Không quân Mỹ đã cách chức 2 chỉ huy của lực lượng tên lửa hạt nhân chiến lược sau khi phát hiện những hành vi sai trái và sự yếu kém năng lực lãnh đạo của các sĩ quan cấp cao này.
Phát ngôn viên Bộ Chỉ huy tấn công toàn cầu của Không quân Mỹ, Trung tá John Sheets, cho biết sỹ quan cấp cao nhất bị cách chức là Đại tá Carl Jones, Phó chỉ huy Phi đội tên lửa 90 tại căn cứ không quân F.E. Warren, tiểu bang Wyoming.
Đại tá Carl Jones được giao tránh nhiệm quản lý 150 trong tổng số 450 tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) mang đầu đạn hạt nhân Minuteman 3 của Không quân Mỹ. Ông bị cách chức do bị mất tín nhiệm về năng lực lãnh đạo.
Ngoài Đại tá Jones, Trung tá Jimmy "Keith" Brown - chỉ huy Phi đội tên lửa 91 tại căn cứ không quân Minot ở Bắc Dakota cũng bị cách chức với lý do tương tự.
Việc kỷ luật các sỹ quan cấp cao tại 2 trong 3 căn cứ tên lửa hạt nhân của Không lực Mỹ trong cùng một ngày là điều rất hiếm gặp. Quyết định này được đưa ra sau khi Không quân Mỹ tiến hành các vụ điều tra nội bộ về hành vi sai trái và tha hóa của đội ngũ lãnh đạo các căn cứ trên.
Hồi tháng 1, đích thân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã yêu cầu đánh giá tổng thể nhân lực của lực lượng hạt nhân sau một loạt sự cố, trong đó việc các sĩ quan bị cáo buộc gian lận các kỳ thi kiểm tra năng lực. Ít nhất 34 sĩ quan phụ trách hoạt động phóng tên lửa hạt nhân tại căn cứ không quân Malmstrom ở Montana đã bị cách chức sau vụ việc này.
Mỹ hiện có khoảng 1.688 đầu đạn hạt nhân và dự kiến sẽ cắt giảm xuống còn 1.550 đầu đạn theo Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược mới được ký kết với Nga.
Người Ukraina đã đi bỏ phiếu và đa số đã chọn một đường hướng nghiêng về châu Âu.
Cuối tháng 10, các đảng thân châu Âu đã giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử Quốc hội, với các đồng minh của Tổng thống Petro Poroshenko và Thủ tướng Arseniy Yatsenyuk dẫn đầu.
Tuy nhiên, theo CNN, trong khi châu Âu và Mỹ đang hoan hỉ về kết quả này, coi đó như một chiến thắng mang tính chiến lược với phương Tây, thì kết quả bầu cử chỉ đơn giản là củng cố thêm những khẩu hiệu được xướng lên trong cuộc cách mạng có tên "Euromaidan" hồi mùa đông năm ngoái.
Vấn đề là, ở Ukraina, những ngôn từ như vậy thường sẽ gây thất vọng.
Tất nhiên, phương Tây có quyền hy vọng rằng lần này, tầng lớp chính trị của Ukraina sẽ thực hiện các cam kết của mình. Nhưng sự thật hiển nhiên là: Chỉ hy vọng thôi thì chưa phải là một chiến lược.
Hy vọng của Kiev đã bắt đầu giảm bớt kể từ khi quân li khai thân Nga tự tổ chức các cuộc bầu cử riêng ở các "cộng hòa nhân dân" tự xưng Donetsk và Luhansk, và dọa sẽ chiếm thêm lãnh địa ở miền đông nam Ukraina.
Do vậy, để giành được một chiến thắng có ý nghĩa ở Ukraina thì phương Tây cần phải định rõ các lợi ích của mình, phát triển một chiến lược thừa nhận cả cơ hội lẫn rào cản để thúc đẩy các lợi ích đó, đồng thời triển khai các nguồn lực đầy đủ về tài chính, chính trị và quân sự để biến chiến lược đó thành hành động.
Vậy, phương Tây nên bắt đầu như thế nào?
Trước hết, phương Tây cần phải xác định rõ lợi ích của mình ở Ukraina. Họ không thể chỉ phản đối những gì Nga áp đặt, và cũng không chỉ ủng hộ những gì các nhà lãnh đạo Nga nói họ muốn.
Đối với châu Âu và Bắc Mỹ, tương lai của Ukraina chắc chắn là về sự thịnh vượng của 45 triệu người Ukraina và định hướng địa chính trị của một trong những quốc gia rộng lớn nhất châu Âu.
Các lợi ích sống còn của phương Tây ở Ukraina đụng chạm đến hơn một nửa thế kỷ an ninh và thịnh vượng của phương Tây: giữ gìn uy tín của "mô hình" chính trị và kinh tế - xã hội phương Tây, giữ vững một vị thế trung tâm và đặc quyền trong nền kinh tế đang toàn cầu hóa, đồng thời củng cố nền tảng trọng yếu của hòa bình và an ninh châu Âu - Đại Tây Dương, với NATO ở tâm điểm.
