Tin thế giới chiều 31-10-2014: Singapore giám sát an ninh biển bằng khinh khí cầu - Đấu súng ở biên giới Ấn Độ - Pakistan

  • Cập nhật : 31/10/2014
 Singapore giám sát an ninh biển bằng khinh khí cầu
Theo AFP, hôm qua Bộ Quốc phòng Singapore cho biết nước này sẽ triển khai một khinh khí cầu giám sát khổng lồ để tăng cường an toàn hàng hải và hàng không.
 
Trong thông báo đăng tải trên trang web chính thức của mình, Bộ Quốc phòng Singapore cho biết khinh khí cầu này sẽ được trang bị rađa để có thể phát hiện những mối đe dọa với tầm nhìn xa khoảng 200km. Tám người trên mặt đất có nhiệm vụ điều khiển khinh khí cầu vốn có thể đạt độ cao 600m.
 
Thông báo của Bộ Quốc phòng Singapore nêu rõ:
 
“Khinh khí cầu sẽ được đưa lên đủ cao để có tầm nhìn bao quát được cả không phận và vùng biển của Singapore. Hệ thống giám sát hiện tại đang kém hiệu quả do tầm nhìn bị hạn chế vì các tòa nhà cao tầng che khuất. Khinh khí cầu giám sát mới cũng có thể phát hiện được máy bay và tàu thuyền nhỏ từ Pekanbaru (Indonesia) đến Malacca của Malaysia”.
 
Tuy không tiết lộ kinh phí của dự án, song Bộ trưởng quốc phòng Singapore Ng Eng Hen cho biết khinh khí cầu này sẽ giúp tiết kiệm cho chính phủ một khoản ngân sách 29 triệu đôla Singapore (khoảng 23,2 triệu USD) mỗi năm do không phải triển khai các chuyến bay do thám hoạt động liên tục.
 
Hiện Singapore là quốc gia có ngân sách chi cho quốc phòng nhiều nhất trong khu vực Đông Nam Á.
-------------------------
Đấu súng ở biên giới Ấn Độ - Pakistan
Chính quyền Pakistan ngày 29-10 đã gửi công hàm phản đối đến Ấn Độ sau khi xảy ra một vụ đấu súng mới giữa binh sĩ hai nước ở khu vực tranh chấp Kashmir khiến một công dân Pakistan thiệt mạng.
 
AFP dẫn lời ông Abdul Majeed Mughal, quan chức cấp cao trong chính quyền tại khu vực Kashmir, cáo buộc các binh sĩ Ấn Độ đã vô cớ bắn phá hôm 28-10 làm một người đàn ông 75 tuổi thiệt mạng.
 
 Bộ Ngoại giao Pakistan cho biết họ đã trao công hàm phản đối cho phía Ấn Độ về vụ việc trên và yêu cầu Ấn Độ kềm chế các lực lượng an ninh tại khu vực này.
 
Trước đó, ít nhất 20 dân thường thiệt mạng và hàng nghìn người sống ở khu vực đường ranh giới kiểm soát (LoC), là đường phân tách hai nước tại Kashmir, đã chạy lánh nạn kể từ ngày 6-10 vừa qua khi các vụ đấu súng qua biên giới bùng phát ác liệt nhất trong nhiều năm qua.
 
Năm 2003, Ấn Độ và Pakistan đã thỏa thuận ngừng bắn dọc LoC tuy nhiên thỏa thuận này thường xuyên bị vi phạm. Chính phủ hai nước đều cáo buộc nhau vi phạm thỏa thuận ngừng bắn. Ấn Độ cho rằng Pakistan làm gia tăng căng thẳng cuộc tranh cãi vốn đã kéo dài gần 70 năm qua giữa hai nước, đồng thời tuyên bố đáp trả mạnh mẽ bất kỳ ý đồ nào nhằm khuấy động bất ổn tại khu vực.
 
Trong khi đó, Islamabad ám chỉ rằng New Delhi đang tìm cách mở rộng quyền lực trong vấn đề tranh chấp tại Kashmir. Cả hai nước đều tuyên bố chủ quyền trên toàn bộ khu vực lãnh thổ đang tranh chấp này.
 
