Tin kinh tế sớm 30-03-2015: Tổng thầu Trung Quốc thất hứa: Phải có chế tài mạnh hơn! - Sức hút mang tên Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng châu Á

  • Cập nhật : 30/03/2015

 Tổng thầu Trung Quốc thất hứa: Phải có chế tài mạnh hơn!

"Bây giờ là làm ăn kinh tế, phải quy trách nhiệm dựa trên hợp đồng kinh tế, đánh vào tài chính, sai là phạt". 
 
Phải quy trách nhiệm dựa trên hợp đồng
 
Trước thông tin của Ban QLDA đường sắt lên tiếng cho rằng, dù đã nhiều lần phê bình, nhắc nhở và ban hành các văn bản cảnh cáo Tổng thầu Trung Quốc tại tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, nhưng đến nay tình hình vẫn chưa được cải thiện. Trong quá trình thi công vẫn còn để xảy ra tình trạng nguy cơ gây mất an toàn, ĐBQH Đinh Xuân Thảo - Ủy viên Ủy ban kinh tế cho biết: "Việc xây dựng đường sắt đô thị là nhu cầu rất cần thiết để giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông, Bộ GTVT xác định xây dựng hệ thống đường sắt là đúng hướng, các nước trên thế giới hiện nay cũng làm.
 
Vấn đề bây giờ là làm sao để tiến thi công nhanh chóng, chất lượng đảm bảo, để sử dụng lâu dài sau này, thêm nữa là an toàn trong quá trình thi công, đây là điều ai cũng quan tâm từ quản lý nhà nước, cơ quan chuyên ngành, cho đến đông đảo nhân dân".
 
Điều đáng nói, theo ông Thảo, hiện nay, chúng ta đang tổ chức khá đại trà các tuyến đường sắt từ trung tâm đi ra cửa ngõ của thủ đô, nên dẫn đến tình trạng dàn trải, không thể kết nối, dẫn đến không đảm bảo được các yêu cầu.
 
Ví dụ điển hình là đường sắt Cát Linh - Hà Đông đáng lẽ 2014 phải hoàn thành, nhưng bây giờ lại lùi lại chưa biết bao giờ hoàn thành xong, đây là điều rất đáng quan ngại.
 
Vừa qua, Bộ GTVT cũng đã chỉ đạo nghiêm khắc, từ cán bộ quản lý cao nhất, cho đến các DN thực hiện, chủ thầu xây dựng công trình, nhưng vẫn không hiệu quả. Vì thế, cần:
 
Thứ nhất, xem lại hợp đồng giữa hai bên vì liên quan chủ đầu tư, nhà thầu, xem vướng mắc ở khâu thiết kế hay thi công, hay là khâu giám sát để chấn chỉnh, khắc phục kịp thời.
 
Thứ hai, bây giờ là làm ăn kinh tế, phải quy trách nhiệm dựa trên hợp đồng kinh tế, đánh vào tài chính, sai là phạt, thêm nữa, người đi ký hợp đồng cũng phải chịu trách nhiệm chất lượng nhà thầu.
 
Theo quan điểm của ông Thảo đó cũng là lý do, tại sao khi làm việc với các nước phương Tây mất rất nhiều thời gian để làm được hợp đồng, nhưng khi ký được rồi thực hiện lại rất nhanh chóng, vì họ tính toán chặt chẽ.
 
Còn ở các nước châu Á thì làm hợp đồng rất nhanh, bởi không đi vào cụ thể, chi tiết, mà chỉ là quy định mang tính chất khung xương, nên khâu thực hiện mới kéo dài ra. Chậm trễ vài tháng đã thiệt hại khá lớn, nói gì kéo dài vài năm.
 
Đưa ra biện pháp đánh vào tài chính
 
Trong khi đó, cũng đưa ra quan điểm trước vấn đề này, ĐBQH Bùi Thị An (Đoàn ĐBQH Hà Nội) cho hay: "Thời gian qua, Bộ GTVT đã vào cuộc quyết liệt, tuy nhiên, khi đã làm cứng rắn nhưng mà đối tác không thực hiện được những yêu cầu của mình, thì phải xem xét lại, thay đổi chế tài khác".
 
