Sáng ngày 16/3, tại Khu Chứng tích Sơn Mỹ (xã Tịnh Khê, TP Quảng Ngãi), Sở VH-TT&DL Quảng Ngãi tổ chức lễ tưởng niệm 47 năm vụ thảm sát Sơn Mỹ (16/3/1968 – 16/3/2015).
Cách đây 47 năm về trước, vào ngày 16/3/1968, quân đội viễn chinh Mỹ đã xả súng xuống làng quê Mỹ Lai (xã Tịnh Khê, nay là TP Quảng Ngãi), sát hại 504 thường dân vô tội. Trong đó có 182 phụ nữ (17 người mang thai), 173 trẻ em (56 trẻ sơ sinh), 60 cụ già, 89 trung niên, 247 ngôi nhà chìm trong biển máu và lửa.
Tại buổi lễ tưởng niệm, hàng trăm người dân và học sinh địa phương tĩnh lặng trong 5 hồi 4 tiếng chuông do chính nhân chứng sống của vụ thảm sát thực hiện. Bên cạnh đó, đều đặn hàng năm, ông Roy Mike Boehm – cựu binh Mỹ (người chụp lại những bức ảnh vụ thảm sát Sơn Mỹ) - lại kéo đàn vĩ cầm trong ngày tưởng niệm nhằm xoa dịu nỗi đau của 504 hương hồn đã ngã xuống dưới họng súng của quân đội Mỹ.
Sau lễ tưởng niệm, người dân cùng học sinh dâng hương tại tượng đài Sơn Mỹ; đồng thời nhìn lại lịch sử đau thương thông qua hình ảnh trong nhà trưng bày Khu chứng tích Sơn Mỹ như khắc ghi nỗi đau của vụ thảm sát Sơn Mỹ không thể phai trong lòng người dân thôn Mỹ Lai nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung.
Sáng cùng ngày, ông Roy Mike Boehm – đại diện tổ chức Madison Quakers (Mỹ) - trao tặng 54 suất học bổng cho học sinh nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở xã Tịnh Khê (TP Quảng Ngãi), mỗi suất trị giá 1 triệu đồng.
Tổng Bí thư cho rằng công tác phòng chống tham nhũng là một lĩnh vực quan trọng nhưng vô cùng khó khăn phức tạp; ngành thanh tra phải kiên trì, có giải pháp đồng bộ, quyết liệt hơn nữa để có những chuyển biến rõ rệt. Thanh tra phải đẩy mạnh hơn nữa việc phát hiện tham nhũng và khi đã phát hiện có dấu hiệu tội phạm phải chuyển ngay cơ quan điều tra.
Tại buổi làm việc với Thanh tra Chính phủ sáng nay 16/3, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chia sẻ những khó khăn và biểu dương chúc mừng những thành tích mà ngành thanh tra và Thanh tra Chính phủ đạt được trong thời gian qua.
Tổng Bí thư yêu cầu ngành thanh tra và Thanh tra Chính phủ cần chủ động thanh tra theo kế hoạch, thường xuyên nắm chắc tình hình để đề xuất những vụ việc thanh tra đột xuất, tập trung vào những lĩnh vực dễ xảy ra nhiều vi phạm, tham nhũng.
Tổng Bí thư cho rằng công tác phòng chống tham nhũng là một lĩnh vực quan trọng nhưng vô cùng khó khăn phức tạp; ngành thanh tra phải kiên trì, có giải pháp đồng bộ, quyết liệt hơn nữa để có những chuyển biến rõ rệt. Thanh tra phải đẩy mạnh hơn nữa việc phát hiện tham nhũng và khi đã phát hiện có dấu hiệu tội phạm phải chuyển ngay cơ quan điều tra. Đồng thời mở nhiều kênh thông tin hơn nữa để tiếp nhận các tin báo tố cáo tham nhũng, có biện pháp hiệu quả để thu hồi tài sản tham nhũng.
Theo Tổng Bí thư, năm 2015-2016 dự báo sẽ có rất nhiều đơn thư khiếu nại, đòi hỏi sự tinh tường, tài giỏi của cán bộ thanh tra để phát hiện những vụ việc nghiêm trọng. Chính vì thế trong công tác xây dựng nội bộ phải củng cố tổ chức bộ máy, tăng cường đoàn kết thống nhất, kiên quyết làm trong sạch đội ngũ cán bộ, công chức, những người làm công tác thanh tra. Tăng cường phối hợp với các cơ quan hữu quan và tăng cường hợp tác quốc tế trong công tác phòng chống tham nhũng, hoàn thiện cơ chế chính sách và thể chế.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đã đồng ý cho Thanh tra Chính phủ nghiên cứu, sửa đổi toàn diện Luật Thanh tra, Luật Phòng chống tham nhũng. Ông hi vọng ngành thanh tra bước vào một giai đoạn phát triển mới không chỉ nhận các huân chương cao quý của Nhà nước mà còn là huân chương trong lòng dân.
