Tin kinh tế trưa 30-03-2015: Vốn vào giao thông, nhìn từ cuộc gọi của Bộ trưởng Thăng - "Siêu" dự án 4 tỷ USD Nam Hội An tìm được chủ mới

  • Cập nhật : 30/03/2015

 Vốn vào giao thông, nhìn từ cuộc gọi của Bộ trưởng Thăng

Tuần trước, trong chuyến kiểm tra dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 6, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng rút điện thoại gọi thẳng cho chủ tịch một ngân hàng thương mại cổ phần, đề nghị tháo gỡ nguồn vốn cho dự án này.
 
Sự việc xảy ra khi ông Thăng đang hết sức sốt ruột với tiến độ khá chậm trễ của dự án.
 
Rất cần vốn, nhưng...
 
Ông Nguyễn Đăng Giáp, Tổng giám đốc Tổng công ty 36, chủ đầu tư dự án này theo hình thức BOT, cho biết rằng đến nay nhà đầu tư đã huy động 100% vốn chủ sở hữu (374 tỷ đồng), còn phần vốn tín dụng đang "mắc kẹt”. Lý do là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB) chưa tiến hành giải ngân. 
 
Trước kiến nghị của nhà đầu tư, ngay tại hiện trường, Bộ trưởng Đinh La Thăng trực tiếp điện thoại cho ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch SHB, đề nghị lãnh đạo ngân hàng nhanh chóng giải quyết các thủ tục theo quy định để giải ngân vốn tín dụng cho dự án.
 
Trao đổi với VnEconomy, ông Đỗ Quang Hiển xác nhận cuộc gọi này, và cho biết nội dung cuộc nói chuyện là về vấn đề vốn cho dự án.
 
Theo ông Hiển, dự án đã được triển khai và đang đi vào giai đoạn hoàn thiện, và việc chậm giải ngân do phía Tổng công ty 36 "chưa chứng minh được việc thực hiện đầy đủ vốn đối ứng theo quy định của hợp đồng BOT".
 
Tuy nhiên, ông Hiển giải thích thêm rằng đây là vấn đề kỹ thuật, không phải vấn đề thanh khoản. 
 
"Hiện nay nguồn vốn của SHB dồi dào, thanh khoản tốt nên SHB tài trợ vốn cho các dự án trọng điểm quốc gia BT, BOT. Một số dự án do SHB tài trợ vốn sắp hoàn thành đi vào khai thác, một số dự án đang triển khai. SHB tài trợ vốn cho các dự án có tính khả thi cao trên cơ sở nghiên cứu, phân tích kỹ lưỡng, thẩm định kỹ càng nhằm đảm bảo nguồn vốn cho vay an toàn, hiệu quả", ông Hiển nói. 
 
Không như giai đoạn trước đây các dự án giao thông thường gặp khó khăn trong việc tìm vốn, các dự án BT, BOT giờ đây đã và đang nhận được sự hỗ trợ vốn rất tốt từ hệ thống ngân hàng.
 
Theo Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, thuộc Ngân hàng Nhà nước, trong quy hoạch phát triển giao thông đường bộ đến năm 2020, ước tính nhu cầu vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đến năm 2020 bình quân khoảng 202 nghìn tỷ/năm, trong đó một số dự án giao thông quan trọng, cấp bách như quốc lộ 1 cần bình quân 22 nghìn tỷ đồng/năm; đường Hồ Chí Minh cần bình quân 27 nghìn tỷ đồng/năm... 
 
Như vậy, việc huy động tối đa mọi nguồn lực xã hội để đầu tư cho các dự án hạ tầng giao thông là rất cần thiết, trong đó có sự hỗ trợ tích cực của ngành ngân hàng, và đặc biệt nguồn vốn tín dụng từ các tổ chức tín dụng giữ vai trò hết sức quan trọng. 
 
Chỉ tính riêng 63 dự án BOT, BT, PPP do Bộ Giao thông Vận tải quản lý, các ngân hàng thương mại tham gia tài trợ tới 135 nghìn tỷ đồng (chiếm trên 89% tổng mức đầu tư).
 
