Tin thế giới sớm 30-03-2015: "Đường lưỡi bò" của TQ đe dọa 70% vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam - Thái Lan khai thác lợi ích từ Nhật và Trung Quốc

  • Cập nhật : 30/03/2015

 "Đường lưỡi bò" của TQ đe dọa 70% vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam

 Tờ Defense News ngày 28/3 dẫn lời ông Hoàng Anh Tuấn, Viện trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược ngoại giao thuộc Học viện Ngoại giao Việt Nam, nói rằng việc Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền đối với trên 80% Biển Đông đang đe dọa 70% vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
 
Tiến Sĩ Hoàng Anh Tuấn đã đưa ra phát biểu trên tại cuộc hội thảo do Viện nghiên cứu chiến lược thuộc Học viện Quốc phòng Pháp (IRSEM) tổ chức tại Paris, Pháp ngày 23/3.
 
Theo ông Tuấn, an ninh quốc gia và sự phát triển kinh tế của Việt Nam gắn liền với cuộc tranh chấp đầy rủi ro ở Biển Đông với Trung Quốc, một láng giềng khổng lồ với các chính sách rất khó dự đoán.
 
"Một cuộc đối đầu ở Biển Đông có thể gây tổn hại nhiều hơn bất kỳ một cuộc chiến, một cuộc đối đầu nào từng xảy ra trong quá khứ", Tiến sĩ Tuấn nói.
 
Theo ông Tuấn, việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với trên 80% Biển Đông đang đe dọa 70% vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Đường bờ biển dài của Việt Nam đặt ra vấn đề an ninh quốc gia và "an ninh con người", xuất phát từ sự phụ thuộc vào đánh bắt để lấy thực phẩm. Chính phủ Việt Nam đã đặt mục tiêu kinh tế biển chiếm tới 60% GDP vào năm 2025.
 
"Nếu sự toàn vẹn lãnh thổ không được tôn trọng, điều đó sẽ làm tổn hại tới nền kinh tế", ông Tuấn nói.
 
Đối với Việt Nam, an ninh, chủ quyền quốc gia và sự độc lập về kinh tế là những thách an ninh then chốt và có liên quan tới nhau, theo ông Tuấn. "Quốc phòng đòi hỏi rất nhiều tiền", ông Tuấn cho biết, vì vậy cần phải đạt được sự phát triển kinh tế bền vững, thịnh vượng và an ninh lâu dài.
 
Sau Chiến tranh Triều Tiên và trong Chiến tranh Việt Nam, đã có sự phát triển mạnh về kinh tế tại châu Á. Nhưng nếu có một cuộc xung đột lớn với Trung Quốc, có nhiều lý do để lo ngại, ông Tuấn nhận định.
 
Tất cả các quốc gia châu Á đều có tâm lý chống Trung Quốc ở mức cao, và "tất cả các nước trong khu vực đề được vũ trang đầy đủ", ông Tuấn cho hay.
 
Theo ông Tuấn, Trung Quốc là một giềng rất lớn, rất khó chịu và khó đoán. Khi được hỏi rằng liệu Trung Quốc có triển khai một giàn khoan dầu thứ 2 ngoài khơi Việt Nam hay không, ông Tuấn nói: "Rất khó đoán liệu điều đó có xảy ra lần nữa hay không".
 
Hồi năm 2013, Trung Quốc đã bất ngờ công bố vùng nhận dạng phòng không ở Hoa Đông, gây lo ngại cho Nhật và các láng giềng châu Á khác.
 
Xung đột sẽ ảnh hưởng tới vận tải biển
 
Tham dự hội thảo, nhiều đại biểu đã đưa ra nhận định rằng nếu xung đột xảy ra ở Biển Đông, điều đó sẽ ảnh hưởng tới vận tải biển của Liên minh châu Âu, trong đó có Pháp.
 
Đại sứ Pháp Christian Lechervy, thư ký thường trực về các vấn đề Thái Bình Dương, cho hay rủi ro xung đột ở Biển Đông sẽ lan sang các quốc gia châu Âu, đặc biệt là Pháp, nước thụ thuộc vào giao thương hàng hải với châu Á. Các yếu tố chiến lược của Pháp cũng gắn với khu vực.
 
"Sự cơ động của các lực lượng Pháp ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự răn đe hạt nhân của chúng tôi", ông Lechervy nói. "Căng thẳng gia tăng từ tranh chấp lãnh thổ và hàng hải là mối quan ngại đối với chúng tôi và các đồng minh trong khu vực. Chúng tôi hợp tác trong liên minh, đặc biệt là Mỹ và Úc".
 
