Tin thế giới chiều 15-04-2015: Vì sao EU níu kéo thỏa thuận Minsk với Nga? - Báo chí thế giới đồng loạt lên án hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

  • Cập nhật : 15/04/2015
 Vì sao EU níu kéo thỏa thuận Minsk với Nga?
 
Bộ tứ Normandie đã thông qua các điều khoản được cho là thuận theo ý Nga để duy trì thỏa thuận Minsk. Mục đích của phương Tây là gì?
 
Những gì được thống nhất giữa 4 Ngoại trưởng?
 
Ngày 13/4/2015, Bộ tứ Normandie gồm Nga, Pháp, Đức, Ukraine sau nhiều giờ họp căng thẳng, đã đưa ra được tuyên bố chung.
 
Theo đó, bốn bên thống nhất duy trì thỏa thuận Minsk và phải thực hiện bằng được nội dung được ký kết từ ngày 12/2/2015. Cụ thể, vấn đề đầu tiên vẫn là thực hiện thỏa thuận ngừng bắn, bước tiếp theo là rút vũ khí hạng nặng khỏi xung đột Donbass.
 
Tiếp đến, bốn Ngoại trưởng đưa ra giải pháp chính trị lâu dài cho Ukriane. Trong đó, Kiev buộc phải cải cách hiến pháp tập trung vào quyền lợi của người dân Ukraine nói chung và Donbass nói riêng. Đặc biệt về vấn đề thực thi quyền tự chủ cho khu vực Donetsk và Lugansk.
 
Vấn đề lãnh thổ của Ukraine cũng được thông qua khi bốn bên công nhận biên giới của quốc gia Đông Âu này sẽ phải bao gồm cả khu vực Donbass vốn đang đòi tự trị và tách khỏi Ukraine. Ngoài ra, các vấn đề về nhân đạo và hòa hợp dân tộc cũng được nhắc đến.
 
Có thể thấy rằng, khi xung đột giữa Kiev và Donbass tiếp tục căng thẳng trở lại, người ta đã mong rằng cuộc họp mặt bộ tứ này sẽ đem lại nhiều đột phá hơn để thỏa thuận Minsk có thể được đảm bảo và cuộc khủng hoảng Ukraine nhanh chóng chấm dứt.
 
Song, những gì đạt được không khác với tuyên bố cách đây 2 tròn tháng tại Minsk (Belarus). Khi đó, những Nghị sĩ bài Nga của phương Tây đã cho rằng Pháp, Đức đã không thể hiện được vị thế của mình và để Nga lấn lướt trên bàn đàm phán. Nội dung thỏa thuận Minsk ấy thực sự theo đúng yêu cầu và mục đích mà Nga đề ra.

Vì sao EU để Nga thắng thế?
 
Nhìn vào những gì bộ tứ tái thống nhất với nhau, câu hỏi đặt ra là vì sao Ukraine, EU, và cụ thể là Mỹ tiếp tục chấp thuận ở cửa dưới và duy trì những điều khoản có lợi cho chiến lược của Nga như vậy?
 
Trước khi trả lời được câu hỏi này, thì tương quan giữa phương Tây và Nga, cũng như thái độ đối xử với nhau giữa các bên đang ra sao. Đầu tiên, xét về phía Nga, Moscow không ngừng đưa ra những cáo buộc về vấn đề Mỹ và NATO đang làm phức tạp tình hình Ukraine nói riêng và châu Âu nói chung.
 
Nga đã yêu cầu các chuyên gia quân sự, cố vấn chiến tranh của NATO và Mỹ phải rút khỏi Ukraine, nếu họ thực sự muốn thỏa thuận ngừng bắn được thực thi. Đồng thời, trong cuộc gặp giữa Tân Thủ tướng Hy Lạp và Tổng thống Nga Putin ở Moscow hồi đầu tháng 4/2015, Nga vẫn tái khẳng định rằng họ muốn hợp tác với EU, tuy nhiên, các biện pháp trừng phạt kinh tế trước hết phải được gỡ bỏ.
 
