Tin thế giới sớm 12-11-2014: Đồng nội tệ mất giá mạnh, Ukraine đối mặt nguy cơ phá sản

  • Cập nhật : 12/11/2014

 Đồng nội tệ mất giá mạnh, Ukraine đối mặt nguy cơ phá sản

Đồng tiền của Ukraine đã rớt giá xuống mức thấp chưa từng có sau khi khu vực miền Đông nước này rung chuyển vì một vụ pháo kích lớn hôm Chủ nhật. Giới phân tích cho rằng, nguy cơ phá sản cấp quốc gia đối với Ukraine đang đến rất gần.
 
Nguy cơ đổ vỡ lệnh ngừng bắn ở miền Đông Ukraine và sự trở lại của xung đột đang gây sức ép lớn cho nền kinh tế nước này. Kể từ khi Ngân hàng Trung ương Ukraine từ bỏ việc neo buộc tỷ giá cách đây 1 tuần, tỷ giá đồng tiền nội tệ của nước này đã mất giá 12%. Riêng trong ngày đầu tuần hôm qua (10/11), đồng Hryvnia mất gần 5% giá trị so với đồng USD.
 
Giá bán ra đồng USD mà Ngân hàng Trung ương Ukraine công bố ngày 10/11 là 15,2 Hryvnia đổi 1 USD, thấp chưa từng có từ trước đến nay, và thấp hơn 4,8% so với trong phiên đấu giá ngày thứ Sáu tuần trước.
 
Theo Reuters, đất nước 46 triệu dân Ukraine đang cận kề nguy cơ phá sản cấp quốc gia. Hiện Kiev đang phụ thuộc mạnh vào các khoản vay quốc tế và ngập trong những khoản nợ mua khí đốt từ Nga.
 
Cách đây 1 tuần, Ngân hàng Trung ương Ukraine đã tháo bỏ mức neo buộc tỷ giá 12,95 Hryvnia đổi 1 USD, theo đó thả nổi đồng nội tệ. Hôm qua, cơ quan này nhận định, đồng Hryvnia có thể đã ngừng giảm giá và ổn định trong khoảng 15-16 Hryvnia đổi 1 USD. Tuy nhiên, các chuyên gia không tin đồng Hryvnia đã ngừng mất giá.
 
Sau những cuộc giao tranh đẫm máu khiến khoảng 4.000 người thiệt mạng, một lệnh ngừng bắn đã được ký kết cho miền Đông Ukraine hồi đầu tháng 9 vừa qua. Tuy nhiên, thời gian gần đây, lệnh ngừng bắn này thường xuyên bị vi phạm và đang có nguy cơ bị phá vỡ. Cuộc pháo kích hôm Chủ nhật được cho là mạnh nhất ở khu vực này kể từ đầu tháng 10.
 
Mỹ và châu Âu cho rằng, mục đích của Nga là tạo ra một “cuộc xung đột đóng băng” ở miền Đông Ukraine, khiến nước này khó đạt mục tiêu gia nhập Liên minh châu Âu (EU) và gây áp lực cho các cố gắng phục hồi nền kinh tế của Kiev. Trong khi đó, Kiev lo ngại Nga sẽ giúp quân nổi dậy mở rộng vùng lãnh thổ kiểm soát bằng một chiến dịch quân sự mới.
 
Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier ngày 10/11 cảnh báo, tình hình ở miền Đông Ukraine đang trở nên nghiêm trọng hơn và tiếp tục kêu gọi các bên thực thi lệnh ngừng bắn.
 
Mặc dù vậy, nỗi lo kinh tế trước mắt của Ukraine là sự lao đốc của đồng nội tệ. Việc Ngân hàng Trung ương Ukraine từ bỏ việc neo buộc tỷ giá vào tuần trước diễn ra sau khi cơ quan này chi 1,3 tỷ USD, tương đương 1/10 số dự trữ ngoại hối còn lại, để bảo vệ đồng Hryvnia trong 1 tháng rưỡi.
 
