Tin kinh tế trưa18-03-2015: Doanh nghiệp Việt hay thua kiện, vì sao? - “Câu giờ” thoái vốn vì sợ mất ghế?

  • Cập nhật : 18/03/2015

 Doanh nghiệp Việt hay thua kiện, vì sao?

Có một thực tế là doanh nghiệp Việt Nam thường thua trong các vụ kiện với doanh nghiệp nước ngoài. Nếu những vụ tranh chấp xử ở nước ngoài, thì dư luận hay “đổ vấy” là mình bị xử ép. Đằng này, có những vụ xử ở tòa án trong nước mà doanh nghiệp ta vẫn thua như thường.
 
Cần phải xem lại cung cách làm ăn
 
Mới hồi đầu tháng, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân Tối cao đã đưa ra giải quyết vụ Công ty Ecom Agroindustrial Corp. Ltd (Thụy Sỹ) đề nghị thi hành phán quyết của Trọng tài quốc tế với Công ty dệt 19/5 Hà Nội (Hatexco). Mặc dù Hội đồng xét đơn đã tạm hoãn phiên họp để làm rõ, bổ sung chứng cứ và mở lại phiên họp sau, nhưng theo ghi nhận tại phiên xét đơn thì nhiều khả năng thua thuộc về doanh nghiệp Việt Nam.
 
Nội dung vụ việc như sau: Cuối năm 2010, Hatexco ký hợp đồng mua bông của Ecom. Thời điểm này giá bông rất cao, nhưng chỉ vài tháng sau giá giảm còn bằng 1/3. Vì ký hợp đồng trong giai đoạn này nên Hatexco phải chịu mức giá cao. Thấy thiệt quá nên Hatexco phá vỡ hợp đồng, không nhập bông từ Công ty Ecom nữa. Dĩ nhiên Ecom kiện ra Hội đồng Trọng tài thuộc Hiệp hội Bông quốc tế (ICA) có trụ sở tại Liverpool (Anh). ICA đã ra phán quyết, trong đó quy cho Hatexco vi phạm hợp đồng và phải bồi thường.
 
Sau khi có phán quyết của ICA, Công ty Ecom đã gửi đơn đến Tòa án của Việt Nam để đề nghị thi hành phán quyết này. Tại phiên họp giải quyết do TAND Tối cao tổ chức, phía Hatexco không đồng ý với phán quyết vì cho rằng ICA giải quyết vụ việc mà không có mặt đại diện Hatexco. Ngoài ra, Hatexco còn lấy lý do khi ký hợp đồng nhập khẩu bông với Ecom thì người đại diện phía Ecom không có thẩm quyền ký kết, do đó hợp đồng vô hiệu…
 
Ecom phản đối lý lẽ này của Hatexco và cho rằng, theo quy định của pháp luật Thụy Sỹ, người đại diện Ecom ký hợp đồng với Hatexco có đủ thẩm quyền. Việc Hatexco phá bỏ hợp đồng là vì giá bông lên cao, chứ không phải do người ký không đủ thẩm quyền mà Hatexco phá hợp đồng.
 
Hội đồng xét đơn đã hoãn phiên xét đơn để 2 bên bổ sung thêm chứng cứ. Tuy nhiên, theo luật sư Hoàng Thanh Bình, Đoàn luật sư TP. Hà Nội, qua nội dung vụ việc trên thì thấy nhiều khả năng Hatexco thua kiện và phải bồi thường hợp đồng, vì rõ ràng là Hatexco đã phá bỏ hợp đồng. Nếu lấy lý do người ký hợp đồng phía Ecom không đủ thẩm quyền, sao Hatexco không đề nghị điều chỉnh ngay từ khi ký.
 
Hồi năm ngoái, một vụ việc gây xôn xao dư luận là vụ Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) thua kiện và phải bồi thường 65 tỷ đồng cho nhà thầu Hàn Quốc là công ty SK Engineering & Construction (SKE&C) - nhà thầu thi công gói thầu bến cảng thuộc dự án đầu tư xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong.
 
Theo đó, vào tháng 10/2009, Vinalines và liên danh nhà thầu là SK E&C - Tổng công ty Xây dựng đường thủy (Vinawaco) đã ký hợp đồng số 03/VP/2009/HĐ - HHVN thi công gói thầu số 6B1.
 
Để thực hiện dự án, nhà thầu SK E&C đã mua lô cọc thép 544 đoạn SPP và mang đến công trường. Phía SK E&C có đủ hồ sơ về khối lượng cọc thép được nhập về Việt Nam, có xác nhận của tư vấn giám sát.
 