Bởi vì, nếu cứ liên tục như thế này thì không bao giờ đáp ứng được yêu cầu mình đặt ra kể cả tiến độ, chất lượng.
 
Đưa ra đề xuất, bà An nhấn mạnh: "Thứ nhất, cần có biện pháp mang tính chất tài chính, phải xử phạt, nếu không đảm bảo thì xử phạt, phạt nặng: thay nhà thầu, đền bù, nếu không phạt kinh tế nặng. Chỉ như vậy mới giải quyết được vấn đề bởi tất cả mang tính chất cam kết, nếu nhà thầu quốc tế là cam kết quốc tế lại còn mạnh hơn mà không giải quyết thì chắc chắn không giải quyết được.
 
Thứ hai, thay đổi phương thức không đáp ứng được yêu cầu thì thay, nếu cam kết vi phạm lần 1 thì tăng hình thức xử phạt lên nếu vi phạm lần 2, thêm vào đó là phạt tài chính với con số cụ thể, có thể là bồi thường hoặc không thanh toán". 
 
Mặt khác, theo bà An, đây toàn là công trình mang tính chất quốc gia, mang tính huyết mạch, tài chính cho giao thông đạt yêu cầu, đã ưu tiên cho giao thông phát triển thì phải đạt yêu cầu.
 
Chính vì vậy, bà An nhận định: "Phải có biện pháp đủ mạnh để răn đe, đặc biệt hiệu quả là đánh vào kinh tế, làm cho những đơn vị nhận thầu với mình, thực hiện đúng cam kết".
 
Để xảy ra tình trạng như Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng nói: "Mỗi lần sự việc xảy ra, Tổng thầu lại nhận khuyết điểm nhưng đâu lại vào đấy. Tôi không tin lời hứa và nhận trách nhiệm của Tổng thầu nữa".
 
Theo bà An, là do từ trước đến nay chúng ta vẫn còn quá nương nhẹ trong việc xử lý.
 
Cho nên cần: "Một là, cấm đầu thầu bao nhiêu năm; hai là, phạt về tài chính, kinh tế, họ làm kinh doanh thì cần phải được làm để tìm kiếm lợi nhuận, chưa kể đến uy tín, lòng tin không thể mua được. Phải xử lý bằng nhiều phương thức, hình thức, mục tiêu đơn giản như vậy".
-----------------------
Những siêu dự án lọc hóa dầu bị "treo"
Gần chục dự án lọc hóa dầu với vốn đăng ký cả tỷ USD/dự án vào Việt Nam từng gây ồn ào, tạo cuộc đua tranh thu hút đầu tư giữa các tỉnh. Tuy nhiên, chỉ có dự án tại Nghi Sơn (Thanh Hóa) triển khai đúng tiến độ. Số còn lại, có dự án động thổ xong thì “im lìm”, có dự án đứng trước nguy cơ bị thu hồi giấy phép. 
 
Chật vật dự án tỷ USD
 
Hiện, ngoài Nhà máy lọc dầu Dung Quất (Quảng Ngãi) đã đi vào hoạt động và sắp được đầu tư mở rộng, cả nước còn  6 dự án lọc hóa dầu khác, gồm: Dự án lọc dầu tại Nghi Sơn với vốn đầu tư 9 tỷ USD, công suất 10 triệu tấn dầu thô/năm; Dự án tại Vũng Rô (Phú Yên) vốn đầu tư 3,2 tỷ USD, công suất 8 triệu tấn dầu thô/năm; Dự án Nam Vân Phong (Khánh Hòa) vốn đầu tư 8 tỷ USD, công suất 10 triệu tấn dầu thô/năm; Dự án Nhơn Hội (Bình Định) vốn đầu tư 22 tỷ USD, công suất 20 triệu tấn dầu thô/năm; Dự án Long Sơn (Bà Rịa – Vũng Tàu) vốn đầu tư 4,5 tỷ USD, công suất 2,7 triệu tấn dầu thô/năm; Dự án tại Cần Thơ có vốn đầu tư 538 triệu USD, công suất 2 triệu tấn dầu thô/năm.
 
