Hôm 15/3 vừa qua, Tổng thống Nga tiết lộ rằng lực lượng hạt nhân đã sẵn sàng đặt trong trạng thái báo động, giữa lúc xuất hiện các diễn biến dồn dập nhân một năm sự kiện Crimea sáp nhập vào Nga hồi năm ngoái.
Giới phân tích nói rằng: Quyết định này chứa đựng một thông điệp rõ ràng: Nga sẽ không lùi bước trong vấn đề Ukraine, ngay cả khi phải đối mặt với mối đe dọa chiến tranh hạt nhân.
Trong cuốn phim tài liệu "Crimea. Đường về Tổ quốc" phát trên kênh truyền hình quốc gia Nga ngày 15/3, Tổng thống Putin cho biết cá nhân ông từng sẵn sàng đặt lực lượng hạt nhân ở mức báo động, nhằm đối phó với khả năng phương Tây can thiệp vào Crimea. “Chúng tôi sẵn sàng làm điều này. Tôi nói với các đồng nghiệp rằng Crimea là phần lãnh thổ lịch sử của chúng ta, người Nga sống ở đó, họ đang bị đe dọa, chúng ta không thể bỏ mặc họ”, ông chủ Điện Kremlin bày tỏ.
Ông Putin cũng giải thích lý do tại sao cuối cùng lại không đi tới một quyết định như vậy. Đó là bởi bất chấp những khó khăn, thách thức gắn với bối cảnh lúc bấy giờ, Chiến tranh Lạnh đã kết thúc và Nga không cần tới một cuộc khủng hoảng như sự kiện Vịnh Con lợn, điều không mang lại lợi ích cho nước Nga.
Giới phân tích nhận định, tiết lộ mới của người đứng đầu nước Nga mang sắc thái chính trị nhiều hơn là quân sự. Ông Vladimir Yevseyev, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính trị - Xã hội Nga nói rằng, thông điệp Tổng thống Putin muốn “nhắn nhủ” Mỹ và các đồng minh rằng: Tầm quan trọng của Crimea với Nga lớn hơn nhiều so với giá trị của bán đảo này đối với phương Tây. “Điều mà ông Putin muốn nói là: trong một số hoàn cảnh nhất định, Nga sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân để bảo vệ Crimea. Nga không chấp nhận để chủ quyền bị đe dọa. Đó là vấn đề không thể đem ra thảo luận”, ông Yevseyev đánh giá.
Theo nhà nghiên cứu quân sự này, thời điểm ông Putin tiết lộ thông tin cũng là điểm cần lưu ý. Đó là khi Mỹ tìm cách tăng cường “sứ mệnh” huấn luyện quân sự cho Ukraine và thường xuyên đề cập đến giải pháp viện trợ vũ khí sát thương cho Kiev, Nga sẽ sẵn sàng tăng cường cấp độ răn đe hạt nhân nhằm bảo vệ bằng được lợi ích tại khu vực sát sườn, bất chấp mọi mức giá phải trả.
Trung Quốc năm ngoái đã tuyên chiến với ô nhiễm, bắt đầu giảm tiêu thụ than và loại bỏ những cơ sở công nghiệp không đạt chuẩn.
Ô nhiễm môi trường là vấn đề nổi cộm của Trung Quốc trong những năm gần đây do quá trình phát triển công nghiệp và tăng trưởng kinh tế chóng mặt. Chính vì vậy, vấn đề bảo vệ môi trường đã trở thành một nhiệm vụ cấp thiết đối với nước này.
Under the Dome, bộ phim tài liệu mô tả chi tiết nguyên nhân dẫn đến tình trạng sương khói ô nhiễm không khí ở Trung Quốc, đã nhận được hơn 100 triệu lượt truy cập chỉ trong 48 giờ và 200 triệu lượt xem chưa đầy 1 tuần ra mắt, trước khi bị ngưng chiếu.
Người thực hiện bộ phim là một cựu Biên tập viên của Đài truyền hình trung ương Trung Quốc. Bộ phim đã cho thấy những hình ảnh chân thực nhất về ô nhiễm môi trường tại Trung Quốc từ trước đến nay.
Vấn đề ô nhiễm môi trường cũng là một chủ đề được thảo luận tại phiên họp của Quốc hội Trung Quốc vừa rồi. Sau khi xem báo cáo công tác của chính phủ trong khuôn khổ kỳ họp Quốc hội tại thủ đô Bắc Kinh hôm 6/3, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công bố chủ trương chống ô nhiễm môi trường của ban lãnh đạo cao nhất.
Chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố chính phủ sẽ dùng “bàn tay sắt” trừng phạt nghiêm khắc những tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường. Còn Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường hôm 15/3, trong một bài phát biểu tại một hội nghị ở thủ đô Bắc Kinh cũng yêu cầu các doanh nghiệp nước này coi việc bảo vệ hệ sinh thái và môi trường như là một nhiệm vụ.
“Năm nay chúng ta sẽ tập trung đảm bảo việc thực hiện luật bảo vệ môi trường mới được sửa đổi. Tất cả các doanh nghiệp không thực hiện đầy đủ luật này sẽ phải chịu phạt và xử lý hình sự”, Thủ tướng Lý Khắc Cường nói.
Theo số liệu của Bộ Bảo vệ Môi trường Trung Quốc công bố hồi tháng 2, gần 90% các thành phố lớn ở nước này không đạt chuẩn chất lượng không khí trong năm 2014. Tuy nhiên, bộ này cũng nói số liệu trên vẫn còn tốt hơn kết quả của năm 2013 và cuộc chiến chống ô nhiễm của Trung Quốc bắt đầu có hiệu quả.
