Tin kinh tế sớm 27-03-2015: Doanh nghiệp Nhật đầu tư nước ngoài: Việt Nam sẽ có lợi, nếu tận dụng cơ hội này - Lần đầu tiên Việt Nam có bảo hiểm nhân thọ bảo đảm theo tỷ giá

  • Cập nhật : 27/03/2015
Doanh nghiệp Nhật đầu tư nước ngoài: Việt Nam sẽ có lợi, nếu tận dụng cơ hội này
Dự báo, trong bối cảnh hiện nay, nhiều DN Nhật sẽ đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài, theo đó, hoàn toàn có khả năng Việt Nam sẽ đón nhận một làn sóng mới từ các nhà đầu tư Nhật Bản.
 
Trong thời gian qua, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã có nhiều quyết sách mới từ quốc phòng tới kinh tế. Abenomics, một chính sách kinh tế táo bạo của ông Abe đưa ra gần hai năm trước nhằm tái thiết nền kinh tế Nhật Bản, đang được đánh giá là sẽ tạo ra cuộc chiến giữa "các cỗ máy in tiền" trên thế giới. Xin giới thiệu chính sách kinh tế này của ông Abe và những tác động tới Việt Nam.

Thu nhập giảm
 
Dù đã lấy lại đà tăng trưởng, nhưng chính sách kinh tế của Thủ tướng Abe vẫn đang tiếp tục được thử thách.
Abenomics bao gồm 3 trụ cột chính là: chính sách nới lỏng tiền tệ; chính sách thúc đẩy chi tiêu công; chính sách tăng trưởng kinh tế sâu rộng.
 
Theo thống kê của Chính phủ Nhật Bản bắt đầu từ quý 2/2014, Tổng sản phẩm kinh tế quốc nội (GDP) của Nhật giảm 7,3%. Tiếp đó, GDP thực tế giảm thêm 1,6% trong quý 3. Theo định nghĩa của các chuyên gia, một nền kinh tế suy giảm 2 quý liên tiếp tức là rơi vào suy thoái.
 
Một tác dụng ngược khác của Abenomics là những hệ lụy của chính sách đồng Yên rẻ. Theo kết quả điều tra của Cơ quan Nghiên cứu tín dụng Tokyo Shoko Research tiến hành hồi cuối năm ngoái, 48,4% các công ty Nhật Bản cho biết bị ảnh hưởng xấu bởi hệ quả của sự giảm giá nhanh của đồng Yên. 22,7% cho biết chịu cả những tác động tích cực lẫn tiêu cực. Những tác động tiêu cực đặc biệt được dẫn ra là việc tăng giá cả hàng nhập khẩu.
 
Trong số những DN bị tác động bởi đồng Yên sụt giá, 80,8% cho biết họ đã không thể điều chỉnh nổi giá nhập khẩu thông qua giá sản phẩm. Khi được hỏi về các biện pháp cần tiến hành để đối phó với việc đồng Yên mất giá, 73,2% tỏ ra bi quan, mất phương hướng khi cho biết họ không có biện pháp nào khả thi.
 
Một hệ lụy khác nữa là thâm hụt thương mại. Điều đáng chú ý là thâm hụt thương mại của Nhật Bản đã kéo dài 29 tháng liên tiếp trong khi Nhật Bản là nước có nền kinh tế chủ yếu dựa vào xuất khẩu.
 
Các chuyên gia kinh tế còn chỉ ra chính sách của ông Abe cũng chưa thành công trong mục tiêu tăng thêm thu nhập cho dân chúng. Thu nhập bình quân của hộ gia đình đã giảm trong tháng 9, đánh dấu mức suy giảm tháng thứ 14 liên tiếp.
 
Những tin tức xấu liên tiếp về nền kinh tế của Nhật Bản đã làm xuất hiện nhiều ý kiến hoài nghi đối với Abenomics, đặc biệt, ông Jeff Kingston, Giáo sư chính trị tại Đại học Temple ở Tokyo nói thẳng thừng: “Abenomics là một sự thất bại".
 
Mờ mịt 2015
 
Trong bối cảnh ảm đạm của năm 2014, những nhận định về triển vọng năm 2015 của nền kinh tế thứ ba thế giới cũng không thể tươi tắn hơn.
 
Theo kết quả điều tra về năm 2015 do Cơ quan thống kê số liệu doanh nghiệp hàng đầu Nhật Bản Teikoku Data Bank tiến hành hồi đầu năm nay, số DN tỏ ra lạc quan với triển vọng của năm mới giảm mạnh trong khi mối lo ngại và sự cảnh giác với chính sách đồng Yên rẻ lại tăng cao bất thường.
 