Để đảm bảo các lợi ích ở Ukraina đòi hỏi phải có một cách tiếp cận chiến lược, mà đến lúc này vẫn thiếu vắng các chính sách của cả Mỹ và châu Âu, dù vô số ngôn từ hoa mỹ đã được cất lên.
Mô hình xã hội - kinh tế của phương Tây hiện đang bị công kích, không chỉ trong không gian thời hậu Xô Viết, mà cả ở chính châu Âu, nơi bất ổn kinh tế và xã hội đang làm khởi phát các tư tưởng chống chính quyền.
Để phục hồi và gây dựng lại lòng tin về mô hình đó, Brussels và Washington cần bắt đầu bằng cách can thiệp một cách dứt khoát, để giải quyết cuộc khủng hoảng tại điểm yếu nhất, đó là Ukraina.
Mặc dù đã đón nhận những gì họ cho là các giá trị chính trị phương Tây, người Ukraina hiện vẫn chưa chắc chắn họ có thể đạt tới sự thịnh vượng. Đất nước này đã chịu cảnh đồng nội tệ bị mất giá gần 100%, với thiệt hại GDP ở mức 2 con số, ngành ngân hàng vỡ nợ còn chính phủ bên bờ vực phá sản.
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt nguồn từ phương Tây cho thấy, chỉ có một phản ứng nhanh mạnh mới có thể ngăn được nỗi khiếp sợ, xuất phát từ tình trạng lòng tin người tiêu dùng và tín dụng cá nhân bị đóng băng đúng lúc cần đến nhất.
Ukraina hiện cần tới một khoản tiền lớn hơn nhiều so với 18 tỷ USD mà IMF và các chính phủ phương Tây đã cung cấp để đảo chiều khủng hoảng. Con số thực sự có thể phải lên tới 50 tỷ USD trong năm tới, để các thị trường có thể tin tưởng hoàn toàn vào tương lai của Ukraina.
Trong khi đó, các lệnh cấm vận của phương Tây nhằm vào Moscow chỉ có tác động tức thời rất nhỏ đến nền kinh tế Nga. Do vậy, chúng ít có khả năng ngăn nổi Nga can thiệp sâu hơn vào Ukraina, bởi Kremlin cũng coi Ukraina có vai trò "sống còn" đối với tương lai của Nga.
Mặt khác, việc phương Tây quyết định tận dụng lợi thế của mình trong nền kinh tế toàn cầu để trừng phạt Nga có thể lại là một cú huých mà người Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil cùng nhiều nước khác đang cần đến để bắt đầu hạn chế các giao dịch bằng USD và Euro.
Rõ ràng, sự dịch chuyển chính trị về hướng châu Âu của Ukraina là một diễn tiến lịch sử và quan trọng có thể mang lại thịnh vượng, an ninh và tự do hơn cho người Ukraina và cả khu vực về dài hạn.
Châu Âu và Bắc Mỹ sẽ hưởng lợi từ điều này, nhưng chỉ khi họ công nhận rằng các lợi ích sống còn của mình đang "lâm nguy" ở Ukraina và phải quyết định xem xét một cách nghiêm túc.
-----------------------
Nhật Bản yêu cầu Trung Quốc chấm dứt khai thác san hô trái phép
Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida ngày 4/11 đã hối thúc Trung Quốc có các biện pháp nhằm ngăn chặn ngư dân nước này khai thác trộm san hô đỏ trong vùng biển Nhật Bản.
Ông Kishida cho biết, hôm thứ Năm tuần trước, khoảng 200 tàu cá Trung Quốc đã xuất hiện gần các đảo có người ở của Nhật Bản, cách vịnh Tokyo 440 km về phía nam. Nhật Bản đã phản đối với phía Trung Quốc về vụ việc này.
Các tàu Trung Quốc đã di chuyển theo hướng bắc từ khu vực quần đảo Ogasawara, cách đảo lớn của Nhật 1.800 km về phía nam hồi giữa tháng 9. Các tàu hướng tới quần đảo Izu và đảo lớn của Nhật, khiến người dân lo ngại.
Ông Kishida cũng cho hay 5 vụ bắt giữ liên quan đến hành vi đánh bắt trộm san hô đỏ đã được tiến hành vào tháng 9. Khai thác san hô đỏ bất hợp pháp có thể mang lại lợi nhuận lớn trên thị trường chợ đen Trung Quốc.
Người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói rằng việc khai thác san hô đỏ bất hợp pháp và rằng giới chức Trung Quốc sẽ tăng cường giám sát và thực thi luật pháp.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Akinori Eto cho biết lực lượng tuần tra bờ biển và cảnh sát nước này đang xử lý vụ việc trên.
---------------------------