Tháng trước, Ấn Độ đã hủy bỏ đàm phán hòa bình với Pakistan sau khi Islamabad tiến hành tham vấn với các phần tử ly khai tại Kashimir. Động thái này được giới phân tích đánh giá là thể hiện lập trường cứng rắn hơn của New Dehli dưới thời lãnh đạo của Thủ tướng theo đường lối trung hữu Narendra.
-------------------------
Trung Quốc quét tham nhũng trong ngành điện lực
Ngày 29-10, Ủy ban thanh tra kỷ luật trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc (CCDI) cho biết đã bắt giữ Phùng Quân, tổng giám đốc Công ty điện lực Thượng Hải.
 
Tân Hoa xã cho biết Phùng Quân bị bắt vì vi phạm kỷ luật và pháp luật nhà nước nghiêm trọng - cụm từ mà truyền thông Trung Quốc thường sử dụng để ám chỉ các quan chức tham nhũng ở nước này.
 
Báo South China Morning Post của Hong Kong dẫn lời các quan chức giấu tên trong ngành điện lực Thượng Hải cho biết một nhóm thanh tra viên đã chặn và bắt Phùng Quân tại sân bay Bắc Kinh hôm 28-10 khi ông này chuẩn bị lên máy bay về Thượng Hải.
 
Ông Phùng bị bắt có thể do liên quan đến những khoản tham nhũng lớn khi còn làm tổng giám đốc công ty điện lực tỉnh Giang Tô, trước khi chuyển đến công tác ở Thượng Hải từ năm 2011.
 
Phùng được bầu là đại biểu Quốc hội Trung Quốc từ năm 2013 và lần xuất hiện gần nhất của ông này là trong cuộc họp của công ty điện lực Thượng Hải hôm 17-10-2014.
 
Giới chức trong ngành điện lực quốc gia Trung Quốc đang trở thành mục tiêu điều tra của cơ quan chống tham nhũng nước này. Ít nhất 5 quan chức cấp cao trong ngành này đã bị điều tra tham nhũng từ tháng 5-2014 đến nay.
 
Trong đó, Văn phòng kiểm toán quốc gia Trung Quốc cũng mở cuộc điều tra các hoạt động “đáng ngờ” của chủ tịch Tập đoàn điện lực quốc gia Trung Quốc Lưu Chấn Á.
 
CCDI hôm qua cũng tuyên bố đang điều tra một số cơ quan ở tỉnh Hắc Long Giang đã dùng tiền thuế của dân để xây các khu nghỉ dưỡng ở tỉnh Hải Nam.
 
Báo cáo của CCDI còn cho biết một số quan chức tỉnh Hắc Long Giang đã lợi dụng chức quyền giúp cho “nhân tình” giành được lợi thế kinh doanh ở tỉnh này.
 
Chính quyền trung ương Trung Quốc cũng đã điều đội chống tham nhũng đến thanh tra chính quyền 10 tỉnh thành ở Trung Quốc.
 
Chính phủ Trung Quốc đã lên danh sách thanh tra tham nhũng đối với 280 cơ quan và doanh nghiệp nhà nước của nước này trong 5 năm, bắt đầu từ năm 2014.
 
Tính đến nay, đã có 47 đơn vị bị “soi” tham nhũng.
-------------------------
LHQ yêu cầu Mỹ chấm dứt cấm vận Cuba
Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (ĐHĐ LHQ) khóa 69 đã họp phiên toàn thể thông qua Nghị quyết “Sự cần thiết chấm dứt lệnh cấm vận kinh tế, thương mại và tài chính của Mỹ chống Cuba” (A/69/L4) với tỷ lệ phiếu áp đảo 188 thuận.
 
Theo tin từ Bộ Ngoại giao ngày 28.10, Mỹ và Israel chống lại nghị quyết trên, trong khi Palau, Micronesia và Marshall Islands bỏ phiếu trắng.
 
Phát biểu tại phiên họp trên, Đại sứ Nguyễn Phương Nga, Trưởng đại diện thường trực Việt Nam tại LHQ, khẳng định Việt Nam phản đối lệnh cấm vận đơn phương của Mỹ chống Cuba vì đã vi phạm các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương LHQ, luật pháp quốc tế như bình đẳng chủ quyền, không can thiệp công việc nội bộ của nhau, quyền tự quyết dân tộc và cùng tồn tại hòa bình.
 