Tuy nhiên, đến tháng 9/2012, Chính phủ ra văn bản dừng dự án này, chấm dứt vai trò chủ đầu tư của Vinalines, chuyển dự án về Cục Hàng hải, thuộc Bộ Giao thông Vận tải.
 
Do toàn bộ dự án phải dừng nên chủ đầu tư và nhà thầu tiến hành thanh lý hợp đồng dang dở, quyết toán tại thời điểm thanh lý. Nhà thầu SK E&C đòi Vinalines trả đủ giá trị vật tư đã chuyển về Việt Nam.
 
Chính Hội đồng trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) đã ra phán quyết buộc Vinalines phải trả hơn 65 tỷ đồng cho nhà thầu Hàn Quốc.
 
Không đồng ý phán quyết này, Vinalines đã gửi đơn lên Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội kiến nghị hủy phán quyết của VIAC. Vinalines cho rằng hồ sơ thanh toán của nhà thầu SK E&C không hợp lệ, tư vấn nghiệm thu không đúng, khối lượng thi công không đảm bảo chất lượng…
 
Vinalines còn cho rằng, lô cọc ống thép nhà thầu SK E&C đưa đến công trường sai quy cách, không có hồ sơ sản xuất, không tuân thủ hợp đồng về số lượng và giá cả. Bên cạnh đó, SK E&C không thực hiện quy định nghiệm thu khối lượng, khai thuế hàng tháng và ký đề nghị thanh toán.
 
Tuy nhiên lý lẽ của Vinaline đã bị Tòa án bác bỏ vì “Vinalines không đưa ra được chứng cứ để chứng minh”. Do đó, TAND thành phố Hà Nội quyết định giữ nguyên phán quyết của VIAC, buộc Vinalines phải bồi thường cho nhà thầu Hàn Quốc 65 tỷ đồng.
 
Thua kiện là đương nhiên?
 
Luật sư Nguyễn Duy Nguyên, Phó Tổng giám đốc Công ty luật Hoàng Giao và cộng sự, người đã tham gia giải quyết nhiều vụ tranh chấp thương mại cho biết, những vụ tranh chấp quốc tế mà ông được mời tham gia thì số vụ bên Việt Nam thua nhiều hơn thắng. Theo ông Nguyên, chính cung cách làm ăn của doanh nghiệp Việt Nam đã dẫn đến việc thua cuộc.
 
Nói rõ hơn về vấn đề này, ông Nguyên cho rằng, do doanh nghiệp Việt Nam chưa hiểu hết về các luật chơi, khi ký kết hợp đồng thường sơ sài, không lường hết các tình huống. Chẳng hạn như vụ việc của Hatexco kể trên, nếu khi ký hợp đồng, có điều khoản ràng buộc là khi giá nguyên liệu giảm, phía nhập khẩu cũng được giảm tương ứng, hoặc chỉ thanh toán đúng bằng giá tại thời điểm nhận hàng, thì phía đối tác đã không kiện được Hatexco.
 
Bên cạnh đó, doanh nghiệp và cả các ban quản lý dự án của Việt Nam còn kém về quản lý điều hành, nhiều khi còn không nắm vững cả luật Việt Nam, nên khi ký thỏa thuận, hợp đồng, cứ ký bừa. Khi có tranh chấp, đối tác nước ngoài căn cứ chính thỏa thuận đó để kiện phía Việt Nam. Vấn đề quản lý hồ sơ tài liệu của chúng ta cũng không bài bản, không luôn sẵn có để xử vấn đề khi có tranh chấp…
 
Ở một góc nhìn khác, TS luật học Phạm Hồng Hải, nguyên Phó chủ nhiệm Đoàn luật sư Hà Nội cho rằng, nhiều doanh nghiệp Việt Nam khá “bầy hầy”, làm ăn chụp giật, không tôn trọng pháp luật. “Ở trong nước thì các doanh nghiệp dễ xuê xoa, có tranh chấp thì ngồi uống với nhau vài trận rượu là giải quyết xong. Đem cung cách đó ra làm ăn với thế giới, xảy ra tranh chấp, cái lý mình kém, thì thua kiện là đương nhiên”, ông Hải nói.
------------------
“Câu giờ” thoái vốn vì sợ mất ghế?
Một doanh nghiệp cổ phần hóa có tỷ lệ sở hữu nhà nước gần 40% những ngày này đang phản đối quyết liệt phương án thoái vốn Nhà nước mới được chủ sở hữu đưa ra. Họ viện nhiều lý do, còn chủ sở hữu vốn Nhà nước tại doanh nghiệp thì nói rằng, chẳng qua vì lãnh đạo doanh nghiệp sợ mất ghế. 
 
