Tin Quốc hội họp trưa 21-11-2014: Cán bộ có Tâm và Tầm thì không sợ lấy phiếu tín nhiệm

  • Cập nhật : 21/11/2014

 Cán bộ có Tâm và Tầm thì không sợ lấy phiếu tín nhiệm

Thảo luận về dự thảo Nghị quyết sửa đổi về lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm, Đại biểu Bùi Thị An (Hà Nội) nhấn mạnh: “Lãnh đạo có tầm, có tâm sẽ coi lấy phiếu là cơ hội để khắc phục khuyết điểm chứ không có gì nặng nề, không sợ gì việc lấy phiếu”.
 
Chiều 20/11, thảo luận về dự thảo Nghị quyết sửa đổi về lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm, nhiều ĐB đề nghị chỉ nên lấy hai mức tín nhiệm thay vì ba mức như hiện nay; đồng thời, phải bãi miễn ngay người đã mất tín nhiệm.
 
Các ĐB cho rằng, cần coi lấy phiếu như công tác giám sát của Quốc hội đối với các chức danh, đó là giám sát về trách nhiệm, thực hiện nhiệm vụ được giao. 
 
“Vì vậy, chỉ nên đưa ra lấy hai mức tín nhiệm và không tín nhiệm – có như vậy mới dễ lượng hóa được mức độ tín nhiệm với mỗi người được lấy phiếu, Đại biểu Bùi Thị An (Hà Nội) kiến nghị. Theo bà An và một số ĐB, lấy phiếu mà tín nhiệm thấp cũng có tác dụng tốt, đó là động lực mạnh mẽ để lần lấy phiếu sau người ấy cố gắng hơn, để có phiếu cao hơn. 
 
“Nhiều cử tri gửi gắm đến tôi trước kỳ họp là chỉ nên quy định ở hai mức tín nhiệm, còn nếu duy trì ở ba mức như hiện nay sẽ rất khó đánh giá ai tốt hơn ai” – ĐB An cho hay. 
 
Chia sẻ quan điểm này, ĐB Võ Thị Dung (TP.HCM) bày tỏ, không nên lấy phiếu chỉ một lần, mà phải lấy hai lần trong nhiệm kỳ. Vì như vậy thì lấy phiếu mới thực sự phát huy tác dụng đối người được lấy phiếu. Tán tán thành quan điểm lấy hai mức phiếu thay vi  ba mức. bà Dung kiến nghị, “tại kỳ họp thứ bảy, Quốc hội đã phát phiếu thăm dò nên lấy mấy mức, nay cần công bố để ĐB nắm được đầy đủ thông tin”.
 
Về thời điểm, ĐB Chu Sơn Hà (Hà Nội) gợi ý nên tiến hành cuối năm thứ hai và năm thứ tư, đủ để người được lấy phiếu phấn đấu, thể hiện trách nhiệm. Lấy phiếu lần một là để giám sát, lấy lần hai giống như tái giám sát xem các vị đó đã tiếp thu, đã chuyển biến đến đâu. 
 
“Kết quả lấy phiếu giúp người được lấy phiếu có thêm động lực làm tốt nhiệm vụ, khắc phục những tồn tại. Lấy phiếu vào năm thứ tư còn làm cơ sở để chuẩn bị công tác cán bộ nhiệm kỳ tới. Cử tri nói rằng chỉ nên lấy hai mức phiếu tín nhiệm và nên giữ đối tượng như hiện nay” – Ông Hà cho biết.
 
Dẫn chứng hai vị Bộ trưởng GTVT và Thống đốc Ngân hàng vừa qua lấy phiếu có kết quả tín nhiệm cao, khác hẳn lần đầu, ĐB Lê Thị Nga (Thái Nguyên) nhấn mạnh “phải để cho những người được lấy phiếu có cơ hội khẳng định sự nỗ lực của mình, nếu lần đầu họ bị tín nhiệm thấp”.
 
Phiếu thấp thì bãi miễn ngay
 
Một số ĐB cho rằng, để hiện thực quy định từ chức cần có văn hóa từ chức và phải rõ trách nhiệm cá nhân. Dự thảo quy định, người có quá nửa tổng số đại biểu bỏ phiếu không tín nhiệm có thể xin từ chức. Trường hợp không từ chức thì cơ quan hoặc người có thẩm quyền trình QH, HĐND xem xét quyết định miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm, cách chức với người đó. Tuy nhiên theo ĐB Võ Thị Dung, Quốc hội không nên chờ đợi đối tượng có số phiếu tín nhiệm thấp tự từ chức. Bởi vì, nếu phiếu tín nhiệm quá thấp thì phải xem xét bãi miễn, bãi nhiệm theo quy định ngay.
 