Báo cáo tại buổi làm việc, Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Trong cho biết từ năm 2011-2014 toàn ngành đã triển khai trên 34.500 cuộc thanh tra hành chính và gần 477.000 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành; phát hiện nhiều vi phạm về kinh tế, trong đó đã kiến nghị thu hồi gần 111.800 tỷ đồng và trên 18.700 ha đất; xử phạt vi phạm hành chính gần 27.500 tỷ đồng; xử lý khác trên 56.000 tỷ đồng. Cơ quan thanh tra đã kiến nghị xử lý kỷ luật nhiều tập thể, cá nhân và chuyển cơ quan điều tra 269 vụ.
Trong công tác phòng, chống tham nhũng, toàn ngành thanh tra đã phát hiện 412 vụ, 634 người có dấu hiệu tham nhũng với trên 740 tỷ đồng, 10 ha đất; kiến nghị xử lý hành chính 23 tập thể, 587 cá nhân, xử lý trách nhiệm 98 người đứng đầu; chuyển cơ quan điều tra 153 vụ, 265 người.
Ông Huỳnh Phong Tranh cho biết năm 2015 và trong thời gian tới, Thanh tra Chính phủ sẽ tập trung thanh tra công tác phòng chống buôn lậu; thuế xuất khẩu, nhập khẩu; quản lý mua sắm tài sản; quản lý sản xuất và nhập khẩu trang thiết bị y tế và công trình y tế; quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai; quản lý, khai thác tài nguyên, khoáng sản; quản lý, sử dụng vốn ngân sách Nhà nước tại một số doanh nghiệp và các chương trình mục tiêu; tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước; tái cơ cấu ngân hàng, xử lý nợ xấu; thanh tra công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản và một số dự án sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, nguồn vốn ODA, nguồn vốn ngân sách nhà nước…
Bên cạnh đó, Thanh tra Chính phủ sẽ tập trung tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng; đề xuất những giải pháp đột phá bảo đảm nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác này. Đặc biệt, năm 2015 Thanh tra Chính phủ sẽ tập trung cao độ cho việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo phục vụ Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần.
--------------------
Nhà báo Mỹ tìm lại được ngôi làng Việt Nam 40 năm sau chiến tranh
Ông Robert Hodierne không thể tin nổi rằng mình có thể tìm gặp lại được những người dân tại một ngôi làng mà ông từng chụp ảnh 40 năm trước.
“Tôi không nghĩ mình biết tên ngôi làng đó bởi lúc đó tôi chỉ chụp ngẫu nhiên một vài mái nhà”, ông Hodierne chia sẻ.
Quyết định để đời
Nhưng sau đó, ông Hodierne không chỉ tìm lại được ngôi làng bị binh lính Mỹ phóng hỏa mà còn tìm thấy người phụ nữ và đứa con gái mà ông chụp ảnh khi ngôi nhà của họ bị cháy ngay sau lưng họ.
Cuộc gặp mặt 40 năm sau đã hình thành lên ý tưởng để ông Hodierne viết một cuốn sách mới có tựa đề: “The American Experience in Vietnam: Reflections on an Era” (tạm dịch: Trải nghiệm của một người Mỹ tại Việt Nam: Nhìn lại một thời kỳ).
Cuốn sách này được coi là phần tiếp theo của bộ sách lịch sử 25 tập có tựa đề: “The Vietnam Experience” (tạm dịch: Trải nghiệm tại Việt Nam) được xuất bản trong những năm 80 của thế kỷ trước.
Cuốn sách của ông Hordierne sẽ được xuất bản nhân dịp 50 năm bộ binh Mỹ lần đầu tiên tham chiến tại Việt Nam và 40 năm kết thúc cuộc chiến tranh Việt Nam.
Một vài bức ảnh do ông Hodierne chụp tại Việt Nam đã xuất hiện trong bộ sách The Vietnam Experience và ông sẽ công bố thêm nhiều bức ảnh khác trong cuốn sách mới phát hành của ông, trong đó có một bức ảnh một binh sĩ Mỹ trên chiến trường năm 1969 và cả hai bức ảnh chụp bà Nguyen Thi Hoai và con gái của bà Lan Thi Tho. Trong đó bức đầu tiên chụp ngày 20/2/1967 và bức thứ hai khi họ gặp nhau năm 2005.
