Tranh luận về mô hình chính quyền địa phương
Tin Pháp luật chiều 25-11-2014: Vì con ăn gói mì tôm của bà, bố dùng rơm đốt con - Phát hiện gần 5.000 vụ hàng hóa vi phạm
- Cập nhật : 25/11/2014
Vì con ăn gói mì tôm của bà, bố dùng rơm đốt con
Trước đó, vào ngày 20-11, trong lúc cháu V. (7 tuổi học lớp 2, con anh Kh., ở xóm 4, xã Lĩnh Sơn, Anh Sơn) có lấy của bà nội một gói mì tôm ăn mà không xin phép nên bị bà phản ứng. Giận con, anh Kh. đã lấy rơm chất dưới chân con rồi châm lửa đốt nhằm răn đe cháu. Không ngờ lửa lan rộng khiến cháu V. bị bỏng nặng.
Phát hiện sự việc, người dân đã hô hoán và đưa cháu V. đi cấp cứu tại trạm xá của xã. Do vết thương quá nặng, hiện cháu V. đã được đưa ra điều trị tại Hà Nội.
Được biết, hoàn cảnh gia đình cháu V. hết sức khó khăn, mẹ cháu hiên đi làm thuê ở miền Nam. Bố cháu, là anh Kh. cách đây 2 năm bị thương nặng do tai nạn giao thông, hiện thần kinh không ổn định. “Anh Kh. bị tai nạn, giờ không kiểm soát được hành vi nên mới châm lửa đốt con như vậy” - ông Toàn cho biết thêm.
Thầy Trần Văn Tĩnh, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lĩnh Sơn, huyện Anh Sơn, cho biết: Cháu V. đang học lớp 2 tại trường, hoàn cảnh gia đình cháu rất đáng thương, hiện nhà trường đang phát động thầy cô giáo, học sinh quyên góp ủng hộ cháu tiền để điều trị vết thương.
-------------------------
Phát hiện gần 5.000 vụ hàng hóa vi phạm
Ngày 24-11, lãnh đạo Chi cục QLTT TP HCM cho biết thực hiện chỉ đạo của UBND TP, chi cục đang tập trung lực lượng để thực hiện kế hoạch kiểm tra, kiểm soát thị trường trước, trong, sau Tết Ất Mùi 2015; tập trung công tác chống buôn bán hàng nhập lậu, hàng giả và gian lận thương mại, tăng cường kiểm tra các mặt hàng thuốc lá nhập lậu, thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất xứ Trung Quốc có chất độc hại, hàng giả, hàng kém chất lượng…
Từ đầu năm đến nay, Chi cục QLTT TP HCM đã tổ chức kiểm tra chuyên ngành 6.600 vụ, phát hiện 4.998 vụ hàng hóa, thực phẩm có vi phạm; thu nộp ngân sách gần 84 tỉ đồng (gồm phạt hành chính, bán hàng tịch thu, truy thu thuế…). Ngoài ra, qua công tác kiểm tra thị trường, đơn vị còn tịch thu và tiêu hủy nhiều hàng giả, hàng kém chất lượng… trị giá trên 10 tỉ đồng.
-------------------------
Tàu cao tốc chở khách niên hạn không quá 30 năm
Chính phủ vừa có quy định về hoạt động của phương tiện chở khách. Theo đó, niên hạn sử dụng của phương tiện thủy nội địa và niên hạn sử dụng của phương tiện thủy được phép nhập khẩu thì tàu thủy lưu trú du lịch ngủ đêm, khách sạn nổi, nhà hàng nổi có niên hạn sử dụng không quá 35 năm với vỏ kim loại, chất dẻo cốt sợi thủy tinh, xi măng lưới thép, bê tông cốt thép; không quá 20 năm với vỏ gỗ.
Còn tàu khách không phải là tàu thủy lưu trú du lịch ngủ đêm, khách sạn nổi, nhà hàng nổi, tàu cao tốc, tàu đệm khí có niên hạn sử dụng không quá 30 năm với vỏ kim loại, chất dẻo cốt sợi thủy tinh, xi măng lưới thép, bê tông cốt thép; không quá 25 năm với vỏ gỗ.
