Tin Quốc hội đang họp sáng 05-11-2014: Nóng xoay quanh dự án sân bay long Thành

  • Cập nhật : 05/11/2014

 Cần minh bạch hiệu quả đầu tư sân bay Long Thành

Hôm qua, phát biểu tại thảo luận tổ xung quanh chủ trương xây dựng cảng hàng không Long Thành, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân bày tỏ: "Các đại biểu băn khoăn là đúng. Lần này, trình ra Quốc hội để xin chủ trương, chưa phải đủ điều kiện để bấm nút thông qua. Công trình này có chủ trương lâu rồi và chỉ là chủ trương để nghiên cứu".
 
"Tôi thấy, dự án này quá cần thiết. Quy mô của cảng hàng không như thế rất cần thiết cho sự phát triển trong tương lai trong điều kiện sân bay Tân Sơn Nhất (TSN) quá tải. Có người nói, có 1.500 ha chưa sử dụng hết, nhưng TSN có thể mở thêm đường băng, nhưng không thể giải tỏa dân để mở đường, độ an toàn trên không của TSN cũng không đảm bảo. Không có sân bay nào nằm lọt thỏm giữa TP hàng chục triệu dân. HĐND TP.HCM cũng ra nghị quyết không mở rộng công suất của sân bay TSN. Có nghĩa, đến một lúc nào đó TSN sẽ quá tải", bà Ngân nói.
 
Theo bà Ngân, vấn đề đặt ra trong tình hình nợ công hiện nay thì vốn xây dựng sân bay lấy ở đâu. Tuy nhiên vấn đề là đến giai đoạn 2020 - 2030 mới khai thác dần chứ không phải thực hiện ngay.
 
"QH rất cần nghị quyết để minh bạch hiệu quả đầu tư, chi phí đầu tư sân bay, khái toán là cao so với các sân bay khu vực. Bộ GTVT chưa đưa ra con số cụ thể để nói cao hay thấp. Nếu không tính để QH so sánh, xem suất đầu tư chia cho hành khách, tiền đầu tư/m2 là bao nhiêu thì nếu không khéo lại thành sân bay đắt nhất hành tinh giống như con đường đắt nhất hành tinh. Đây là vấn đề quan trọng", bà Ngân nói.
 
Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị đặt vấn đề: "Có những công trình khi đưa ra QH thảo luận thì không khí thảo luận không đồng thuận nhưng khi triển khai thành công và ngược lại. Ví dụ, dự án đường dây 500 kv bắc - nam thì QH không đồng tình lắm nhưng triển khai thì lại thành công. Thủy điện Sơn La thì 50-50 nhưng khi triển khai thì thành công hơn mong đợi cả về thời gian và hiệu quả. Nhưng cũng có những dự án thì kết quả dường như không như mong đợi: dầu khí Dung Quất, bauxite Tây nguyên. Có những dự án thì không rõ ưu hay khuyết nhiều hơn, ví dụ như đường Hồ Chí Minh. Đưa vốn vào đấy nhưng chôn vốn hơi lâu… Nói như vậy để thấy rằng quyết để chắc chắn rằng sẽ thành công là khó".
 
Theo ông Nghị, "về Long Thành, đúng là chúng ta cũng cần phải có một  sân bay quốc tế tầm cỡ như vậy khi so sánh tương quan với những nước như Thái Lan, Singapore, Malaysia. Nhưng cần cân nhắc ODA là phải trả lãi, huy động vốn PPP thì chưa có gì chắc chắn cả. Tờ trình hơi lãng mạn, hơi lạc quan, ví dụ nói sân bay ra đời thì xung quanh sẽ trở thành một đô thị sân bay thì lãng mạn quá. Mong muốn có một sân bay bằng các nước trong khu vực thì có thể đến thời điểm đó họ sẽ hơn, do vậy phải tính toán về mức độ cạnh tranh. Cần tính toán kỹ. Bài học bauxite Tây nguyên, hiệu quả kinh tế có vấn đề, giao thông chưa được tính đến".
-------------------------
3 băn khoăn của TBT báo Nhân Dân về sân bay Long Thành
Đại biểu Thuận Hữu (tổng biên tập báo Nhân dân) đã bày tỏ những băn khoăn về vấn đề xây dựng sân bay Long Thành.
 