Còn bà Marie-Sybille de Vienne, phó giám đốc về quan hệ quốc tế tại Viện Ngôn ngữ và Văn minh phương Đông tại Pháp, cho rằng Trung Quốc không đối mặt với thách thức quân sự nào lớn trong khực. Theo bà, chi tiêu quân sự của ASEAN rất khiêm tốn. Singapore là một quốc gia công nghệ cao nhưng không thể thách thức Trung Quốc. Trong khi đó tại Nhật Bản, chính phủ đã khiến công chúng lo ngại về các kế hoạch nhằm áp dụng một chính sách quân sự năng động hơn là duy trì lực lượng phòng vệ để bảo vệ quốc gia.
 
Theo bà Vienne, việc thiếu một thỏa thuận giữa Việt Nam và Philippines ở Biển Đông cũng làm suy yếu bất kỳ cuộc thảo luận nào về một thác thức ngoại giao đối với Trung Quốc.
 
Việt Nam cũng bị phụ thuộc vào thương mại với Trung Quốc, với giá trị nhập khẩu vào năm 2013 so với năm 2009. Hàng hóa Trung Quốc chiếm 28% hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam và dự kiến sẽ chiếm hơn 50% vào năm 2020, bà Vienne nói. Điều này gây khó khăn trong việc đối phó với Trung Quốc.
 
Đại sứ Pháp Lechervy cho hay khu vực Thái Bình Dương có ý nghĩa đặc biệt đối với Pháp. "Chúng tôi là một nhà sản xuất và xuất khẩu vũ khí trong khu vực. Việc bán các tàu ngầm và máy bay chiến đấu có liên quan trực tiếp tới Biển Đông, Hoa Đông và Thái Bình Dương".
 
"Bất kỳ cuộc khủng hoảng nào ở Hoa Đông cũng gây ảnh hưởng lớn tới các nền kinh tế châu Âu", ông Pierre Journoud, người đứng đầu chương trình của của IRSEM tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, cho hay.
 
Việt Nam và Pháp đã ký thỏa thuận đối tác chiến lược vào tháng 9/2013, "tạo điều kiện để phát triển quan hệ, trong đó có các lĩnh vực an ninh và chính trị", ông Journoud nói. "Chúng tôi quan ngại sâu sắc về an ninh của Việt trong các tranh chấp nói chung và tranh chấp biển nói riêng".
 
Theo Đại sứ Lechervy, tăng trưởng kinh tế là nhân tố then chốt đối với sức mạnh quân sự. Nguyên soái Pháp thế kỷ 18 Maurice de Saxe từng nói có 3 điều bạn cần khi chuẩn bị chiến tranh, đó là tiền, tiền và tiền.
-----------------------
"Maidan 2" ở Ukraine: Cuộc chiến của giới tài phiệt chính trị
Trong năm qua, chính phủ Ukraine đã tranh thủ được sự giúp đỡ của các giới tài phiệt chính trị đầy quyền lực trong cuộc chiến chống lại lực lượng đòi độc lập ở miền đông. Nhưng tuần trước, một cuộc chiến mới đã nổ ra, khiến chính phủ Ukraine rơi vào thế đối đầu với giới tài phiệt hàng đầu của nước này.
 
Cụ thể, ngày 25/3, lực lượng cảnh sát Ukraine đã tiến hành bắt giữ 2 quan chức cấp cao thuộc cơ quan tình trạng khẩn cấp ngay tại một cuộc họp chính phủ được phát sóng trực tiếp trên truyền hình do tình nghi dính líu tới hoạt động tham nhũng cấp cao. Trước đó cùng ngày, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã cách chức Tỉnh trưởng tỉnh Dnipropetrovsk ở miền Đông nước này, ông Ihor Kolomoysky – một ông trùm kinh doanh - sau một cuộc tranh cãi gay gắt giữa nhà tỷ phú với chính phủ.
 
Ông Kolomoisky đã tài trợ cho các tiểu đoàn tiễu phạt của Kiev và đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn sự mở rộng của lực lượng đòi ly khai ở miền đông. Tuy nhiên, sau khi ông Kolomoisky triển khai lực lượng quân sự riêng của mình ở Kiev nhằm ngăn chặn việc chính phủ điều tiết lợi ích kinh doanh của mình, Tổng thống Ukraine đã không có sự lựa chọn, buộc phải sa thải ông.
 
