Tin trong nước trưa 25-11-2014:100 tổ chức, doanh nghiệp Ý đến Việt Nam - Giày dép Việt “ùn ùn” vào Mỹ

  • Cập nhật : 25/11/2014

100 tổ chức, doanh nghiệp Ý đến Việt Nam

Từ ngày 24 đến 26-11, gần 100 tổ chức và doanh nghiệp Ý sẽ tham dự các hoạt động xúc tiến thương mại tại Hà Nội và TP.HCM.

Phái đoàn doanh nghiệp cấp cao được dẫn đầu bởi ngài Benedetto Della Vedova - Thứ trưởng Bộ Ngoại giao và hợp tác quốc tế Ý.

Chuyến viếng thăm lần này nhằm mục đích thúc đẩy và tăng cường quan hệ giữa hai nước về mặt kinh tế, giao thương, công nghệ, ý tế, năng lượng và cơ sở hạ tầng.

Ngoài ra, cả hai bên sẽ bàn luận về tiềm năng đầu tư, cơ hội hợp tác liên quan đến 110 khu vực công nghiệp trên khắp Việt Nam.

Các hoạt động bao gồm những cuộc thảo luận chính thức, các cuộc gặp song phương cấp chính phủ và một diễn đàn doanh nghiệp Việt - Ý.

Một cuộc họp của Ủy ban hỗn hợp Việt Nam- Ý về kinh tế- thương mại cũng sẽ được tổ chức nhân chuyến viếng thăm chính thức của phái đoàn kinh tế Ý.

Ý hiện là thị trường xuất khẩu lớn thứ 18 và là thị trường nhập khẩu lớn thứ 15 của Việt Nam.

Ý cũng trở thành đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam trong khối EU với kim ngạch thương mại hai chiều vào khoảng 3 tỉ euro trong năm 2013. Con số này được kì vọng đạt 3,5 tỉ euro trong năm nay và dự báo sẽ là 5 tỉ euro vào năm 2016.
-------------------------
Sẽ có làn sóng đầu tư mới từ Đức vào VN

Tại Hội nghị các doanh nghiệp Đức khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APK) do các Phòng thương mại Đức ở nước ngoài tổ chức từ ngày 20-22.11 tại TPHCM, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Năng lượng CHLB Đức Sigmar Gabriel khẳng định: Nhiều doanh nghiệp (DN) Đức đang có kế hoạch mở rộng kinh doanh tại châu Á trong giai đoạn 10 - 20 năm tới; trong đó, VN là một đối tác, địa điểm quan trọng và hấp dẫn nhất đối với các nhà đầu tư, DN của Đức.

Hạ tầng hấp dẫn nhà đầu tư Đức

Phát biểu tại cuộc họp báo sau Hội nghị APK, Phó Thủ tướng Đức ông Sigmar Gabriel khẳng định, VN sẽ là địa điểm tốt nhất để nhìn thấy những xu hướng phát triển mới của khu vực. VN hiện có dân số đông, trẻ, trình độ giáo dục - đào tạo ngày càng cao, mức độ tiết kiệm lớn và nguồn tài nguyên dồi dào. Hơn nữa, VN đang tích cực cải thiện môi trường đầu tư, giảm thiểu những quy định mâu thuẫn với thông lệ quốc tế bằng những bộ luật được điều chỉnh, sửa đổi mới. Sự thành công của các thương hiệu lớn của Đức đã đầu tư tại VN như Siemens, Bosch, Mercedes-Benz… sẽ là kinh nghiệm để khuyến khích các nhà đầu tư, DN Đức phải sớm có mặt nhanh ở tại đây và ngày càng nhiều trong thời gian tới.

Ông Marko Walde, Trưởng đại diện Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức tại VN phân tích, hiện nay VN đang nỗ lực cùng các quốc gia thành viên hoàn thành mục tiêu xây dựng Cộng đồng kinh tế khối ASEAN vào năm 2015. Từ đó, sẽ hình thành một thị trường chung của ASEAN với dân số khoảng 600 triệu người và được tự do di chuyển vốn, hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và lao động trong cả khu vực này. Quan trọng và hấp dẫn hơn nữa, VN đang đẩy mạnh thực hiện hiệu quả 8 Hiệp định thương mại tự do hiện có đã ký kết và nỗ lực đàm phán 6 Hiệp định thương mại tự do mới có tiêu chuẩn cao, trong đó có Hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu, Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP... Trong tương lai không xa, VN sẽ đóng vai trò quan trọng là cửa ngõ để tiếp cận với nhiều nước trong khu vực và thế giới.

