Tin trong nước sáng 06-12-2014: Việt Nam là trọng tâm chiến lược “Trung Quốc+1” của Nhật Bản - Việt Nam cần cải cách các DNNN, làm bàn đạp phát triển

  • Cập nhật : 06/12/2014
 Việt Nam là trọng tâm chiến lược “Trung Quốc+1” của Nhật Bản
Sáng 4/12, ông Noriyuki Watanabe, Tổng giám đốc chi nhánh Hà Nội của Ngân hàng Sumitomo Mitsui Nhật Bản (MSBC) cho biết, những năm gần đây, các Cty sản xuất và chế tạo Nhật Bản coi Việt Nam là trọng tâm của chiến lược “Trung Quốc + 1”.
 
Nhận xét này được đưa ra tại lễ ký kết ghi nhớ hợp tác xúc tiến đầu tư Nhật Bản vào Việt Nam giữa Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH&ĐT) và MSBC. 
 
Theo ghi nhớ này, MSBC sẽ cung cấp và hỗ trợ thông tin cần thiết cho doanh nghiệp Nhật giải quyết vấn đề phát sinh trong kinh doanh… Hiện, Nhật Bản là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam, có tổng giá trị đầu tư 36,5 tỷ USD tại 2.434 dự án.
-------------------------
Đất công và những ‘đứa con hư’
155 khu đất, với diện tích hàng trăm ngàn mét vuông nằm ở mặt tiền các con đường lớn của các quận trung tâm TP.HCM nằm trong tay các doanh nghiệp nhà nước được sử dụng rất lãng phí. Có nơi bỏ hoang, có công ty xẻ đất ra cho thuê lại kiếm lời.
 
Đất vàng bỏ hoang
 
Sáng 2.12, chúng tôi ghé vào khu đất 1027 Phạm Thế Hiển, P.5, Q.8 của Công ty TNHH nhà nước MTV công nghiệp tàu thủy Sài Gòn (SSIC) rộng 26.447 m2. Khu đất đã được SSIC "cắt" cho Công ty Quỳnh Thư thuê làm bãi giữ xe ô tô. Bên trong khu đất có một tòa nhà 4 tầng "hoành tráng" trước đây làm văn phòng của công ty hiện cũng bỏ hoang, không sử dụng.
 
Liên quan đến khu đất này, tháng 9.2013, UBND TP có văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cho Tổng công ty điện lực TP.HCM được sử dụng 4.680 m2 để đầu tư xây dựng trạm biến áp 220 kV. Phần diện tích còn lại, SSIC được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch được phê duyệt để tái cơ cấu tập đoàn. Đồng thời yêu cầu công ty này chấm dứt cho thuê lại mặt bằng khu đất trên. Đến tháng 10.2013, Văn phòng Chính phủ có văn bản đồng ý kiến nghị trên. Tuy nhiên đến nay khu đất vẫn đang được SSIC cho thuê làm bãi đậu xe ô tô, với gần 200 chỗ đậu. Không những vậy, theo hồ sơ chúng tôi có được, từ năm 2011 đến nay công ty này chưa đóng tiền thuê đất theo quy định.
 
Trong số các đơn vị quản lý đất công lãng phí thì các công ty thuộc Tổng công ty địa ốc Sài Gòn chiếm áp đảo. Tổng công ty công nghiệp Sài Gòn TNHH MTV cũng đang giữ nhiều quỹ đất công trong tay nhưng sử dụng rất lãng phí. Như khu đất tại số 200 Võ Văn Tần, Q.3 rộng hơn 1.700 m2 hiện bỏ trống. Hay khu đất 181 Điện Biên Phủ (Q.Bình Thạnh) rộng khoảng 4.774 m2, tháng 11.2013, TP có văn bản chấp thuận cho công ty này chuyển mục đích sử dụng đất để làm dự án, trong đó nêu rõ "nếu quá 6 tháng không làm gì TP sẽ thu hồi". Nhưng đến nay đã hơn một năm, khu đất vẫn được làm kho bãi. Một khu đất khác của tổng công ty này rộng 3.261 m2 ở Q.9 cũng đang để trống và hiện đang nằm trong “tầm ngắm” của TP trong việc thu hồi lại.
 
