặt trận Tổ quốc VN (sửa đổi) và dự án luật Bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND.
 
Thảo luận về dự luật Mặt trận Tổ quốc VN (sửa đổi), ĐB Huỳnh Minh Thiện (TP.HCM) bày tỏ đồng tình theo hướng quy định Mặt trận tham gia góp ý xây dựng Đảng, giám sát các hoạt động của tổ chức Đảng, đảng viên, phản biện xã hội đối với các đường lối chính sách của Đảng.
 
Theo ĐB Thiện, “nhân dân thực hiện quyền làm chủ thông qua giám sát các hoạt động của Đảng, Nhà nước, các tổ chức xã hội... không gì tốt hơn thông qua người đại diện của nhân dân là Mặt trận để thực hiện quyền này một cách tốt đẹp nhất. Còn từng người, từng cá nhân thực hiện thế nào luật cũng chưa quy định rõ ràng”.
 
Liên quan đến chức năng phản biện xã hội của Mặt trận, ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) đề nghị phải có nguyên tắc “không quy chụp”. “Nếu như người phản biện có những ý kiến khác biệt hoặc thậm chí trái ngược nhưng là những ý kiến mang tính chất xây dựng thì không bị quy chụp”, ĐB Nghĩa nói. Theo ĐB Nghĩa, khó khăn hiện nay là một mặt chúng ta muốn có phản biện xã hội nhưng đồng thời cũng có những tổng kết, đánh giá như “các phần tử lợi dụng giám sát, phản biện để có ý đồ chống đối...”. “Nếu không xác định rõ nguyên tắc như vậy sẽ không có ai phản biện cả”, ĐB Nghĩa nói.
 
Thảo luận về dự án luật Bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND, ĐB Đỗ Văn Đương (TP.HCM) đề nghị cần đưa ra tiêu chuẩn ĐB để các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền căn cứ vào đó để giới thiệu, cử tri nhìn vào đó để bầu. ĐB Đương bày tỏ băn khoăn về việc tăng tỷ lệ ĐB chuyên trách lên 35% nhưng trong luật chưa rõ tiêu chuẩn. “ĐB chuyên trách nếu không từ chuyên viên cao cấp trở lên với 10 năm công tác thực tiễn thì sẽ không đáp ứng được công việc. Nhiều ĐB chuyên trách không biết đọc án, nếu đi giám sát oan sai sẽ không làm được đâu…”, ĐB Đương nói.
 
Ở góc độ khác, ĐB Phạm Quang Nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, cho rằng việc tự ứng cử ở thế giới đã trở thành thông lệ nhưng “chưa thấy ở nước nào dễ như VN”. “Lúc chưa có thì quá chặt còn lúc có rồi thì quá lỏng. Tự mình làm hồ sơ ghi vào là được đưa vào danh sách. Trong khi đó người do cơ quan, tổ chức giới thiệu phải trải qua các cuộc bình xét thì người tự ứng cử không trải qua khâu nào cả”, ông Nghị nói.
 
Theo ĐB Nghị, nhiều nước có quy định tuy lỏng nhưng rất chặt, đó là người ứng cử phải tự chịu chi phí về mặt tài chính nếu không đủ bao nhiêu phần trăm số phiếu. “Tôi sang Pháp đã hỏi rất kỹ điều này, không có chuyện ai muốn ứng cử tổng thống cũng được vì anh phải chịu một chi phí lớn trong quá trình vận động tranh cử”, ĐB Nghị nói.
 
ĐB Trương Trọng Nghĩa thì cho rằng, cần cụ thể hóa tiêu chuẩn của người ứng cử vào QH, HĐND và trong đó cần có lý lịch tư pháp và xác nhận sức khỏe. “Giấy khám sức khỏe người ứng cử này không phải như khám sức khỏe lái xe mà phải có trắc nghiệm trình độ, tâm lý. Bởi vì trình độ, tâm thần của anh không qua được trắc nghiệm thì không nên ứng cử. Vì 5 năm kéo dài nhiều áp lực mà tinh thần không tốt thì khó hoàn thành nhiệm vụ với dân”, ĐB Nghĩa nói. Cũng theo ĐB này, cần có quy định để đảm bảo công bằng cho các ứng cử viên không thuộc tổ chức nào nhưng theo Hiến pháp họ vẫn có quyền ứng cử.
-------------------------
Quan sát nghị trường: Kiêm nhiệm sẽ khó chu toàn
Theo quy định, ĐBQH kiêm nhiệm phải dành 1/3 thời gian làm việc của mình cho Quốc hội, nhưng thời gian 1/3 này sẽ không đủ nếu đại biểu làm việc thật sự. 
 
Ví dụ muốn góp ý một văn bản luật phải dành vài ngày nghiên cứu dự thảo luật, tìm tài liệu tham khảo, ngoài tham khảo sách báo còn tham khảo các kênh thông tin khác...
 
Một năm có khoảng 20 luật mới, khoản thời gian dành cho việc nghiên cứu và đóng góp ý kiến này không nhỏ, ngoài ra đại biểu còn tham gia các công việc khác của Quốc hội.
 
Nếu đại biểu làm đủ 1/3 thời gian này cho Quốc hội thì phần công việc ở địa phương (hay cho ngành mình đang công tác) sẽ không thể chu toàn.
 
Mà phần công việc này dù có giao cấp phó làm thay khi đi vắng thì trách nhiệm cuối cùng vẫn thuộc về mình, nhất là khi đại biểu là người đứng đầu cơ quan.
 
Đại biểu Quốc hội nào lựa chọn ưu tiên công việc tại địa phương thì công việc ở Quốc hội lại tham gia một cách “được chăng hay chớ”.
 