Các nỗ lực bảo vệ tỷ giá trong cuộc khủng hoảng và việc trả nợ khí đốt Nga đã khiến dự trữ ngoại hối của Ukraine chỉ còn 12,6 tỷ USD tính đến tháng 10, thấp nhất kể từ năm 2005.
 
Niềm tin vào hệ thống ngân hàng Ukraine đã giảm mạnh cùng với đà giảm giá của đồng Hryvnia. Từ đầu năm đến ngày 21/9 vừa qua, khoảng 1/3 số tiền gửi trong hệ thống của ngân hàng này đã bị rút, tương đương mức rút tiền khoảng 100 tỷ Hryvnia (6,8 tỷ USD).
 
Từ nay đến cuối năm, Ukraine còn phải trả Nga 1,6 tỷ USD tiền nợ khí đốt, chưa kể mỗi tháng 700 triệu USD tiền mua khí đốt mới. Khoản vay tiếp theo trong gói 17 tỷ USD mà Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cam kết cho nước nay có thể sẽ bị hoãn tới cuối năm nay hoặc năm tới mới được giải ngân. Một số chuyên gia cho rằng, số tiền vay này sẽ không đủ để Ukraine trang trải nợ nần và thoát nguy cơ phá sản.
----------------------
 Trùm tình báo Mỹ bị hỏng máy bay trên đường đi Triều Tiên
Một sứ mệnh bí mật của giám đốc tình báo Mỹ tới Triều Tiên nhằm giải cứu hai công dân bị giam giữ đã bị trì hoãn trong 2 ngày do máy bay của ông bị hỏng trong khi đang tiếp nhiên liệu, giới chức Mỹ hôm qua cho biết. 
 
Giám đốc tình báo quốc gia Mỹ James Clapper đã được cử tới Bình Nhưỡng hồi tuần trước với tư cách là đặc phái viên của Tổng thống Barack Obama nhằm tìm kiếm tự do cho 2 công dân Mỹ bị giam giữ tại Triều Tiên, Kenneth Bae và Matthew Miller.
 
Nhưng kế hoạch tới Bình Nhưỡng của ông Clapper đã bị trì hoãn khi chiếc máy bay của Lầu Năm Góc gặp sự cố trong khi tiếp nhiên liệu trên đường đến Triều Tiên.
 
Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Mỹ Jen Psaki không tiết lộ các vấn đề kỹ thuật mà máy bay của ông Clapper gặp phải.
 
Nhưng các quan chức Mỹ giấu tên cho hay, ông Clapper rời Washington vào lúc 2 giờ sáng ngày 4/11 trên một chiếc máy bay C-40 và dự kiến tới Triều Tiên vào ngày 6/11. Nhưng sự cố khiến ông phải ở lại Hawaii hơn 1 ngày trong khi chờ chiếc máy bay thứ 2 được điều động thay thế. Sau đó, ông Clapper bay tới đảo Guam rồi đến Bình Nhưỡng.
 
Giám đốc tình báo Mỹ không đến được Triều Tiên cho tới tận đêm ngày 7/11. Ông đã rời Bình Nhưỡng cùng Kenneth Bae và Matthew Miller vào ngày 8/11, muộn hơn một ngày so với kế hoạch. Ông Clapper trở về Mỹ trên một máy bay không quân, hạ cánh xuống căn cứ Lewis-McChord tại bang Washington.
 
Chiếc C-40 mà ông Clapper đi để tới Triều Tiên giống một chiếc Boeing 737-300. Nó thuộc đơn vị bay số 89, đóng tại căn cứ không quân Andrews ở bang Maryland và là một số 11 chiếc thuộc sở hữu của không quân Mỹ và được sử dụng cho các chuyến bay VIP, trong đó có các thành viên nội các. C-40 được đưa vào sử dụng lần đầu tiên vào năm 2003.
 