Quá được nuông chiều
 
Theo báo cáo của Sở Tài nguyên - Môi trường (TN-MT), qua một thời gian rà soát tình hình sử dụng 155 khu đất trên địa bàn TP do các công ty thuê, phần lớn đang sử dụng lãng phí. Để hạn chế, Sở đã trình UBND TP nhiều phương án như: tăng tiền thuê đất theo giá thị trường, thu hồi đối với những khu đất bỏ hoang hoặc buộc doanh nghiệp (DN) phải chuyển đổi qua làm dự án.
 
Một lãnh đạo Trung tâm phát triển quỹ đất TP.HCM cũng cho biết các sở, ngành đã có nhiều cuộc họp để bàn giải pháp xử lý tình trạng sử dụng đất công lãng phí. Tuy nhiên, các DN khi được gọi lên làm việc đều "lánh mặt" đồng thời có ý muốn xin giữ lại đất, kéo giãn thời gian chuyển đổi vì tài chính yếu quá. Hiện Sở TNMT đang trình thủ tục xin UBND TP thu hồi trước một số khu đất. Nếu DN muốn tiếp tục thuê đất phải ký lại theo giá mới bởi giá cũ thấp hơn từ 50 - 60% so với mức giá mới đưa ra. “Hiện nay DN chây ì không chịu ký lại hợp đồng. Nhiều lần phát thư mời lên nhưng DN không lên. Họ đang muốn giữ đất lại để xin chạy tìm kiếm đối tác để liên kết làm dự án hoặc tìm đối tác để chuyển nhượng nhằm thu lợi nhuận rất nhiều, rồi sau này có tiền sẽ đóng truy thu lại theo giá thuê mới”, vị này cho hay.
 
Một chuyên gia kinh tế gọi một số DN nhà nước là những đứa con hư khi được nuông chiều, nắm trong tay nhiều tài nguyên, đất đai, được nhiều ưu đãi nhưng hoạt động kém hiệu quả. Thay vì cho các DN này tiếp tục thuê với giá “bèo”, TP nên thu hồi lại lấy quỹ đất đem đấu giá, vừa thu được tiền đấu giá quỹ đất, vừa thu được tiền sử dụng đất. Nếu không, quỹ đất này cũng có thể làm công viên, trường học… bởi hiện nay quỹ đất công của TP không còn nhiều.
 
Trước thực trạng đất công đang được cho thuê giá rẻ, sử dụng lãng phí, Phó chủ tịch UBND TP Nguyễn Hữu Tín đã chỉ đạo các sở, ngành rà soát lại thực trạng sử dụng đất, sau đó mời các DN liên quan đến làm việc. Trong 6 tháng kể từ ngày làm việc, DN có nhu cầu đầu tư dự án, có năng lực tài chính, lập hồ sơ gửi UBND TP. Trường hợp không còn nhu cầu sử dụng đất, không đầu tư dự án hoặc vi phạm về đất đai, TP sẽ thu hồi. “Những DN không báo cáo tiến độ chuyển mục đích sử dụng đất, Sở TN-MT phối hợp với UBND các quận, huyện khảo sát, kiểm tra và đề xuất hướng xử lý. Đồng thời Cục Thuế TP cùng với Sở Tài chính vào cuộc kiểm tra tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế về đất đai, thu nộp ngân sách, nếu phát hiện vi phạm sẽ xử lý”, ông Tín chỉ đạo.
-------------------------
Thiết bị đo lường, kiểm đâu vi phạm đấy
Kết quả cuộc thanh tra chuyên đề về các thiết bị đo lường: công tơ điện, đồng hồ nước, cân khối lượng, thiết bị đo y tế do thanh tra ngành khoa học-công nghệ tiến hành cho thấy những sai phạm nghiêm trọng trong kiểm định các thiết bị này.
 
Đồng hồ nước: vi phạm tỷ lệ quá cao
 
Theo kết quả thanh tra tổng hợp, tỷ lệ vi phạm quy định quản lý đo lường đồng hồ nước khá cao, tới 44,8%. Kết quả thanh tra của 11 sở khoa học - công nghệ (KH-CN): Khánh Hòa, Hậu Giang, Đồng Tháp, Long An, Cà Mau, Phú Yên, Cao Bằng, Đắk Lắk, Quảng Trị, Gia Lai, Vĩnh Long thì 100% cơ sở vi phạm.
 