ĐB Phạm Trường Dân (Quảng Nam) đề nghị quy định rõ trách nhiệm của người được lấy, phải kê khai tài sản trung thực và kê khai thu nhập cá nhân. Cùng với đó, cơ quan, tổ chức, cá nhân không được lợi dụng việc lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm để vận động hoặc có hành vi trái pháp luật tác động đến ĐBQH, ĐBHĐND dưới bất kỳ hình thức nào.
 
“ĐBQH, HĐND nếu nhận được thông tin tác động đến mình cần báo đến trường đoàn ĐBQH, tổ trưởng HĐND để tập hợp báo cáo Thường vụ QH, thường trực HĐND” – ông Dân cho biết.
 
-------------------------
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga: Nên có mức phiếu không tín nhiệm
Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga, chỉ nên quy định 2 mức đánh giá “tín nhiệm” và “không tín nhiệm”. Ngoài ra, trong ô “tín nhiệm” chia nhỏ thành 2 mức “tín nhiệm” và “tín nhiệm cao”.
 
Thảo luận tại Hội trường về dự thảo Nghị quyết sửa đổi về lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm, Phó Chủ nhiệm Lê Thị Nga nhấn mạnh: Việc giữ nguyên 3 mức tín nhiệm (tại dự thảo) là chưa phù hợp, dẫn đến hệ quả: Chưa cần lấy phiếu đã mặc định trước kết quả là tất cả các chức danh đều được tín nhiệm.
 
“Việc lấy phiếu chỉ còn có ý nghĩa xác định tín nhiệm cao, vừa, hay thấp mà thôi” – Bà Nga phân tích.
 
Cũng theo ĐB Nga, sau cả năm thực thi nhiệm vụ, có những lĩnh vực chuyển biến tích cực, có lĩnh vực chưa chuyển biến nhiều, thậm chí một số mặt đi xuống. Vậy, dựa trên căn cứ thực tiễn, khoa học và pháp lý nào mà Quốc hội lại ấn định là tất cả những người đứng đầu đều mặc nhiên được tín nhiệm trước khi lấy phiếu? Kiến nghị nên có mức phiếu “không tín nhiệm”.
 
ĐB Nga phân tích: “Không có mức “không tín nhiệm” vô hình chung đã hạn chế quyền của đại biểu trong trường hợp đại biểu không tín nhiệm một chức danh nào đó. Qua đó đã hạn chế luôn cả quyền này của cử tri vì lá phiếu đánh giá của ĐBQH là thực hiện sự ủy nhiệm của cử tri. 
 
'Đại biểu không có cách nào để thể hiện chính kiến của mình, nếu ghi thêm chữ “không tín nhiệm” thì phiếu trở thành không hợp lệ” – ĐB Nga bày tỏ.
 
Cũng theo ĐB Nga, việc lấy phiếu như quy định tại dự thảo khá thận trọng, ít có khả năng xảy ra hệ quả xấu đối với người được lấy phiếu. Đề nghị chỉ quy định 2 mức đánh giá “tín nhiệm” và “không tín nhiệm”. Trong ô “tín nhiệm” chia nhỏ thành 2 mức “tín nhiệm” và “tín nhiệm cao”.
 
-------------------------
Không cấp căn cước công dân cho người dưới 14 tuổi
Từ ý kiến các đại biểu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất chỉ cấp thẻ căn cước công dân cho người đủ 14 tuổi trở lên. Như vậy, trẻ em sinh ra vẫn phải làm giấy khai sinh như hiện nay.
Kết quả biểu quyết thông qua Luật Căn cước công dân. Kết quả biểu quyết thông qua Luật Căn cước công dân.
 
Ngày 20/11, Quốc hội chính thức thông qua Luật Căn cước công dân với đa số đại biểu tán thành. Trước khi đại biểu thông qua Luật Căn cước công dân, ông Nguyễn Kim Khoa - Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh Quốc hội đã báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Căn cước công dân.
 
Cụ thể, ông Khoa cho biết, một số ý kiến đề nghị bổ sung thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư như tên gọi khác, nhóm máu, tình trạng hôn nhân, một số thông tin về anh, chị, em…; có ý kiến đề nghị cân nhắc quy định về thông tin giới tính, quê quán…; có ý kiến đề nghị phân loại thông tin theo từng nhóm.
 
Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã bổ sung quy định về thông tin nhóm máu tại điểm m khoản 1 Điều 9 của dự thảo Luật theo hướng không phải là thông tin bắt buộc mà theo yêu cầu của công dân. Đối với các thông tin khác đại biểu Quốc hội đề nghị, như đã giải trình tại Báo cáo số 756, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thấy rằng, những thông tin được thu thập, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là những thông tin cơ bản về công dân được sử dụng thống nhất trong các cơ sở dữ liệu chuyên ngành nhằm phục vụ nhân dân.
 
Những thông tin như tên gọi khác, anh, chị em ruột… sẽ được thu thập, cập nhật trong các cơ sở dữ liệu chuyên ngành phù hợp với yêu cầu quản lý của từng ngành, lĩnh vực. Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị chỉ bổ sung quy định thông tin về nhóm máu như dự thảo Luật trình Quốc hội.
 
Trước ý kiến đề nghị giao Chính phủ quy định cụ thể cấu trúc số định danh cá nhân; ý kiến khác đề nghị quy định một số nguyên tắc xác lập số định danh cá nhân hoặc sử dụng số chứng minh nhân dân hiện nay làm số định danh cá nhân, ông Khoa cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thấy rằng, việc xác lập số định danh cá nhân phải bảo đảm tính khoa học, tính khả thi, căn cứ vào yêu cầu quản lý và phù hợp thực tiễn. Do đó, việc giao Chính phủ quy định về vấn đề này là phù hợp.
 
Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉnh sửa Điều 12 giao Chính phủ quy định cụ thể về cấu trúc số định danh cá nhân như dự thảo Luật trình Quốc hội.
 
Với ý kiến đề nghị sử dụng tên gọi Chứng minh nhân dân thay cho thẻ Căn cước công dân, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, tên gọi thẻ Căn cước công dân phù hợp với tên gọi của Luật, phù hợp nội dung các thông tin trên thẻ và giá trị sử dụng của thẻ là để chứng minh thông tin căn cước của công dân.
 
Đồng thời để thực hiện mục tiêu hiện đại hóa giấy tờ công dân tiến tới sử dụng thẻ công dân điện tử theo Đề án 896 của Chính phủ và phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế, hiện nay hầu hết các nước trên thế giới đều sử dụng tên gọi này. Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho giữ tên gọi thẻ Căn cước công dân như dự thảo Luật trình Quốc hội.
 
Về tuổi cấp thẻ căn cước công dân, ông Khoa cho biết, vấn đề này, có hai loại ý kiến khác nhau. Loại ý kiến thứ nhất đề nghị quy định cấp thẻ Căn cước công dân cho người từ 14 tuổi trở lên. Loại ý kiến thứ hai nhất trí với quy định cấp thẻ Căn cước công dân cho người dưới 14 tuổi như dự thảo Luật.
 
Ngày 1/11, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Đoàn thư ký kỳ họp gửi Phiếu xin ý kiến đại biểu Quốc hội về quy định tuổi được cấp thẻ Căn cước công dân. Kết quả phiếu xin ý kiến cho thấy, có 61% đại biểu Quốc hội nhất trí với loại ý kiến thứ nhất; 27% đại biểu Quốc hội nhất trí với loại ý kiến thứ hai; 12% đại biểu Quốc hội có ý kiến khác.
 
Tiếp thu đa số ý kiến của đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉnh lý dự thảo Luật quy định cấp thẻ Căn cước công dân cho người từ 14 tuổi trở lên và chỉ đạo rà soát, chỉnh lý các quy định liên quan cho phù hợp.
 
Nội dung thể hiện trên thẻ Căn cước công dân, ông Khoa cho biết, có ý kiến đề nghị chỉnh lý Điều này để phù hợp với quy định về việc cấp thẻ Căn cước công dân từ 14 tuổi trở lên; bổ sung quy định về sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh trên thẻ; chỉnh lý một số thông tin trên thẻ Căn cước công dân. Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉnh lý nội dung Điều 18 như dự thảo Luật trình Quốc hội.
 
Đối với hạn sử dụng của thẻ Căn cước công dân, theo ông Khoa một số ý kiến đề nghị quy định trường hợp công dân mới được cấp hoặc đổi thẻ Căn cước công dân mà gần đến tuổi đổi thẻ theo quy định thì không phải đổi lại thẻ hoặc quy định chỉ cập nhật thông tin, không phải đổi thẻ theo độ tuổi.
 
Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉnh lý tên Điều 21 như dự thảo Luật cho phù hợp và quy định theo hướng trường hợp công dân được cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân trong thời gian 2 năm trước tuổi quy định phải đổi thẻ thì được tiếp tục sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo như dự thảo Luật trình Quốc hội. 
-------------------------
Đề nghị 2 mức 'tín nhiệm' và 'không tín nhiệm'
Chiều 20/11, thảo luận về dự thảo Nghị quyết sửa đổi về lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm, nhiều đại biểu đề nghị chỉ nên lấy hai mức tín nhiệm thay vì ba mức như hiện nay; đồng thời, phải bãi miễn ngay người đã mất tín nhiệm.
 
“Lãnh đạo có tầm, có tâm sẽ coi lấy phiếu là cơ hội để khắc phục khuyết điểm chứ không có gì nặng nề, không sợ gì việc lấy phiếu” - đại biểu (ĐB) Bùi Thị An (Hà Nội) nhấn mạnh.
 
Mỗi nhiệm kỳ 2 lần lấy phiếu
 
Các ĐB cho rằng, cần coi lấy phiếu như công tác giám sát của Quốc hội đối với các chức danh, đó là giám sát về trách nhiệm, thực hiện nhiệm vụ được giao. “Vì vậy, chỉ nên đưa ra lấy hai mức tín nhiệm và không tín nhiệm - có như vậy mới dễ lượng hóa được mức độ tín nhiệm với mỗi người được lấy phiếu”- ĐB An kiến nghị.
 
    “Lãnh đạo có tầm, có tâm sẽ coi lấy phiếu
    là cơ hội để khắc phục khuyết điểm chứ không có gì nặng nề, không sợ gì việc lấy phiếu”
 
    Theo bà An và một số ĐB, lấy phiếu mà tín nhiệm thấp cũng có tác dụng tốt, đó là động lực mạnh mẽ để lần lấy phiếu sau người được lấy phiếu cố gắng hơn, để có phiếu cao hơn. “Nhiều cử tri gửi gắm đến tôi trước kỳ họp là chỉ nên quy định ở hai mức tín nhiệm, còn nếu duy trì ở ba mức như hiện nay sẽ rất khó đánh giá ai tốt hơn ai” - ĐB An cho hay.
 
Chia sẻ quan điểm này, ĐB Võ Thị Dung (TPHCM) bày tỏ, không nên lấy phiếu chỉ một lần, mà phải lấy hai lần trong nhiệm kỳ. Vì như vậy thì lấy phiếu mới thực sự phát huy tác dụng đối với người được lấy phiếu. Tán thành quan điểm lấy hai mức phiếu thay vì ba mức, bà Dung kiến nghị: “Tại kỳ họp thứ bảy, Quốc hội đã phát phiếu thăm dò nên lấy mấy mức, nay cần công bố để ĐB nắm được đầy đủ thông tin”.
 
    “Tại kỳ họp thứ bảy, Quốc hội đã phát phiếu thăm dò nên lấy mấy mức, nay cần công bố để
    đại biểu nắm được đầy đủ thông tin”.
 
    Về thời điểm, ĐB Chu Sơn Hà (Hà Nội) gợi ý nên tiến hành cuối năm thứ hai và năm thứ tư, đủ để người được lấy phiếu phấn đấu, thể hiện trách nhiệm. Lấy phiếu lần một là để giám sát, lấy lần hai giống như tái giám sát xem các vị đó đã tiếp thu, đã chuyển biến đến đâu.
 
“Kết quả lấy phiếu giúp người được lấy phiếu có thêm động lực làm tốt nhiệm vụ, khắc phục những tồn tại. Lấy phiếu vào năm thứ tư còn làm cơ sở để chuẩn bị công tác cán bộ nhiệm kỳ tới. Cử tri nói rằng chỉ nên lấy hai mức phiếu tín nhiệm và nên giữ đối tượng như hiện nay”, ông Hà cho biết.
 
Dẫn chứng hai vị Bộ trưởng GTVT và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước vừa qua lấy phiếu có kết quả tín nhiệm cao, khác hẳn lần đầu, ĐB Lê Thị Nga (Thái Nguyên) nhấn mạnh “phải để cho những người được lấy phiếu có cơ hội khẳng định sự nỗ lực của mình, nếu lần đầu họ bị tín nhiệm thấp”.
Đại biểu Lê Thị Nga. Ảnh: Như Ý
 
Phiếu thấp thì bãi miễn ngay
 
Một số ĐB cho rằng, để hiện thực quy định từ chức cần có văn hóa từ chức và phải rõ trách nhiệm cá nhân.
 