Cụ thể là, chỉ có 13,4% số DN được hỏi cho rằng kinh tế năm 2015 sẽ phục hồi, giảm gần một nửa so với tỷ lệ của cuộc điều tra năm 2013. Bên cạnh đó, tỷ lệ bi quan tăng từ 16,5% của năm trước lên 26,8%. Nguyên nhân của mối lo ngại vẫn là … đồng Yên mất giá trong khi việc hạ giá đồng Yên lại là một trong “ba mũi tên” của Abenomics. Theo giới phân tích, Chinh phủ Nhật Bản đã quá đà trong việc việc nới lỏng chính sách tiền tệ khiến tỷ giá của đồng Yên đã giảm quá nhiều so với dự báo cũng như mong muốn.
 
Bên cạnh đó, trong bối cảnh Nhật Bản rơi vào suy thoái kinh tế, các tổ chức quốc tế như Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF)…đều hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của nước này. OECD cho biết nền kinh tế lớn thứ ba thế giới dự kiến sẽ tăng trưởng khoảng 0,8 % trong năm tài chính 2015, thấp hơn nhiều so với mức dự báo 1,1% công bố trước đó. IMF cũng cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế Nhật Bản vào năm 2015 xuống 0,8 % thấp hơn so với dự kiến ban đầu là 1,0%.
 
Việt Nam sẽ có lợi, nếu biết tận dụng?
 
Theo các chuyên gia kinh tế, đồng Yên suy yếu sẽ gây ra hai bất lợi chính đến các nước mới nổi trong khu vực. Thứ nhất là nhu cầu nhập khẩu của Nhật Bản giảm, thứ hai là hàng xuất khẩu của Nhật Bản có lợi thế cạnh tranh tốt hơn nhờ giá rẻ. Những nước bị thiệt hại nặng nhất sẽ là Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) và Philippines.
 
Tuy nhiên, với Việt Nam, ảnh hưởng này có thể ít hơn rất nhiều, thậm chí còn có lợi nếu ta biết tận dụng. Năm 2013, đồng Yên mất giá 17% so với USD, nhưng Việt Nam xuất siêu sang Nhật Bản gần 2 tỷ USD với kim ngạch xuất khẩu là 13,65 tỷ USD và kim ngạch nhập khẩu 11,61 tỷ USD. Còn trong năm 2014, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản đạt trên 14,70 tỷ USD, tăng 7,7% so với năm 2013.
 
Mặt khác, nhiều DN Việt Nam sử dụng vốn vay bằng đồng Yên cũng đang được hưởng lợi đáng kể từ việc tăng giá của VND so với ngoại tệ này. Không chỉ đối với DN vay nợ đồng yên, mà những DN nhập khẩu nguyên liệu từ Nhật Bản hoặc các công ty thương mại làm ăn với các đối tác Nhật Bản cũng được hưởng lợi, đặc biệt là trong những năm gần đây.
 
Để giảm sự lệ thuộc vào đồng Đô la Mỹ cũng như những rủi ro từ tỷ giá bấp bênh, nhiều doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản có quan hệ làm ăn với nhau thường dùng đồng Yên để thanh toán. Theo đó, chính sánh đồng Yên rẻ đã mang lại lợi nhuận đáng kể.
 
Ngoài ra, DN Nhật Bản đang làm ăn tại Việt Nam cũng được hưởng lợi do tránh được ảnh hưởng trực tiếp từ Abenomics.
 
Theo khảo sát mới công bố của Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO), hiện nay, 60%  DN Nhật Bản tại Việt Nam đang kinh doanh có lãi, 70% trong số này đang có kế hoạch mở rộng quy mô. Ngoài việc các DN này đóng góp đáng kể vào nền kinh tế Việt Nam, dự báo, trong bối cảnh hiện nay, nhiều DN Nhật sẽ đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài, theo đó, hoàn toàn có khả năng Việt Nam sẽ đón nhận một làn sóng mới từ các nhà đầu tư Nhật Bản.
 
Còn một điểm lợi nữa không thể không nhắc tới khi Nhật Bản là nước cung cấp viện trợ phát triển chính thức (ODA) lớn nhất cho Việt Nam. Đó là việc: nếu Việt Nam phải thanh toán những khoản nợ đáo hạn trong giai đoạn này, với tỷ giá đồng Yên hiện nay, Việt Nam sẽ tiết kiệm được một khoản đáng kể cho ngân sánh quốc gia.
 