Vừa qua, giám đốc của tập đoàn vũ khí Rosoboronexport đã tuyên bố về vấn đề thương vụ Mistral rằng nếu Pháp trong hai tháng tới không chịu bàn giao tàu, thì phía Nga nhất quyết sẽ kiện đến cùng và Pháp sẽ phải bồi thường theo đúng hợp đồng thỏa thuận giữa hai bên.
 
Từ đó để thấy, Nga vẫn duy trì nhất quán đường lối, quan điểm của mình. Và để thay đổi được suy nghĩ hay hướng đi của ông Putin quả thực là một điều không tưởng đối với phương Tây. Điều này đồng nghĩa với việc, sẽ khó có gì thay đổi trong đối sách của Nga dù có hay không cuộc họp giữa bốn bên nói trên.
 
Ngược lại, về phía EU, họ vẫn tuyên bố nếu Minsk thất bại, đồng nghĩa với việc châu Âu vẫn duy trì các biện pháp trừng phạt và xem xét khả năng tăng nặng những biện pháp này. Vừa qua, Thủ tướng Angela Merkel cũng khẳng định nước Đức sẽ không mời Nga tham gia cuộc họp thượng đỉnh của nhóm G7.
 
Trong khi đó, vòng vây quân sự của Mỹ và NATO vẫn ngày càng siết chặt nước Nga. Gọng kìm quân sự đó đã đủ sức tạo sức ép khiến Moscow đã nhiều lần tính từ đầu năm 2015 đến nay phải nhắc đến cụm từ "đáp trả bằng vũ khí hạt nhân."
 
Điều đó cho thấy rằng Mỹ, EU đã khiến nước Nga cảm thấy bị đe dọa thực sự, và họ sẽ buộc phải đấu đến cùng trong cuộc đối đầu này. Từ kinh tế đến quân sự, chưa có bất kỳ cuộc nhượng bộ nào giữa hai bên. Và trong bối cảnh không có sự thỏa hiệp, giảm nhiệt nào, vậy vì sao Minsk vẫn được chấp nhận và quyền lợi Nga vẫn được ưu tiên?
 
Khoảng lặng từ Minsk 2
 
Thỏa thuận Minsk thực tế đã đổ vỡ, khi các cuộc giao tranh liên tiếp bùng phát ở miền Đông Ukraine, từ Donetsk, Lugansk và lan tới cả Mariupol.
 
Việc duy trì danh nghĩa Minsk ấy đã tạo ra một rào chắn dù mỏng manh, nhưng đủ tính pháp lý để kéo dài cuộc khủng hoảng này thêm nhiều ngày tháng. Donbass sẽ không dại dột phát động tấn công để nới đất, tăng quyền kiểm soát. Kiev cũng không vội vàng phát động những chiến dịch quân sự mới.
 
Trong khoảng lặng mong manh đó, các bên đang tiến hành những động thái đầy toan tính riêng. Chính quyền Kiev của Tổng thống Poroshenko bắt đầu thực hiện một loạt biện pháp nhằm củng cố quyền lực, hạ bệ phe đối lập và tạo thành một thể thống nhất, dưới sự chỉ huy duy nhất của một mình Poroshenko.
 
Còn với EU, Hy Lạp đã sẵn sàng tuyên bố vỡ nợ. Mọi động thái căng thẳng, xung đột đặc biệt với Nga vào thời điểm này chỉ khiến châu Âu ngày càng bất ổn. Phải nói rằng tiếng nói phản đối cuộc so găng Nga - EU ngày càng gia tăng. Khoảng lặng Minsk 2 tạo ra này cũng là thời điểm vàng để EU ổn định chính tình hình nội tại của mình.
 
Trong khi đó, Mỹ ra sức hô hào, úy lạo đồng minh. gửi quân đội, vũ khí tới các căn cứ của NATO. Xe bọc thép của Mỹ lăn khắp châu Âu. Những điều ấy đang thể hiện rằng Washington cố gắng động viên tinh thần của đồng minh về một chiếc ô quân sự cũng như kinh tế.
 
