Tin trong nước trưa 06-03-2015: Hà Nội: Xếp hàng từ tờ mờ sáng để mua vắc xin “5 trong 1” - Vì nghèo, nhiều học sinh bỏ học sang Lào mưu sinh

  • Cập nhật : 06/03/2015

 Hà Nội: Xếp hàng từ tờ mờ sáng để mua vắc xin “5 trong 1”

Sáng 5/3, hàng trăm người dân Thủ đô bất chấp thời tiết mưa rét đã kéo đến Viện Kiểm định Quốc gia Vắc xin và Sinh phẩm y tế (Bộ Y tế), kiên nhẫn xếp hàng chờ mua cho được loại vắc xin “5 trong 1” Pentaxim.
 
Theo ghi nhận của PV Dân trí lúc 8h30 sáng 5/3, hàng trăm người dân xếp hàng, “bủa vây” phòng đăng ký mua vắc xin để chờ đến lượt. Nhiều người đã tỏ ra mệt mỏi vì phải chờ đợi quá lâu.
 
Chị Trần Minh Điệp (35 tuổi, ở Lò Đúc – Hà Nội) cho biết: “Mình đến đây từ lúc 4h30, sau đó vào phòng bảo vệ lấy số thứ tự và ngồi đây chờ đến lượt. Hôm nay chỉ đăng ký nộp tiền chứ chưa có thuốc, phải tháng sau mới có và mới tiến hành tiêm. Vắc xin “5 trong 1” này có tên là Pentaxim do Pháp sản xuất phòng được các bệnh ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi và viêm màng não. Cháu nhà mình được 4 tháng rồi, nên tiêm vắc xin này rất tốt, mình sẽ cố chờ để mua được”.
 
Anh Hoàng Văn Đại (33 tuổi, ở Đống Đa – Hà Nội) chia sẻ thêm: “Tôi đến đây là lúc 4h45 đã đến số thứ tự gần 300 rồi, số thứ tự của tôi là 320, ngồi chờ mấy tiếng rồi mà chưa đến lượt. Cháu nhà mình được 3 tháng rồi nên cố chờ để mua được vắc xin tiêm cho yên tâm”.
 
Phấn khởi khi đăng ký mua được vắc xin “5 trong 1”, anh Lương Ngọc Tỉnh (33 tuổi, ở Hoàng Mai – Hà Nội) vui vẻ chia sẻ với phóng viên, có ông bố bà mẹ còn phải đến từ đêm qua, họ ngủ trong xe ô tô hoặc tá túc nhà nghỉ, nhà người quen gần đó để chờ vào đăng ký mua. Cũng theo anh Tỉnh, giá mỗi liều vắc xin “5 trong 1” này là 680.000 đồng, mỗi người chỉ có thể mua được 2 liều, nếu thừa có thể đem trả lại.
 
Tình trạng người dân Hà Nội xếp hàng chờ vào mua hay tiêm vắc xin cho con em ở các điểm tiêm chủng không phải hiếm gặp. Nguyên nhân được nhiều người cho rằng, vắc xin “5 trong 1”, “6 trong 1” ở giai đoạn cao điểm của đợt tiêm chủng thì luôn trong tình trạng “cháy hàng”.
----------------------
 Vì nghèo, nhiều học sinh bỏ học sang Lào mưu sinh
 
Sau Tết Nguyên đán, nhiều học sinh THCS, THPT ở các xã Lộc Bổn, Lộc Sơn, Lộc An... huyện Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế, đã bỏ học để cùng người thân trong gia đình sang Lào mưu sinh. Điều đáng nói, thực trạng này đã diễn ra nhiều năm nhưng đến nay, nhà trường và chính quyền địa phương vẫn chưa tìm ra biện pháp khắc phục...
 
Đầu năm học 2014-2015, Trường THCS Lộc Bổn (xã Lộc Bổn, Phú Lộc) có 945 học sinh đăng ký theo học ở 4 khối 6, 7, 8 và 9. Nhưng, hiện đã có 24 em bỏ học để sang Lào lao động kiếm tiền. Gần 4 năm qua, tình trạng học sinh bỏ học sau mỗi dịp Tết Nguyên đán khiến các thầy cô giáo Trường THCS Lộc Bổn lo lắng, nhưng chưa có biện pháp ngăn chặn được.
 