Về phía Nhật Bản, đến nay, Thủ tướng Abe cần phải cân bằng giữa nhu cầu cấp bách trong nước và bên ngoài, khéo léo thực hiện chính sách kinh tế đối ngoại kết hợp với những cải cách mạnh tay trong nước, tận dụng triệt để những lợi ích từ việc giá nhiên liệu giảm mạnh... Đây được coi là yếu tố sống còn đối với Abenomics trong bối cảnh hiện nay.
------------------------
Lần đầu tiên Việt Nam có bảo hiểm nhân thọ bảo đảm theo tỷ giá
Ngày 24/3, Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Generali Việt Nam chính thức đưa ra thị trường sản phẩm bảo hiểm liên kết chung Bảo gia An thịnh với nhiều quyền lợi vượt trội so với các sản phẩm thuộc dòng bảo hiểm liên kết đang có trên thị trường.
 
Sản phẩm Bảo gia An thịnh sẽ giúp khách hàng có được một kênh đầu tư hiệu quả và an toàn với lãi suất đảm bảo trong 2 năm đầu được cam kết lên đến 6% và 5,5%. Đặc biệt, Bảo gia An thịnh là sản phẩm bảo hiểm nhân thọ đầu tiên và duy nhất trên thị trường cung cấp quyền lợi đảm bảo thời giá theo ngoại tệ (giữa VNĐ và USD) cho khách hàng.
 
Quyền lợi đảm bảo thời giá ngoại tệ sẽ được tự động cộng vào giá trị tài khoản hợp đồng vào mỗi năm hợp đồng cho khách hàng trong năm năm đầu (với tỉ lệ trượt giá đảm bảo tối đa 6,25%/năm) hoặc vào cuối năm hợp đồng thứ năm (với tỉ lệ trượt giá đảm bảo tối đa 8%/năm) tùy theo lựa chọn của khách hàng.
----------------------
 Giữ nguyên giá xăng, giảm giá dầu
Liên Bộ Công Thương - Tài chính vừa quyết định tiếp tục cho phép các thương nhân đầu mối chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá ở mức 1.020 đồng/lít đối với các mặt hàng xăng nhằm giảm bớt khó khăn trong sinh hoạt của người dân.
 
Liên bộ Công Thương – Tài chính vừa chính thức có thông báo cho biết, hiện chênh lệch giữa giá cơ sở tại mặt hàng xăng RON92 là 832 đồng/lít (thấp hơn 4,3%); xăng E5 là 832 đồng/lít (thấp hơn 4,4%); dầu diesel 0,05S là 883 đồng/lít (thấp hơn 5,3%); dầu hỏa là 1.087 đồn/lít (thấp hơn 6,3%) và dầu madút là 1.035 đồng/kg (thấp hơn kỳ trước 7,6%).
 
Trước những diễn biến giá xăng dầu thế giới trong thời gian gần đây, thực hiện điều hành giá xăng dầu theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo các mục tiêu kinh tế - xã hội Chính phủ đề ra năm 2015, liên Bộ đã quyết định tiếp tục cho phép các thương nhân đầu mối chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá ở mức 1.020 đồng/lít đối với các mặt hàng xăng nhằm giảm bớt khó khăn trong sinh hoạt của người dân.
 
Bên cạnh đó, quyết định này cũng được kỳ vọng sẽ hỗ trợ giảm chi phí đầu vào của doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh.
 
Cụ thể, mức chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu được điều chỉnh: xăng các loại giảm 832 đồng/lít, từ mức 1.852 đồng/lít xuống còn 1.020 đồng/lít. Dầu diesel các loại giảm 883 đồng/lít, từ mức 888 đồng/lít xuống còn 05 đồng/lít. 
 
Tại mặt hàng dầu hỏa ngừng chi sử dụng Quỹ bình ổn giá, từ mức 837 đồng/lít xuống còn 0 đồng/lit. Dầu madút các loại ngừng chi sử dụng Quỹ bình ổn giá, từ mức 927 đồng/kg xuống còn 0 đồng/kg.
 
Sau khi thực hiện việc trích lập, sử dụng Quỹ Bình ổn giá, giá bán các mặt hàng xăng tiêu dùng trên thị trường vẫn ở mức giá cũ, một số mặt hàng dầu giảm. Cụ thể, xăng RON92 là 17.286 đồng/lít; xăng E5 là 16.956 đồng/lít. Trong khi đó, giá dầu diesel 0,05S giảm còn 15.883 đồng/lít; dầu hỏa còn 16.073 đồng/lít và dầu madút là 180CST 3,5S còn 12.653 đồng/kg.
 