Tuy nhiên, trong tổng số 6 dự án lọc hóa dầu kể trên, chỉ có dự án tại Nghi Sơn triển khai đúng tiến độ (cuối năm 2014, giải ngân được khoảng 3 tỷ USD, duy trì khoảng 11.000 công nhân trên công trường). Số còn lại, có dự án đã động thổ nhưng tới nay đang phải hoãn, giãn tiến độ, một số đang làm thủ tục cấp phép đầu tư, có dự án đứng trước nguy cơ bị thu hồi giấy phép.
 
Về dự án lọc dầu tại Cần Thơ, trao đổi với PV Tiền Phong, ông Nguyễn Văn Hồng, Giám đốc Sở KH&ĐT Cần Thơ cho biết: Dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư từ 19/5/2008. Tuy nhiên, sau nhiều lần lỡ hẹn triển khai, mới đây, Sở đã có văn bản xin ý kiến Thành ủy và UBND Thành phố Cần Thơ về số phận dự án. Có hai phương án được đưa ra là thu hồi vĩnh viễn giấy chứng nhận đầu tư, hoặc tạm thu hồi 6 tháng để chủ đầu tư tìm đối tác khác. Nếu hết thời hạn vẫn không tìm được đối tác đủ năng lực sẽ thu hồi vĩnh viễn. “Thành ủy đã cho ý kiến nên chọn phương án hai. Tuy nhiên, tới nay UBND Thành phố vẫn chưa có quyết định cuối cùng”, ông Hồng nói.
 
Theo ông Hồng, hiện đối tác là Cty Semtech Limited B.V.I của Mỹ đang gặp khó khăn về tài chính, do khủng hoảng kinh tế. Họ chỉ hứa chứ không mấy quan tâm tới dự án, nên chủ đầu tư phía Việt Nam phải tìm đối tác khác.
 
Tương tự, Dự án lọc hóa dầu Vũng Rô dù đã động thổ hơn nửa năm trước (từ ngày 9/9/2014), nhưng tới nay chưa thể khởi công. “Hiện dự án đang vướng giải phóng mặt bằng. Tỉnh đang rà soát, lên phương án đền bù, tái định cư, trên cơ sở đơn giá đền bù tỉnh phê duyệt, chủ đầu tư sẽ ứng tiền để thu hồi đất. UBND tỉnh yêu cầu phải xong khâu rà soát trong tháng 6 tới, để có mặt bằng sạch cho chủ đầu tư khởi công dự án vào quý 3 hoặc 4 năm nay. Dự kiến, chi phí đền bù giải phóng mặt bằng khoảng 300 tỷ đồng”- ông Nguyễn Chí Hiến, Giám đốc Sở KH&ĐT Phú Yên nói.
 
Với “siêu” Dự án lọc hóa dầu Nhơn Hội (dự án Victory), ông  Man Ngọc Lý, Trưởng ban Quản lý Khu kinh tế Bình Định cho biết: Tập đoàn Dầu khí Thái Lan (PTT) và Tập đoàn dầu mỏ Saudi Aramco (Ả-rập Saudi) đang thành lập một công ty liên kết để tỉnh có cơ sở cấp giấy chứng nhận đầu tư. “Tôi mong muốn pháp nhân liên kết sẽ được lập trong quý 2 năm nay để cấp giấy chứng nhận đầu tư”-  ông Lý nói. Theo ông Lý, để giải phóng mặt bằng cho dự án địa phương cần khoảng 500 tỷ đồng, tỉnh Bình Định đã có văn bản xin Chính phủ hỗ trợ bằng nguồn ngân sách trung ương.
 
Nhà đầu tư sẽ không bỏ cuộc?
 
Việc giá dầu thô thế giới giảm ảnh hưởng ra sao tới các dự án lọc hóa dầu? Ông Man Ngọc Lý cho biết, giá dầu không ảnh hưởng tới tiến độ đầu tư dự án lọc hóa dầu Nhơn Hội. “Đây là dự án đầu tư nằm trong chiến lược dài hạn của họ, nên giá dầu giảm không ảnh hưởng tới quyết định đầu tư”, ông Lý nói.
 
Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam cho rằng, giá dầu xuống rồi lại lên nên ít ảnh hưởng tới các dự án trong dài hạn. “Với nhà máy lọc hóa dầu, phần lợi nhuận chính không tới từ sản phẩm lọc dầu, chủ yếu ở phần hóa dầu, như nhựa đường, hạt polime, sợi tổng hợp… Các sản phẩm hóa dầu có thể mang lại lợi nhuận chiếm tới 60-70% lợi nhuận của nhà máy. Giá dầu thô giảm nhưng giá các sản phẩm hóa dầu vẫn cao, nhà đầu tư càng có lợi”, ông Ngãi nói.
 
Ông Ngãi dẫn chứng, dự án lọc hóa dầu của tập đoàn Formosa của Đài Loan, công suất 20 triệu tấn dầu thô/năm, nhưng xuất khẩu hạt polime ra toàn thế giới. Trong khi đó, Nhà máy lọc dầu Dung Quất của Việt Nam mới chỉ có lọc dầu (ra sản phẩm xăng, diezel…), nên lợi nhuận chưa lớn, tới đây phần mở rộng nhà máy chủ yếu tập trung cho hóa dầu.
 
 Theo ông Ngãi, Việt Nam có nhiều lợi thế như môi trường đầu tư tốt (chính sách ưu đãi, chính trị ổn định), có nhiều cảng nước sâu để tàu lớn ra vào, vị trí địa lý thuận lợi; giá nhân công rẻ…, các nhà đầu tư sẽ không dễ dàng bỏ dự án. Hiện, hai dự án còn lại, dự án lọc hóa dầu Nam Vân Phong vẫn đang trong quá trình hình thành liên doanh đầu tư, còn dự án lọc hóa dầu Long Sơn đang xin giãn tiến độ đầu tư tới năm 2025.
--------------------------
 Sức hút mang tên Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng châu Á
Trong bối cảnh ngày 31-3, hạn chót để các nước đăng ký làm thành viên sáng lập Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng châu Á (AIIB) do Trung Quốc khởi xướng, đang đến gần, thì việc ngày càng có nhiều nước phương Tây nộp đơn xin đăng ký tham gia, bất chấp sự phản đối của Mỹ, đã cho thấy sức hút đáng kể mà AIIB tạo ra.
 
Khác với WB và IMF
 
Theo Wall Street Journal (WSJ), tính đến ngày 27-3 đã có 35 nước tuyên bố sẵn sàng làm thành viên sáng lập của AIIB. Đáng chú ý là trong danh sách này, bên cạnh sự góp mặt của nhiều nước châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Singapore, Philíppiné… còn có 6 nước châu Âu gồm Anh, Italia, Đức, Pháp, Luxemburg và Thụy Sĩ. Gần đây nhất, hãng tin Bloomberg cho biết, Canada cũng đang xem xét khả năng gia nhập AIIB. Như vậy, trong nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) chỉ còn Mỹ và Nhật Bản đứng ngoài cánh cửa của AIIB.
 
Câu hỏi đặt ra là điều gì đã làm nên sức hấp dẫn của AIIB?
 
Sự ra đời của AIIB xuất phát từ nhu cầu thực tế khi châu Á là khu vực có dân số lớn nhất thế giới - chiếm 60% nhu cầu về vốn để phát triển hạ tầng. Hơn nữa, khác với nhiệm vụ và nghiệp vụ của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cũng như Ngân hàng Thế giới (WB) là mang tính toàn cầu thì trên thực tế, AIIB có tính chất khu vực, có thể phát huy vai trò hỗ trợ bằng việc đáp ứng các yêu cầu đầu tư ở châu Á, thúc đẩy sự phát triển khu vực châu Á không chỉ giúp nhiều người thoát nghèo, mà còn có thể làm gia tăng tầng lớp trung lưu ở khu vực này, tạo ra thị trường tiêu thụ cực lớn cho nền kinh tế khác bên ngoài châu lục.
 
WSJ cho rằng, AIIB thu hút nhiều nước tham gia do Trung Quốc chủ động từ bỏ quyền phủ quyết tại AIIB, khác cách làm xưa nay tại IMF và WB. Tại IMF và WB, nhiều năm qua, Mỹ dù với chưa tới 20% phiếu bầu nhưng luôn nắm quyền phủ quyết đối với nhiều quyết sách quan trọng-điều mà nhiều nước thành viên khác chỉ trích là không công bằng.
 