Bộ trưởng Bộ Bảo vệ môi trường Trung Quốc Trần Cát Ninh nhấn mạnh về nhiệm vụ bảo vệ môi trường: "Chúng ta không thể cứ để mặc tình trạng môi trường như thế mà không làm gì. Chúng ta cần phải giảm lượng khí thải hiện tại xuống. Chúng ta có làm được điều này không. Có thể được nhưng sẽ gặp nhiều khó khăn. Điều đó đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực đặc biệt”.
Trong lúc dư luận bức xúc về tình trạng sương mù ô nhiễm và các rủi ro về môi trường khác, Trung Quốc năm ngoái đã tuyên chiến với ô nhiễm, bắt đầu giảm tiêu thụ than và loại bỏ những cơ sở công nghiệp không đạt chuẩn.
Theo đó, năm 2017, tỷ lệ than trong tổng tiêu thụ năng lượng tại Trung Quốc sẽ giảm xuống còn 65%, trong khi tỷ lệ tiêu thụ năng lượng tái tạo sẽ tăng lên 13%. Ngoài ra, Trung Quốc cũng kiên quyết loại bỏ các loại xe gây ô nhiễm nặng.
Bên cạnh đó, đến năm 2017, tất cả các xe dán nhãn màu vàng (loại nhãn để nhận biết xe không đáp ứng tiêu chuẩn về khí thải) sẽ được loại bỏ trên toàn quốc; từng bước thay thế xăng và dầu diezel bằng các loại nhiên liệu sạch như xăng sinh học. Tuy vậy, theo các chuyên gia, vấn đề ô nhiễm không khí của Trung Quốc đã tích tụ nhiều thập niên và sẽ không thể giải quyết trong một sớm một chiều. Đó sẽ là một cuộc chiến kéo dài.
Bà Susan Shirk-Cựu trợ lý Ngoại trưởng Mỹ nói: “Tôi nghĩ rằng vấn đề môi trường, đặc biệt là ô nhiễm không khí được rất nhiều người quan tâm. Và tôi nghĩ rằng, luật bảo vệ môi trường mới của Trung Quốc với các hình thức xử phạt nặng hơn sẽ được công chúng chào đón. Nhưng việc giám sát các vấn đề môi trường của Trung Quốc vẫn là một thách thức”./.
-----------------------
Giáo sư Harvard tiết lộ thông tin về con gái Tập Cận Bình
Tập Minh Trạch – con gái của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã trở về nước sau khi tốt nghiệp ĐH Harvard vào năm ngoái – giáo sư danh dự ĐH Harvard, ông Ezra Vogel, đồng thời cũng là chuyên gia nghiên cứu Đông Á nổi tiếng cho hay.
Ông Vogel – năm nay 85 tuổi – đã tiết lộ thông tin này trong một cuộc phỏng vấn với Đài tiếng nói Hoa Kỳ.
Giáo sư Vogel cho biết tiểu thư Tập Minh Trạch chỉ là “một sinh viên bình thường” trong suốt thời gian học tập ở Harvard và cô không nhận được bất cứ ưu ái nào nhờ quyền lực của cha. Ông cũng so sánh cô với đại sứ đương nhiệm của Mỹ tại Nhật Bản là Caroline Bouvier Kennedy – con gái cựu Tổng thống Mỹ John F Kennedy.
Ông Vogel hé lộ thêm rằng bà Caroline cũng từng là một sinh viên bình thường khi theo học Harvard vào cuối những năm 70.
Theo dự đoán, sở dĩ ông Vogel biết những thông tin này là nhờ ông vẫn giữ liên lạc với Harvard mặc dù ông không trực tiếp giảng dạy Tập Minh Trạch vì đã về hưu vào năm 2000.
Tập Minh Trạch – người sẽ bước sang tuổi 23 vào tháng 7 tới – đã rất kín tiếng sau khi cha cô được bổ nhiệm làm Tổng bí thư Đảng Cộng sản vào tháng 11/2012 và bổ nhiệm Chủ tịch nước vào tháng 3/2013.
Theo những thông tin công khai, cô từng theo học Trường Chuyên ngữ Hàng Châu từ năm 2006 tới năm 2008 trước khi theo học chuyên ngành phiên dịch ở ĐH Chiết Giang vào tháng 8/2009. Một năm sau, cô sang Mỹ học ĐH Harvard dưới một cái tên giả.
Theo thông tin từ các sinh viên Trung Quốc học tập tại Harvard, Tập Minh Trạch rất hiếm khi xuất hiện ở chỗ đông người. Chỉ có một lần người ta thấy cô tham gia một bữa tiệc dành cho sinh viên Trung Quốc do một người bạn thân của cô tổ chức, và cũng chỉ ở đó khoảng 1 giờ đồng hồ và gần như không giao tiếp với ai trong bữa tiệc.
Một giáo viên của Harvard tiết lộ với tạp chí GQ rằng tiểu thư họ Tập luôn được hộ tống bởi các vệ sĩ riêng khi đi lại trong khuôn viên trường. Được biết cô có thành tích học tập tốt ở Harvard và thích đọc sách lúc rảnh rỗi.
Có những tin đồn nói rằng Tập Minh Trạch đã trở về Trung Quốc vào năm ngoái khi đệ nhất phu nhân Mỹ Michelle Obama và 2 con gái tới thăm nước này hồi tháng 3. Tuy nhiên, thông tin này chưa từng được xác nhận chính thức.
-----------------------