Thứ nhất là tính cấp thiết. Như giải thích của Bộ Giao thông vận tải, xây dựng sân bay Long Thành để chống quá tải cho sân bay Tân Sơn Nhất và để đất nước có một cảng hàng không quốc tế hiện đại. 
 
Theo tôi biết, hiện nay công suất khai thác sân bay Tân Sơn Nhất khoảng 20 triệu lượt người/năm. Nếu so sánh với sân bay các nước khác, họ đón 50-60 triệu lượt người/năm, cũng chỉ có diện tích khoảng 1.200 hecta như Tân Sơn Nhất.
 
Hơn nữa, từ lúc bắt đầu xây dựng sân bay Long Thành cho đến lúc sân bay này giảm tải được cho Tân Sơn Nhất, trong thời gian đó hành khách đến Tân Sơn Nhất có lên đến 50 triệu lượt hay vẫn vẫn chỉ dưới 30 triệu lượt?
 
Những vấn đề này chưa được giải thích thoả mãn.
 
Hơn nữa, xung quanh ta Thái Lan, Malaysia, Singapore đều có cảng hàng không trung chuyển rất lớn.
 
Thứ hai là hiệu quả đầu tư. Dự án vạch ra tầm nhìn đến năm 2030 đạt công suất 50 triệu hành khách/năm, nhưng đến lúc đó không có như vậy thì sao? Phải giải thích vì sao mà đạt được công suất đó, và đến lúc đó thì sân bay Tân Sơn Nhất làm gì? Theo tôi thì hiệu quả đầu tư chưa rõ.
 
Thứ ba là về nguồn vốn quá lớn. Nói là từ nhiều nguồn vốn, vốn nhà nước, vốn vay, vốn doanh nghiệp… Nhưng tính đi, tính lại rồi cuối cùng cũng là vốn nhà nước. Dù là doanh nghiệp được nhà nước bảo lãnh hay là vốn ODA thì cũng thế thôi. Cũng là con cháu chúng ta gánh nợ công.
 
Theo tôi nên cân nhắc thời điểm đầu tư. Bây giờ nợ công đang nặng, mỗi người dân đang gánh gần 1.000 USD nợ công, thêm dự án lớn vào thì đáng lo ngại.
 
Thực sự đất nước có nguồn vốn dồi dào thì làm Long Thành rất tốt, nhưng ta đang giật gấu vá vai cho nên Quốc hội cần cân nhắc thời điểm.
-------------------------
Sân bay Long Thành: Dự án 'hơi lãng mạn'
"Có chỗ dự án viết hơi lãng mạn, lạc quan, như sân bay Long Thành sẽ tạo ra thành phố sân bay, đô thị sân bay”, Bí thư Thành ủy Hà Nội, đại biểu Quốc hội Phạm Quang Nghị nhận định. .
 
Hôm qua, thảo luận tại tổ về dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, nhiều đại biểu Quốc hội (QH) bày tỏ sự đồng tình về chủ trương xây dựng. Tuy nhiên, các đại biểu còn băn khoăn về phương án huy động vốn trong bối cảnh nợ công tăng cao và cho rằng dự án viết hơi lãng mạn.
Không quyết sợ mất cơ hội
 
ĐB Chu Sơn Hà (Hà Nội) thừa nhận, trong bối cảnh nợ công đến ngưỡng thì bàn về chủ trương đầu tư một dự án lớn như sân bay Long Thành là khó. Tuy nhiên, ông Hà bày tỏ sự ủng hộ về chủ trương đầu tư xây dựng sân bay Long Thành hiện đại, quy mô tầm khu vực, là điểm trung chuyển quốc tế trong bối cảnh sân bay Tân Sơn Nhất sẽ quá tải, khả năng mở rộng khó khăn do nằm ở trung tâm TP.HCM.
 
