Tại hội nghị liên ngành góp ý dự thảo Bộ luật Tố tụng hình sự ở VKSND TP.HCM ngày 30-10, nhiều đại biểu góp ý xoay quanh vấn đề luật hóa quyền im lặng, quyền tiếp cận hồ sơ của bị can, sự có mặt của điều tra viên tại tòa…
Về quyền im lặng, có hai luồng quan điểm: giữ như hiện nay (không ghi rõ vào luật nhưng nghi can/bị can có quyền trình bày lời khai, đưa ra ý kiến) và cần quy định về quyền im lặng. Lý giải cho phương án 1, các đại biểu cho rằng việc trình bày lời khai, đưa ra ý kiến không phải nghĩa vụ của các đối tượng này nên họ có thể thực hiện hoặc không thực hiện.
Ủng hộ phương án 2, TS Lê Nguyên Thanh - trưởng bộ môn Tội phạm học khoa Luật hình sự, ĐH Luật TP.HCM cho rằng quyền im lặng gắn liền với quyền được suy đoán vô tội và quyền bào chữa. “Nếu thiếu một trong ba quyền này thì các quyền liên quan không được thực hiện một cách trọn vẹn. Không thể bào chữa cho bản thân mình tốt nếu không có vũ khí là quyền im lặng. Nếu không đưa quyền im lặng vào là bỏ qua cơ hội chứng tỏ nền tư pháp tiến bộ và văn minh. Ngày nay quyền im lặng đã có giá trị phổ quát trên toàn cầu, không thể hội nhập ngành tư pháp mà quyền im lặng còn băn khoăn, do dự. Bởi im lặng cũng là tình huống tự vệ trước những bức cung, nhục hình, mớm cung, ép cung. Im lặng tuy không được hưởng tình tiết giảm nhẹ thành khẩn khai báo nhưng không có nghĩa là một tình tiết tăng nặng nếu sau đó họ bị chứng minh là có tội. Thực thi quyền im lặng là một trong những giải pháp góp phần chống oan sai” - TS Thanh nói.
Trước ý kiến cho rằng nếu không khai báo sẽ làm ảnh hưởng đến việc đấu tranh với tội phạm, TS Thanh cho rằng: “Muốn kết tội không chỉ dựa vào lời khai. Hiện có tình trạng buộc nhận tội để làm cơ sở khởi tố. Người này không khai báo không có nghĩa là cơ quan chức năng không có cơ sở để bắt người khác. Bởi chứng cứ trong tố tụng bao gồm nhiều nguồn chứ không chỉ từ lời khai”.
Một điểm đáng lưu ý nữa là yêu cầu điều tra viên phải có mặt tại phiên tòa nếu người tham gia tố tụng cho rằng mình bị ép cung, nhục hình. Sự có mặt của điều tra viên sẽ góp phần làm sáng tỏ tình tiết vụ án, giúp tòa quyết định đúng, tăng tính minh bạch của hoạt động tố tụng. “Việc mời điều tra viên sẽ do HĐXX quyTrộm chó không được, quay lại đánh dân
TAND tỉnh Phú Yên vừa xử phúc thẩm, bác kháng cáo của các bị cáo, tuyên phạt Nguyễn Thành hai năm tù, Lê Sa Quỳnh một năm tù và Nguyễn Mạnh Khánh chín tháng tù, cùng về tội cố ý gây thương tích.
Theo hồ sơ, tối 3-8-2013, Thành, Quỳnh cùng Võ Hồng Ly, Phạm Minh Nhực đến xã An Phú, TP Tuy Hòa để bắt trộm chó thì bị người dân phát hiện nên cả bọn bỏ chạy. Tối 5-8-2013, Thành, Ly rủ Quỳnh, Khánh và một số người khác đến đánh người dân xã An Phú để trả thù. Cả bọn chuẩn bị gậy gỗ, đi đến đường bê tông thôn Long Thủy thấy các anh Trần Bày, Dương Ngọc Thạch và Nguyễn Phương Viên đang ngồi bên lề đường, Ly, Thành và các bị cáo khác cầm gậy xông đến đánh trúng tay ba người này. Vừa lúc này anh Nguyễn Văn Tưởng chạy xe ngang qua cũng bị Ly cầm gậy đánh vào đầu khiến anh Tưởng ngã xuống đường. Hậu quả: anh Tưởng bị thương tích 4%, Thạch 3%.