Trong số này, riêng Ngân hàng Phát triển Việt Nam tài trợ cho dự án cao tốc Hà Nội - Hải Phòng hiện đã giải ngân trên 20 nghìn tỷ đồng, và đây là số vốn tín dụng ngân hàng lớn nhất từ trước đến nay tài trợ cho các dự án hạ tầng giao thông. 
 
Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư cho dự án giao thông, trong năm 2015 dự kiến sẽ huy động tiếp từ các ngân hàng khoảng 63.000 tỷ đồng. 
 
Mâu thuẫn ngắn - dài
 
Câu chuyện vốn ở dự án quốc lộ 6 chỉ là một ví dụ cho thấy, ngay cả khi nguồn vốn dư giả và cầu vay lớn, việc khơi thông hoạt động cho vay là không hoàn toàn dễ dàng.
 
Ngân hàng Nhà nước cho rằng việc cấp tín dụng của các ngân hàng đối với các dự án xây dựng hạ tầng giao thông hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, trong đó có vấn đề vốn huy động của các ngân hàng chủ yếu là ngắn hạn, nhưng nhu cầu vay vốn thực hiện các dự án hạ tầng giao thông thường lại rất dài, khoảng 20-25 năm.
 
"Nhìn chung các dự án đầu tư hạ tầng giao thông tại Việt Nam có tổng mức vốn đầu tư khá lớn so với thu nhập người dân, so với khả năng đầu tư của ngân sách nhà nước hàng năm. Chi phí đầu tư dường như đã hội nhập với thế giới trong khi mặt bằng chung về kinh tế - tài chính trong nước lại thấp hơn", ông Lê Tuấn Anh, Phó vụ trưởng Vụ Đầu tư (Bộ Tài chính) phân tích.
 
"Để thực hiện được đòi hỏi phải có nguồn vốn dài hạn bởi thời gian thu hồi vốn của các dự án này thường quá dài so với các loại hình kinh doanh khác, trong khi đó đây lại là một vấn đề khó khăn đối với các nhà đầu tư tư nhân
 
Để có được nguồn vốn dài hạn, trong điều kiện thị trường chứng khoán chưa phát triển, các nhà đầu tư tư nhân phải trông chờ chủ yếu vào các khoản vay ngân hàng thương mại, trong khi ngân hàng thương mại tại Việt Nam rất hạn chế đối với khoản vay dài hạn này, đặc biệt trong giai đoạn chính sách thắt chặt tiền tệ được áp dụng, nếu có ngân hàng đều đòi hỏi điều kiện đảm bảo khoản vay rất chặt chẽ như bảo lãnh của Chính phủ. 
 
Tuy nhiên, hiện nay theo quy định của Chính phủ, Nhà nước không bảo lãnh các khoản vay thương mại trong nước của các doanh nghiệp. Như vậy, kênh huy động vốn dài hạn, đặc biệt kênh dành cho các nhà đầu tư tư nhân còn rất hạn chế.
 
"Hiện các dự án BOT giao thông chủ yếu trông chờ vào nguồn vay tín dụng từ các ngân hàng thương mại trong nước, thông thường khoảng 85% tổng nhu cầu vốn đầu tư cho dự án. Với vòng đời dự án BOT khoảng 20 năm thì việc sử dụng vốn vay thương mại thông thường dễ phát sinh rủi ro cho cả ngân hàng và nhà đầu tư vay vốn", ông Tuấn Anh nói.
 
Về phía Ngân hàng Nhà nước, cơ quan này đã kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải tiếp tục chỉ đạo quyết liệt, sát sao về tiến độ, chất lượng công trình... như đã làm trong thời gian qua để các ngân hàng thương mại yên tâm cho vay đối với các dự án giao thông.
 
Đồng thời, có cơ chế hỗ trợ chủ đầu tư về các rủi ro phát sinh như cơ chế kéo dài thời gian hoàn vốn BOT, cơ chế thu phí... do tăng tổng mức đầu tư, chậm giải phóng mặt bằng, giúp các ngân hàng kiểm soát rủi ro khi cho vay đối với các dự án.
 