“Lúc này QH quyết định chủ trương để làm các bước tiếp theo của quy trình triển khai một dự án trọng điểm quốc gia là cần thiết”, ông Hà nói.
 
ĐB Nguyễn Hồng Sơn (Hà Nội) nhận định, báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế đưa ra những đánh giá thận trọng, sau đó, báo cáo bổ sung của Chính phủ đã làm rõ các vấn đề cần thiết trong việc xây dựng sân bay Long Thành.
 
“Sân bay Tân Sơn Nhất còn diện tích trên sổ sách, những không mở rộng được liên quan đến vùng không lưu, hạn chế bay. Quy hoạch đã tính nhiều điểm khác nhau và chọn Long Thành là hợp lý, phù hợp”, ông Sơn nói và cho rằng, lúc này QH cho chủ trương để Chính phủ nghiên cứu, triển khai các bước tiếp theo là hợp lý bởi để lại thì “cơ hội trôi mất”.
 
ĐB Bùi Thị An (Hà Nội) bày tỏ, bà bị rằng xé bởi nhiều thông tin trái chiều từ các nhà khoa học và lý lẽ nào đưa ra cũng có phần đúng. “Tuy nhiên phải có chính kiến của mình là cơ bản ủng hộ bởi giao thông nên đi trước một bước. Trước đây cầu Thăng Long bị chê lãng phí mãi, nhưng nay thì thấy lưu lượng quá lớn. Nếu để đầy đủ các điều kiện mới cho chủ trương sợ sẽ muộn, không đón nhận được cơ hội”, bà An nói.
 
ĐB Trần Du Lịch (TP.HCM) nhấn mạnh, về lâu dài phía nam cần một sân bay nữa. Tờ trình nói, dự án sẽ triển khai ngay để năm 2023 xong giai đoạn 1a, nhưng dự án này có cấp thiết không thì đó là vấn đề.
 
ĐB Trần Du Lịch kiến nghị, cần mời các chuyên gia phân tích cụ thể những vấn đề như tại sao không thể mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất mà phải làm sân bay mới? Cũng theo ĐB Lịch, tại cuộc hợp mới đây của Ủy ban Kinh tế, các chuyên cho biết, sân bay Tân Sơn Nhất đã quá tải và khó mở rộng, không chỉ là vấn đề thiếu mặt bằng dưới đất mà có cả vấn đề an toàn không lưu.
 
ĐB Phạm Văn Gòn (TP.HCM) nêu rõ, nợ có thể vẫn phải nợ nhưng mà làm thì cũng vẫn phải làm. Còn nếu  chỉ mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất thì sẽ phải giải tỏa, làm khổ dân. “Nếu làm sân bay mới, phải có phương án chi tiết hơn, phải hạn chế thất thoát, tham nhũng, để thế hệ con cháu mai sau được hưởng thụ thành quả đó”, ông Gòn nêu quan điểm.
 
Đề án hơi quá sức tưởng tượng
 
Tuy nhiên, ĐB Trịnh Ngọc Thạch lại có quan điểm hoàn toàn ngược lại. Ông Thạch cho rằng, với tình hình nợ công hiện nay thì dự án xây dựng sân bay Long Thành “hơi quá sức tưởng tượng” do vậy, nên gác lại dự án này để tập trung việc khác, 15- 20 năm nữa mới đặt ra.
 
ĐB Trịnh Thế Khiết (Hà Nội) cùng lo ngại về số vốn 360 nghìn tỷ đồng của dự án, bằng thu nội địa một năm của Việt Nam nên “không thể nhịn ăn một năm để làm một sân bay”. Theo ông Khiết, số tiền đó mới trên dự án, còn thực tế có thể cao hơn do nhiều công trình đã bị đội vốn đầu tư.
 
“Sân bay Long Thành là điểm trung chuyển trong khu vực, vậy so với Singapore, Thái Lan độ chuyên nghiệp, hiện đại thì Việt Nam cạnh tranh ra sao”, ông Khiết băn khoăn.   
 