Từ đó để thấy, nhờ có Minsk, chính quyền của mỗi thành viên EU đang ra sức củng cố sức mạnh cho mình, và Mỹ vẫn có một khoảng thời gian cần thiết để gia cố lại khả năng chi phối các chư hầu châu Âu của họ.
 
Đã có một con số thống kê rằng Nga sẽ mất khoảng 200 tỷ USD trong 2 năm tới nếu các biện pháp trừng phạt này vẫn được duy trì. Điều này đồng nghĩa với việc nếu Minsk thành công, chiến lược của Mỹ sẽ thất bại. Và nếu Minsk thất bại, thì sự trỗi dậy của phe thân Nga trong các nước thành viên châu Âu phản đối các biện pháp gia tăng trừng phạt sẽ chiến thắng. Do đó, sự thất bại của Minsk cũng góp phần đẩy châu Âu nhanh xa khỏi bàn tay của Mỹ hơn.
 
Qua đó thấy rằng, chẳng lý gì Mỹ phải vội vàng quyết định số phận cho thỏa thuận mơ hồ này. Washington thà duy trì một cục diện hỗn loạn, bất ổn, nội chiến dai dẳng để Nga ngày càng suy yếu, còn hơn kết thúc chóng vánh tất cả vấn đề ở đây.
 
Đó là lý do vì sao phương Tây vẫn chấp thuận những điều khoản có lợi cho Nga trong cuộc họp bộ tứ Normandie vừa qua. Thực tế, Nga chỉ đạt được những lời hứa, những cái ký kết bắt tay, còn muốn cục diện vấn đề ngã ngũ thực sự thì phải chờ đợi vào kết quả ở thực địa cuộc chiến.
 -------------------------

 Lo ngại Trung Quốc, Indonesia tập trận chung với Mỹ ở Biển Đông

Cuối tuần qua, quân đội Indonesia và Mỹ đã tiến hành tập trận tại Biển Đông, khu vực đang có tranh chấp chủ quyền giữa nhiều quốc gia.
 
Hải quân Indonesia ngày 13/4 thông báo nước này và Mỹ vừa tiến hành cuộc tập trận hồi cuối tuần trước ở đảo Batam, nằm ở phía Nam Singapore. 
 
Khoảng 88 binh sĩ và một hạm đội máy bay Mỹ đã tham gia cuộc tập trận diễn ra ở khu vực biển cách phía Đông Bắc quần đảo Natuna khoảng 482km.
 
"Đây là cuộc tập trận thứ 2 chúng tôi tiến hành với Mỹ trong khu vực và chúng tôi có kế hoạch tập trận vào năm tới. Chúng tôi cuộc tập trận này sẽ trở thành cuộc tập trận thường niên giữa hai nước", người phát ngôn của Hải quân Indonesia, ông Manahan Simorangkir cho biết.
 
Quần đảo Natuna có khoảng 150 đảo lớn nhỏ và thuộc về chủ quyền của Indonesia. Trong quá khứ, Jakarta từng bày tỏ quan ngại về việc Trung Quốc có kế hoạch đưa một phần khu vực biển mà nước này tuyên bố chủ quyền xuống quần đảo này.
 
Tuy nhiên, ông Simorangkir cho rằng không nên coi cuộc tập trận giữa nước này với Mỹ là một thông điệp gửi tới Bắc Kinh.  
 
"Cần phải nhớ rằng Indonesia không dính dáng tới bất cứ vụ tranh chấp chủ quyền nào tại Biển Đông. Chúng tôi không muốn rơi vào tình thế khó xử như thế và Indonesia luôn mong muốn giải quyết mọi bất đồng thông qua con đường ngoại giao", ông Simorangkir khẳng định.
 
Quan điểm của ông Simorangkir cũng nhận được sự ủng hộ của Thiếu tướng Hải quân Indonesia, ông Sigit Setiyanta.
 