C-40 nhỏ hơn so với máy bay C-32 của quân đội Mỹ, vốn giống chiếc 757-200 và thường được các thành viên nội các sử dụng thường xuyên hơn. Không quân có 4 chiếc C-32.
 
Đội máy bay VIP liên tếp gặp trục trặc
 
Sự cố mà ông Clapper gặp phải là trục trặc mới nhất liên quan tới phi đội máy bay nhiều tuổi của chính phủ Mỹ.
 
Hồi tháng 4, chiếc máy bay C-32 của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã gặp sự cố tại Vienna, Áo, buộc ông phải lên một chiếc bay thương mại để về nước. Đó là lần thứ 4 trong năm nay máy bay của ông Kerry bị trục trặc.
 
Hồi tháng 8, ông Kerry đã buộc phải bắt một chuyến bay thương mại kéo dài 9 giờ để từ Hawaii về Washington khi máy bay của ông gặp sự cố về điện sau một chuyến công du vốn đưa ông đi vòng quanh thế giới.
 
Hồi đầu năm nay, máy bay của ông Kerry cũng 2 gặp trục trặc tại Thụy Sĩ và Anh.
 
Cũng trong tháng 10, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel lên đường đi Nam Mỹ đã phải quay lại và trở về căn cứ không quân Andrew để sửa chữa một sự cố với máy bay trước khi lên đường trở lại đi Colombia.
 
Trong những năm gần đây, các cựu bộ trưởng quốc phòng cũng đối mặt với sự trì hoãn do các vấn đề kỹ thuật liên quan tới máy bay của họ, một số chiếc đã hoạt động được vài thập niên.
 
Các vấn đề kỹ thuật đã trở nên nghiêm trọng tới nỗi giờ đây giới chức thường điều một chiếc máy bay vận tải C-17 làm máy bay dự phòng nhằm đảm bảo rằng ông chủ Lầu Năm Góc có thể tiến hành các chuyến công du như dự định.
 
Bộ trưởng quốc phòng Mỹ sử dụng một trong vài chiếc E4-B, được cải tiến từ chiếc Boeing 747 vốn được thiết kế trong thời Chiến tranh Lạnh làm trung tâm chỉ huy trong trường hợp xảy ra một cuộc chiến tranh hạt nhân.
 
Các vấn đề gặp phải đối với hạm đội của không quân vốn được dùng để chuyên chở các giới chức cấp cao của Mỹ không phải là mới và các bộ trưởng từ lâu vẫn phàn nàn về những chiếc máy bay họ phải sử dụng cho các chuyến công du chính thức.
 
Cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cũng gặp phải vài sự cố máy bay thời còn tại chức, trong đó có vụ việc một lốp máy bay bị nổ trong hạ cánh tại Các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất.
-----------------------------
Obama hối thúc Trung Quốc cùng gìn giữ trật tự thế giới
Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 10/11 khẳng định Mỹ và thế giới mong muốn Trung Quốc thành công, nhưng Bắc Kinh phải trở thành một đối tác giúp đảm bảo trật tự quốc tế, chứ không phải gây tổn hại cho trật tự đó.
 
Đề cập đến mối quan ngại ngày càng tăng trong cộng đồng doanh nghiệp Mỹ và các nước khác, về mối trường kinh doanh tại Trung Quốc sau khi đến Bắc Kinh, ông Obama cũng hối thúc Trung Quốc ngừng sử dụng hoạt động đánh cắp thông tin qua mạng máy tính, để giành lợi ích thương mại.
 
Ông cũng hối thúc Trung Quốc tạo ra một sân chơi bình đẳng hơn, nơi chính sách không thể được sử dụng để đem lại lợi ích cho công ty này, gây thiệt hại cho công ty khác.
 