Nhu cầu hàng chục tỉ USD đầu tư vào phát triển hạ tầng

Trong diễn văn khai mạc Hội nghị APK, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, thời gian tới, VN có nhu cầu hàng chục tỉ USD để đầu tư vào các dự án phát triển kết cấu hạ tầng… Đây là cơ hội tốt cho các nhà đầu tư xây dựng hạ tầng, cung cấp dịch cụ công theo mô hình đối tác công, tư. Và đây cũng chính là thế mạnh của các nhà đầu tư, DN của Đức.

Ông Marko Walde cho rằng, khu vực châu Á – Thái Bình Dương hiện có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và đóng vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế toàn cầu. Chính điều đó, cộng đồng DN Đức tin tưởng rằng, thị trường châu Á ngày càng trở nên hấp dẫn và rất quan trọng để đầu tư. Trong Hội nghị APK lần này được tổ chức tại TPHCM, một thành phố năng động, kinh tế phát triển mạnh nhất của VN, nhiều DN Đức đã cho rằng, VN là một đối tác quan trọng nhất để hợp tác đầu tư trong khu vực ASEAN.

“Mục tiêu chính của Hội nghị lần này được tổ chức tại VN cũng nhằm nâng cao sự chú ý của giới đầu tư, DN của Đức vào những cơ hội và triển vọng to lớn của VN. Một số lĩnh vực của VN sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư đến từ Đức sau Hội nghị APK năm 2014 là điện, năng lượng tái tạo, giao thông, giao thông đô thị, cảng biển, sân bay, giáo dục, y tế, dệt may, da giày…”- ông Marko Walde cho biết.

Tuy nhiên, theo Phó Thủ tướng Đức ông Sigmar Gabriel, Chính phủ VN muốn tận dụng được dòng dịch chuyển vốn từ các nhà đầu tư tư nhân của Đức, thì những quy định rõ ràng về khung pháp lý cần được ban hành sớm, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tiếp cận từ chính sách đến từng danh mục dự án mời gọi đầu tư.
-------------------------
Ba dự án lớn của Samsung góp phần làm vốn FDI tăng vọt

Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch Đầu tư vừa công bố tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tháng 11-2014.
Một góc tổ hợp Samsung - Ảnh: N.Khánh

Theo đó, tính chung cả cấp mới và dự án đang hoạt động tại VN xin tăng thêm vốn đầu tư, tính đến hết 20-11, tổng vốn FDI vào VN đã đạt tới 17,33 tỷ USD.

Đáng lưu ý, Cục Đầu tư nước ngoài cho biết trong tháng 11-2014, đã cấp phép cho ba dự án lớn của Samsung tại VN, đó là:

- Dự án Tổ hợp công nghệ cao Sam Sung Thái Nguyên - giai đoạn 2 của nhà đầu tư  Công ty TNHH Sam Sung Electronics Việt Nam  Thái Nguyên tại khu công nghiệp Yên Bình I, tỉnh Thái Nguyên với tổng vốn đầu tư đăng ký lên tới 3 tỷ USD.

- Dự án Công ty TNHH điện tử Samsung CE Complex do nhà đầu tư Samsung Asia Pte.Ltd – Singapore đầu tư tại Thành phố Hồ Chí Minh với tổng vốn đầu tư đăng ký 1,4 tỷ USD.

- Dự án Công ty TNHH SamSung Display Bắc Ninh do nhà đầu tư Hàn Quốc đầu tư tại Bắc Ninh với tổng vốn đầu tư đăng ký 1 tỷ USD.

Cũng theo FIA, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài nhất với với 689 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 13,15 tỷ USD, chiếm 75,9% tổng vốn đầu tư đăng ký trong 11 tháng năm 2014.

Lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với 32 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm là 1,27 tỷ USD. Đứng thứ 3 là lĩnh vực là lĩnh vực xây dựng với 1,02 tỷ USD...

Về đối tác đầu tư, tính từ đầu năm 2014 đến nay, theo Cục Đầu tư nước ngoài, đã có 60 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam.

Hàn Quốc đã tiến lên vị trí dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm là 6,82 tỷ USD, chiếm 39,4% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Singapore đứng vị trí thứ hai với 2,75 tỷ USD, Nhật Bản đứng vị trí thứ 3 với  1,71 tỷ USD; tiếp theo là Hồng Kông với khoảng 1,69 tỷ USD.
-------------------------
Giày dép Việt “ùn ùn” vào Mỹ

Thị trường Mỹ đang có xu hướng vượt mặt EU để trở thành thị trường xuất khẩu chủ lực của nhiều doanh nghiệp xuất khẩu da giày Việt Nam.

Nhiều nhà đặt hàng Mỹ, Đài Loan... cũng đẩy nhanh việc chuyển đơn đặt hàng, nhà máy sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam.