"Không có khả năng xảy ra xung đột ở quần đảo Natuna. Cuộc tập trận với Mỹ nhằm cải thiện khả năng phối hợp liên lạc trong các hoạt động tuần tra, tìm kiếm và cứu nạn. Ngoài ra, quân đội hai nước cũng trao đổi thông tin về các hệ thống cảnh báo sớm và các biện pháp phòng ngừa", ông Setiyanta nhấn mạnh.
 
Trong khi đó, Đại tá Mark Riley, tùy viên quân sự của Đại sứ quán Mỹ tại Indonesia, cho biết cuộc tập trận là một phần nằm trong kế hoạch "xoay trục" của Mỹ sang châu Á.
 
"Vâng, đó là một phần của kế hoạch xoay trục. Năm 2012, Tổng thống Mỹ đã công bố kế hoạch này. Và cuộc tập trận là một phần thuộc kế hoạch đó", Đại tá Riley cho biết.
 
Cuộc tập trận giữa Indonesia với Mỹ diễn ra chỉ một tuần trước cuộc tập trận có quy mô lớn hơn giữa Philippines với Mỹ. Cuộc tập trận có tên gọi Balikatan sẽ bắt đầu từ ngày 20/4, với khoảng 12.000 binh sĩ tham gia, gấp đôi so với số binh sĩ tham gia hồi năm ngoái.
 
Dù cuộc tập trận nằm cách không xa một bãi cạn mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền song cả Mỹ và Philippines đều khẳng định đây là cuộc tập trận thường niên, không mang bất cứ thông điệp khiêu khích hay thể hiện sức mạnh nào.
-----------------------
 Israel lo ngại việc Nga bán hệ thống phòng không S-300 cho Iran
 
Trong cuộc điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu ngày 13/4 đã bày tỏ quan ngại về quyết định mới đây của Mátxcơva về việc bán hệ thống phòng không hiện đại S-300 cho Iran. 
 
Thủ tướng Netanyahu cảnh báo rằng quyết định dỡ bỏ lệnh cấm bán hệ thống S-300 cho Iran sẽ là động thái "giúp quốc gia Cộng hòa Hồi giáo này thêm hung hăng trong khu vực và ảnh hưởng tới an ninh của Trung Đông".
 
Tuy nhiên, Tổng thống Putin đã tìm cách xoa dịu mối quan ngại của Israel. Trong thông báo được Điện Kremlin đưa ra, Tổng thống Putin đã giải thích cho Thủ tướng Israel về quyết định dỡ bỏ lệnh cấm của Nga.
 
Thông báo nêu rõ: "Tổng thống Putin đã có cuộc điện đàm với Thủ tướng Netanyahu. Về những mối quan ngại được phía Israel đưa ra sau khi Nga dỡ bỏ lệnh cấm bán hệ thống S-300 cho Iran, Tổng thống Putin đã giải thích cặn kẽ về tính logic của quyết định này cho phía Israel".
 
Cuộc điện đàm nêu trên diễn ra trong bối cảnh Israel đang đẩy mạnh các hoạt động ngoại giao nhằm kìm hãm thỏa thuận hạt nhân mà Iran mới đạt được với các cường quốc.
 
Mặc dù đã đạt được một bước đột phá lớn trong vấn đề hạt nhân, song giữa các bên vẫn có nhiều vấn đề còn tồn tại, bao gồm việc gỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Iran và liệu thỏa thuận cuối cùng có cho phép Tehran sử dụng các máy ly tâm tiên tiến hay không.
 
Theo kế hoạch, các cuộc đàm phán tiếp theo về vấn đề hạt nhân giữa Iran và nhóm P5+1 sẽ được nối lại vào ngày 21/4, nhằm tiến tới một thỏa thuận toàn diện cuối cùng vào ngày 30/6 tới.
 