Mặt khác, cơ quan này cũng kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải cần công khai thông tin về các dự án cần kêu gọi vốn đầu tư, tình hình triển khai thực hiện, nhu cầu vốn đầu tư... làm cơ sở tiếp cận thông tin nhằm thu hút các nhà đầu tư có năng lực. 
 
Việc lựa chọn chủ đầu tư phải được đánh giá một cách kỹ lưỡng, chỉ giao các dự án hạ tầng giao thông cho các chủ đầu tư thực sự có năng lực tài chính và kinh nghiệm trong lĩnh vực giao thông, xây dựng.
-----------------------
Hơn 1.600 hecta cà phê chết cháy vì sương muối
Theo báo cáo của Chi cục Bảo vệ thưc vật, trên địa bàn xuất hiện thêm một đợt sương muối tại huyện Lâm Hà làm cháy 840 ha cà phê. Tính đến thời điểm hiện tại, tổng số diện tích cây trồng bị thiệt hại do sương muối là 1.663,36 ha.
 
Trước đó Dân trí đã thông tin ngày 10/3 – 16/3, sương muối gây hư hại khoảng 600 ha cà phê tại huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) đến nay con số này lên đến 796,36 ha.
 
Sau hơn một tuần các địa phương đã báo cáo nhanh về tình hình thiên tai xuất hiện trên địa bàn. Theo đó huyện Lâm Hà thiệt hại 840 ha, TP Đà Lạt 27,2 ha. Chỉ trong nửa tháng số cà phê bị thiệt hại lên mức “ kỷ lục”, hơn 1600 ha.
Trước thực trạng trên đã đẩy nông dân rơi vào cảnh điêu đứng với nguy cơ mất trắng và những món nợ ngân hàng
 
Theo ông Lại Thế Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật: hiện tại chi cục khuyến cáo nông dân chặt bỏ và tái canh những vườn cà phê chết cháy. Chi cục hỗ trợ hướng dẫn kỹ thuật cưa cắt, phục hội những diện tích bị cháy phần ngọn.
 
Đồng thời, UBND các huyện, xã cũng đề xuất với Sở Nông nghiệp, UBND tỉnh Lâm Đồng hỗ trợ thêm các giống cây ngắn ngày, phân bón… cho bà con canh tác ổn định đời sống trước mắt.
 
Đặc biệt UBND tỉnh Lâm Đồng, Sở Nông nghiệp còn phối hợp với các Đài, Báo địa phương tuyên truyền biện pháp khắc phục cà phê bị thiệt hại do sương muối.
 
Qua đó Chi cục Bảo vệ thực vật cũng khuyến cáo nông dân nên trồng cây che bóng cho cà phê. Cây che bóng không những giúp năng suất các vườn cà phê ổn định mà còn góp phần hạn chế thiệt hại khi gặp thiên tai (sương muối, hạn hán…). Đồng thời ngay khi phát hiện cà phê có sương muối, cần rửa nhanh lớp sương muối trên bề mặt lá.
------------------------
"Nước cờ" AIIB của Trung Quốc thu hút các đồng minh lớn của Mỹ
Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Taro Aso nói rằng chính quyền Tokyo sẽ xem xét việc tham gia Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng châu Á (AIIB) do Trung Quốc đứng đầu nếu nó là một tổ chức đáng tin cậy, đảm bảo các chuẩn mực hợp lý về môi trường và công tác quản trị.
 
"Chúng tôi sẽ cân nhắc tham gia nếu..."
 
"Chúng tôi đã và đang yêu cầu (Trung Quốc) đảm bảo tính bền vững của việc vay nợ, lường trước những tác động của nó đối với môi trường và xã hội”, ông Taro Aso khẳng định với Reuters.
 
Vị này cho biết thêm “Chúng tôi có thể cân nhắc để tham dự nếu các vấn đề mà tôi đã đề cập trên đây được đảm bảo. Chúng tôi sẽ xem xét việc gia nhập AIIB một cách thận trọng dưới góc nhìn ngoại giao và kinh tế”.
 