Việt Nam kêu gọi Mỹ có trách nhiệm thực hiện các nghị quyết của ĐHĐ LHQ, bỏ cấm vận chống Cuba. 
------------------------- 
Phát biểu của Ấn Độ không "vừa lòng" TQ
"Ấn Độ cũng mong muốn gây ảnh hưởng ở Biển Đông và Biển Hoa Đông, như một phần của chiến lược đối trọng với TQ" GS. Srikanth Kondapalli, Đại học Jawaharlal Nehru.
 
LTS: Nhân chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới Ấn Độ (27-29/10/2014), Tuần Việt Nam có bài phỏng vấn GS. Srikanth Kondapalli, một chuyên gia về Trung Quốc, thuộc Đại học Jawaharlal Nehru (Ấn Độ), xung quanh chính sách mới của Tân Thủ tướng Ấn Độ Modi, vai trò của Ấn Độ trong giải quyết tranh chấp ở Biển Đông, cũng như những lĩnh vực mà Việt Nam và Ấn Độ cần đẩy mạnh hợp tác.
 
Từ "Nhìn hướng Đông" sang "Hành động hướng Đông"
 
Những động thái gần đây của tân Thủ tướng Modi đang làm dư luận thế giới quan tâm đặc biệt. Bây giờ liệu có quá sớm để nói về một chủ thuyết, hay đại chiến lược, của Thủ tướng Modi hay không? Nếu có thì trong chủ thuyết hay đại chiến lược đó bao gồm những trụ cột nào?
 
Chúng tôi, ở tại Ấn Độ, chưa bao giờ được nghe thấy về một đại chiến lược của Ấn Độ, hay dự thảo một đại chiến lược như vậy. Những gì chúng tôi có thể tiếp cận là những tuyên bố, những mục tiêu và những lợi ích được được tuyên bố trong thời gian gần đây. Cơ sở của điều này tất nhiên là chính phủ mới, lần đầu tiên kể từ những năm 1980, đã có được đa số tuyệt đối trong Quốc hội.
 
Chính phủ mới có nhiệm vụ "đổi mới', tức là phải tăng cường các cải cách về kinh tế. Để làm được điều này, chính phủ cần có các khoản đầu tư, công nghệ, khai thác thị trường, xuất khẩu và trên hết là sự ổn định với các nước láng giềng. Các chuyến thăm của Thủ tướng Ấn Độ Narenda Modi tới Tokyo và Washington có thể được trông đợi trong văn cảnh này. Và lời mời của ông tới lãnh đạo các quốc gia Nam Á tới dự lễ nhậm chức của ông vào tháng 5/2014, cũng như chuyến thăm của ông tới Bhutan và Nepal, hoặc chuyến thăm Bangladesh và Myanmar của Ngoại trưởng Sushma Swaraj, được coi là sự tăng cường chính sách thân thiện láng giềng của chính phủ mới.
 
Trụ cột thứ hai trong chính sách của chính phủ mới là bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, và kể từ khi có chuyến thăm Dehli của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hồi tháng Chín, các tư liệu liên quan đến những vụ vi phạm biên giới lãnh thổ đã được đề cập đến một cách công khai.
 
Khu vực Đông Nam Á nằm ở đâu trong chủ thuyết của Thủ tướng Modi, xét cả về kinh tế, lẫn chính trị, lẫn an ninh chiến lược?
 
Thật thú vị là "Chính sách Nhìn Hướng Đông" (Look East Policy) đã được công bố năm 1991, và được theo đuổi bởi các nội các của Ấn Độ một cách liên tục, nay đã chuyển sang "Chính sách Hành động Hướng Đông" (Act East Policy) của Thủ tướng Modi. Đó chính là chủ đề của tuyên bố chung giữa Thủ tướng Modi và Tổng thống Obama khi Thủ tướng Modi sang thăm Mỹ.
 
Chính sách Nhìn Hướng Đông" năm 1991 được củng cố bởi hàng loạt các sáng kiến đa phương như đạt được đối thoại toàn diện với ASEAN (năm 1995), tham gia Diễn đàn An ninh ASEAN (ARF, năm 1996), và ký kết hiệp định về khu vực thương mại tư do (khởi đầu năm 2003 và ký kết năm 2010). Vai trò của Ấn Độ trong khu vực này được tiếp tục tăng cường với việc tham gia Cấp cao Đông Á năm 2005, cũng như các quan hệ đối tác chiến lược và tập trận hải quân đa phương trong khu vực.
 