Đây sẽ là cuộc đối thoại đầu tiên kể từ khi các bên đạt được thỏa thuận khung cách đây 2 tuần.
-------------------------
Thủ tướng Ấn Độ thực hiện chuyến thăm lịch sử đến Canada
 
 Tối qua 14/4, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã tới thủ đô Ottawa trong chuyến công du đầu tiên tới Canada của một vị Thủ tướng Ấn Độ đương nhiệm kể từ năm 1973.
 
Chuyến thăm sẽ kéo dài 3 ngày với mục đích nối lại hợp tác hạt nhân dân sự. Theo kế hoạch, vào tối nay theo giờ Việt Nam, ông Modi sẽ hội đàm với người đồng cấp chủ nhà Stephen Harper nhằm thảo luận cách thức tăng cường hợp tác thương mại và đầu tư song phương.
 
Ngoài ra, Thủ tướng Ấn Độ sẽ có cuộc gặp với Toàn quyền Canada David Johnston và dự lễ ký thỏa thuận cung cấp nhiên liệu với Canada.
 
“Chúng tôi mong đợi nối lại hợp tác hạt nhân dân sự với Canada, nhất là việc cung cấp nhiên liệu hạt nhân cho các nhà máy điện hạt nhân của chúng tôi”, ông Modi viết trên trang mạng xã hội Facabook cá nhân hồi tuần trước.
 
Năng lượng hạt nhân là tâm điểm của việc nối lại quan hệ hữu nghị giữa Ấn Độ và Canada trong những năm gần đây.
 
Trước đó, vào những năm 1970, Canada đã cấm xuất khẩu urani và thiết bị hạt nhân sang Ấn Độ sau khi New Delhi sử dụng công nghệ của nước này để phát triển bom hạt nhân.
 
Trước khi tới Canada, Thủ tướng Modi đã có chuyến thăm Pháp 3 ngày với việc đạt được nhiều thỏa thuận quan trọng, trong đó có Bản ghi nhớ về xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại Jaitapur, bang Maharashtra, miền Tây Ấn Độ; hợp đồng mua 36 máy bay chiến đấu Rafale; phát triển thành phố thông minh ỏ Ấn Độ và thúc đẩy sáng kiến "Make in India".
 
Bất ngờ và đột phá lớn nhất trong chuyến thăm Pháp của ông Modi là thỏa thuận mua 36 máy bay Rafale nguyên chiếc của Pháp trong vòng 2 năm với tổng trị giá hơn 4 tỷ USD.
-------------------------
Chính phủ Phần Lan bị rò rỉ thư điện tử mật
 
Phần Lan đang đối mặt với một tình huống khó xử khi các bức thư điện tử mật của chính phủ nước này, trong đó có một số bức liên quan đến biện pháp trừng phạt nước láng giềng Nga, đã bị lọt ra ngoài.
 
Thông tin trên đã được chính phủ Phần Lan thừa nhận ngày hôm qua (14/4), trong đó nói rõ các bức thư trên đã được gửi cho giới truyền thông, trong đó có một số bức có nội dung về các biện pháp trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU) đối với Nga
 
"Tuần trước, chúng tôi nhận được thông báo rằng những bức thư điện tử này đang nằm trong tay một số người không được phép có chúng”, người phát ngôn chính phủ Phần Lan Markku Mantila cho biết.
 
“Theo chúng tôi, những bức thư điện tử này được gửi tới ít nhất một hãng truyền thông của Phần Lan. Chúng tôi không rõ liệu những bức thư điện tử này bị rò rỉ hay bị đánh cắp”, người phát ngôn cho biết thêm.
 
Thông tin này được tiết lộ này diễn ra trước thềm cuộc bầu cử Quốc hội Phần Lan, dự kiến diễn ra vào ngày 19/4 tới.
 
Giới phân tích nghi ngờ đây là một chiêu bài chính trị nhằm hạ thấp uy tín của đảng cầm quyền trước thềm cuộc tổng tuyển cử.
 