Chưa biết đúng sai ra sao, nhưng mâu thuẫn giữa các cổ đông và ban điều hành doanh nghiệp khiến công ty rơi vào thế trì trệ kéo dài. Đây là câu chuyện không hiếm trên thị trường, tình trạng “câu giờ” thoái vốn hiện còn rất phổ biến.
 
Theo một nghiên cứu của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM), DNNN hậu cổ phần hóa vẫn chưa có sự thay đổi đáng kể về quản trị DN. Rất nhiều các tổng công ty, công ty mẹ của các tập đoàn, tổng công ty 91 sau khi cổ phần hóa còn duy trì mức nắm giữ cổ phần rất cao, 51%, 65%, 75%, thậm chí 97%. Hội đồng quản trị của các DNNN đã CPH mà Nhà nước nắm quyền chi phối chủ yếu vẫn bao gồm các công chức có quyền, lợi ích gắn với bộ máy điều hành hoặc kiêm nhiệm các vị trí điều hành doanh nghiệp, trong khi thông lệ quản trị hiện đại trên thế giới hạn chế đi theo hướng này.
 
Nghiên cứu đã chỉ ra, trên 80% DN mà Nhà nước có cổ phần chi phối có thành viên HĐQT đồng thời kiêm nhiệm chức năng điều hành DN. Đa số những người được bổ nhiệm này đều xuất thân là công chức, viên chức nhà nước thiếu kinh nghiệm quản lý DN và thiếu trải nghiệm trên thương trường.
 
Giới chuyên gia cũng nhận xét rằng, hiện có tình trạng phản đối âm thầm, ngăn cản, “câu giờ”, chậm triển khai hoặc viện đủ mọi lý do để Nhà nước nắm cổ phần chi phối do sợ mất quyền, mất chức tại doanh nghiệp. Cố níu kéo sự can thiệp phi thị trường bằng hình thức cổ vũ cho việc Nhà nước nắm cổ phần chi phối đang làm chậm tiến trình CPH.
 
Theo TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng CIEM, nếu cổ phần hóa mà không tạo ra thay đổi cốt lõi trong hoạt động doanh nghiệp, không kéo DNNN ra khỏi thể chế phi thị trường sang thể chế thị trường, DNNN chưa thể cải thiện về năng suất, hiệu quả và năng lực cạnh tranh, đồng nghĩa với CPH chưa đúng hướng.
 
Chia sẻ quan điểm trên, chuyên gia Lê Đăng Doanh nhấn mạnh rằng, ý nghĩa quan trọng nhất của việc cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước là phải cải thiện được quản trị doanh nghiệp, thu hút được các nhà đầu tư chiến lược tham gia vào doanh nghiệp. Nếu  số cổ phần bán ra ở các doanh nghiệp Nhà nước đối với các nhà đầu tư là quá nhỏ hoặc được định giá quá cao sẽ không ai muốn mua. Nhà đầu tư chiến lược muốn mua cổ phần đi kèm với sự đại diện của họ và có sự cải cách mạnh mẽ về mặt nhân sự và quản trị doanh nghiệp còn chỉ để gửi tiền của mình vào doanh nghiệp và để cho nhân sự cũ kinh doanh bằng đồng tiền của họ, sẽ ít có tổ chức sẵn sàng làm.
 
Ông Doanh dẫn chứng về khuyến nghị của đại diện IMF với Việt Nam mới đây khi họ cho rằng việc cổ phần hóa cần được thực hiện thiết thực hơn. Ở đây có ý là phải để cho các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài ngồi trong hội đồng quản trị để có thay đổi về nhân sự, thay đổi về quản trị doanh nghiệp thì mới có thể cải thiện hiệu quả của các doanh nghiệp Nhà nước được cổ phần hóa.
-----------------------
 Hàng chục tấn cá chết trắng mặt hồ
Hàng chục tấn cá của nông dân sắp đến vụ thu hoạch bất ngờ chết, nổi trắng mặt hồ. Công sức, tiền bạc đầu tư của hàng chục hộ dân đang đứng trước nguy cơ mất trắng.
 
Chỉ trong vòng 7 ngày nay, có hơn 15 tấn cá chết, nổi trắng mặt nước hồ Bà Long (huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) khiến người nuôi cá lo lắng.
 
Theo một số thành viên của tổ nuôi cá của Câu lạc bộ nuôi cá năng suất cao xã Hố Nai 3 tình trạng cá chết xuất hiện từ ngày mùng 3 tết và rộ lên vào tuần qua. Chỉ trong vòng khoảng 10 ngày từ ngày 10 đến 16/3, đã có trên 15 tấn cá chết.
 