Sự kiện trên là một cuộc xung đột lớn chưa từng có giữa chính phủ và các tập đoàn đầu sỏ chính trị tại Ukraine. Nó có thể là mặt trận quan trọng nhất trong cuộc đấu tranh cho tương lai của Ukraine. Sergii Leshchenko, một cựu nhà báo điều tra và hiện là một thành viên theo chủ nghĩa cải cách của Quốc hội nước này, gọi đó là giai đoạn hai của phong trào Maidan: "Maidan đã loại bỏ [cựu tổng thống Viktor] Yanukovych, nhưng chưa loại bỏ được hệ thống đầu sỏ chính trị". Điều này có thể đồng nghĩa với việc cuộc chiến với giới đầu sỏ chính trị diễn ra tại một thời điểm khi Ukraine khó có thể xảy ra tình trạng bất ổn.
 
Giới đầu sỏ chính trị của Ukraine đã tích lũy được khối tài sản của họ thông qua các hợp đồng tư nhân “mờ ám” trong những năm 1990. Ông Kolomoisky nắm giữ lĩnh vực dầu khí, hàng không, ngân hàng, và các phương tiện truyền thông. Năm ngoái, ông này bắt đầu tài trợ cho các tiểu đoàn tình nguyện viên để bổ sung cho đội quân vốn đang rệu rã của Ukraine. Nhờ đó, ông Kolomoisky tiếp tục duy trì được đế chế kinh doanh của mình. Ngân hàng PrivatBank của ông ta đã treo thưởng 10.000 USD nếu bắt được tay súng ly khai và trang bị một số xe thiết giáp cho quân đội Ukraine sử dụng. Vào tháng 3 năm ngoái, ông này được bổ nhiệm làm tỉnh trưởng tỉnh Dnipropetrovsk.
 
Những tỷ phú khác về mặt chính thức có vai trò ít hơn ông Kolomoisky trong chính phủ Ukraine, nhưng họ vẫn có ảnh hưởng lớn đối với giới lãnh đạo của đất nước. Việc sở hữu phương tiện truyền thông cho phép họ có vai trò chi phối trong việc bổ nhiệm những chức vụ quan trọng. Một hệ thống bầu cử đại diện tỷ lệ theo danh sách đảng khép kín cho phép người của họ có thể lọt vào quốc hội mà không bị thách thức. Kết quả là, doanh nghiệp và chính phủ không chỉ đơn thuần là cùng tồn tại, họ thường liên kết rất chặt chẽ với nhau.
 
Tuy nhiên, một thách thức trong mối quan hệ cộng sinh này đã xuất hiện, dẫn đến sự giận dữ từ ông Kolomoisky, liên quan đến cổ phần của ông này trong công ty dầu khí nhà nước UkrNafta. Mọi việc bắt đầu khi Hội đồng Ban Giám sát của công ty dầu khí Ukrtransnafta bãi miễn "tay chân" của ông Koloimoisy là Alexander Lazorenko khỏi vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị trong khi Quốc hội Ukraine thông qua dự thảo luật về các công ty cổ phần ngày 19/3, từ đó hạn chế dần quyền kiểm soát của tài phiệt này đối với công ty xăng dầu lớn nhất Ukraine là Ukrnafta. Vài ngày sau một nhóm người có vũ trang, dường như là những người trung thành với ông Kolomoisky, trên một chiếc xe quân sự không biển số, đến và thiết lập rào chắn kim loại xung quanh trụ sở của UkrNafta.
 
Các nhà cải cách của Ukraine đã muốn loại bỏ giới tài phiệt chính trị kể từ khi phong trào Maidan nổ ra, nhưng thành công rất hạn chế. Các nhà hoạt động chống tham nhũng cho biết mức độ hối lộ trong đấu thầu của chính phủ đã giảm từ khoảng 40% xuống 10%. Tuy nhiên, đằng sau vẻ bề ngoài của các chương trình cải cách, tham nhũng vẫn tiếp tục diễn ra. Mức độ tham nhũng chỉ giảm đi ở những lĩnh vực mà phương Tây gây áp lực. Ví dụ, năm ngoái, Mỹ đã gửi một tín hiệu bằng cách cáo buộc ông Dmitry Firtash, một nhà tài phiệt người Ukraine nhận hối lộ.
 