ĐB Đỗ Kim Tuyến (Hà Nội) cho rằng, quyết định chủ trương phải đặt trong hoàn cảnh, khả năng của Việt Nam. Nếu thông qua chủ trương, thì năm 2016 bặt đầu các bước triển khai và 2018 khởi công. Trong khi, đây vẫn trong giai đoạn nợ công cao. Như vậy đã bỏ ra vài tỷ USD giải phóng mặt bằng nên phải cân nhắc kỹ chứ không thể cho chủ trương rồi mai kia lại bảo dừng lại.
 
Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị dẫn chứng 6- 7 công trình, dự án đã đưa ra QH xin chủ trương. Có công trình ra QH không ít những ý kiến băn khoăn nhưng sau đó chứng mình thấy quyết định đúng như dự án đường dây 500 KV; thủy điện Sơn La. Tuy nhiên, cũng có công trình đến này thấy chưa hiệu quả như khai thác bô- xít Tây Nguyên.
 
Đối với dự án sân bay Long Thành, ông Phạm Quang Nghị cho rằng, dự án là cần thiết nhưng vấn đề là vốn từ đâu. “Chưa có gì chắc chắn dự án huy động được vốn từ xã hội. Có chỗ dự án viết hơi lãng mạn, lạc quan, như sân bay Long Thành sẽ tạo ra thành phố sân bay, đô thị sân bay”, ông Nghị nói. 
 
ĐB Nguyễn Phi Thường (Hà Nội) bày tỏ, nợ công là nỗi lo lắng bao trùm của đại biểu QH và nhân dân. “Đưa ra dự án 18 tỷ USD lúc này là vấn đề lớn, là quyết định dũng cảm của Chính phủ và Bộ GTVT”, ông Thường nói và đề nghị làm rõ phương án khai thác kinh doanh. Ngoài ra, dự án cần khống chế suất đầu tư hợp lý hơn.
 
Nên lùi lại thời điểm thích hợp
 
ĐB Huỳnh Minh Thiện (TP.HCM) chỉ rõ, trong điều kiện hiện nay tốt nhất nên mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất, chưa nên làm sân bay Long Thành. Lý lẽ ông Thiện đưa ra, diện tích mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất không phải không có, vì có thể lấy 156 ha đất dự án sân golf trong sân bay này. Cử tri nói rằng chính dự án sân golf đã làm mất lòng tin đối với họ. Ngoài ra, cần làm rõ xem dự án Long Thành có cấp thiết không?
 
“Dự kiến dự án này tiêu tốn 17,8 tỷ đô la là con số rất lớn, cho nên phải liệu cơm gắp mắm. Các báo cáo giám sát cho thấy đầu tư còn dàn trải, khai thác không hiệu quả, trong đó có nhiều dự án trong ngành giao thông. Nợ công, bội chi cao như vậy và chúng ta đang phải suy nghĩ kiếm tiền đâu tăng lương vậy mà lại đưa ra đầu tư dự án sân bay lớn như vậy có hợp lý không?”, ông Thiện bày tỏ.
 
Đồng tình quan điểm này, ĐB Đỗ Văn Đương đề nghị hủy dự án sân golf, lấy đất mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất. “Làm gì thì làm phải chú ý đến niềm tin của dân. Dân hỏi tiền ở đâu mà làm? Chúng ta cũng không nên chỉ nhìn vào chiến lược ngành hàng không, trong đất nước còn nhiều vấn đề quan trọng, vấn đề an sinh khác.
 
ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) nhấn mạnh, đối với dự án Long Thành, QH cần cân nhắc, làm rõ thêm các luận chứng kinh tế. “Chúng ta có thể mù mờ nhưng cử tri không mù mờ mà rất sáng suốt, vì họ không có lợi ích, không phải e dè, phải né cấp trên hay cấp dưới. Tôi nghĩ với thông tin như thế này, QH cũng không nên quyết  chủ trương. Nên để đến kỳ họp sau để xem xét kỹ lưỡng hơn. Trong thời gian đó, ĐB cần thu thập thêm thông tin và Chính phủ cũng cần tổ chức một số hội nghị khoa học phản biện. Với một dự án lớn phải rất thận trọng, nếu không chúng ta sẽ để lại món nợ lớn cho con cháu”, ĐB Nghĩa phát biểu.
 
ĐB Nguyễn Thị Dung (TP.HCM) đề nghị nên nghiên cứu nhiều mặt của dự án, tốt nhất nên để đến sau năm 2030 sẽ tính toán. ĐB này cũng cho rằng hiện tại có thể mở rộng sân bay Biên Hòa theo hướng có thể sử dụng chung cho cả mục đích dân sự. “Khổ nhất cuối cùng vẫn là người dân, tôi mong QH nghiên cứu, cân nhắc thận trọng vì sự ổn định đời sống nhân dân”, bà Dung kiến nghị.
 
“Dự án nói sẽ đạt 50- 100 triệu khách/năm là hoàn toàn suy đoán. Thử hỏi 50 năm nữa khách vào ta được bao nhiêu? Đành rằng, lâu fài phải có sân bay mang tầm khu vực, nhưng lần này QH chỉ nên cho chủ trương. Còn thời gian làm, phải chờ ít nhất sau 2030, khi chúng ta có của ăn của để. Cho chủ trương để có quy hoạch, tránh chưa có dự án đã có chuyện phân lô bán nền, để rồi lại có những con đường đắt nhát hành tinh, những sân bay đắt nhất hành tinh”, ĐB Đương băn khoăn.
----------------------
Cần thiết giảm thuế cho doanh nghiệp
Hôm qua (4.11), các đại biểu Quốc hội  đã có một phiên thảo luận tại tổ khá sôi nổi về tờ trình của Chính phủ sửa đổi một số điều của các luật thuế.
 
Cần có sự phân biệt
 
Nhận xét về tờ trình của Chính phủ đề nghị Quốc hội (QH) tiếp tục cho miễn, giảm thuế, xóa tiền phạt nợ thuế của một số đối tượng doanh nghiệp (DN), đại biểu Phùng Văn Hùng (Cao Bằng) cho rằng: “Các DN những năm qua đúng là quá khó khăn. Có những thời điểm lãi suất trên 20% như vậy thì DN chậm nộp thuế, không có tiền trả tiền phạt thì đó là hậu quả của thời kỳ lạm phát quá cao. Do đó, miễn tiền phạt nhưng vẫn thu nợ gốc là đúng”.
 
ĐB Trần Quang Chiểu (Nam Định) cũng ghi nhận việc xóa tiền phạt nợ thuế cho nhiều DN do nguyên nhân khách quan. “Nhiều nơi, DN nợ tiền do ngân sách nhà nước nợ (tiền đầu tư xây dựng cơ bản) không trả cho họ, chính nhà nước gây ra gánh nặng cho họ hay trường hợp đối tác của DN phá hợp đồng thì miễn tiền phạt, tiền thuế cho những DN này là rất đúng đắn”, ông nói.
 
Tuy nhiên, ông tỏ ý không đồng tình với đề xuất của Chính phủ về chính sách thuế với ngành công nghiệp hỗ trợ khi quy định một số sản phẩm lần đầu do VN sản xuất thì được ưu đãi mức thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) 10% trong 30 năm. “Điều này bất hợp lý vì có những sản phẩm lần đầu ở VN sản xuất nhưng lại là rác thải, là công nghệ hạng hai, hạng 3 ở nước ngoài rồi thì sao?”, ông Chiểu lập luận và đề nghị Chính phủ cần thiết kế điều này rõ hơn, theo tiêu chí “công nghệ cao” trong luật Khoa học công nghệ.
 