Ông Nguyễn Văn Hòa (thành viên tổ nuôi cá) cho biết, các thành viên tổ nuôi cá đã đầu tư một tấn cá giống, chi phí hơn 100 triệu đồng bao gồm các lại cá mùi, mè, trôi, chép, phi và bắt đầu thả nuôi từ tháng 7/ 2014.  Ước tính, năm nay có thể thu hoạch được trên 100 tấn, bán được 1 tỉ đồng. Thế nhưng chỉ còn khoảng 1 tuần nữa là thu hoạch thì cá chết khiến người nuôi điêu đứng.
 
Cũng theo ông Hòa, qua kinh nghiệm nuôi cá nhiều năm khả năng cá chết là do trời nắng nóng cộng với nguồn nước bị ô nhiễm.
 
Trong khi đó ông Vũ Văn Lạng (thành viên tổ nuôi cá) cũng chia sẻ, cá chết thì năm nào cũng xảy ra, tuy nhiên chết đồng loạt như năm nay thì mới xuất hiện lần đầu. Nhiều khả năng nắng nóng cộng nguồn nước bị ô nhiễm dẫn đến hiện tượng này.
 
Ông Hoàng Thế Vinh, Phó Chủ tịch UBND xã Hố Nai 3 cho biết, hồ Bà Long như một lòng chảo hứng toàn bộ nước thải từ Khu công nghiệp Hố Nai. Ngoài ra, nước sinh hoạt của các hộ dân sống xung quanh lòng hồ cũng góp phần hủy hoại môi trường nước. Cá chết khiến người dân rất lo âu nên xã đang làm kiến nghị để các cơ quan chức năng có biện pháp chấn chỉnh xử lý.
 
Theo ông Mai Ngọc Tình, Phó trạm phụ trách khu vực Biên Hòa, Trảng Bom, Thống Nhất, Vĩnh Cửu (thuộc Công ty TNHH một thành viên khai thác công trình thủy lợi Đồng Nai, đơn vị quản lý hồ Bà Long) cho biết, đoàn liên ngành đã xác minh và lập báo cáo hiện trạng vụ việc. “Hiện chưa có kết luận nhưng chúng tôi nghi vấn cá chết do nước xả từ các nhà máy đổ xuống hồ, vì đã có một trường hợp bị chúng tôi lập biên bản” - Ông Tình khẳng định.
---------------------

Tin Phap Luat Tin Phap LuatTổng hợp

Trở về

Bài cùng chuyên mục

Văn phòng luật

Danh sách luật

Danh sách đầy đủ >>

Liên hệ quảng cáo: 0983 006 168

Thiết kế web nhanh

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal giá rẻ, chuẩn SEO, chất lượng cao

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Tin kinh tế 

Tin kinh tế, giao thương, khuyến mãi, quảng bá sản phẩm,trang vàng doanh nghiệp,...

www.tinkinhte.com

Quảng cáo: 098 300 6168

Tin sức khỏe

Hệ thống mạng vì sức khỏe cộng đồng với hơn 300 kênh đang được phát triển

www.tinsuckhoe.com

Hợp tác: 090 620 7650

tinkhoahoc.com- Ads demo

Tin pháp luật

Tin pháp luật, văn bản luật, Văn phòng luật sư, giải đáp pháp luật,...

www.tinphapluat.com

Hợp tác: 090 620 7650

Thế giới thời trang

Thời trang Việt Nam, Shop thời trang, Mua bán thời trang, trang vàng thời trang,...

www.fashion365.vn

Hợp tác: 0127 399 6475

Cổng nhôm đúc

Cổng nhôm đúc, cầu thang nhôm đúc, lan can nhôm đúc, hàng rào nhôm đúc,...

www.congnhadep.com

Tư vấn: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Kiến trúc xanh

Thiết kế biệt thự, thiết kế nhà đẹp, thiết kế sân vườn, thiết kế nội ngoại thất,...

www.kientrucxanh.net

Tư vấn: 098 206 9958

Phong thủy 24h

Phong thủy học, xem tuổi làm nhà, nội thất phong thủy, vật phẩm phong thủy,...

www.phongthuy24h.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thiết kế nhà dân

Thiết kế nhà dân, thiết kế biệt thự, dịch vụ xây dựng, sửa chữa nhà ở, văn phòng...

www.thietkenhadan.com

Hợp tác: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Web trên smart phone

Chuyên phát triển web chạy trên smart phone và các thiết bị di động, thân thiện, chuẩn SEO,...

www.mobileweb.vn

Hợp tác: 098 300 6168

Máy lọc nước gia đình

Cung cấp máy lọc nước RO, sửa chữa máy lọc nước, thay lõi lọc máy lọc nước,...

www.maylocnuocgiadinh.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thế giới động vật

Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã, thú cưng, chim cá cảnh,...

www.thegioidongvat.net

Hợp tác: 0127 399 6475

tinkhoahoc.com- Ads demo