Thầy giáo Nguyễn Khôi, Phó Hiệu trưởng Trường THCS Lộc Bổn cho biết, ngay cả bản thân thầy đã đến nhà các em học sinh bỏ học để vận động trở lại trường, nhưng vẫn “lực bất tòng tâm. Theo thầy Khôi, những năm gần đây, do cơ chế thông thương giữa 2 nước Việt- Lào ngày càng cởi mở nên người dân trên địa bàn xã đã rủ nhau sang Lào mưu sinh. Họ làm các nghề thợ mộc, thợ xây, kinh doanh bất động sản… rồi trở nên khấm khá, đến Tết cổ truyền trở về bằng ôtô mang biển số Lào về đậu kín khắp các đường thôn xóm của xã. Điều đó đã “kích thích” nhiều học sinh lớp 8 và lớp 9 của trường ở các thôn Hòa Vang, Thuận Hóa, Bình An... bỏ học để sang Lào lao động kiếm tiền...
 
Nằm cách xã Lộc Bổn chừng vài ba cây số là Trường THCS Lộc Sơn. Chúng tôi cùng cô giáo Lê Thị Trương, giáo viên chủ nhiệm lớp 7/2, đến nhà em Phạm Văn Tín (14 tuổi, ở thôn La Sơn, xã Lộc Sơn) để vận động em trở lại lớp. Nhưng khi thấy cô giáo đến, em Tín lao ra khỏi nhà chạy mất hút.
 
Bên trong căn nhà nghèo bờ tường vẫn chưa được tô trát, vợ chồng ông Phạm Văn Kỳ và bà Võ Thị Xép (bố mẹ Tín) ngồi bó gối nhìn thẫn thờ. Bà Xép trải lòng, vợ chồng bà có 8 người con, song có 4 đứa (2 trai, 2 gái) bị mất từ lúc vừa lọt lòng do bạo bệnh, không có tiền chạy chữa. Gia cảnh khốn khó, ngoài 7 sào ruộng khoán, vợ chồng bà Xép được UBND  xã Lộc Sơn giao nhiệm vụ thu gom rác với mức lương 1,4 triệu đồng/người/tháng. “Có tằn tiện mấy thì vợ chồng tui cũng không đủ nuôi 4 người con ăn học. Thế rồi năm 2008, thằng Khôi (21 tuổi, con trai đầu bà Xép) theo bạn sang Lào làm thuê ở một xưởng ôtô, sau đó thằng Ty (19 tuổi, em kế Khôi) cũng bỏ học sang Lào theo anh. Rồi giờ đến thằng Tín học chưa hết lớp 7 cũng đòi bỏ học đi Lào. Chúng tôi đã khuyên nhủ con đủ điều, nhà trường cũng đến vận động nhiều lần nhưng cháu nó vẫn nhất quyết sang Lào.
 
Trường hợp bỏ học như em Tín ở Trường THCS Lộc Sơn không phải là “chuyện hiếm”. Bởi có nhiều em vốn là học sinh giỏi, ngoan hiền của nhà trường nhiều năm liền, nhưng vẫn bỏ học sang Lào học nghề để kiếm tiền cho “bằng bạn, bằng bè”...
 
Thầy giáo Bạch Văn Phước, Hiệu trưởng Trường THCS Lộc Sơn cho hay: “So với những năm trước thì thực trạng bỏ học sau Tết Ất Mùi ở trường vẫn tái diễn. Nhà trường đã tổ chức vận động thành công 3 em bỏ học quay trở lại trường học. Trong các buổi học, trường vẫn thường lồng ghép các chương trình để giáo dục các em, giúp các em thấy được hệ lụy từ việc nghỉ học sớm nhưng vì điều kiện kinh tế, hoàn cảnh gia đình nên nhiều em vẫn quyết tâm bỏ học đi Lào. Những trường hợp này thì trường đành bất lực!”.
 
Không chỉ diễn ra ở cấp THCS, không ít học sinh ở xã Lộc Sơn, Lộc Bổn đang theo học tại Trường THPT An Lương Đông (đóng tại xã Lộc An, huyện Phú Lộc) cũng bỏ học rất nhiều sau dịp Tết Ất Mùi.
 