Chuyến thăm Trung Quốc của ông Obama để dự hội nghị thượng đỉnh châu Á – Thái Bình Dương đến đúng thời điểm căng thẳng giữa Bắc Kinh và Washington đang tăng lên. Trong khi Mỹ muốn mở rộng các lợi ích của mình tại châu Á thì nhà lãnh đạo Trung Quốc lại cho thấy rõ hơn sự chi phối với các vấn đề khu vực.
 
Những tháng gần đây, hai nước đã bất đồng về một loạt vấn đề, từ thương mại, hàng hải tới an ninh mạng. Mỹ cũng đã vận động hành lang để ngăn cản sự ra đời của một ngân hàng đầu tư hạ tầng đa phương do Trung Quốc tài trợ.
 
“Thông điệp của chúng tôi đó là chúng tôi muốn thấy Trung Quốc thành công”, ông Obama phát biểu trong một cuộc họp báo. “Nhưng khi họ lớn mạnh, chúng tôi muốn họ trở thành một đối tác đảm bảo trật tự quốc tế, chứ không phải gây tổn hại cho trật tự đó”.
 
Ông Obama và ông Tập Cận Bình sẽ cùng dự buổi chiêu đãi của nước chủ nhà trong tối thứ Ba, trước khi có các cuộc đàm phán song phương trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức cấp nhà nước vào thứ Tư.
 
Trong một bước đi được khẳng định sẽ củng cố quan hệ thương mại và kinh tế giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, ông Obama tuyên bố Mỹ và Trung Quốc đã nhất trí gia hạn đáng kể thời hạn của thị thực ngắn hạn cấp cho khách du lịch, doanh nhân và học sinh.
 
Vị Tổng thống Mỹ cũng kêu gọi giới chức Bắc Kinh tạo ra một thị trường công bằng cho các doanh nghiệp nước ngoài.
 
“Chúng tôi mong đợi Trung Quốc tạo ra một sân chơi bình đẳng hơn, mà trên đó các công ty nước ngoài được đối xử công bằng, để họ có thể cạnh tranh bình đẳng với các công ty Trung Quốc”, ông Obama phát biểu tại cuộc gặp gỡ lãnh đạo các doanh nghiệp tại hội nghị APEC.
 
“Chúng tôi trông đợi Trung Quốc trở thành một nền kinh tế hiện đại, đề cao giá trị của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, và từ chối hành động đánh cắp qua mạng các bí mật kinh doanh vì lợi ích thương mại”.
-----------------------
Thuyền trưởng phà Sewol lãnh án 36 năm tù
 Thuyền trưởng Lee Jun-seok, người phải chịu trách nhiệm chính về vụ chìm phà Sewol hồi tháng 4, khiến hơn 300 người thiệt mạng vừa bị một tòa án Hàn Quốc tuyên phạt 36 năm tù giam.
 
Mức án trên thấp hơn mức án tử hình mà cơ quan công tố đã đề nghị, bởi theo các thẩm phán, không đủ căn cử để chứng minh ông Lee phạm tội “giết người do lơ là trách nhiệm một cách có chủ ý”.
 
Dù vậy tòa khẳng định vị thuyền trưởng 69 tuổi đã buông lỏng trách nhiệm một cách nghiêm trọng, bao gồm rời bỏ chiếc phà với hàng trăm người trên khoang, hầu hết là học sinh, bị mắc kẹt bên trong.
 
Phán quyết được đưa ra sau 5 tháng xét xử ông Lee và 14 thành viên thủ thủ đoàn phá Sewol, với nhiều phiên điều trần kịch tính và đau đớn.
 
Trước đó chiếc phà đã bị lật hôm 16/4 khi đang trên hành trình từ Incheon tới Jeju. Trong số 304 người chết có 250 người là học sinh của một trường trung học.
 
3 thành viên cấp cao của thủy thủ đoàn, những người cũng bị cáo buộc giết người, bị tuyên án với nhiều mức khác nhau, cao nhất là 30 năm tù giam dành cho máy trưởng.
 