ĐB  Nguyễn Thành Tâm (Tây Ninh) cũng cho rằng, đề xuất về thuế TNDN ưu đãi cho dự án quy mô lớn (trên 12.000 tỉ đồng) trong 30 năm cũng không hợp lý vì trong khoảng thời gian dài như vậy thì công nghệ áp dụng cho dự án đó không còn là công nghệ cao của thế giới.
 
Trưởng ban Kinh tế T.Ư Vương Đình Huệ nói rằng, các chính sách miễn, giảm, ưu đãi thuế lần này, theo đánh giá tác động sẽ làm giảm thu ngân sách 10.000 tỉ đồng/năm. “Nếu là các DN vừa và nhỏ, DN phục vụ nông nghiệp… thì Chính phủ, QH không tiếc gì. Nhưng trong dự thảo luật không nói rõ chỗ này tháo gỡ cho ai, đối tượng nào được hưởng. Nên Ủy ban Tài chính - Ngân sách cần xem kỹ, trình bày rõ hơn”, ông nêu ý kiến.
 
Thảo luận tại tổ Hà Nội, ĐB Nguyễn Thị Nguyệt Hường nói: “Hiện nay một phần lớn giới trẻ đang bị nghiện game. Họ ít đọc sách hơn và dành nhiều thời gian cho game nên nếu thuế là công cụ hữu hiệu để điều tiết việc tiêu dùng thì cân nhắc sử dụng đối với game online”. Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông Nguyễn Bắc Son cho rằng: “Dù có nhiều tác hại nhưng game cũng góp phần phát triển kinh tế”. Ông lấy ví dụ, Trung Quốc đã phát triển mạnh mẽ về game, thành lập học viện game và hình thành nền công nghiệp game. “Ở nước họ, game nước ngoài muốn vào thì phải liên kết với một công ty trong nước và chỉ được chiếm 5%. Còn ở VN, Chính phủ đã có nghị định đưa game vào một trong những dịch vụ cung ứng số. Doanh thu năm 2013 được 4.000 tỉ đồng, tạo việc làm cho 7.500 người. Vì vậy cần khuyến khích game giải trí, hạn chế game bạo lực và kiểm soát thời gian chơi game”, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son cho biết. Ông nói: “Hiện chưa có nước nào đưa game vào danh mục thực hiện thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB). Vì vậy tôi đề nghị không nên đánh TTĐB đối với game”.
 
Nhiều ĐBQH đồng ý với đề xuất của Chính phủ về lộ trình tăng thuế TTĐB với các mặt hàng bia, rượu, thuốc lá… để hạn chế sử dụng và cũng để tăng thu ngân sách.
 
ĐB Nguyễn Thị Thu Hằng (Nam Định) nói: “VN là một trong nhóm 15 nước hút thuốc lá nhiều nhất thế giới, giá bán lẻ thấp nên thanh thiếu niên dễ tiếp cận, sử dụng còn người lớn lại không có áp lực. Do đó, nên áp mức thuế, cao hơn đề xuất, theo tôi là 90%”. Tuy nhiên, ĐB Bùi Đức Hạnh (Lào Cai) lại cho rằng, nếu thuế TTĐB với rượu, thuốc lá tăng cao thì việc chống buôn lậu với các mặt hàng này sẽ rất khó khăn: “Chúng ta đã để thuế với thuốc lá khá cao nên trên thực tế, hằng năm, một lượng thuốc lá lậu không nhỏ  từ Thái Lan, Campuchia… tràn vào VN qua biên giới giáp Hà Tĩnh, Quảng Trị…”. “Nếu giá thuốc lên, sức ép đẩy hàng buôn lậu vào càng lớn.  Mặt hàng rượu cũng vậy, không hẳn tăng thuế, giá rượu lên là người ta bỏ được. Người ta có thể dùng rượu nấu, rượu nhập lậu”, ĐB Bùi Đức Hạnh lập luận.
 
