Chính phủ vừa ban hành Nghị định 35/2015/NĐ-CP về quản lý, sử dụng đất trồng lúa.
Theo đó, Ngân sách Nhà nước sẽ hỗ trợ địa phương 1 triệu đồng/ha/năm đối với đất chuyên trồng lúa nước, 500.000 đồng/ha/năm đối với đất trồng lúa khác (trừ diện tích tự khai phá, không phù hợp quy hoạch).
Ngoài ra, ngân sách Nhà nước cũng sẽ hỗ trợ 10 triệu/ha để hỗ trợ khai hoang, cải tạo đất trồng lúa, trừ đất lúa nương được khai hoang từ đất chưa sử dụng hoặc phục hóa từ đất bị bỏ hóa.
Diện tích đất trồng lúa thuộc diện hỗ trợ sẽ được xác định dựa trên số liệu thống kê của các địa phương do Bộ Tài nguyên – Môi trường công bố.
Con số mới nhất đã được PGS.TS. Lương Ngọc Khuê cho biết: Nhờ hệ thống BV vệ tinh, tỷ lệ chuyển tuyến năm 2014 đã giảm mạnh, tới 37,5%, so với năm trước, đặc biệt ở những BV và chuyên khoa tim mạch, ngoại chấn thương, ung bướu, sản, nhi.
Trong các vụ tai nạn thảm khốc thời gian qua, số lượng người bị thương rất lớn, nhưng việc cấp cứu, điều trị các nạn nhân đã được làm rất kịp thời. Vì thế, tỉ lệ tử vong giảm thấp nhất. Hầu hết nạn nhân được cứu chữa, điều trị tại các bệnh viện (BV) địa phương, chỉ có một số rất ít người bị thương quá nặng mới phải chuyển về các BV tuyến TW để điều trị.
Điều này cho thấy, trình độ của các bác sĩ, cũng như trang thiết bị y tế phục vụ cấp cứu, điều trị người bệnh ở các địa phương đã được nâng lên rất đáng kể. Thực tế này chỉ ra, chủ trương nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh (KCB) cho BV tuyến tỉnh bằng việc các BV tuyến T.W đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, nâng cấp trang thiết bị cho các BV tuyến dưới là hoàn toàn đúng. Người dân không phải về BV tuyến cuối mà vẫn được KCB chất lượng cao.
Thực tế, đã có hàng ngàn bệnh nhân ở các tỉnh được hưởng lợi từ việc các BV tuyến dưới được nâng cao chất lượng điều trị, khi được cấp cứu, điều trị kịp thời, không phải đi xa, giảm được chi phí điều trị.
Chị Phạm Thị Huyền Thương, ở thị trấn Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên vừa được mổ u nang buồng trứng xoắn ở BV A Thái Nguyên, cho biết: “Trước đây, mẹ tôi cũng bị u nang buồng trứng, phải về BV Phụ sản TW mới mổ được. Nhưng giờ tay nghề của các bác sĩ ở Thái Nguyên đã được nâng cao, trang thiết bị cũng tốt hơn nhiều nên tôi tin tưởng lựa chọn phẫu thuật ở gần nhà. Gia đình có điều kiện chăm sóc tốt hơn, không phải chi phí tốn kém cho việc đi lại, ăn ở như nếu phải về Hà Nội".
Trước đây, nhiều kỹ thuật thông thường như cắt ruột thừa, mổ đẻ cũng phải về BV Việt - Đức, BV Phụ sản TW. Nhưng nay, các BV tuyến tỉnh đã thực hiện được nhiều kỹ thuật cao. Điều này còn góp phần giảm tải ở BV tuyến TW. Đây chính là kết quả của việc xây dựng hệ thống BV vệ tinh mà BV Việt-Đức và BV Bạch Mai là những đơn vị tổ chức thí điểm thành công, để nay Bộ Y tế nhân rộng mô hình.
Ngày 14/4, PGS.TS. Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý KCB (Bộ Y tế) cho biết: Hiện Bộ Y tế đã thiết lập được mạng lưới BV vệ tinh phân bố tại 37 tỉnh, thành, gồm 14 BV tuyến trên đủ năng lực, có nhiệm vụ chuyển giao kỹ thuật cho 48 BV vệ tinh, là những BV tuyến tỉnh được tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật ở 5 chuyên khoa đang quá tải nặng nề ở tuyến cuối: tim mạch, ngoại chấn thương, ung bướu, sản, nhi.
Ngoài việc đào tạo cho các kíp kỹ thuật của BV vệ tinh, các BV tuyến trên còn có các hình thức hỗ trợ khác: hội chẩn, KCB từ xa, hỗ trợ trang thiết bị phục vụ chuyển giao kỹ thuật, hoặc trong trường hợp cần thiết… Vì thế, nhiều bệnh nhân được phẫu thuật cấp cứu thành công ở các vùng hải đảo.