Số liệu thống kê chưa đầy đủ của 23 sở KH-CN, khi kiểm tra 1.128.469 chiếc đồng hồ nước, có 289.346 chiếc hết hiệu lực kiểm định, chiếm 25,6%. Ở nhiều địa phương, tỷ lệ này cao hơn. Ví dụ, tại Cao Bằng, số đồng hồ nước hết hiệu lực kiểm định là 10.118 trên tổng số 22.950 chiếc được kiểm tra. Ở Đồng Tháp, tỷ lệ là 50%; Long An: 56,4%; Tiền Giang 70,3%. Phú Yên có 100% số đồng hồ kiểm tra quá hạn kiểm định (19.159 chiếc).
 
Đánh giá của cơ quan thanh tra cho biết, phần lớn đồng hồ nước của các hộ dân lắp đặt ở cổng ra vào, đào sâu, chôn, đổ bê tông nên việc thay thế, kiểm tra đo lường khó khăn vì phải đào phá. Đáng chú ý, hiện nay, chủ yếu người dân phải bỏ tiền ra mua đồng hồ đo nước, điều này trái với quy định của Chính phủ là doanh nghiệp cấp nước phải trang bị đồng hồ đo và thực hiện kiểm định.
 
Công tơ điện: nhiều nơi 100% hết hạn kiểm định
 
Cũng theo tổng hợp của Bộ KH-CN, tại các cơ sở kinh doanh điện, các cơ quan thanh tra phát hiện 42/265 cơ sở vi phạm (15,8%), chủ yếu là vi phạm quy định về kiểm định định kỳ với phương tiện đo. Nếu theo hồ sơ quản lý của các đơn vị bán điện thì tỷ lệ vi phạm rất thấp. Ví dụ như ở Cà Mau, Đắk Nông, Hà Giang, chỉ có 5,5% số công tơ điện hết hạn kiểm định, nhưng thực tế kiểm tra thì cao hơn. Tại Bến Tre, qua kiểm tra, tỷ lệ hết hạn kiểm định lên tới 45,7%.
 
Theo cơ quan thanh tra, các cơ sở kinh doanh điện hầu hết là các công ty lớn, quản lý số lượng lớn khách hàng, mỗi cơ sở quản lý hàng ngàn công tơ nên thường kiểm định theo phương thức “cuốn chiếu”. Nhưng luôn để tồn khoảng 10 - 15% số đồng hồ đang sử dụng nhưng đã hết hiệu lực kiểm định.
 
Những sai phạm về cân khối lượng cũng khá cao. Kết quả kiểm tra của 17 sở KH-CN khi kiểm tra 2.936 cân khối lượng (cân bàn, cân đĩa, cân đồng hồ lò xo, cân ô tô) cho thấy, 32,8% số thiết bị được kiểm tra có sai phạm quy định về phương tiện đo. Ở nhiều địa phương, tỷ lệ này rất cao: Phú Yên và Kiên Giang 100%, Bà Rịa-Vũng Tàu 81,7%; Cần Thơ 74,6%; Quảng Ninh 72,4%, Lạng Sơn 68,2%.
 
Các phương tiện đo trong các cơ sở y tế như nhiệt kế, huyết áp kế, máy đo điện tim, đo điện não... lần đầu tiên được kiểm tra nhưng vi phạm rất cao. Có tới 385/1.493 cơ sở y tế được thanh tra vi phạm quy định về đo lường, chiếm tỷ lệ 25,8% số cơ sở thanh tra.
 