Năm 2001, vai trò của Ấn Độ trong khu vực đã được định dạng lại hướng tới những sự tham gia tích cực hơn suốt từ Vịnh Ba tư tới Eo Malacca, do đầu tư của Ấn Độ vào khu vực năng lượng ở Sakhalin và sự gia tăng của thương mại và đầu tư của Ấn Độ với Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan và ASEAN, sự phụ thuộc lẫn nhau trong khu vực về dòng năng lượng chuyển từ Ấn Độ Dương...
 
Vì Nam Á và Đông Á chiếm hơn 55% thương mại của Ấn Độ, và vì Ấn Độ đã ký kết các hiệp định đối tác kinh tế toàn diện với Nhật Bản và Hàn Quốc và đang đàm phán hiệp định khu vực thương mại tư do với Đài Loan, cũng như  hiệp định thương mại ưu đãi với Trung Quốc, nên Ấn Độ ưu tiên đẩy mạnh thương mại, đầu tư và thị trường. Chẳng hạn, Singapore hiện nay là một trong các nhà đầu tư chính vào Ấn Độ. Tính đến 2012, Ấn Độ có hơn 80 tỷ USD thương mại song phương với khu vực này (tăng từ mức dưới 3 tỷ USD năm 1993), và hy vọng rằng con số này sẽ tăng lên 100 tỷ đô la vào năm 2015. Tuyến đường sắt kết nối giữa Ấn Độ - Myanmar - Thái Lan đang được hoạch định.
 
Ngoài góc độ kinh tế, Chính sách Nhìn Hướng Đông cũng có ba chiều về an ninh, gồm có cân bằng với Trung Quốc ở Myanmar, đầu tư vào các mỏ dầu ở Việt Nam, và chủ thuyết về biển của Hải quân Ấn Độ  năm 2007 - xếp Biển Đông và Vịnh Ba tư ở tầm quan trọng thứ hai sau Ấn Độ Dương.  Với việc Trung Quốc có kế hoạch lập các cảng lưỡng dụng ở Habantota, Gwadhar..., Ấn Độ cũng mong muốn gây ảnh hưởng ở Biển Đông và Biển Hoa Đông, như một phần của chiến lược đối trọng.
 
Chiến lược đối trọng?
 
Lợi ích của Ấn Độ tại Biển Đông là gì? Theo góc nhìn của các chuyên gia và nhà chiến lược Ấn Độ, thì có Ấn Độ có thể đóng vai trò gì ở đây? Ấn Độ có một chiến lược chính thức hay một quan điểm chính thức về biển Đông hay không?
 
Lợi ích của Ấn Độ tại Biển Đông trước hết liên quan đến năng lượng và giữ cho đường hàng hải được yên bình, bởi thương mại giữa Ấn Độ và hàng loạt các nước trong khu vực đang "đâm chồi". Chẳng hạn, hai công ty của Ấn Độ là công ty quốc doanh ONGC Videsh (OVL) và công ty tư nhân Essar đã triển khai giàn khoan ở các lô dầu tại Việt Nam. Nhưng từ tháng Sáu năm 2006 khu vực khoan dầu của OVL bị Trung Quốc coi là có tranh chấp, Essar khoan dầu ở vùng an toàn hơn ở Biển Đông.
 
OVL gặp phải sự ngăn cản khi họ khoan phải đá cứng ở lô 127, trong khi  lô 128 thì có tranh cãi giữa Việt Nam và Trung Quốc. Thứ nhất, Trung Quốc được cho là đã có biện pháp áp đặt ngoại giao khi ngăn cản tàu hải quân Ấn Độ INS Airawat tiến vào khu vực này vào tháng 7/2011. Thứ hai, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc ở Bắc Kinh yêu cầu tất cả các công ty khoan dầu nước ngoài phải rút khỏi các hoạt động khoan dầu trong khu vực. Thứ ba, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt tại Đối thoại Shangri-la đã phát biểu gắn kết sự việc với căng thẳng gia tăng trong khu vực
 
Cuối cùng, đến tháng 5/2012, chính phủ Ấn Độ tuyên bố tạm rút khỏi lô 128. Nhưng đến tháng Chín cùng năm họ đã thay đổi quyết định và tái khoan dầu ở lô trên trước đề nghị của Việt Nam.
 