Con số mới nhất đã được PGS.TS. Lương Ngọc Khuê cho biết: Nhờ hệ thống BV vệ tinh, tỷ lệ chuyển tuyến năm 2014 đã giảm mạnh, tới 37,5%, so với năm trước, đặc biệt ở những BV và chuyên khoa tim mạch, ngoại chấn thương, ung bướu, sản, nhi. Các BV đã tự chủ được nhiều kỹ thuật cao và giảm chuyển tuyến điển hình là BV A Thái Nguyên, BV Bãi Cháy (Quảng Ninh), BV Đa khoa (ĐK) tỉnh Điện Biên, BVĐK tỉnh Hà Giang, BVĐK tỉnh Ninh Bình, BVĐK tỉnh Quảng Ninh, BV Phụ sản Tiền Giang, BV Sản Nhi Cà Mau, BV Sản nhi Ninh Bình và Bệnh viện Ung bướu Nghệ An.
PGS.TS. Nguyễn Tiến Quyết, Giám đốc BV Việt - Đức cho biết: Nhiều BV tuyến tỉnh đã thực hiện được các kỹ thuật cao, cứu chữa kịp thời nhiều ca bệnh cấp cứu, đặc biệt là nhồi máu cơ tim cấp. Cũng nhờ sự vươn lên của các BV vệ tinh, BV tuyến TW đã giảm tải mạnh. Sau khi chủ động xây dựng được mạng lưới BV vệ tinh, nhiều năm qua, BV Việt - Đức đã không còn quá tải. BV Nhi TW cũng không còn tình trạng nằm ghép, một phần nhờ kết quả giảm chuyển tuyến từ các BV vệ tinh.
Các địa phương đã nhận thấy lợi ích to lớn của hệ thống BV vệ tinh. Vì thế, kinh phí thực hiện Đề án BV vệ tinh là 2.220 tỷ đồng thì vốn đối ứng của các địa phương có BV vệ tinh chiếm hơn 1.535 tỷ đồng. Hiện nay, đã có 39/46 BV đã được tỉnh phê duyệt dự án BV vệ tinh, nhờ đó 36/46 BV được cải thiện cơ sở vật chất hạ tầng, mua sắm bổ sung trang thiết bị phục vụ chuyển giao kỹ thuật. 32/46 BV được bổ sung nhân lực để tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật. 100% BV cử cán bộ đi học để chuẩn bị tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật...
Người bệnh có thẻ BHYT được hưởng lợi từ việc
điều chỉnh giá dịch vụ y tế
Ngày 14/4, tại TP Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu), Bộ Y tế đã tổ chức hội nghị cung cấp thông tin về điều chỉnh giá dịch vụ y tế gắn với lộ trình Bảo hiểm y tế (BHYT) toàn dân và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.
Ông Nguyễn Nam Liên, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính (Bộ Y tế) cho biết, sau 2 năm điều chỉnh giá dịch vụ y tế, mặc dù hầu hết các địa phương mới chỉ điều chỉnh ở mức độ 60 - 80% của 3/7 yếu tố chi phí nhưng đã mang lại những hiệu quả nhất định, quyền lợi của người bệnh có thẻ BHYT được nâng lên. Các bệnh viện sử dụng 15% tiền khám bệnh để mua giường, ghế, cải tạo, sửa chữa phòng khám khang trang hơn, các buồng bệnh cơ bản đáp ứng nhu cầu của người bệnh.
------------------------------
Trên 20% tổng dân số cần được trợ giúp xã hội
Đây là con số được Cục Bảo trợ xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) đưa ra tại Hội thảo cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội, qua đường dây hotline sáng 14/4.
Cục Bảo trợ xã hội cho biết, hiện nay, số người cần trợ giúp xã hội trên cả nước lớn, chiếm trên 20% tổng dân số. Số người có nhu cầu trợ giúp từ mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội là khoảng 3 triệu người, bao gồm các đối tượng bảo trợ xã hội, các nhóm có hoàn cảnh khó khăn, nạn nhân bị bạo lực, bạo hành trong gia đình, phụ nữ bị buôn bán, trẻ em bị xâm hại, lang thang kiếm sống trên đường phố…
Các nhóm đối tượng này có nhu cầu sử dụng các dịch vụ trợ giúp xã hội từ mạng lưới các cơ sở trợ giúp, đặc biệt là các dịch vụ tư vấn, tham vấn, trị liệu tâm lý, kết nối thụ hưởng các chính sách trợ giúp, phát triển cộng đồng, hỗ trợ hòa nhập cộng đồng, phục hồi chức năng, hỗ trợ sinh kế…
------------------