Theo đánh giá của Thanh tra Bộ KH-CN, tình trạng này có một số nguyên nhân khác thuộc về chính sách. Ví dụ Thông tư 23/2103/TT-BKHCN của chính bộ này ban hành năm 2013 chưa có quy định xử lý hành vi không lập, lưu giữ đầy đủ hồ sơ thiết bị nên thanh tra gặp khó khăn trong xử lý. Các hành vi vi phạm trong sử dụng các loại thiết bị điện trên chỉ bị xử phạt từ 200.000 - 400.000 đồng, chế tài quá nhẹ, không đủ răn đe...
-------------------------

 "Việt Nam cần cải cách các DNNN, làm bàn đạp phát triển"

Theo WB, cải cách DNNN là bàn đạp để phát triển các doanh nghiệp trong nước. Việt Nam cần nâng cao minh bạch thông qua công khai thông tin thường kỳ với độ tin cậy cao, chấm dứt ưu đãi vốn và đất đai, và nên áp ngân sách cứng lên các DNNN.
 
“Không quốc gia nào phát triển nếu chỉ ỷ vào FDI”
 
Tại Diễn đàn Đối tác Phát triển Việt Nam 2014 (VDPF), bà Victoria Kwakwa – Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam nhìn nhận, là một nước thu nhập trung bình, trong vòng 5 năm tới, tại Việt Nam sẽ diễn ra đồng thời một số tiến trình quan trọng – xây dựng kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội (2016-2020), chuẩn bị văn kiện đại hội Đảng lần thứ 12 đầu năm 2016. Đây là cơ hội ít có để lên kế hoạch cho một đợt cải cách thể chế mới nhằm nâng cao năng suất, đẩy mạnh tăng trưởng – những điều mà Việt Nam đang rất cần, và đóng góp vào hiện đại hóa nền kinh tế và xã hội, xây dựng một xã hội hòa đồng hơn.
 
Bà Kwakwa cho rằng, nếu các nhà lãnh đạo và hoạch định chính sách có thể tận dụng được cơ hội này, thì đó sẽ là nhân tố quan trọng giúp Việt Nam thành công với tư cách là một nước thu nhập trung bình và giúp Việt Nam nhanh chóng đặt nền móng thực hiện hoàn bão trở thành một nền kinh tế thu nhập cao.
 
Cũng theo nhận định của đại diện WB, tuy tình hình kinh tê vĩ mô đã ổn định trong 3 năm qua nhưng kết quả vẫn còn chưa chắc chắn và Việt Nam cần tiếp tục củng cố sự ổn định vĩ mô dài hạn. 
 
Theo đó, các chính sách và quy trình lập, duyệt kế hoạch hóa tài khóa và thực hiện chính sách tiền tệ và tỉ giá cũng phải vận động theo hướng minh bạch và nguyên tắc thị trường hơn. Cụ thể, theo WB, Việt Nam cần xem xét và cân nhắc tính độc lập của Ngân hàng Nhà nước theo hướng một ngân hàng Trung ương hiện đại. Đây là những vấn đề quan trọng trong lịch trình tăng cường năng lực cạnh tranh và hiện đại hóa nền kinh tế.
 
Trong những năm vừa qua, một số doanh nghiệp đã phải đóng cửa, số còn lại chủ yếu nằm trong khu vực phi chính thức, quy mô rất nhỏ hoặc nhỏ và vừa. Trên thực tế của VCCI, quy mô trung bình của doanh nghiệp đã thu hẹp lại trong vài năm gần đây. Các doanh nghiệp trong nước đã không tận dụng được tác động lan tỏa từ các doanh nghiệp nước ngoài. Sự tham gia của họ vào chuỗi giá trị toàn cầu cũng manh mún và hạn chế. Bà Kwakwa cảnh báo rằng, “không có quốc gia nào có thể phát triển nếu dựa hoàn toàn hoặc ỷ lại vào khu vực doanh nghiệp nước ngoài. Chính sách của Chính phủ cần quan tâm nhiều hơn đến kinh tế tư nhân, một khu vực năng động, là đúng hướng và đúng lúc”.
 
Các bên cần hướng đến hành động thay vì bàn và nói “suông”
 
Bà Kwakwa chỉ ra rằng, cải cách DNNN tiếp tục là vấn đề quan trọng và đây sẽ là bàn đạp để phát triển các doanh nghiệp trong nước. Theo đó, cải cách DNNN cần theo hướng giảm tập trung vào con số doanh nghiệp cổ phần hóa, và thay vào đó cần chú ý đến chất lượng cổ phần hóa. Trước hết, cần nâng tỉ lệ sở hữu tư nhân trong DNNN để tăng mức độ hấp dẫn các nhà đầu tư, và tăng cường cải tiến quản trị doanh nghiệp. 
 