Xử sơ thẩm, TAND TP Tuy Hòa phạt Ly hai năm tù, tổng hợp với bản án trước buộc bị cáo chấp hành hình phạt chung là ba năm ba tháng tù. Bị cáo Thành bị phạt hai năm tù, Quỳnh một năm tù, Khánh chín tháng tù… Sau đó Thành, Khánh, Quỳnh kháng cáo xin giảm hình phạt và hưởng án treo.
Theo tòa phúc thẩm, các bị cáo đều có nhân thân xấu, phạm tội thuộc hai tình tiết định khung dùng hung khí nguy hiểm và có tính chất côn đồ nên không thể giảm án và cho hưởng án treo.t định. Tuy nhiên, “mời” thôi chứ đừng “triệu tập” như quy định trong dự thảo” - một đại biểu của cơ quan điều tra Công an TP.HCM ý kiến.
-------------------
Trộm chó không được, quay lại đánh dân
TAND tỉnh Phú Yên vừa xử phúc thẩm, bác kháng cáo của các bị cáo, tuyên phạt Nguyễn Thành hai năm tù, Lê Sa Quỳnh một năm tù và Nguyễn Mạnh Khánh chín tháng tù, cùng về tội cố ý gây thương tích.
Theo hồ sơ, tối 3-8-2013, Thành, Quỳnh cùng Võ Hồng Ly, Phạm Minh Nhực đến xã An Phú, TP Tuy Hòa để bắt trộm chó thì bị người dân phát hiện nên cả bọn bỏ chạy. Tối 5-8-2013, Thành, Ly rủ Quỳnh, Khánh và một số người khác đến đánh người dân xã An Phú để trả thù. Cả bọn chuẩn bị gậy gỗ, đi đến đường bê tông thôn Long Thủy thấy các anh Trần Bày, Dương Ngọc Thạch và Nguyễn Phương Viên đang ngồi bên lề đường, Ly, Thành và các bị cáo khác cầm gậy xông đến đánh trúng tay ba người này. Vừa lúc này anh Nguyễn Văn Tưởng chạy xe ngang qua cũng bị Ly cầm gậy đánh vào đầu khiến anh Tưởng ngã xuống đường. Hậu quả: anh Tưởng bị thương tích 4%, Thạch 3%.
Xử sơ thẩm, TAND TP Tuy Hòa phạt Ly hai năm tù, tổng hợp với bản án trước buộc bị cáo chấp hành hình phạt chung là ba năm ba tháng tù. Bị cáo Thành bị phạt hai năm tù, Quỳnh một năm tù, Khánh chín tháng tù… Sau đó Thành, Khánh, Quỳnh kháng cáo xin giảm hình phạt và hưởng án treo.
Theo tòa phúc thẩm, các bị cáo đều có nhân thân xấu, phạm tội thuộc hai tình tiết định khung dùng hung khí nguy hiểm và có tính chất côn đồ nên không thể giảm án và cho hưởng án treo.
----------------------
Vụ dầu ăn bẩn tại Đài Loan: Công ty Đại Hạnh Phúc vi phạm pháp luật
Liên quan đến nghi vấn một công ty tại Việt Nam xuất khẩu dầu mỡ động vật cho một tập đoàn tại Đài Loan sản xuất dầu bẩn, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có thông báo cho biết Công ty Đại Hạnh Phúc đã vi phạm nghiêm trọng pháp luật hiện hành về an toàn thực phẩm.
Theo Cục An toàn thực phẩm, Công ty Đại Hạnh Phúc (có trụ sở tại huyện Hóc Môn, TP.HCM) đã tổ chức sản xuất kinh doanh mặt hàng dầu mỡ động thực vật làm thực phẩm cho người khi chưa có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền cấp. Hành vi này vi phạm nghiêm trọng pháp luật hiện hành về an toàn thực phẩm, gây tác hại tới sức khỏe người tiêu dùng, ảnh hưởng xấu tới uy tín của sản phẩm thực phẩm Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài.
Để thực hiện việc xuất khẩu hàng hóa sai quy định, Công ty Đại Hạnh Phúc đã không khai báo đầy đủ với cơ quan chức năng về việc chưa được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Hành vi vi phạm này diễn ra trong một thời gian dài từ tháng 1-2012 đến tháng 7-2014 với nhiều lô hàng xuất khẩu.