Bà Viktoriya Voytsitska, một thành viên mới trong Quốc hội Ukraine ủng hộ dự luật về các công ty cổ phần cho rằng thay đổi thực sự chỉ diễn ra khi có một "sự cài đặt lại hệ thống, nếu không chúng tôi sẽ chỉ nuôi dưỡng cuộc chiến của những nhà tài phiệt”. Giới tài phiệt đầu sỏ chính trị tại Ukraine không ngừng cạnh tranh với nhau để giành cổ phần trong “chiếc bánh” kinh tế. Ông Pinchuk và ông Kolomoisky hiện đang tranh tụng nhau tại một tòa án ở London (Anh). Tổng thống Poroshenko, cũng là một nhà tài phiệt, đã bổ nhiệm những đối tác kinh doanh và bạn bè của mình vào các vị trí trong chính phủ. Ông cũng đã không giữ lời hứa trong một chiến dịch vận động tranh cử rằng sẽ bán công ty bánh kẹo Roshen của mình.
 
Rõ ràng là trường hợp diễn ra tại Ukrtransnafta chỉ là một hình ảnh thu nhỏ của cuộc chiến giữa các nhà tài phiệt chính trị tại Ukraine. Ông Kolomoisky gọi nỗ lực của chính phủ nhằm thay thế người quản lý trung thành của mình tại công ty trên là một "cuộc tấn công đột kích". Nhà quản lý mới của công ty, một cựu sĩ quan trong lực lượng an ninh Ukraine, được bổ nhiệm thay thế mà không có một cuộc cạnh tranh công khai nào. Ông này có mối quan hệ với một thành viên của quốc hội vốn là một trong những đối thủ cạnh tranh kinh doanh của ông Kolomoisky.
 
Theo Yulia Mostovaya, biên tập viên của tờ Zerkalo Nedeli, có lẽ ông Kolomoisky đã được bồi thường một cách bí mật và các thỏa thuận ngầm có thể bao gồm một suất tái cấp vốn cho ngân hàng PrivatBank hoặc cam kết có sự quản lý trung lập tại UkrNafta và Ukrtransnafta. Nếu Kolomoisky không nhận bất kỳ lợi ích nào, thỏa thuận hòa bình với tổng thống Poroshenko có thể bị phá vỡ và ông ta sẽ tìm cách “phản công”.
 
Tuy nhiên, theo ông Volodymyr Fesenko thuộc một nhóm chuyên gia cố vấn có trụ sở tại Kiev, quá trình “loại bỏ giới tài phiệt” ở Ukraine sẽ “phức tạp và đau đớn”, nhưng ít nhất nó đã bắt đầu diễn ra.
---------------------
Thái Lan khai thác lợi ích từ Nhật và Trung Quốc
Trong bài viết đăng trên tạp chí The Diplomat (Nhật), chuyên gia Shang Wu-su ở Trường Nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam thuộc ĐH Công nghệ Nanyang (Singapore) nhận định các thỏa thuận Thái Lan vừa ký kết với Trung Quốc (TQ) và Nhật nhằm nâng cấp đường sắt Thái Lan sẽ giúp Thái Lan trở thành đầu mối giao thông quan trọng của khu vực.
 
Tuyến thứ nhất được xây dựng với vốn vay và công nghệ của TQ sẽ nối Bangkok, Ma Ta Phut qua Lào đến Côn Minh, Vân Nam (TQ). Tuyến thứ hai sử dụng nguồn vốn và công nghệ Nhật, bắt đầu từ Dawei (Myanmar) qua Bangkok đến Phnom Penh (Campuchia) và có thể kết nối với TP.HCM và Vũng Tàu.
 
Hai tuyến này cùng nhiều tuyến đường quốc tế khác đang lên kế hoạch sẽ biến Bangkok thành đầu mối giao thông lớn giúp tăng cường kết nối giữa Thái Lan với TQ, Nhật và ASEAN. Tuyến Bangkok-Côn Minh sẽ ​​khởi công vào năm tới và hoàn thành vào năm 2020, có chiều dài 734 km trên đất Thái với chi phí 12 tỉ USD. Ngược lại, tuyến Dawei-Phnom Penh vẫn đang được nghiên cứu nhưng phần giữa Thái Lan và Myanmar sẽ được xây dựng trước để hỗ trợ cho các dự án của đặc khu kinh tế Dawei ở Myanmar.
 
Hai tuyến được tài trợ vốn vay với lãi suất thấp, thiết kế theo khổ tiêu chuẩn đường sắt hiện nay (1,435 m) cho phép tàu chạy 160-180 km/giờ. Thái Lan phải mua tàu hỏa, hệ thống tín hiệu và thiết bị liên quan từ TQ và Nhật theo các gói thầu riêng. 
 