Về mặt tâm lý, dân ta có câu “Ăn cây nào rào cây nấy”, đại biểu công tác ở địa phương thì hiện tại, tương lai toàn bộ gắn với địa phương đó, do đó họ phải đầu tư thỏa đáng công việc của mình ở địa phương.
 
Chưa kể những điều họ phát biểu mâu thuẫn với trung ương sẽ làm địa phương không hài lòng vì nó rõ ràng ảnh hưởng đến quyền lợi địa phương, nhất là các địa phương còn phụ thuộc ngân sách, dự án, công trình của trung ương.
 
Đại biểu còn bất đắc dĩ khoác áo của ngành dù luật không quy định.
 
Nếu đại biểu trong ngành giáo dục mà phản bác Bộ Giáo dục - đào tạo, ngành y tế mà phản bác Bộ Y tế là những việc rất khó, dễ bị cho là “vạch áo cho người xem lưng”, dù việc phản bác là đúng cũng sẽ ảnh hưởng không tốt đối với họ và địa phương họ trong mối quan hệ với bộ ngành trung ương (ví dụ trường hợp đại biểu Phạm Khánh Phong Lan với phát biểu liên quan đến Bộ Y tế gần đây).
 
Điều này đặt đại biểu vào tình huống khó khăn, xung đột về lợi ích. Do đó khiến cho đại biểu khi cần đấu tranh thẳng thắn trong nghị trường phải suy tính rất kỹ càng. Nhiều đại biểu thường im lặng hoặc phát biểu khéo léo, nhẹ nhàng, thậm chí né tránh một phần sự thật...
 
Từ thực tế đó cho thấy muốn làm tốt công việc của mình, đại biểu Quốc hội phải chuyên nghiệp, chuyên trách chứ không thể kiêm nhiệm nửa vời.
 
Để nâng cao hiệu quả của đại biểu Quốc hội phải có cơ chế hoạt động càng chuyên nghiệp càng tốt, đại biểu Quốc hội phải qua đào tạo và trải qua một số công việc nhất định để khẳng định năng lực. Cần tránh việc đưa ra bầu cho đủ thành phần, cơ cấu mà xem nhẹ chất lượng.
 
Lúc tôi làm đại biểu Quốc hội, có kỳ họp dài nhất tính cả ngày nghỉ thứ bảy, chủ nhật là 43 ngày. Đây là thời gian quá dài, sẽ ảnh hưởng đến công việc địa phương và gây tâm lý mệt mỏi, nhất là đại biểu không chuyên trách ở các tỉnh.
 
Chắc chắn đại biểu sẽ gặp khó khăn khi trở lại công việc ở địa phương. Hơn thế, do cơ quan hành pháp và tư pháp hoạt động chuyên trách liên tục và thường xuyên, có những việc xảy ra thời gian giữa hai kỳ họp Quốc hội, phải chờ đến 4-5 tháng mới được đưa ra bàn nên có giảm tính thời sự.
 
Vì thế trước đây đã có nhiều ý kiến góp ý nên để thời lượng họp không đổi nhưng chia kỳ họp Quốc hội theo từng quý sẽ giải quyết công việc kịp thời hơn.
-------------------------

Tin Phap Luat Tin Phap Luat tổng hợp

Trở về

Bài cùng chuyên mục

Văn phòng luật

Danh sách luật

Danh sách đầy đủ >>

Liên hệ quảng cáo: 0983 006 168

Thiết kế web nhanh

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal giá rẻ, chuẩn SEO, chất lượng cao

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Tin kinh tế 

Tin kinh tế, giao thương, khuyến mãi, quảng bá sản phẩm,trang vàng doanh nghiệp,...

www.tinkinhte.com

Quảng cáo: 098 300 6168

Tin sức khỏe

Hệ thống mạng vì sức khỏe cộng đồng với hơn 300 kênh đang được phát triển

www.tinsuckhoe.com

Hợp tác: 090 620 7650

tinkhoahoc.com- Ads demo

Tin pháp luật

Tin pháp luật, văn bản luật, Văn phòng luật sư, giải đáp pháp luật,...

www.tinphapluat.com

Hợp tác: 090 620 7650

Thế giới thời trang

Thời trang Việt Nam, Shop thời trang, Mua bán thời trang, trang vàng thời trang,...

www.fashion365.vn

Hợp tác: 0127 399 6475

Cổng nhôm đúc

Cổng nhôm đúc, cầu thang nhôm đúc, lan can nhôm đúc, hàng rào nhôm đúc,...

www.congnhadep.com

Tư vấn: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Kiến trúc xanh

Thiết kế biệt thự, thiết kế nhà đẹp, thiết kế sân vườn, thiết kế nội ngoại thất,...

www.kientrucxanh.net

Tư vấn: 098 206 9958

Phong thủy 24h

Phong thủy học, xem tuổi làm nhà, nội thất phong thủy, vật phẩm phong thủy,...

www.phongthuy24h.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thiết kế nhà dân

Thiết kế nhà dân, thiết kế biệt thự, dịch vụ xây dựng, sửa chữa nhà ở, văn phòng...

www.thietkenhadan.com

Hợp tác: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Web trên smart phone

Chuyên phát triển web chạy trên smart phone và các thiết bị di động, thân thiện, chuẩn SEO,...

www.mobileweb.vn

Hợp tác: 098 300 6168

Máy lọc nước gia đình

Cung cấp máy lọc nước RO, sửa chữa máy lọc nước, thay lõi lọc máy lọc nước,...

www.maylocnuocgiadinh.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thế giới động vật

Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã, thú cưng, chim cá cảnh,...

www.thegioidongvat.net

Hợp tác: 0127 399 6475

tinkhoahoc.com- Ads demo