Giảm thuế cho báo điện tử xuống còn 10%
 
 Báo chí cách mạng VN đã có những đóng góp rất lớn, đặc biệt trong tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, thông tin kịp thời về các vấn đề lớn của đất nước, tạo ra dư luận tốt trong xã hội. Trong thời gian qua điều kiện kinh tế xã hội, do xu hướng tiếp cận thông tin, với điều kiện công nghệ thông tin phát triển mạnh việc thông tin tuyên truyền trên báo giấy gặp rất nhiều khó khăn. Hiện nay Chính phủ đã kịp thời có những chủ trương đúng đắn tức là có chính sách giảm thuế cho báo in xuống 10%. Việc này đã giúp đỡ cho báo chí rất nhiều, giúp báo chí vượt qua khó khăn. Nhưng hiện nay xu thế mảng báo in ít dần đi, việc đọc báo điện tử sẽ tăng lên nhiều. Báo chí của VN cũng đang chuyển dần sang xu thế báo điện tử. Nhưng hiện nay về chính sách báo điện tử vẫn chịu mức thuế 22%. Quan điểm của tôi là cần có sự hỗ trợ đối với báo điện tử để xây dựng được những tờ báo điện tử mạnh, trở thành nòng cốt tuyên truyền chủ trương của Đảng, Nhà nước, thông tin kịp thời trên mạng, định hướng dư luận đúng đắn. Đây là việc rất bức thiết và kiến nghị của tôi là có chính sách hỗ trợ cho báo điện tử. Cụ thể là giảm thuế xuống mức 10% như báo in.
 
ĐB Nguyễn Đắc Vinh (Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn)
-------------------------

Tin Phap Luat Tin Phap Luattổng hợp

Trở về

Bài cùng chuyên mục

Văn phòng luật

Danh sách luật

Danh sách đầy đủ >>

Liên hệ quảng cáo: 0983 006 168

Thiết kế web nhanh

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal giá rẻ, chuẩn SEO, chất lượng cao

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Tin kinh tế 

Tin kinh tế, giao thương, khuyến mãi, quảng bá sản phẩm,trang vàng doanh nghiệp,...

www.tinkinhte.com

Quảng cáo: 098 300 6168

Tin sức khỏe

Hệ thống mạng vì sức khỏe cộng đồng với hơn 300 kênh đang được phát triển

www.tinsuckhoe.com

Hợp tác: 090 620 7650

tinkhoahoc.com- Ads demo

Tin pháp luật

Tin pháp luật, văn bản luật, Văn phòng luật sư, giải đáp pháp luật,...

www.tinphapluat.com

Hợp tác: 090 620 7650

Thế giới thời trang

Thời trang Việt Nam, Shop thời trang, Mua bán thời trang, trang vàng thời trang,...

www.fashion365.vn

Hợp tác: 0127 399 6475

Cổng nhôm đúc

Cổng nhôm đúc, cầu thang nhôm đúc, lan can nhôm đúc, hàng rào nhôm đúc,...

www.congnhadep.com

Tư vấn: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Kiến trúc xanh

Thiết kế biệt thự, thiết kế nhà đẹp, thiết kế sân vườn, thiết kế nội ngoại thất,...

www.kientrucxanh.net

Tư vấn: 098 206 9958

Phong thủy 24h

Phong thủy học, xem tuổi làm nhà, nội thất phong thủy, vật phẩm phong thủy,...

www.phongthuy24h.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thiết kế nhà dân

Thiết kế nhà dân, thiết kế biệt thự, dịch vụ xây dựng, sửa chữa nhà ở, văn phòng...

www.thietkenhadan.com

Hợp tác: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Web trên smart phone

Chuyên phát triển web chạy trên smart phone và các thiết bị di động, thân thiện, chuẩn SEO,...

www.mobileweb.vn

Hợp tác: 098 300 6168

Máy lọc nước gia đình

Cung cấp máy lọc nước RO, sửa chữa máy lọc nước, thay lõi lọc máy lọc nước,...

www.maylocnuocgiadinh.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thế giới động vật

Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã, thú cưng, chim cá cảnh,...

www.thegioidongvat.net

Hợp tác: 0127 399 6475

tinkhoahoc.com- Ads demo