Ông Hodierne, hiện là Phó Giáo sư về Nhiếp ảnh và Trưởng khoa Nhiếp ảnh tại Đại học Richmond, đã sang Việt Nam để làm nhiếp ảnh gia tự do từ năm 1967 sau khi bỏ học Đại học từ năm thứ nhất.
Lúc đó, ông Hodierne mới 21 tuổi và ông đưa ra quyết định có phần đột ngột này là bởi ông sợ rằng, đến khi ông tốt nghiệp thì cuộc chiến tại Việt Nam đã kết thúc và có thể ông sẽ để lỡ mất “câu chuyện quan trọng nhất trong đời mình”.
“Không may là, tôi luôn có những tiên đoán sai lầm trong suốt cuộc đời mình”, ông Hodierne nói.
Những năm tháng tại Việt Nam
Ngay khi có mặt tại Việt Nam, ông Hodierne đã đến xin làm việc tại văn phòng của Hãng tin United Press International có trụ sở ở Sài Gòn (nay là Thành phố Hồ Chí Minh). Chỉ 24 giờ sau đó, ông đã được giao nhiệm vụ làm tin về một vụ bạo động tại đây.
Vào tháng 2/1967, ông Hodierne đã theo chân các phi công Mỹ trên một chiến trực thăng y tế đến một ngôi làng nhỏ để hỗ trợ cho các binh sĩ Mỹ bị thương trong trận đánh quyết liệt diễn ra vào đêm hôm trước. Khi ông Hordierne đến nơi, binh sĩ Mỹ đã bao vây ngôi làng này và phóng hỏa thiêu rụi nhiều nóc nhà tại đó.
Ông Hordierne cho biết, ông không bao giờ quên được sự sợ hãi hiện hữu trên nét mặt của người dân làng, điều mà ông cũng cảm nhận được nhiều năm sau đó khi tham gia làm phóng viên trong cuộc chiến tranh Iraq và theo chân binh sĩ Mỹ gõ cửa từng nhà người dân Iraq để săn lùng phiến quân.
Trải nghiệm hãi hùng ấy đã thôi thúc ông quay trở lại Việt Nam năm 2005 để tìm kiếm ngôi làng từng bị lính Mỹ thiêu cháy nói trên, gặp gỡ những người dân tại đây và lắng nghe những suy nghĩ của họ 40 năm sau khi cuộc chiến trang kết thúc.
Việc đầu tiên ông làm là tìm kiếm thông tin về ngôi làng này tại Thư viện Quốc gia ở College Park, bang Maryland. Tại đó, ông đã tìm thấy nhiều ghi chép của quân đội Mỹ kèm theo những tấm bản đồ giúp ông có thể xác định được tên ngôi làng là Lieu An. Tuy nhiên, liệu ngôi làng này còn tồn tại hay không lại là một vấn đề khác.
Quay lại chốn xưa
Sau đó, ông Hodierne và con trai ông, Cutter, 19 tuổi, đã quay trở lại thành phố Hồ Chính Minh.
Họ thuê một chiếc xe cùng một người lái xe và một phiên dịch và thực hiện một chuyến đi 2 ngày đến một vùng nông thôn ở miền Trung Việt Nam.
Khi họ đến nơi mà họ nghĩ là ngôi làng trước kia, ông Hodierne bước ra khỏi xe và bắt đầu kiểm tra thiết bị định vị toàn cầu (GPS) của mình để khẳng định rằng suy nghĩ của họ là chính xác.
Trong khi đó, người phiên dịch cho hai bố con ông bắt đầu đi hỏi han khắp làng và chỉ 5 phút sau thì họ đã tìm ra được những người mà ông Hodierne chụp trước đó.
Diện mạo ngôi làng lúc này đã hoàn toàn thay đổi, những mái nhà tranh lụp xụp đã được thay thế bằng những ngôi nhà mái ngói khang trang. Người dân ở đây đã có điện để sử dụng và cuộc sống tại đây đã tốt hơn rất nhiều.
Bố con ông Hodierne được đón tiếp rất chân tình. Ông Hodierne chia sẻ: “Tôi không phải là người mau nước mắt nhưng sự chân tình của họ đã khiến tôi cảm thấy xúc động nhất là sau những gì họ đã trải qua”.
--------------------