“Chúng tôi thấy khó để kết luận rằng tất cả các bị can đều biết rằng toàn bộ nạn nhân sẽ thiệt mạng do hành vi của họ, và họ có ý định giết người”, các thẩm phán khẳng định. “Do đó cáo buộc giết người không được chấp nhận”.
 
Thảm họa trên đã khiến dư luận khắp Hàn Quốc đau buồn, theo sau đó là sự giận dữ khi nhiều tiết lộ về sự tắc trách trong quản lý của công ty vận hành chiếc phà cùng chậm trễ trong ứng cứu được đưa ra.
 
Vài giờ trước khi tòa ra phán quyết cuối cùng, chính phủ Hàn Quốc đã hủy hoạt động tìm kiếm thi thể nạn nhân trong chiếc phà đắm. Cho đến nay 295 thi thể đã được tìm thấy bởi các đội thợ lặn, nhưng vẫn còn 9 người mất tích.
----------------------
Thông điệp từ cái bắt tay lạnh nhạt giữa lãnh đạo Trung - Nhật
Cuộc gặp rất được chờ đợi giữa thủ tướng Nhật Shinzo Abe và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cuối cùng đã diễn ra hôm 10/11 bên lề diễn đàn APEC. Tuy nhiên, đó là một cái bắt tay lạnh nhạt, cảnh báo quan hệ giữa Bắc Kinh và Tokyo không dễ tan băng.
 
Đây là lần đầu tiên lãnh đạo của hai cường quốc châu Á hội đàm chính thức kể từ khi nhậm chức, và cũng là cử chỉ đầu tiên hướng tới việc hạ nhiệt căng thẳng, vốn đã kéo dài 2 năm. Chính vì vậy, cái bắt tay giữa ông Abe và ông Tập đã được dư luận hết sức chú ý.
 
Khi hai nhà lãnh đạo tiến về phía nhau trước ống kính máy quay, cả hai đều giữ bộ mặt nghiêm nghị, không một nụ cười. Ông Abe dường như đã định nói gì đó với ông Tập, nhưng nhà lãnh đạo Trung Quốc không đáp lại mà quay đi, tỏ vẻ không hào hứng thấy rõ. Ông không nhìn lại vị khách đến từ Nhật mà chỉ nhìn chằm chằm về phía máy quay.
 
Khoảnh khắc đầy căng thẳng này dường như đã cho thấy rõ cách biệt giữa hai nhà lãnh đạo này còn xa đến chừng nào. Mặc dù đã được chuẩn bị để bắt tay trước phóng viên báo giới, nhưng cái bắt tay giữa họ lại thiếu đi những yếu tố rất truyền thống của một cuộc gặp gỡ chính thức cấp cao, đó là quốc kỳ hai nước ở phông nền phía sau.
 
Cuộc hội đàm sau đó diễn ra trong một căn phòng kín tại Đại lễ đường nhân dân ở Bắc Kinh cũng chỉ kéo dài 30 phút. Dù vậy thì việc cuối cùng hai nhà lãnh đạo gặp nhau cũng nhen lên một hy vọng nào đó rằng, hai nước có thể giảm bớt những bất đồng trong các cuộc đối thoại bên lề hội nghị APEC.
 
Bắc Kinh và Tokyo từ lâu vẫn tranh cãi về chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông, làm dấy lên lo ngại về một cuộc đối đầu quân sự giữa hai nền kinh tế lớn nhất châu Á, và có thể lôi kéo Mỹ vào cuộc để bảo vệ đồng minh Nhật Bản.
 
“Bước đi đầu tiên”
 
Mặc dù mối bất đồng cốt lõi khó có thể được hóa giải một sớm một chiều, ông Abe vẫn nói với các phóng viên rằng đây là “bước đi đầu tiên” của hai nước hướng tới hòa giải.
 