Tuy nhiên, ông Markku Mantila nói rằng ông không biết gì về bất kỳ sự liên hệ nào giữa việc công bố thông tin trên với cuộc bầu cử đang tới gần.
------------------------
 Báo chí thế giới đồng loạt lên án hành động của Trung Quốc ở Biển Đông
 
Trong những ngày qua, báo chí Mỹ và châu Âu đã đồng loạt có nhiều bài viết mổ xẻ các hành động gia tăng căng thẳng của Trung Quốc ở Biển Đông, đặc biệt là việc nước này đẩy mạnh cải tạo, mở rộng đảo.
 
Trong số ra ngày hôm qua 14/4, nhật báo Wall Street Journal của Mỹ cho biết Trung Quốc đang tiếp tục cải tạo và mở rộng 2 hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa, đồng thời cho xây mới 7 đảo nhỏ khác.
 
Hai hòn đảo được Wall Street Journal nhắc đến đảo Phú Lâm và Quang Hòa. Theo các hình ảnh do công ty ảnh vệ tinh DigitalGlobe công bố, hai hòn đảo này đã được mở rộng đáng kể sau những hoạt động bồi đắp, cải tạo gần đây của Trung Quốc.
 
Cũng theo Wall Street Journal, Việt Nam và Phillippines nhiều khả năng sẽ đưa vấn đề cải tạo đảo của Trung Quốc ra Hội nghị cấp cao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) sẽ diễn ra tại Malaysia vào cuối tháng 4 này, với hy vọng tập trung được sự ủng hộ của khu vực đối với việc phản đối các tuyên bố chủ quyền chiếm gần trọn Biển Đông của Trung Quốc.
 
Trước đó, các tờ báo điện tử lớn nhất của Đức như FAZ (Toàn cảnh Frankfurt), Deutsche Welle (Sóng Đức) và Die Welt (Sóng Đức) cũng đồng loạt có các bài viết lên án Trung Quốc phá vỡ nguyên trạng các đảo trên Biển Đông.
 
Trong bài viết mang tựa đề "Những hòn đảo của quyền lực" số ra ngày 10/4, tờ FAZ chỉ trích Trung Quốc muốn tạo “sự đã rồi” trên Biển Đông, đồng thời dẫn lời Tổng thống Mỹ Barack Obama cảnh báo Trung Quốc không nên có các "hành động hiếu chiến" ở vùng biển này.
 
Tờ báo nhấn mạnh trong quá trình xử lý tranh chấp lãnh thổ, Trung Quốc đã không tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định của luật pháp quốc tế.
 
Bài viết cũng tập trung phản ánh tốc độ Trung Quốc cải tạo bãi đá Vành Khăn khi các hình ảnh vệ tinh cho thấy, chỉ trong 3 tháng đầu năm nay, (từ tháng 1/2015 đến ngày 16/3/2015), Trung Quốc đã mở rộng đáng kể quy mô đảo Vành Khăn với diện tích được xây mới lên tới 1,5 km2. Ngoài ra, Bắc Kinh cũng đang tiến hành xây dựng các công trình khác trên hòn đảo này như đập và đê chắn sóng. Hiện tại, công việc cải tạo vẫn đang được tiếp tục đẩy mạnh.
 
Bài viết nhận định Trung Quốc sẽ sử dụng bãi đá Vành Khăn làm căn cứ để mở rộng các hoạt động tuần tiễu, cũng như phục vụ các yêu sách chủ quyền và các mục đích quân sự khác.
 
Tác giả bài viết cũng dẫn đánh giá của tổ chức Jane's Defense cho rằng Trung Quốc nhiều khả năng sẽ xây dựng thêm một đường băng ở bãi đá Vành Khăn. Theo tác giả, mặc dù Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982 đã quy định "vùng đặc quyền kinh tế giới hạn trong 200 hải lý của mỗi quốc gia tính từ thềm lục địa", nhưng Trung Quốc rõ ràng đang đi ngược lại công ước này với cái gọi là "đường 9 đoạn" phi lý, đòi hỏi yêu sách chủ quyền với những khu vực cách thềm lục địa Trung Quốc tới trên 1.000 km.
 