Quan điểm của Ấn Độ trong các cuộc gặp tại Diễn đàn An ninh Khu vực ASEAN đã không làm vừa lòng Trung Quốc. Ấn Độ đã tuyên bố rằng, nước này không đứng về bên nào trong tranh chấp lãnh thổ, luật pháp của Liên hiệp quốc phải được tôn trọng và tự do hàng hải phải được tuân theo. Tóm lại, sự việc này đã gây ra căng thẳng trong quan hệ giữa Ấn - Trung, khi Ấn Độ giữ lập trường rằng việc khoan dầu thuần túy là thương mại, còn Trung Quốc lại nghi ngờ về mối quan hệ giữa Ấn Độ, Mỹ và Việt Nam.

Ông có nghĩ rằng việc cải thiện mối quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc, đặc biệt là sau chuyến thăm được chào đón của Chủ tịch Tập Cận Bình, sẽ là rào cản cho việc Ấn Độ tiếp tục thể hiện vai trò của mình với Biển Đông?
 
Chủ tịch Tập Cận Bình đi thăm Ấn Độ vào tháng Chín năm nay. Các thỏa thuận về kinh tế, thương mại, cũng như các lĩnh vực khác, đã được ký kết trong chuyến thăm.
 
Tuy nhiên, tranh chấp lãnh thổ và động thái TQ đóng quân ở Chumar phía Tây đã làm thất vọng sự chờ đợi của cả hai phía. Ấn Độ không chấp nhận ý tưởng về Con đường Tơ lụa trên biển của Trung Quốc, cũng như Trung Quốc không đồng ý đầu tư vào Ấn Độ 100 tỷ đô la, như tuyên bố trước đó. Biển Đông đã không được đề cập trong tuyên bố chung giữa hai nguyên thủ.
 
Ông đánh giá thế nào về quan hệ hợp tác Ấn-Việt? Và những lĩnh vực nào mà cả hai bên cần tiếp tục nhấn mạnh và triển khai?
 
Việt Nam và Ấn Độ có mối quan hệ truyền thống, kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Ấn Độ vào những năm 1950, cũng như sự đáp lễ của Thủ tướng Nehru. Biểu tượng này được củng cố bởi các động thái tiếp theo giữa hai nước.
 
Trong khi thương mại và đầu tư còn ở mức khá thấp, nhưng cả hai lĩnh vực này mới đây đã được hai phía nhấn mạnh cần phát triển. Vấn đề hợp tác trên biển đã được đưa lên các diễn đàn gần đây với việc Việt Nam chào mời các lô dầu với Ấn Độ, cũng như sự mở ra các điều kiện thuận lợi ở Hải Phòng và Nahthrong.
 
Người ta chờ đợi rằng chuyến thăm của Thủ tướng Việt Nam sẽ củng cố hơn nữa các mối quan hệ về kinh tế, quân sự và hàng hải giữa hai nước.
 
Xin cảm ơn ông.
-----------------------
 

Tin Phap Luat Tin Phap Luattổng hợp

Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • 1

    Tin Tai nạn rủi ro sớm 1-11-2014: Lựu đạn nhựa phát nổ, hai bé trai trọng thương - Phà bốc cháy rừng rực, hành khách nháo nhào nhảy xuống sông

    Lựu đạn nhựa phát nổ, hai bé trai trọng thương
     
    Khoảng hơn 12h hôm nay (31/10), từ ngôi nhà ở phường Bến Thủy, TP Vinh, Nghệ An phát ra một tiếng nổ. Hai cháu nhỏ bị thương nặng sau đó.
     
    Thông tin từ Công an phường Bến Thủy, TP Vinh cho biết, khoảng 12h30 công an phường nhận được thông tin, hai cháu L.C.T. và T.T.L. bị thương nặng do chơi một quả mìn nhựa.
     
    Trước đó thấy cháu chơi quả mìn bằng nhựa, ông của cháu T. đã hỏi lấy quả mìn ở đâu. Cháu T. cho biết mượn của bạn cùng lớp. Nghĩ là quả mìn nhựa, vô hại nên ông không để ý và để cho cháu tiếp tục chơi.
  • 2

    Tin thế giới tối 31-10-2014: Mỹ sẵn sàng cho cuộc chiến ở Biển Đông - Phương Tây sẽ thua IS ngay trên "sân nhà"?