Sự kiện Nhật và TQ đầu tư vào hệ thống đường sắt mới ở Thái Lan cho thấy Thái Lan đã khéo léo giữ được cân bằng trong quan hệ với Bắc Kinh và Tokyo. Đối với các tỉnh ven biển TQ như Quảng Đông và Vân Nam, đường sắt chưa phải là lợi thế vì không hoàn toàn thay thế được đường biển giá rẻ. Do đó ý đồ của Bắc Kinh là xây dựng đường sắt nhằm xuất khẩu các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng ra nước ngoài. Và tuyến đường sắt tới Bangkok sẽ là cách tiếp thị tốt nhất.
 
Trong khi đó, đối với tuyến thứ hai, tình hình thông thương giữa Campuchia, Myanmar và Thái Lan sẽ tạo nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế. Tất nhiên dự án sẽ ưu tiên phục vụ cho lợi ích của Nhật. Nhật sẽ tăng vốn đầu tư vào ba quốc gia này và nhiều nhất là vào Thái Lan.
 
Ngoài hai dự án kể trên, Thái Lan cũng đang kêu gọi nguồn vốn nước ngoài cho tuyến đường sắt cao tốc Đông-Tây khác nối liền Myanmar, Lào và Việt Nam cũng như một tuyến nữa ở phía Nam nối với Malaysia. Pháp, Đức và Hàn Quốc đã bày tỏ quan tâm. Dù vậy, các bên liên quan vẫn tỏ ý lo ngại cho khả năng trì hoãn, thậm chí là hủy bỏ các dự án do vấn đề chính trị hoặc tranh chấp lãnh thổ. 
 
Tuy nhiên, một khi thách thức được khắc phục và các dự án đường sắt quốc tế ở Đông Dương được hoàn thành như dự kiến, Thái Lan sẽ trở thành trung tâm giao thông quan trọng, hội đủ yếu tố thuận lợi cho hợp tác kinh tế và chính trị với các nước láng giềng, tăng cường vai trò kết nối trong ASEAN và đẩy mạnh hợp tác khu vực với TQ và Nhật.
---------------------------

Tin Phap Luat Tin Phap LuatTổng hợp

Trở về

Bài cùng chuyên mục

Văn phòng luật

Danh sách luật

Danh sách đầy đủ >>

Liên hệ quảng cáo: 0983 006 168

Thiết kế web nhanh

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal giá rẻ, chuẩn SEO, chất lượng cao

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Tin kinh tế 

Tin kinh tế, giao thương, khuyến mãi, quảng bá sản phẩm,trang vàng doanh nghiệp,...

www.tinkinhte.com

Quảng cáo: 098 300 6168

Tin sức khỏe

Hệ thống mạng vì sức khỏe cộng đồng với hơn 300 kênh đang được phát triển

www.tinsuckhoe.com

Hợp tác: 090 620 7650

tinkhoahoc.com- Ads demo

Tin pháp luật

Tin pháp luật, văn bản luật, Văn phòng luật sư, giải đáp pháp luật,...

www.tinphapluat.com

Hợp tác: 090 620 7650

Thế giới thời trang

Thời trang Việt Nam, Shop thời trang, Mua bán thời trang, trang vàng thời trang,...

www.fashion365.vn

Hợp tác: 0127 399 6475

Cổng nhôm đúc

Cổng nhôm đúc, cầu thang nhôm đúc, lan can nhôm đúc, hàng rào nhôm đúc,...

www.congnhadep.com

Tư vấn: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Kiến trúc xanh

Thiết kế biệt thự, thiết kế nhà đẹp, thiết kế sân vườn, thiết kế nội ngoại thất,...

www.kientrucxanh.net

Tư vấn: 098 206 9958

Phong thủy 24h

Phong thủy học, xem tuổi làm nhà, nội thất phong thủy, vật phẩm phong thủy,...

www.phongthuy24h.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thiết kế nhà dân

Thiết kế nhà dân, thiết kế biệt thự, dịch vụ xây dựng, sửa chữa nhà ở, văn phòng...

www.thietkenhadan.com

Hợp tác: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Web trên smart phone

Chuyên phát triển web chạy trên smart phone và các thiết bị di động, thân thiện, chuẩn SEO,...

www.mobileweb.vn

Hợp tác: 098 300 6168

Máy lọc nước gia đình

Cung cấp máy lọc nước RO, sửa chữa máy lọc nước, thay lõi lọc máy lọc nước,...

www.maylocnuocgiadinh.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thế giới động vật

Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã, thú cưng, chim cá cảnh,...

www.thegioidongvat.net

Hợp tác: 0127 399 6475

tinkhoahoc.com- Ads demo