Đồng thời, cần nâng cao minh bạch thông qua công khai thông tin thường kỳ với độ tin cậy cao, chấm dứt ưu đãi vốn và đất dai, và nên áp ngân sách cứng lên các DNNN. Đó chính là nhân tố quan trọng, mở ra cơ hội cho doanh nghiệp tư tư nhân, kể cả doanh nghiệp tư nhân trong nước phát triển. Theo lãnh đạo WB Việt Nam, Quyết định 61 về minh bạch hóa thông tin DNNN năm 2013 và Luật đầu tư và sử dụng vốn nhà nước trong sản xuất kinh doanh đã đi đúng hướng khi giải quyết các vấn đề này, nhưng vấn đề còn lại ở đây là khâu thực hiện.
 
Về giải quyết nợ xấu, bà Kwakwa cho rằng, Chính phủ Việt Nam cần một kế hoạch rõ ràng về vấn đề này trong quá trình thực hiện cải cách ngành ngân hàng. Các nỗ lực gần đây nhằm tăng cường khung pháp lý cho hoạt động của Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dung (VAMC) mặc dù quan trọng nhưng vẫn còn phải trả lời câu hỏi cơ bản hơn là lấy vốn ở đâu ra để giải quyết nợ xấu? Nếu không có giải pháp đáng tin cậy thì các ngân hàng sẽ ngần ngại khi cho doanh nghiệp tư nhân vay vốn, nhất là các doanh nghiệp nhỏ.
 
Việt Nam nêu rõ thực hiện cải cách thể chế là để chuyển dịch sang kinh tế thị trường. Việt Nam đã chọn cách đi thận trọng và chậm hơn các nền kinh tế kế hoạch trước đây. Tuy phương án tiến nhanh một cách vội vã và đôi khi cân nhắc chưa đủ kín kẽ có rủi ro của nó, nhưng theo bà Kwaka, nếu đi chậm cũng có rủi ro riêng, nhất là nguy cơ tạo ra những nhóm lợi ích cản trở Đổi mới. Do vậy, Việt Nam cần phác ra đường đi riêng của mình, đồng thời cân nhắc kỹ lưỡng hơn thiệt của từng cách tiếp cận.
 
Tại diễn đàn VDPF, trước Chính phủ và các đối tác phát triển của Việt Nam, Giám đốc WB Việt Nam cho rằng, trước hết, phải tạo điều kiện để tối thoại thực chất hơn, thứ hai là chú ý bao quát hơn đến mọi đối tượng, cụ thể là danh một vị trí cho kinh tế tư nhân trong nước trong bàn đối thoại, và thứ ba là phải làm cho cuộc đối thoại hướng đến hành động hơn nữa, thay vì chỉ là nói và bàn “suông”!
--------------------------
 Gần 1.000 doanh nghiệp tham gia “Ngày mua sắm trực tuyến 2014”
Gần 1.000 doanh nghiệp thương mại điện tử Việt Nam với hơn 3.000 mặt hàng khuyến mại đã đăng ký tham gia bán hàng khuyến mãi trong ngày hội mua sắm trực tuyến đầu tiên của Việt Nam.
 
Sự kiện  "Ngày mua sắm trực tuyến năm 2014" do Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin - Bộ Công Thương phối hợp với Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (Vecom) tổ chức chính thức diễn ra từ 0h đến 24h ngày thứ Sáu đầu tiên của tháng 12, tức hôm nay (5/12/2014).
 
Để tham gia chương trình, người tiêu dùng sẽ sử dụng phương thức đặt hàng trực tuyến trên website của chương trình (ngaymuasamtructuyen.vn hoặc onlinefriday.vn). Những giao dịch trực tuyến được thực hiện trên website chương trình trong ngày này sẽ được miễn phí vận chuyển và hưởng nhiều ưu đãi, khuyến mại từ doanh nghiệp bán hàng tham gia.
 