    Mỹ sẵn sàng cho cuộc chiến ở Biển Đông
    Mỹ sẽ sẵn sàng cho một cuộc chiến ở biển Đông nhằm bảo vệ quyền tự do lưu thông tàu bè và máy bay quân sự một khi xung đột với Trung Quốc ở khu vực này lên đến đỉnh điểm.
     
    Tạp chí Eurasiareview ngày 30.10 đăng bài viết của Tiến sĩ Ian Ralby, sáng lập viên tổ chức tư vấn an ninh chính trị I.R. Consilium (Mỹ) nhận định rằng Mỹ sẽ sẵn sàng để đi đến một cuộc chiến tranh trên Biển Đông, để bảo vệ quyền tự do lưu thông tàu bè và máy bay quân sự một khi xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc ở khu vực này lên đến đỉnh điểm.
  • 3

    Tin trong nước chiều 31-10-2014: Môi trường kinh doanh VN kém xa Malaysia, Thái Lan - ‘Trị’ hàng ngàn DN lỗ giả, lãi thật

    Môi trường kinh doanh VN kém xa Malaysia, Thái Lan
    Ngày 29-10, nhóm ngân hàng thế giới (gồm Ngân hàng Thế giới, Tổ chức Tài chính quốc tế - IFC, Cơ quan Bảo lãnh đầu tư đa phương - MIGA...) đã chính thức phát hành báo cáo thường niên Môi trường kinh doanh (Doing Bussiness) lần thứ 12, đo lường mức độ thuận lợi trong kinh doanh của 189 quốc gia, nền kinh tế trên toàn thế giới. 
     
    Theo đó, chỉ số xếp hạng môi trường kinh doanh thuận lợi năm 2015 của Việt Nam chỉ đứng thứ 78, kém xa Malaysia (18) và Thái Lan (26)...

Văn phòng luật

Danh sách luật

Danh sách đầy đủ >>

Liên hệ quảng cáo: 0983 006 168

Thiết kế web nhanh

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal giá rẻ, chuẩn SEO, chất lượng cao

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Tin kinh tế 

Tin kinh tế, giao thương, khuyến mãi, quảng bá sản phẩm,trang vàng doanh nghiệp,...

www.tinkinhte.com

Quảng cáo: 098 300 6168

Tin sức khỏe

Hệ thống mạng vì sức khỏe cộng đồng với hơn 300 kênh đang được phát triển

www.tinsuckhoe.com

Hợp tác: 090 620 7650

tinkhoahoc.com- Ads demo

Tin pháp luật

Tin pháp luật, văn bản luật, Văn phòng luật sư, giải đáp pháp luật,...

www.tinphapluat.com

Hợp tác: 090 620 7650

Thế giới thời trang

Thời trang Việt Nam, Shop thời trang, Mua bán thời trang, trang vàng thời trang,...

www.fashion365.vn

Hợp tác: 0127 399 6475

Cổng nhôm đúc

Cổng nhôm đúc, cầu thang nhôm đúc, lan can nhôm đúc, hàng rào nhôm đúc,...

www.congnhadep.com

Tư vấn: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Kiến trúc xanh

Thiết kế biệt thự, thiết kế nhà đẹp, thiết kế sân vườn, thiết kế nội ngoại thất,...

www.kientrucxanh.net

Tư vấn: 098 206 9958

Phong thủy 24h

Phong thủy học, xem tuổi làm nhà, nội thất phong thủy, vật phẩm phong thủy,...

www.phongthuy24h.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thiết kế nhà dân

Thiết kế nhà dân, thiết kế biệt thự, dịch vụ xây dựng, sửa chữa nhà ở, văn phòng...

www.thietkenhadan.com

Hợp tác: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Web trên smart phone

Chuyên phát triển web chạy trên smart phone và các thiết bị di động, thân thiện, chuẩn SEO,...

www.mobileweb.vn

Hợp tác: 098 300 6168

Máy lọc nước gia đình

Cung cấp máy lọc nước RO, sửa chữa máy lọc nước, thay lõi lọc máy lọc nước,...

www.maylocnuocgiadinh.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thế giới động vật

Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã, thú cưng, chim cá cảnh,...

www.thegioidongvat.net

Hợp tác: 0127 399 6475

tinkhoahoc.com- Ads demo