“Tôi tin rằng không chỉ các nước láng giềng châu Á của chúng tôi mà nhiều nước khác từ lâu vẫn hy vọng Nhật và Trung Quốc đối thoại”, ông Abe nói. “Chúng tôi cuối cùng cũng đã đáp ứng kỳ vọng đó và có bước đi đầu tiên để cải thiện quan hệ”
 
Trung Quốc cũng tức giận về cái họ xem như hành động của Nhật nhằm xóa nhòa quá khứ chiến tranh trong thế kỷ 20, khi nước này xâm chiếm Trung Quốc, một nỗi đau vẫn chưa nguôi ngoai với 1,3 tỷ dân nước này.
 
Do đó, nhà lãnh đạo Trung Quốc phải cân bằng giữa một bên phải tỏ ra không quá sốt sắng cải thiện quan hệ với Nhật, để làm đẹp lòng những khán giả trong nước, trong khi vẫn phải là một chính khách khi tiếp đón ông Abe trước thềm cuộc họp thượng đỉnh ngày 11/11 với các nhà lãnh đạo APEC khác.
 
Trong một cử chỉ đi ngược lại thông lệ ngoại giao, ông Tập đã buộc ông Abe phải chờ trong cuộc gặp mặt vừa qua, thay vì là người đến trước đón khách. 
 
Bộ ngoại giao Trung Quốc cũng miêu tả cuộc họp là “theo yêu cầu” của ông Abe, một cùm từ không được Bộ này sử dụng để nói về cuộc gặp giữa ông Tập và Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye cũng như các Bộ trưởng ngoại giao khác trong ngày thứ Hai.
 
Hãng thông tấn Tân Hoa Xã của Trung Quốc còn cho biết ông Tập đã hối thúc Nhật Bản “làm nhiều hơn những việc giúp tăng cường niềm tin giữa Nhật và các nước láng giềng, và có vai trò xây dựng trong việc gìn giữ sự ổn định và hòa bình trong khu vực”.
 
Điều gì sẽ diễn ra tiếp theo?
 
Mặc dù tâm lý chống Nhật vẫn còn mạnh mẽ trong dư luận Trung Quốc, việc ông Tập sẵn sàng gạt trở ngại này sang một bên để gặp ông Abe rõ ràng vẫn có ý nghĩa lớn, nhất là khi Trung Quốc đang muốn trở thành một đối trọng chính trị với phương Tây.
 
“Cuộc gặp đánh dấu một bước ngoặt trong quan hệ Trung – Nhật, và đặt nền móng tốt cho những phát triển trong tương lai”, Feng Lei, một giáo sư tại Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản tại đại học Fudan, Thượng Hải nói. “Trung Quốc cần một môi trường quốc tế hòa bình và ổn định cho sự tăng trưởng của mình, và việc có thể vượt qua những sự đối nghịch sẽ có ý nghĩa quan trọng với cả hai phía”.
 
Tương tự, giáo sư châu Á học Jeff Kingston, tại đại học Temple, Tokyo cho biết, dù cái bắt tay giữa hai nhà lãnh đạo còn lạnh nhạt, nó vẫn là một dấu hiệu tốt cho quan hệ song phương, khi cuộc gặp được diễn ra tại Đại lễ đường nhân dân, nơi đón tiếp trang trọng nhất của Trung Quốc.
 
“Đại lễ đường nhân dân – đó là một chỉ dấu của sự kính trọng. Nó đã vượt xa khỏi những cái gật đầu hay chào hỏi chiếu lệ mà nhiều người nhận định. Nó thực sự có vẻ sẽ tạo động lực cho tiến trình này”, ông Kingston nói.
 
Vấn đề còn lại là điều gì sẽ diễn ra tiếp theo, sau nhiều tháng tràn ngập các bài viết chống Nhật trên báo giới nhà nước Trung Quốc, còn 2 năm trước, là những cuộc biểu tình đầy giận dữ bên ngoài đại sứ quán Nhật ở Bắc Kinh cùng làn sóng tẩy chay hàng Nhật.
 