Bài viết cũng đánh giá cao nỗ lực của các nước trong khu vực trong việc kiểm soát bất đồng trên biển với Trung Quốc.
 
Trong khi đó, báo điện tử Deutsche Welle có bài viết tiêu đề "Mỹ can dự vào tranh chấp Biển Đông", phản ánh về việc Trung Quốc xây dựng trái phép các đảo trên vùng biển này. Bài báo được làm nổi bật với chùm 10 ảnh cập nhật về những hoạt động cải tạo của Trung Quốc, kèm theo các chú thích rõ ràng ở mỗi ảnh.
 
Mở đầu bài viết, tác giả bài báo khẳng định Trung Quốc đang muốn "tạo sự đã rồi" khi tăng tốc xây dựng, mở rộng các đảo nhân tạo trên Biển Đông, đặc biệt là ở bãi đã Chữ Thập nơi Trung Quốc đang cho cải tạo với quy mô lớn nhất.
 
Bài viết dẫn nhận định của các chuyên gia Viện nghiên cứu chiến lược và quốc tế Mỹ (CSIS) và tổ chức Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á (AMTI) cho rằng việc Trung Quốc xây đường băng dài tới 3 km ở bãi đá Chữ Thập đã cho thấy ý đồ của nước này muốn biến nơi đây thành căn cứ không quân với khả năng hoạt động của máy bay ném bom cỡ lớn H-6.
 
Tác giả cũng dẫn cảnh báo của Tổng thống Mỹ Obama trước các "hành động hiếu chiến" của Bắc Kinh, cho rằng Trung Quốc đã không tuân thủ đúng luật pháp quốc tế, sử dụng sức mạnh nước lớn để gây sức ép với các nước nhỏ hơn trong khu vực.
 
Đánh giá về việc cải tạo ở bãi đá Gaven, bài viết dẫn quan điểm của giới luật gia cho rằng nếu dựa theo luật pháp quốc tế, kể cả khi Trung Quốc đã mở rộng ở Gaven một khu vực nhân tạo có diện tích tới 115.000 m2 thì điều này vẫn không có ý nghĩa gì đối với các yêu sách chủ quyền.
 
Trong bài viết và phóng sự ảnh của mình, tác giả cũng dẫn thêm hình ảnh Trung Quốc xây dựng, cải tạo đảo trái phép ở bãi đá Gạc Ma, Tư Nghĩa và cho rằng việc Bắc Kinh cùng lúc xây nhiều đảo nhân tạo với tốc độ rất nhanh cho thấy nước này đã chuẩn bị từ lâu "một bộ quy chuẩn về việc xây dựng, cải tạo các đảo này".
 
Tờ Die Welt cũng đăng tải bài viết với nhan đề: "Trung Quốc khó chịu trước sự can dự của Mỹ", kèm loạt ảnh mới nhất do CSIS công bố cho thấy hoạt động cải tạo bãi đá Vành Khăn với tốc độ chóng mặt của Trung Quốc. Tờ báo cho rằng những hành động cải tạo đảo của Trung Quốc đã làm cho Mỹ không thể ngồi yên và buộc phải thể hiện thái độ phản đối rõ ràng đối với Trung Quốc.
 
Gần như trong cùng thời điểm, nhiều tờ báo Pháp như Le Figaro, mạng tin 20minutes.fr, itele.fr cũng đưa tin về việc Trung Quốc xây dựng "tường thành lớn bằng cát" trên biển Đông.  
 
Dẫn lời Tổng thống Mỹ Obama tuyên bố tuần trước, tờ Le Figaro, một trong những tờ nhật báo lớn của Pháp, thể hiện quan ngại trước việc Trung Quốc tiến hành xây dựng các công trình lấn biển, đặc biệt là việc xây dựng "tường thành lớn bằng cát" trên biển Đông.
 