Nếu các điều kiện trên được đảm bảo, Nhật Bản có thể sẽ đi sâu hơn, thảo luận kỹ hơn. Tuy nhiên đến lúc này, Nhật Bản vẫn chưa nhận được bất kỳ phản hồi nào (từ phía Trung Quốc).
 
Ông Taro Aso còn mong muốn Ngân hàng này sẽ có một ban quản trị để giám sát và cấp duyệt các trường hợp vay nợ cá nhân.
 
Nhiều đồng minh Mỹ tham gia
 
Nhiều báo cáo cho rằng các đồng minh lớn của Mỹ như Pháp, Đức và Ý đã đồng ý tham gia AIIB, cùng với Anh. Song song đó, một đồng minh quan trọng của Mỹ tại châu Á – Thái Bình Dương là Úc cũng chuẩn bị tâm thế tham gia AIIB trong thời gian tới. 
 
Tân Hoa Xã cho hay Hàn Quốc, Thụy Sỹ và Luxembourg cũng đã được xem xét gia nhập AIIB. 
Mỹ tỏ ra không hài lòng trước quyết định của các đồng minh chủ chốt, và nhấn mạnh sự quan ngại về các chuẩn mực quản trị và môi trường của AIIB. Ngân hàng này dự kiến sẽ là đối thủ của ngân Hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Manila, và Ngân hàng Thế giới (WB) tại châu Á. 
 
Anh đã sớm tuyên bố ý định trở thành thành viên sáng lập của AIIB – một sáng kiến do Trung Quốc dẫn đầu để cạnh tranh với ADB và WB tại khu vực châu Á. Động thái này của Anh đã “chọc giận” Washington, đồng thời nêu cao sự cận trọng của nước này.
 
Vào tháng 10-2014, đại diện của 21 quốc gia châu Á đã họp mặt tại Bắc Kinh để khánh thành AIIB – ngân hàng tập trung vào việc cung cấp nguồn vốn cho các dự án hạ tầng tại châu Á. Ngân hàng này mở đầu bằng nguồn vốn lên đến 50 tỷ USD, trong đó có một nửa là của Trung Quốc.
 
Anh chính là quốc gia lớn đầu tiên tại tây Âu tham gia với tư cách là một thành viên của AIIB. Vào tháng 3-2015, các quốc gia thành viên sáng lập AIIB sẽ gặp nhau để thảo luận về việc bố trí, sắp xếp quản lý và trách nhiệm đối với AIIB.
------------------------
"Siêu" dự án 4 tỷ USD Nam Hội An tìm được chủ mới
 2 năm rưỡi sau khi đối tác cùng thực hiện rút chân khỏi dự án Nam Hội An, VinaCapital đã tìm được 2 đối tác mới đồng ý cùng rót vốn thực hiện dự án này.
 
Theo tin từ Ban quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai (Quảng Nam), hai nhà đầu tư là Chow Tai Fook (Hongkong) và Sun City (Macao) đã đồng ý cùng với đối tác cũ trong dự án này là VinaCapital rót vốn và dự án Nam Hội An. 
 
Chow Tai Fook là Tập đoàn chuyên kinh doanh vàng bạc, đá quý, bất động sản của Hongkong. Còn Sun City là Tập đoàn hoạt động trong lĩnh vực khách sạn, giải trí, trong đó có cả casino của Macao. Ông chủ của Chow Tai Fook là Cheng Yu-Tung (88 tuổi) người giàu thứ 4 Hong Kong với khối tài sản trị giá 16,2 tỷ USD. Tỷ phú này hiện cũng đang nắm giữ 70% cổ phần tại Sun City.
 
Dự án Nam Hội An được cấp chứng nhận đầu tư từ tháng 12/2010, với sự tham gia của hai nhà đầu tư VinaCapital và Genting Berhad Malaysia. Với vốn đầu tư 4 tỷ USD, trong đó có hạng mục đầu tư khu vui chơi giải trí có thưởng (casino) cho người nước ngoài, đây là dự án có vốn FDI lớn nhất của Việt Nam tại thời điểm đó.
 