Đã có không ít doanh nghiệp sản xuất da giày trong nước bắt kịp xu hướng này để tăng tốc xuất khẩu cho năm sau.

Đơn hàng tăng 60%

Còn hơn một tháng nữa hết năm 2014 nên tại xưởng sản xuất giày của Công ty giày Gia Định (TP.HCM) những ngày này nhiều công nhân đang tất bật để hoàn tất các đơn hàng xuất khẩu cuối cùng đã ký.

Ông Nguyễn Chí Trung, giám đốc công ty, cho biết kế hoạch xuất khẩu 3 triệu đôi giày của năm 2014 “cơ bản sắp xong”, trong đó 60-70% sản lượng giày đều được xuất sang thị trường Mỹ.

“Nếu năm trước đơn hàng xuất khẩu sang Mỹ chỉ chiếm 10% trong kim ngạch xuất khẩu của công ty thì năm nay đã ở mức 60-70%. Từ chỗ chỉ xuất khẩu thăm dò, đến thời điểm này tôi có thể khẳng định Mỹ sẽ là thị trường xuất khẩu trọng tâm của công ty” - ông Trung xác nhận.

Chuyên nhận thực hiện các đơn hàng giày da thời trang cao cấp, các nhà đặt hàng Mỹ hiện đang trả khoảng 30 USD/đôi giày đặt tại Gia Định. “Sau khi trừ các chi phí quản lý và sản xuất thực tế, chúng tôi thực nhận còn lại 12-13 USD/đôi. Mức giá gia công này khá cao nếu so với việc gia công các loại giày cấp thấp khác” - ông Trung chia sẻ.

Không chỉ có đơn hàng tăng, ông Oliver Ng - giám đốc kinh doanh Công ty Ever Rite International (Đài Loan), doanh nghiệp từng đặt nhà máy sản xuất giày tại Indonesia và Trung Quốc - cho hay kể từ tháng 9-2013, công ty của ông đã hoàn tất việc chuyển những dây chuyền sản xuất cuối cùng sang Việt Nam, đưa tổng dây chuyền sản xuất hiện có tại Việt Nam lên 52 chuyền.

“Phải mất gần 12 năm chúng tôi mới hoàn tất kế hoạch này vì đã nhìn ra được sớm đâu là nơi sản xuất lý tưởng thật sự” - ông Oliver Ng khẳng định.

Tương tự, ông Scott Thomas - đại diện Công ty Wolverine Worldwide (Mỹ), nhà đặt hàng có tám trung tâm phân phối, doanh số dự kiến đạt 1,7 tỉ USD trong năm 2014 - cho hay trong cơ cấu đặt hàng của công ty đã có sự thay đổi nguồn cung rất ấn tượng.

Năm 2007 Trung Quốc cung ứng 81,7% giày dép cho hãng này, 10% là từ Việt Nam, nhưng hiện tại tỉ lệ đặt hàng từ Trung Quốc chỉ còn 75%, trong khi Việt Nam đã tăng lên được 14,5%.

Kế hoạch chuyển đổi nguồn cung của công ty này còn ấn tượng hơn khi đến năm 2020, “tỉ lệ đặt hàng từ Trung Quốc chỉ còn 33%, trong khi Việt Nam sẽ tăng lên 35%” - ông Scott Thomas nói.

Cơ hội lớn, nhưng không dễ “ăn”

Với một thời gian rất dài, khi nói về xuất khẩu giày dép, thị trường EU luôn chiếm hơn 50% trong tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành.

Tuy nhiên đến năm 2013, kim ngạch xuất khẩu từ EU chỉ còn chiếm 35% (trong tổng kim ngạch xuất khẩu 8,3 tỉ USD mặt hàng giày dép), thay vào đó là thị trường Mỹ nổi lên chiếm tới 33%.

Ông Matt Priest, chủ tịch Hiệp hội Các nhà bán lẻ và phân phối giày dép Mỹ (FDRA), cho hay từ năm 2001 đến nay, xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang Mỹ tăng trưởng từ 20-21%/năm. Riêng 10 tháng đầu năm 2014, kim ngạch xuất khẩu da giày vào Mỹ đã đạt 2,67 tỉ USD, tăng đến 22% so với cùng kỳ 2013.

Dự báo nếu Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết vào năm 2015, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu giày dép vào thị trường Mỹ sẽ còn ấn tượng hơn nữa. “Một trong những nguyên nhân chính khiến các nhà đặt hàng Mỹ liên tục chuyển đơn hàng từ Trung Quốc về Việt Nam là do môi trường kinh doanh tại Trung Quốc không còn nhiều thuận lợi như trước. Từ chi phí sản xuất tăng vọt, nguồn cung ứng lao động thiếu hụt, cho đến những lợi thế từ các hiệp định thương mại...” - ông Diệp Thành Kiệt, phó chủ tịch Hiệp hội Da giày VN (Lefaso), nhận xét.