Theo ghi nhận, chương trình năm nay có 964 doanh nghiệp tham gia với khoảng 3.138 mặt hàng khuyến mại thuộc đủ các ngành hàng từ đồ gia dụng, mỹ phẩm, thời trang, sản phẩm chăm sóc sức khỏe cho tới các sản phẩm thiết bị điện tử, thiết bị công nghệ thông tin.
 
Trong số các doanh nghiệp tham gia, có nhiều thương hiệu thương mại điện tử quen thuộc với người tiêu dùng như: Nguyễn Kim, Thế giới Di động, Sendo, Zalora, Vietjet Air, Jetstar, Fahasa, Lazada... 
 
Đây là sự kiện được tổ chức lần đầu tiên tại Việt Nam với mục tiêu của Ban Tổ chức là nhằm thu hút được đông đảo cá nhân, doanh nghiệp và các tổ chức liên quan tới thương mại điện tử tham gia, từ đó đẩy mạnh trào lưu mua sắm trực tuyến, góp phần mở rộng thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam.  Dự kiến chương trình này sẽ được tổ chức thường niên trong những năm tới. 
 
Theo đánh giá, hiện giao dịch thương mại điện tử chiếm đến 2,5% GDP của Việt Nam, tương ứng với gần 2 tỷ USD và dự kiến sẽ đạt tới 6 tỷ USD vào năm 2015. Với hơn một phần ba dân số sử dụng internet và tỷ lệ tăng trưởng trung bình hàng năm đạt trên 20%, Việt Nam được coi là một trong những thị trường thương mại điện tử giàu tiềm năng phát triển bậc nhất châu Á. 
------------------------
 

Tin Phap Luat Tin Phap Luattổng hợp

Trở về

Bài cùng chuyên mục

Văn phòng luật

Danh sách luật

Danh sách đầy đủ >>

Liên hệ quảng cáo: 0983 006 168

Thiết kế web nhanh

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal giá rẻ, chuẩn SEO, chất lượng cao

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Tin kinh tế 

Tin kinh tế, giao thương, khuyến mãi, quảng bá sản phẩm,trang vàng doanh nghiệp,...

www.tinkinhte.com

Quảng cáo: 098 300 6168

Tin sức khỏe

Hệ thống mạng vì sức khỏe cộng đồng với hơn 300 kênh đang được phát triển

www.tinsuckhoe.com

Hợp tác: 090 620 7650

tinkhoahoc.com- Ads demo

Tin pháp luật

Tin pháp luật, văn bản luật, Văn phòng luật sư, giải đáp pháp luật,...

www.tinphapluat.com

Hợp tác: 090 620 7650

Thế giới thời trang

Thời trang Việt Nam, Shop thời trang, Mua bán thời trang, trang vàng thời trang,...

www.fashion365.vn

Hợp tác: 0127 399 6475

Cổng nhôm đúc

Cổng nhôm đúc, cầu thang nhôm đúc, lan can nhôm đúc, hàng rào nhôm đúc,...

www.congnhadep.com

Tư vấn: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Kiến trúc xanh

Thiết kế biệt thự, thiết kế nhà đẹp, thiết kế sân vườn, thiết kế nội ngoại thất,...

www.kientrucxanh.net

Tư vấn: 098 206 9958

Phong thủy 24h

Phong thủy học, xem tuổi làm nhà, nội thất phong thủy, vật phẩm phong thủy,...

www.phongthuy24h.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thiết kế nhà dân

Thiết kế nhà dân, thiết kế biệt thự, dịch vụ xây dựng, sửa chữa nhà ở, văn phòng...

www.thietkenhadan.com

Hợp tác: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Web trên smart phone

Chuyên phát triển web chạy trên smart phone và các thiết bị di động, thân thiện, chuẩn SEO,...

www.mobileweb.vn

Hợp tác: 098 300 6168

Máy lọc nước gia đình

Cung cấp máy lọc nước RO, sửa chữa máy lọc nước, thay lõi lọc máy lọc nước,...

www.maylocnuocgiadinh.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thế giới động vật

Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã, thú cưng, chim cá cảnh,...

www.thegioidongvat.net

Hợp tác: 0127 399 6475

tinkhoahoc.com- Ads demo