Tuy nhiên, vào tháng 9/2012, Genting bất ngờ rút khỏi dự án. Tuy còn một mình nhưng VinaCapital vẫn quyết tâm theo đuổi dự án và nỗ lực tìm kiếm nhà đầu tư thay thế. Ngoài Chow Tai Fook và Sun City, trước đó một Tập đoàn của Mỹ là  Peninsula Pacific với Quảng Nam cũng từng được giới thiệu như một nhà đầu tư thay thế đầy tiềm năng cho Genting.
 
Theo những thông tin trước đó, sau khi giới thiệu nhà đầu tư mới, VinaCapital đã được đề xuất giảm quy mô dự án từ 1.538 ha, xuống còn 1.000 ha; bổ sung quyền phát triển và kinh doanh sân golf; đồng thời giãn tiến độ thực hiện dự án đến năm 2035 sẽ hoàn tất toàn bộ..
 
Theo cam kết, VinaCapital sẽ đầu tư Dự án Khu phức hợp Nam Hội An giai đoạn I tương tự như Dự án Hồ Tràm (Bà Rịa - Vũng Tàu), với diện tích khoảng 150 ha, gồm 500 phòng nghỉ, 90 bàn chia bài, đồng thời đầu tư các khu dịch vụ tại khu vực phía Nam cầu Cửa Đại.
------------------------

Tin Phap Luat Tin Phap LuatTổng hợp

Trở về

Bài cùng chuyên mục

Văn phòng luật

Danh sách luật

Danh sách đầy đủ >>

Liên hệ quảng cáo: 0983 006 168

Thiết kế web nhanh

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal giá rẻ, chuẩn SEO, chất lượng cao

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Tin kinh tế 

Tin kinh tế, giao thương, khuyến mãi, quảng bá sản phẩm,trang vàng doanh nghiệp,...

www.tinkinhte.com

Quảng cáo: 098 300 6168

Tin sức khỏe

Hệ thống mạng vì sức khỏe cộng đồng với hơn 300 kênh đang được phát triển

www.tinsuckhoe.com

Hợp tác: 090 620 7650

tinkhoahoc.com- Ads demo

Tin pháp luật

Tin pháp luật, văn bản luật, Văn phòng luật sư, giải đáp pháp luật,...

www.tinphapluat.com

Hợp tác: 090 620 7650

Thế giới thời trang

Thời trang Việt Nam, Shop thời trang, Mua bán thời trang, trang vàng thời trang,...

www.fashion365.vn

Hợp tác: 0127 399 6475

Cổng nhôm đúc

Cổng nhôm đúc, cầu thang nhôm đúc, lan can nhôm đúc, hàng rào nhôm đúc,...

www.congnhadep.com

Tư vấn: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Kiến trúc xanh

Thiết kế biệt thự, thiết kế nhà đẹp, thiết kế sân vườn, thiết kế nội ngoại thất,...

www.kientrucxanh.net

Tư vấn: 098 206 9958

Phong thủy 24h

Phong thủy học, xem tuổi làm nhà, nội thất phong thủy, vật phẩm phong thủy,...

www.phongthuy24h.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thiết kế nhà dân

Thiết kế nhà dân, thiết kế biệt thự, dịch vụ xây dựng, sửa chữa nhà ở, văn phòng...

www.thietkenhadan.com

Hợp tác: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Web trên smart phone

Chuyên phát triển web chạy trên smart phone và các thiết bị di động, thân thiện, chuẩn SEO,...

www.mobileweb.vn

Hợp tác: 098 300 6168

Máy lọc nước gia đình

Cung cấp máy lọc nước RO, sửa chữa máy lọc nước, thay lõi lọc máy lọc nước,...

www.maylocnuocgiadinh.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thế giới động vật

Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã, thú cưng, chim cá cảnh,...

www.thegioidongvat.net

Hợp tác: 0127 399 6475

tinkhoahoc.com- Ads demo