        Việc giữ nguyên 3 mức tín nhiệm (tại dự thảo) là chưa phù hợp, dẫn đến hệ quả: Chưa cần lấy phiếu đã mặc định trước kết quả là tất cả các chức danh đều được tín nhiệm. 
 
  Dự thảo quy định, người có quá nửa tổng số đại biểu bỏ phiếu không tín nhiệm có thể xin từ chức. Trường hợp không từ chức thì cơ quan hoặc người có thẩm quyền trình QH, HĐND xem xét quyết định miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm, cách chức với người đó.
 
Tuy nhiên, theo ĐB Võ Thị Dung, Quốc hội không nên chờ đợi đối tượng có số phiếu tín nhiệm thấp tự từ chức. Bởi vì, nếu phiếu tín nhiệm quá thấp thì phải xem xét bãi miễn, bãi nhiệm theo quy định ngay.
 
    Đề nghị quy định rõ trách nhiệm của người được lấy phiếu phải kê khai tài sản trung thực và kê khai thu nhập cá nhân.
 
   ĐB Phạm Tường Dân (Quảng Nam) đề nghị quy định rõ trách nhiệm của người được lấy phiếu phải kê khai tài sản trung thực và kê khai thu nhập cá nhân. Cùng với đó, cơ quan, tổ chức, cá nhân không được lợi dụng việc lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm để vận động hoặc có hành vi trái pháp luật tác động đến ĐBQH, ĐB HĐND dưới bất kỳ hình thức nào.
 
“ĐBQH, HĐND nếu nhận được thông tin tác động đến mình cần báo đến trưởng đoàn ĐBQH, tổ trưởng HĐND để tập hợp báo cáo Thường vụ QH, thường trực HĐND”, ông Dân cho biết.
 
-------------------------

Tin Phap Luat Tin Phap Luattổng hợp

Trở về

Bài cùng chuyên mục

Văn phòng luật

Danh sách luật

Danh sách đầy đủ >>

Liên hệ quảng cáo: 0983 006 168

Thiết kế web nhanh

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal giá rẻ, chuẩn SEO, chất lượng cao

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Tin kinh tế 

Tin kinh tế, giao thương, khuyến mãi, quảng bá sản phẩm,trang vàng doanh nghiệp,...

www.tinkinhte.com

Quảng cáo: 098 300 6168

Tin sức khỏe

Hệ thống mạng vì sức khỏe cộng đồng với hơn 300 kênh đang được phát triển

www.tinsuckhoe.com

Hợp tác: 090 620 7650

tinkhoahoc.com- Ads demo

Tin pháp luật

Tin pháp luật, văn bản luật, Văn phòng luật sư, giải đáp pháp luật,...

www.tinphapluat.com

Hợp tác: 090 620 7650

Thế giới thời trang

Thời trang Việt Nam, Shop thời trang, Mua bán thời trang, trang vàng thời trang,...

www.fashion365.vn

Hợp tác: 0127 399 6475

Cổng nhôm đúc

Cổng nhôm đúc, cầu thang nhôm đúc, lan can nhôm đúc, hàng rào nhôm đúc,...

www.congnhadep.com

Tư vấn: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Kiến trúc xanh

Thiết kế biệt thự, thiết kế nhà đẹp, thiết kế sân vườn, thiết kế nội ngoại thất,...

www.kientrucxanh.net

Tư vấn: 098 206 9958

Phong thủy 24h

Phong thủy học, xem tuổi làm nhà, nội thất phong thủy, vật phẩm phong thủy,...

www.phongthuy24h.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thiết kế nhà dân

Thiết kế nhà dân, thiết kế biệt thự, dịch vụ xây dựng, sửa chữa nhà ở, văn phòng...

www.thietkenhadan.com

Hợp tác: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Web trên smart phone

Chuyên phát triển web chạy trên smart phone và các thiết bị di động, thân thiện, chuẩn SEO,...

www.mobileweb.vn

Hợp tác: 098 300 6168

Máy lọc nước gia đình

Cung cấp máy lọc nước RO, sửa chữa máy lọc nước, thay lõi lọc máy lọc nước,...

www.maylocnuocgiadinh.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thế giới động vật

Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã, thú cưng, chim cá cảnh,...

www.thegioidongvat.net

Hợp tác: 0127 399 6475

tinkhoahoc.com- Ads demo