Nhiều chuyên gia kinh tế vẫn tiếp tục tích cực đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi trong bối cảnh Dự thảo luật này chuẩn bị được đưa ra Quốc hội thông qua.
Dự thảo luật Doanh nghiệp sửa đổi: Tạo sân chơi bình đẳng, minh bạch
- Cập nhật : 25/06/2014
Luật Doanh nghiệp sửa đổi (dự thảo lần 2) vừa được công bố đang kỳ vọng tạo một sân chơi bình đẳng, công bằng và minh bạch với tất cả các loại hình doanh nghiệp.
Dự thảo luật Doanh nghiệp mới bãi bỏ việc bắt buộc đăng ký ngành nghề kinh doanh - Ảnh: Khả Hòa
Tuy nhiên, vướng mắc lớn nhất hiện nay là việc Chính phủ phải thành lập cơ quan chủ sở hữu này như thế nào để đảm bảo thực thi được các quyền trên. Bởi nếu không thành lập được, theo TS Cung, coi như những điều quy định trong dự thảo sẽ không thể thực hiện được. “Trong dự thảo có quy định mỗi DN có một cơ quan chủ sở hữu chịu trách nhiệm trước Chính phủ và Quốc hội. Nhưng phải hiểu theo nghĩa Chính phủ chỉ thành lập một cơ quan chuyên trách về chủ sở hữu vốn nhà nước. Hiện nay, chúng tôi đang được giao xây dựng đề án thành lập cơ quan này. Sau khi hoàn thành sẽ báo cáo Chính phủ để Chính phủ báo cáo Bộ Chính trị, Quốc hội…”, TS Cung cho biết.
Tiến bộ hơn
Việc bãi bỏ quy định bắt buộc đăng ký ngành nghề kinh doanh trong dự thảo luật Doanh nghiệp mới là tiến bộ quan trọng nhất của những nhà soạn thảo luật nói riêng và VN nói chung. Trong tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn cũng như quá trình hội nhập kinh tế thế giới, nên để cho các DN tự do thành lập công ty, kinh doanh bất kỳ cái gì mà luật pháp không cấm. Điều này sẽ tạo điều kiện cho các DN phát triển mạnh hơn, khi giảm được thời gian và chi phí vào những thủ tục hành chính. Việc đăng ký ngành nghề kinh doanh như hiện nay cũng không thể đảm bảo hoạt động quản lý các DN hoàn toàn tuân theo đúng luật. Chúng ta càng giảm bớt được các giấy phép con thì càng giúp DN giảm được chi phí hoạt động. Riêng các DN hoạt động trong những ngành nghề đặc thù, có điều kiện như lĩnh vực thực phẩm thì việc đảm bảo các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm là do các bộ, ngành có liên quan như y tế, công thương... quản lý và kiểm tra kiểm soát, chứ không phải là do DN có đăng ký ngành nghề hay không.
Chuyên gia kinh tế Huỳnh Bửu Sơn
Bớt phiền hà cho DN
Bản thân các DN không chỉ kinh doanh trong thị trường nội địa mà ngày nay cũng phải tăng cường xuất khẩu để mở rộng thị phần. Do đó sự cạnh tranh với các DN nước ngoài hết sức gay gắt. Vì vậy, nếu như việc đăng ký ngành nghề kinh doanh được bãi bỏ thì sẽ giảm bớt phiền hà cho DN. Tuy nhiên điều đó vẫn chưa đủ. Chính phủ cần phải xem xét giảm nhiều hơn nữa các thủ tục hành chính, các loại giấy phép con trong nhiều lĩnh vực để giảm bớt thời gian và chi phí cho DN. Điều này sẽ tạo điều kiện cho DN giảm được chi phí hoạt động, tăng thêm sức cạnh tranh trong môi trường hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng như hiện nay.
Ông Đỗ Duy Thái, Tổng giám đốc Công ty Thép Việt
Thể hiện quyết tâm hội nhập
Dự thảo luật DN sửa đổi vừa được công bố theo tôi là có nhiều yếu tố mang độ mở khá cao, thể hiện quyết tâm hội nhập lớn của các nhà làm luật.
Chẳng hạn như việc bãi bỏ một số thủ tục khi thành lập DN. Qua tiếp xúc với nhiều DN trong và ngoài nước, điều mà các DN thường kêu ca nhiều nhất và gây bức xúc nhất cho họ chính là thủ tục thành lập DN, nên việc tháo gỡ này tôi cho là bước tiến mới đáng ghi nhận. Thứ hai là việc không bắt buộc đăng ký trước ngành nghề kinh doanh. Theo tôi tìm hiểu các luật DN các nước chẳng hạn như ở Mỹ, Canada, Singapore... thì thường chỉ có giấy phép thành lập DN chung, còn tham gia ngành nghề nào, có một giấy được coi như chứng chỉ hành nghề chứ không nhất thiết phải làm ngành nào là đăng ký một dãy dài các ngành nghề đó, rồi khi làm thêm lại phải thay đổi giấy phép kinh doanh. Thứ nữa là để hội nhập tốt, luật cần có những quy định cụ thể về ưu đãi đầu tư cho DN trong nước cũng như nước ngoài như nhau. Có như vậy mới tránh được những hạn chế như DN ngoại khai bị lỗ triền miên để trục lợi thuế. Luật DN Mỹ còn quy định cho phép DN chỉ lỗ 3 năm, sau đó vẫn còn lỗ thì đóng cửa. Vậy luật DN mình cũng cần quyết liệt như vậy. Cuối cùng là việc đồng bộ hóa đến từng địa phương, nghĩa là sau luật cần dẹp “lệ”. Có tình trạng luật của mình đang được mỗi địa phương áp dụng mỗi kiểu, bởi không thể có tình trạng địa phương này xin phép thành lập DN chỉ trong 1 tháng, địa phương khác lại 3 năm (thực tế tôi đã trải qua) chỉ vì thủ tục hiểu mỗi nơi một cách.
(Theo thanhnien)
Trở về