Uichiro Niwa, cựu đại sứ Nhật tại Trung Quốc thì nhận định, cuộc gặp gỡ đánh dấu không gì khác ngoài việc “ông Tập Cận Bình và ông Abe cùng bước qua cánh cửa. Mọi thứ phải được khởi động từ giờ trở đi”.
 
Ông Niwa tin rằng khó có thể đạt được tiến bộ nào đối với các vấn đề gai góc nhất liên quan đến quần đảo tranh chấp và đền Chiến tranh Yasukuni. Nhưng hai bên có thể bắt đầu với những bước đi nhỏ hơn, từ các thỏa thuận đánh bắt, thỏa thuận về tài nguyên thiên nhiên, đầu tư và trao đổi thanh niên.
 
Với các nhà lãnh đạo hai nước “vấn đề lớn lúc này là liệu họ có thể hướng về phía trước và tránh những cử chỉ và tuyên bố đối đầu hay không”, ông Kingston nói. “Đó là một mối quan hệ rất mong manh. Do đó một cuộc họp không thể tạo ra bước ngoặt. Nhưng đó là một sự khởi đầu”.
---------------------------

Tin Phap Luat Tin Phap LuatTổng hợp

Trở về

Bài cùng chuyên mục

Văn phòng luật

Danh sách luật

Danh sách đầy đủ >>

Liên hệ quảng cáo: 0983 006 168

Thiết kế web nhanh

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal giá rẻ, chuẩn SEO, chất lượng cao

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Tin kinh tế 

Tin kinh tế, giao thương, khuyến mãi, quảng bá sản phẩm,trang vàng doanh nghiệp,...

www.tinkinhte.com

Quảng cáo: 098 300 6168

Tin sức khỏe

Hệ thống mạng vì sức khỏe cộng đồng với hơn 300 kênh đang được phát triển

www.tinsuckhoe.com

Hợp tác: 090 620 7650

tinkhoahoc.com- Ads demo

Tin pháp luật

Tin pháp luật, văn bản luật, Văn phòng luật sư, giải đáp pháp luật,...

www.tinphapluat.com

Hợp tác: 090 620 7650

Thế giới thời trang

Thời trang Việt Nam, Shop thời trang, Mua bán thời trang, trang vàng thời trang,...

www.fashion365.vn

Hợp tác: 0127 399 6475

Cổng nhôm đúc

Cổng nhôm đúc, cầu thang nhôm đúc, lan can nhôm đúc, hàng rào nhôm đúc,...

www.congnhadep.com

Tư vấn: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Kiến trúc xanh

Thiết kế biệt thự, thiết kế nhà đẹp, thiết kế sân vườn, thiết kế nội ngoại thất,...

www.kientrucxanh.net

Tư vấn: 098 206 9958

Phong thủy 24h

Phong thủy học, xem tuổi làm nhà, nội thất phong thủy, vật phẩm phong thủy,...

www.phongthuy24h.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thiết kế nhà dân

Thiết kế nhà dân, thiết kế biệt thự, dịch vụ xây dựng, sửa chữa nhà ở, văn phòng...

www.thietkenhadan.com

Hợp tác: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Web trên smart phone

Chuyên phát triển web chạy trên smart phone và các thiết bị di động, thân thiện, chuẩn SEO,...

www.mobileweb.vn

Hợp tác: 098 300 6168

Máy lọc nước gia đình

Cung cấp máy lọc nước RO, sửa chữa máy lọc nước, thay lõi lọc máy lọc nước,...

www.maylocnuocgiadinh.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thế giới động vật

Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã, thú cưng, chim cá cảnh,...

www.thegioidongvat.net

Hợp tác: 0127 399 6475

tinkhoahoc.com- Ads demo