Chính phủ cũng lưu ý, niên hạn sử dụng của phương tiện thủy nội địa được tính từ năm đóng phương tiện. Tuổi của phương tiện thủy được phép nhập khẩu được tính từ năm đóng phương tiện cho đến năm đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu phương tiện tại Việt Nam.
-------------------------
Kiểm soát tải trọng xe ngay từ cửa khẩu
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Lê Anh Tuấn vừa chỉ đạo các ngành chức năng của tỉnh tăng cường kiểm soát tải trọng xe ngay từ cửa khẩu quốc tế Na Mèo và các tuyến quốc lộ trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động (thuộc Thanh tra giao thông tỉnh Thanh Hóa) phải hoạt động 24/24g (tất cả các ngày trong tuần, cả ngày nghỉ, ngày lễ) trên quốc lộ 1A, đoạn qua địa bàn phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn, theo hai hướng Bắc- Nam và ngược lại. Sở GT- VT lắp đặt camera giám sát hoạt động trực tuyến tại Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động trên, để theo dõi tổng thể xe ô tô hoạt động trên đoạn đường qua trạm này và hoạt động cân xe của trạm.
Lực lượng thanh tra giao thông sử dụng cân xách tay tập trung kiểm soát tải trọng xe ngay từ đầu nguồn hàng như: các nhà máy, cảng, kho hàng, mỏ khoáng sản… cao, biên giới Quan Sơn) trên tuyến quốc lộ.
-------------------------
Huỳnh Văn Nén đang ở đâu?
Ngày 24-11, ông Huỳnh Văn Truyện (SN 1925, trú tỉnh Cà Mau) cho biết đã đi hỏi khắp các cơ quan công an ở tỉnh Bình Thuận về việc con mình là Huỳnh Văn Nén bị giam ở đâu nhưng không nhận được câu trả lời thỏa đáng.
Theo ông Truyện, ông lặn lội từ quê nhà ở Cà Mau tới trại giam Xuân Lộc (Tổng cục VIII Bộ Công an, đóng tại Đồng Nai) vào chiều 23-11 để xin thăm gặp con là Huỳnh Văn Nén - phạm nhân trong vụ án vườn điều chấn động dư luận ở Binh Thuận nhiều năm qua. Tại đây, ông được cán bộ quản giáo cho biết là Huỳnh Văn Nén đã được đưa về tỉnh Bình Thuận.
Chiều 24-11, ông Truyện đến Trại tạm giam Công an tỉnh Bình Thuận (TP Phan Thiết) xin được gặp con nhưng cán bộ trại giam trả lời là Huỳnh Văn Nén không bị giam ở đây. Hoang mang, ông Truyện tiếp tục qua trụ sở Công an tỉnh Bình Thuận để hỏi. Tại phòng tiếp dân của Công an tỉnh Bình Thuận, cán bộ trực tiếp dân đã gọi điện thoại cho một số nơi để hỏi thông tin về Huỳnh Văn Nén nhưng không nhận được câu trả lời. Thất vọng, ông Truyện đành ra về.
Ông Truyện cũng cho biết sẽ quay lại trại giam Xuân Lộc hỏi cụ thể Công an đã chuyển Huỳnh Văn Nén đi đâu để còn tới thăm vì ông nghe con ông bị đau nặng ở mắt, có nguy cơ bị mù.
Trước đó, ngày 24-10, Viện KSND tối cao đã có quyết định kháng nghị một phần bản án hình sự sơ thẩm ngày 31-8-2000 của TAND tỉnh Bình Thuận, đề nghị Tòa hình sự TAND tối cao xét xử vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm, hủy phần tội danh và hình phạt của bản án hình sự sơ thẩm nêu trên về tội giết người, cướp tài sản đối với Huỳnh Văn Nén, giao hồ sơ về cấp sơ thẩm để điều tra lại theo thủ tục chung. Hội đồng giám đốc thẩm, TAND tối cao sau đó đã chấp nhận kháng nghị của Viện KSND tối cao, tuyên hủy bản án trên.
-------------------------