Tuy nhiên, để đáp ứng được các tiêu chuẩn xuất khẩu giày vào thị trường Mỹ, ngoài tuân thủ các quy định nghiêm ngặt liên quan đến việc đảm bảo an toàn môi trường, hóa chất được sử dụng trong sản phẩm (đặc biệt đối với sản phẩm dành cho trẻ em), các doanh nghiệp phải đáp ứng được số lượng đơn đặt hàng rất lớn.

Muốn vậy, doanh nghiệp phải có quy mô rất lớn về năng lực sản xuất, với vốn đầu tư lên đến hàng triệu USD cho các khoản đầu tư nhà xưởng, thiết bị, điều mà không phải doanh nghiệp trong nước nào cũng có thể thực hiện được.

Theo ông Kiệt, để tận dụng được hiệu quả một cách tốt nhất sự dịch chuyển này, ngoài yếu tố từ TPP mang lại, các doanh nghiệp cũng cần tỉnh táo lựa chọn dòng sản phẩm phù hợp để tập trung phát triển sản xuất, tránh việc chỉ lo phát triển nóng về số lượng.

“Nếu họ chỉ đổ vào Việt Nam những đơn hàng có chủng loại giày dép cấp thấp để tận dụng chi phí lao động rẻ, thậm chí cả lợi thế TPP sắp tới, thì cứ điểm sản xuất mới của doanh nghiệp Mỹ ở Việt Nam chỉ là cái bẫy” - ông Kiệt cảnh báo.

Sự cảnh báo này hoàn toàn có cơ sở khi Việt Nam vẫn đang lệ thuộc quá lớn vào nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu. Nếu chỉ nhận sản xuất đơn hàng cấp thấp, có lẽ cũng không nên “mơ” tới giá trị thặng dư mang lại cho ngành làm gì, ngoài chút tiền gia công bèo bọt đúng nghĩa ở cấp thấp.
-------------------------

 

Tin Phap Luat Tin Phap Luattổng hợp

Trở về

Bài cùng chuyên mục

Văn phòng luật

Danh sách luật

Danh sách đầy đủ >>

Liên hệ quảng cáo: 0983 006 168

Thiết kế web nhanh

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal giá rẻ, chuẩn SEO, chất lượng cao

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Tin kinh tế 

Tin kinh tế, giao thương, khuyến mãi, quảng bá sản phẩm,trang vàng doanh nghiệp,...

www.tinkinhte.com

Quảng cáo: 098 300 6168

Tin sức khỏe

Hệ thống mạng vì sức khỏe cộng đồng với hơn 300 kênh đang được phát triển

www.tinsuckhoe.com

Hợp tác: 090 620 7650

tinkhoahoc.com- Ads demo

Tin pháp luật

Tin pháp luật, văn bản luật, Văn phòng luật sư, giải đáp pháp luật,...

www.tinphapluat.com

Hợp tác: 090 620 7650

Thế giới thời trang

Thời trang Việt Nam, Shop thời trang, Mua bán thời trang, trang vàng thời trang,...

www.fashion365.vn

Hợp tác: 0127 399 6475

Cổng nhôm đúc

Cổng nhôm đúc, cầu thang nhôm đúc, lan can nhôm đúc, hàng rào nhôm đúc,...

www.congnhadep.com

Tư vấn: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Kiến trúc xanh

Thiết kế biệt thự, thiết kế nhà đẹp, thiết kế sân vườn, thiết kế nội ngoại thất,...

www.kientrucxanh.net

Tư vấn: 098 206 9958

Phong thủy 24h

Phong thủy học, xem tuổi làm nhà, nội thất phong thủy, vật phẩm phong thủy,...

www.phongthuy24h.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thiết kế nhà dân

Thiết kế nhà dân, thiết kế biệt thự, dịch vụ xây dựng, sửa chữa nhà ở, văn phòng...

www.thietkenhadan.com

Hợp tác: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Web trên smart phone

Chuyên phát triển web chạy trên smart phone và các thiết bị di động, thân thiện, chuẩn SEO,...

www.mobileweb.vn

Hợp tác: 098 300 6168

Máy lọc nước gia đình

Cung cấp máy lọc nước RO, sửa chữa máy lọc nước, thay lõi lọc máy lọc nước,...

www.maylocnuocgiadinh.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thế giới động vật

Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã, thú cưng, chim cá cảnh,...

www.thegioidongvat.net

Hợp tác: 0127 399 6475

tinkhoahoc.com- Ads demo