----------------------
Hủy án tử hình vì chưa làm rõ hàm lượng ma túy
Ngày 29-10, Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM đã tuyên hủy án sơ thẩm, trả hồ sơ cho cấp sơ thẩm điều tra, xét xử lại vụ Donna Buenagua Mazon (quốc tịch Philippines) vận chuyển trái phép chất ma túy.
Theo hồ sơ, tháng 8-2013, thông qua mạng, bị cáo quen với Rudica. Khi mối quan hệ thân thiết, Rudica rủ bị cáo ra nước ngoài chơi, nhờ mang giúp một số hành lý và hứa sẽ lo toàn bộ chi phí chuyến đi, ngoài ra bị cáo sẽ được hưởng 3.000 USD tiền công. Dù biết việc Rudica nhờ có nhiều khuất tất nhưng ham tiền, bị cáo đồng ý. Ngày 31-12-2013, khi đang làm thủ tục nhập cảnh vào Việt Nam tại cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, bị cáo bị bắt vì trong va ly của bị cáo có cất giấu hai gói bạc chứa 1,5 kg cocain.
Xử sơ thẩm, TAND TP.HCM đã phạt bị cáo án tử hình. Bị cáo kháng cáo xin giảm án.
Theo tòa phúc thẩm, khi thu giữ hai gói bạc chứa 1,5 kg cocain, cơ quan điều tra đã không giám định để làm rõ hàm lượng ma túy. Sau đó, khi đưa vụ án ra xét xử, tòa sơ thẩm cũng không đưa 1,5 kg cocain đi giám định mà vội vàng dựa vào kết luận của cơ quan điều tra để kết tội, tuyên án tử đối với bị cáo là chưa khách quan, vi phạm tố tụng.
-----------------------
Rà phế liệu 'nhặt' được bom hơn 350 kg
Một người dân trong lúc rà tìm phế liệu phát hiện quả bom nặng hơn 352 kg, còn nguyên màu sơn.
Khoảng 12h ngày 30/10, tại thôn Sa Ly, xã Hướng Sơn, Quảng Trị tổ chức Cây hòa bình Việt Nam đã xử lý, di dời thành công quả bom Mỹ nặng hơn 350 kg.
Trước đó, anh Hồ Văn Hải trú cùng thôn trong khi rà phế liệu chiến tranh đã phát hiện quả bom trên nằm sâu trong lòng đất. Cơ quan chức năng xác định đây là bom M117, có chiều dài 1,5 m, đường kính điểm lớn nhất gần 80 cm.
Quả bom này còn nguyên màu sơn, chưa phát nổ, được xác định do Mỹ ném xuống đây trong thời gian chiến tranh.
Quả bom được vận chuyển về bãi nổ tập trung để xử lý.
----------------------------
Đang nợ thi hành án tù lại đi trộm gỗ nhà thầy giáo
Chiều 30-10, ông Trần Đình Dung, Trưởng Công an xã Công Thành (huyện Yên Thành, Nghệ An) cho biết, Cơ quan công an huyện Yên Thành đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tạm giam Phan Xuân Sơn (45 tuổi), Trần Đình Sỹ (33 tuổi, cùng trú xã Công Thành) về tội trộm cắp tài sản.
Trước đó, lúc 2g30 ngày 16-10, Phạm Xuân Lam (33 tuổi, trú xã Công Thành) cầm đầu băng nhóm, cùng Sơn và Sỹ đi trộm chiếc xe bò (xe cải tiến) của chị Phan Thị Thắm ở xã Công Thành.
Sau đó, Lam, Sỹ, Sơn đi xe máy kéo theo xe bò phía sau đi trộm 33 thanh gỗ săng lẻ của thầy giáo Phan Đăng Hoành (giáo viên Trường THCS Mỹ Thành, trú xã Mỹ Thành, huyện Yên Thành), đang làm nhà gỗ. Khi cả ba trộm được gỗ nhà của thầy Hoành, đang kéo gỗ đi tiêu thụ thì bị công an vây bắt. Tuy nhiên, Phạm Xuân Lam đã lợi dụng đêm tối trốn thoát. Hiện Cơ quan công an huyện Yên Thành đang ra lệnh truy nã trên địa bàn toàn quốc đối với Phạm Xuân Lam.
Sơn và Lam đều nghiện ma túy nặng. Sơn bị TAND huyện Thanh Chương (Nghệ An) xử phạt 7 tháng tù về tội trộm cắp tài sản, chưa thi hành án lại tiếp tục đi trộm và bị bắt, khởi tố.
--------------------------