Lãnh đạo Petrolimex cho biết, việc giảm giá dầu hỏa và mazút lần này xuất phát từ thực tiễn diễn biến giá xăng dầu thành phẩm trên thị trường thế giới trong chu kỳ tính giá, phù hợp với nguyên tắc xác định giá bán tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 3/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu (NĐ 83) và các văn bản hướng dẫn thi hành NĐ 83 của Liên Bộ Công Thương - Tài chính.
------------------------
Bàn giao kho nổi chứa xuất dầu thô và giàn khai thác “khủng”
Sáng ngày 26/3, tại Khu kinh tế Dung Quất, Công ty TNHH Công nghiệp Tàu thủy Dung Quất (DQS) tổ chức khánh thành và bàn giao Kho nổi chứa xuất dầu thô “FSO PVN Đại Hùng Queen” và giàn khai thác “FPU Đại Hùng – 01”.
 
Kho nổi chứa xuất dầu thô được cải hoán từ tàu chở dầu thô vào năm 2007, có trọng tải 105.000 tấn, chiều dài 260,7m, chiều rộng lớn nhất 42m, cao 21,4m và đạt tốc độ 14,5 hải lý. Tổng trị giá đóng mới và cải hoán khoảng 85 triệu USD.
 
Bên cạnh đó, đơn vị DQS cũng bàn giao giàn khai thác có chiều dài 108,2m, chiều rộng 67,36m và mớn nước tối đa là 21,3m. Tổng kinh phí sửa chữa giàn khai thác khoảng 20 triệu USD.
 
Tham dự buổi lễ khánh thành và bàn giao, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đánh giá: “Thay mặt Chính phủ, tôi biểu dượng sự nỗ lực của các đơn vị tham gia đóng hoàn thành kho nổi chứa xuất dầu thô 105.000 tấn này. Tôi hi vọng và rất mong đây là con tàu cuối cùng chúng ta đóng kỹ như vậy, với thời gian quá lâu từ năm 2007 đến nay”.
 
Ngay tại buổi lễ, đơn vị DQS bàn giao kho nổi chứa xuất dầu thô cho Tổng Công ty CP Vận tải Dầu khí (PVTrans) và bàn giao giàn khai thác cho Công ty Điều hành thăm dò khai thác dầu khí trong nước (PVEP-POC).
---------------------

Tin Phap Luat Tin Phap LuatTổng hợp

Trở về

Bài cùng chuyên mục

Văn phòng luật

Danh sách luật

Danh sách đầy đủ >>

Liên hệ quảng cáo: 0983 006 168

Thiết kế web nhanh

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal giá rẻ, chuẩn SEO, chất lượng cao

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Tin kinh tế 

Tin kinh tế, giao thương, khuyến mãi, quảng bá sản phẩm,trang vàng doanh nghiệp,...

www.tinkinhte.com

Quảng cáo: 098 300 6168

Tin sức khỏe

Hệ thống mạng vì sức khỏe cộng đồng với hơn 300 kênh đang được phát triển

www.tinsuckhoe.com

Hợp tác: 090 620 7650

tinkhoahoc.com- Ads demo

Tin pháp luật

Tin pháp luật, văn bản luật, Văn phòng luật sư, giải đáp pháp luật,...

www.tinphapluat.com

Hợp tác: 090 620 7650

Thế giới thời trang

Thời trang Việt Nam, Shop thời trang, Mua bán thời trang, trang vàng thời trang,...

www.fashion365.vn

Hợp tác: 0127 399 6475

Cổng nhôm đúc

Cổng nhôm đúc, cầu thang nhôm đúc, lan can nhôm đúc, hàng rào nhôm đúc,...

www.congnhadep.com

Tư vấn: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Kiến trúc xanh

Thiết kế biệt thự, thiết kế nhà đẹp, thiết kế sân vườn, thiết kế nội ngoại thất,...

www.kientrucxanh.net

Tư vấn: 098 206 9958

Phong thủy 24h

Phong thủy học, xem tuổi làm nhà, nội thất phong thủy, vật phẩm phong thủy,...

www.phongthuy24h.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thiết kế nhà dân

Thiết kế nhà dân, thiết kế biệt thự, dịch vụ xây dựng, sửa chữa nhà ở, văn phòng...

www.thietkenhadan.com

Hợp tác: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Web trên smart phone

Chuyên phát triển web chạy trên smart phone và các thiết bị di động, thân thiện, chuẩn SEO,...

www.mobileweb.vn

Hợp tác: 098 300 6168

Máy lọc nước gia đình

Cung cấp máy lọc nước RO, sửa chữa máy lọc nước, thay lõi lọc máy lọc nước,...

www.maylocnuocgiadinh.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thế giới động vật

Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã, thú cưng, chim cá cảnh,...

www.thegioidongvat.net

Hợp tác: 0127 399 6475

tinkhoahoc.com- Ads demo