Qua tìm hiểu được biết, ở các xã ven biển như Lộc Vĩnh, Vinh Hưng, Vinh Hiền, Vinh Hải... (huyện Phú Lộc) cũng có rất nhiều học sinh nghỉ học sau dịp Tết để vào Nam làm công nhân. Trở lại xã Lộc Bổn, địa phương được xem có số lượng “Việt kiều Lào” lớn nhất huyện Phú Lộc và có số học sinh bỏ học nhiều nhất, ông Nguyễn Văn Hoa, Chủ tịch UBND xã Lộc Bổn còn cho biết: Toàn xã có 2.700 hộ (16.000 khẩu) thì có trên 3.000 người sang định cư ở Lào để làm ăn, nhiều nhất là thôn Hòa Vang và Thuận Hóa. Do nhiều gia đình có bố mẹ đều đi Lào nên không ai quản lý con cái, dẫn đến việc các em ham chơi, bỏ bê học hành rồi tìm cách sang Lào...
 
“Thực trạng con em địa phương bỏ “con chữ” để đi Lào kiếm tiền là hết sức đáng lo ngại. Chính các em đã tự đánh mất tương lai của mình mà không hề hay biết dù nhiều năm qua, xã và nhà trường đã tìm nhiều cách hỗ trợ, vận động các em trở lại trường học”, ông Hoa khẳng định.
---------------------
 Phấn đấu giảm hằng năm từ 10-15% gia đình có người mắc tệ nạn xã hội
 
Thực hiện “Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030” của Chính phủ, TP Hồ Chí Minh đã xây dựng và triển khai những giải pháp cụ thể trước ngày 1/4 năm nay.
 
Phấn đấu đạt mục tiêu đến cuối năm 2015 có 90%, năm 2020 đạt tỷ lệ trên 95% số hộ gia đình được phổ biến chính sách pháp luật về hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình, ngăn chặn các tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình.
 
Ngay trong năm nay thành phố sẽ phấn đấu đạt 90% và đến năm 2020 đạt 95% nam, nữ thanh niên trước khi kết hôn được trang bị kiến thức cơ bản về gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình.
 
Hằng năm, trung bình giảm từ 10 - 15% số hộ gia đình có bạo lực gia đình; giảm từ 10 - 15% hộ gia đình có người mắc tệ nạn xã hội; giảm 15% hộ gia đình có người kết hôn dưới tuổi pháp luật quy định.
--------------------
 
Trở về

Bài cùng chuyên mục

Văn phòng luật

Danh sách luật

Danh sách đầy đủ >>

Liên hệ quảng cáo: 0983 006 168

Thiết kế web nhanh

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal giá rẻ, chuẩn SEO, chất lượng cao

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Tin kinh tế 

Tin kinh tế, giao thương, khuyến mãi, quảng bá sản phẩm,trang vàng doanh nghiệp,...

www.tinkinhte.com

Quảng cáo: 098 300 6168

Tin sức khỏe

Hệ thống mạng vì sức khỏe cộng đồng với hơn 300 kênh đang được phát triển

www.tinsuckhoe.com

Hợp tác: 090 620 7650

tinkhoahoc.com- Ads demo

Tin pháp luật

Tin pháp luật, văn bản luật, Văn phòng luật sư, giải đáp pháp luật,...

www.tinphapluat.com

Hợp tác: 090 620 7650

Thế giới thời trang

Thời trang Việt Nam, Shop thời trang, Mua bán thời trang, trang vàng thời trang,...

www.fashion365.vn

Hợp tác: 0127 399 6475

Cổng nhôm đúc

Cổng nhôm đúc, cầu thang nhôm đúc, lan can nhôm đúc, hàng rào nhôm đúc,...

www.congnhadep.com

Tư vấn: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Kiến trúc xanh

Thiết kế biệt thự, thiết kế nhà đẹp, thiết kế sân vườn, thiết kế nội ngoại thất,...

www.kientrucxanh.net

Tư vấn: 098 206 9958

Phong thủy 24h

Phong thủy học, xem tuổi làm nhà, nội thất phong thủy, vật phẩm phong thủy,...

www.phongthuy24h.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thiết kế nhà dân

Thiết kế nhà dân, thiết kế biệt thự, dịch vụ xây dựng, sửa chữa nhà ở, văn phòng...

www.thietkenhadan.com

Hợp tác: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Web trên smart phone

Chuyên phát triển web chạy trên smart phone và các thiết bị di động, thân thiện, chuẩn SEO,...

www.mobileweb.vn

Hợp tác: 098 300 6168

Máy lọc nước gia đình

Cung cấp máy lọc nước RO, sửa chữa máy lọc nước, thay lõi lọc máy lọc nước,...

www.maylocnuocgiadinh.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thế giới động vật

Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã, thú cưng, chim cá cảnh,...

www.thegioidongvat.net

Hợp tác: 0127 399 6475

tinkhoahoc.com- Ads demo