Trong khi đó, Trưởng ban Thư ký AIIB Kim Lập Quần mới đây cho biết, Trung Quốc sẽ không “bắt nạt” các thành viên khác mà sẽ hợp tác cùng họ nhằm tìm kiếm nhận thức chung trong tất cả các quyết định của AIIB. Theo ông Kim Lập Quần, địa vị là cổ đông lớn nhất AIIB của Trung Quốc không phải là đặc quyền, mà là trách nhiệm và sự đảm đương. Chính quan điểm này của Trung Quốc với AIIB đã thúc đẩy Anh, Pháp, Đức và Italia phá vỡ lập trường thống nhất với Mỹ và nộp đơn gia nhập AIIB. Ngoài ra, Chính phủ Trung Quốc còn nỗ lực loại bỏ lo lắng từ Mỹ và các nước khác về tính minh bạch và việc điều hành AIIB.
 
Các nhà phân tích cho rằng, việc các nước đồng minh châu Âu của Mỹ gia nhập AIIB chủ yếu xuất phát từ lợi ích kinh tế, lựa chọn Trung Quốc trong bối cảnh nền kinh tế tại châu Âu vẫn rất ảm đạm. Các nước châu Âu rõ ràng đã kết luận rằng, họ không thấy có lý do gì để hy sinh những cơ hội kinh tế giá trị nhằm hỗ trợ những mục tiêu chiến lược của Mỹ, trong khi Wasington không có khả năng hoặc không muốn cung cấp thứ gì để đổi lại.
 
Theo WSJ, AIIB dự định sẽ bắt đầu hoạt động với số vốn tối thiểu 100 tỷ USD, trong đó Trung Quốc đóng góp 40%, Ấn Độ đóng góp 10%, các nước châu Á khác đóng góp 25%, 25% còn lại sẽ do các nước châu Âu đóng góp. AIIB được kỳ vọng sẽ chính thức được thành lập và bắt đầu hoạt động vào cuối năm 2015.

Lựa chọn nào cho Mỹ?
 
WSJ chỉ ra rằng AIIB là ngân hàng mà Mỹ vẫn nhìn nhận “sẽ trở thành kỳ phùng địch thủ” của các tổ chức tài chính truyền thống của thế giới hiện do Mỹ chi phối như IMF và WB. Wasington cũng lo ngại việc AIIB vận hành trơn tru sẽ là cơ hội để Bắc Kinh đầu tư cho cơ sở hạ tầng, làm đòn bẩy nâng cao tầm ảnh hưởng của quốc gia này trong khu vực, đe dọa tới vị thế của Mỹ. Vì vậy, Mỹ vẫn khuyến cáo các nước đồng minh nên thận trọng trước việc tham gia AIIB, song lời khuyên này trên thực tế đã bị bỏ ngoài tai. "Cơn sốt" của bạn bè và đồng minh của Mỹ nhằm trở thành những thành viên sáng lập của định chế tài chính này đã được tờ Financial Times miêu tả là một "thất bại" của Mỹ.
 
Vậy Wasington sẽ phải làm gì trước tình hình trên?
 
Trong một bài viết đăng trên tờ Diplomat, chuyên gia Elizabeth Economy thuộc Hội đồng Quan hệ Đối ngoại của Mỹ cho rằng, hiện tại Mỹ có 3 lựa chọn.
 
Một là tiếp tục gây sức ép lên các đồng minh để họ không tham gia AIIB cho đến khi quy trình vận hành của AIIB được thông qua. Theo bà Elizabeth Economy, lựa chọn này rõ ràng là không phù hợp. Mỹ khó có thể sử dụng ảnh hưởng chính trị để thuyết phục các nước trong khu vực và các đồng minh không tham gia vào AIIB. Nếu Mỹ vẫn tiếp tục nỗ lực này thì sẽ chỉ là một hành động vô nghĩa, làm yếu đi hình ảnh một nước Mỹ đang có tầm ảnh hưởng trong khu vực.
 