Le Figaro cho rằng Mỹ đang gia tăng sức ép đối với Trung Quốc vì lo ngại Trung Quốc không tuân theo các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế và vấn đề này sẽ khó được giải quyết thông qua các kênh ngoại giao.
 
Tờ báo nhắc lại việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với 90% Biển Đông, nơi được đánh giá có tiềm năng dầu mỏ rất lớn và có các đường hàng hải quan trọng hàng đầu. Yêu sách này của Trung Quốc đang vấp phải sự phản đối quyết liệt của nhiều nước trong khu vực.
 
Những bài báo trên đã cho thế giới thấy rõ một thực trạng đáng lo ngại ở Biển Đông nếu như một Bộ quy tắc ứng xử không sớm được xây dựng và đưa vào áp dụng nhằm đặt ra tiêu chuẩn cho mọi hành vi ở vùng biển này. Nhưng đáng tiếc, đến nay Trung Quốc vẫn tiếp tục đẩy mạnh các hành động phi lý của mình và cậy thế nước lớn để áp đặt sự đã rồi cho các nước nhỏ hơn trong khu vực.
 
Điều này được thể hiện rất rõ trong tuyên bố gần đây ở người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi khi ông này tiếp tục lặp lại quan điểm sai trái khẳng định Hoàng Sa là một phần cố hữu của Trung Quốc khi được hỏi về các dự án cải tạo đảo tại đây.
-----------------------
 
 
Trở về

Bài cùng chuyên mục

Văn phòng luật

Danh sách luật

Danh sách đầy đủ >>

Liên hệ quảng cáo: 0983 006 168

Thiết kế web nhanh

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal giá rẻ, chuẩn SEO, chất lượng cao

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Tin kinh tế 

Tin kinh tế, giao thương, khuyến mãi, quảng bá sản phẩm,trang vàng doanh nghiệp,...

www.tinkinhte.com

Quảng cáo: 098 300 6168

Tin sức khỏe

Hệ thống mạng vì sức khỏe cộng đồng với hơn 300 kênh đang được phát triển

www.tinsuckhoe.com

Hợp tác: 090 620 7650

tinkhoahoc.com- Ads demo

Tin pháp luật

Tin pháp luật, văn bản luật, Văn phòng luật sư, giải đáp pháp luật,...

www.tinphapluat.com

Hợp tác: 090 620 7650

Thế giới thời trang

Thời trang Việt Nam, Shop thời trang, Mua bán thời trang, trang vàng thời trang,...

www.fashion365.vn

Hợp tác: 0127 399 6475

Cổng nhôm đúc

Cổng nhôm đúc, cầu thang nhôm đúc, lan can nhôm đúc, hàng rào nhôm đúc,...

www.congnhadep.com

Tư vấn: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Kiến trúc xanh

Thiết kế biệt thự, thiết kế nhà đẹp, thiết kế sân vườn, thiết kế nội ngoại thất,...

www.kientrucxanh.net

Tư vấn: 098 206 9958

Phong thủy 24h

Phong thủy học, xem tuổi làm nhà, nội thất phong thủy, vật phẩm phong thủy,...

www.phongthuy24h.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thiết kế nhà dân

Thiết kế nhà dân, thiết kế biệt thự, dịch vụ xây dựng, sửa chữa nhà ở, văn phòng...

www.thietkenhadan.com

Hợp tác: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Web trên smart phone

Chuyên phát triển web chạy trên smart phone và các thiết bị di động, thân thiện, chuẩn SEO,...

www.mobileweb.vn

Hợp tác: 098 300 6168

Máy lọc nước gia đình

Cung cấp máy lọc nước RO, sửa chữa máy lọc nước, thay lõi lọc máy lọc nước,...

www.maylocnuocgiadinh.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thế giới động vật

Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã, thú cưng, chim cá cảnh,...

www.thegioidongvat.net

Hợp tác: 0127 399 6475

tinkhoahoc.com- Ads demo