Hai là tham gia AIIB. Có nhiều lý do chứng minh lựa chọn thứ hai là một ý tưởng tốt cho Mỹ. Việc tham gia AIIB sẽ tạo cơ hội để Mỹ có một chỗ đứng trong thể chế của AIIB và sẽ có kiểm soát nếu như chính sách không phù hợp; đặc biệt AIIB cũng bảo đảm cho các công ty Mỹ có thể tiếp cận công bằng với những cơ hội đấu thầu từ việc đầu tư tài chính vào AIIB.
 
Ba là buông xuôi vấn đề. Nếu AIIB hoạt động không tốt bằng các ngân hàng khác thì đây không chỉ là một khiếm khuyết nhỏ của Bắc Kinh, mà còn sẽ tổn hại đến các quốc gia tham gia. Khi đó, Mỹ sẽ có cớ để hạ thấp uy tín của Trung Quốc, “răn dạy” đồng minh, ngăn chặn khả năng xảy ra một vụ việc tương tự.
 
Trong khi đó, ông Robert Kahn, nhà nghiên cứu cấp cao của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Mỹ, lại nhận định trên đài VOA rằng, Mỹ gần như chắc chắn không tham gia AIIB: "Với tình hình chính trị tốt hơn, Mỹ có thể tham gia AIIB. Nhưng vì hoàn cảnh tại Quốc hội Mỹ, Mỹ không ở vào vị thế có thể tham gia AIIB. Thậm chí, Mỹ còn không thể thực hiện những cải cách cơ bản tại IMF để làm cho định chế hiện có trở nên hấp dẫn hơn với các cường quốc đang phát triển".
-----------------------

Tin Phap Luat Tin Phap LuatTổng hợp

Trở về

Bài cùng chuyên mục

Văn phòng luật

Danh sách luật

Danh sách đầy đủ >>

Liên hệ quảng cáo: 0983 006 168

Thiết kế web nhanh

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal giá rẻ, chuẩn SEO, chất lượng cao

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Tin kinh tế 

Tin kinh tế, giao thương, khuyến mãi, quảng bá sản phẩm,trang vàng doanh nghiệp,...

www.tinkinhte.com

Quảng cáo: 098 300 6168

Tin sức khỏe

Hệ thống mạng vì sức khỏe cộng đồng với hơn 300 kênh đang được phát triển

www.tinsuckhoe.com

Hợp tác: 090 620 7650

tinkhoahoc.com- Ads demo

Tin pháp luật

Tin pháp luật, văn bản luật, Văn phòng luật sư, giải đáp pháp luật,...

www.tinphapluat.com

Hợp tác: 090 620 7650

Thế giới thời trang

Thời trang Việt Nam, Shop thời trang, Mua bán thời trang, trang vàng thời trang,...

www.fashion365.vn

Hợp tác: 0127 399 6475

Cổng nhôm đúc

Cổng nhôm đúc, cầu thang nhôm đúc, lan can nhôm đúc, hàng rào nhôm đúc,...

www.congnhadep.com

Tư vấn: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Kiến trúc xanh

Thiết kế biệt thự, thiết kế nhà đẹp, thiết kế sân vườn, thiết kế nội ngoại thất,...

www.kientrucxanh.net

Tư vấn: 098 206 9958

Phong thủy 24h

Phong thủy học, xem tuổi làm nhà, nội thất phong thủy, vật phẩm phong thủy,...

www.phongthuy24h.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thiết kế nhà dân

Thiết kế nhà dân, thiết kế biệt thự, dịch vụ xây dựng, sửa chữa nhà ở, văn phòng...

www.thietkenhadan.com

Hợp tác: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Web trên smart phone

Chuyên phát triển web chạy trên smart phone và các thiết bị di động, thân thiện, chuẩn SEO,...

www.mobileweb.vn

Hợp tác: 098 300 6168

Máy lọc nước gia đình

Cung cấp máy lọc nước RO, sửa chữa máy lọc nước, thay lõi lọc máy lọc nước,...

www.maylocnuocgiadinh.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thế giới động vật

Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã, thú cưng, chim cá cảnh,...

www.thegioidongvat.net

Hợp tác: 0127 399 6475

tinkhoahoc.com- Ads demo