Tin thế giới sáng 06-12-2014:Tập Cận Bình ra lệnh tăng tốc phát triển vũ khí - Tham nhũng trong quân đội Trung Quốc rất lớn

  • Cập nhật : 06/12/2014
Tập Cận Bình ra lệnh tăng tốc phát triển vũ khí
Chủ tịch Trung Quốc kêu gọi phát triển nhanh hơn nữa các trang thiết bị quân sự tân tiến để xây dựng quân đội mạnh, trong bối tham vọng hiện đại hóa quân sự của Bắc Kinh khiến láng giềng lo ngại.
 
"Vũ khí tiên tiến là hiện thân của một quân đội hiện đại và là sự hỗ trợ quan trọng đối với an ninh cũng như tăng cường sức mạnh quốc gia", Xinhua hôm qua dẫn lời Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu trong một cuộc họp của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA). Hội nghị được tổ chức tại Bắc Kinh trong hai ngày 3 và 4/12. "Các hệ thống trang thiết bị hiện ở trong thời kỳ cơ hội chiến lược và thời điểm quan trọng để phát triển nhanh chóng".
 
Ông Tập cho biết các vũ khí mới phải "sáng tạo, thiết thực và cấp tiến để đáp ứng yêu cầu thực chiến và lấp những điểm yếu đang tồn tại trong trang thiết bị của Trung Quốc".
 
"Các sĩ quan quân đội ở mọi cấp bậc cần là người đi đầu và dùng thực chiến để hướng dẫn binh sĩ tăng khả năng sử dụng vũ khí của họ", ông Tập nói.
 
Trung Quốc đang phát triển công nghệ chiến đấu cơ tàng hình cùng tên lửa chống vệ tinh. Nước này có một tàu sân bay đang hoạt động và muốn đóng thêm ba tàu nữa. Chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc trong năm nay dự kiến tăng thêm 12,2%, lên 808,2 tỷ nhân dân tệ (131,3 tỷ USD). Tuy nhiên, chính phủ nhiều nước cùng giới phân tích cho rằng con số này không thể hiện mức chi thực sự của Bắc Kinh.
 
Lực lượng vũ trang Trung Quốc, được cho là có quy mô lớn nhất thế giới, hồi đầu năm đã phải hứng chịu nhiều chỉ trích từ những quan chức đương chức và đã về hưu. Những người này hoài nghi về khả năng một đội quân đã mục nát có thể chiến thắng trong chiến tranh.
 
Chủ tịch Tập kể từ khi lên nắm quyền đã thực hiện cải cách trong quân đội Trung Quốc và thực hiện chiến dịch chống tham nhũng trong lực lượng này. Truyền thông Trung Quốc tháng 10 đưa tin Từ Tài Hậu, nguyên phó chủ tịch quân ủy trung ương, đã thừa nhận từng nhận những khoản tiền hối lộ khổng lồ để mua quan bán chức trong quân đội. Ông Từ bị khai trừ khỏi đảng và tước bỏ chức vụ trong quân đội.
-------------------------
Ukraine tố hơn 32.000 lính Nga và lính đánh thuê ở miền Đông
Giới chức quân đội Ukraine, ngày 4/12, cho rằng, hơn 30.000 lính Nga và lính đánh thuê nước ngoài đang tham gia chiến đấu tại chiến trường miền Đông.
 
Phát biểu trong một cuộc họp báo, đại diện Bộ tổng tham mưu Lực lượng vũ trang Ukraine, Thiếu tướng Oleksandr Rozmaznin, cho biết, trong số hơn 32.000 tay súng ở Donbass, có 10.000 binh lính Nga và phần còn lại là lính đánh thuê đến từ các nước khác.
 
“Hiện tại, khoảng 32.400 tay súng đang chiến đấu tại khu vực Donbas, trong đó có từ 6.000 - 10.000 là nhân viên thuộc các lực lượng vũ trang Nga, số còn lại là lính đánh thuê và các thành viên của cái gọi là các nhóm bán quân sự bất hợp pháp”, ông Rozmaznin nói.
 
Ông Rozmaznin cho biết, quân đội Ukraine đã bắt giữ các lính đánh thuê đến từ Israel, Serbia, Tây Ban Nha, Italia và thậm chí Brazil. 
Ông Rozmaznin nói rằng, lãnh đạo quân đội Nga thường xuyên luân chuyển binh lính tham chiến tại Ukraine, vì họ “không thể chịu được áp lực về tâm lý và họ không hiểu mình chiến đấu vì mục đích gì”.
 
Mặc dù vậy, theo ông Rozmaznin, Nga đã nhiều lần bác bỏ cáo buộc cung cấp hỗ trợ quân sự trực tiếp cho phe nổi dậy ở miền đông Ukraine, và đôi khi tuyên bố rằng các binh lính Nga ở khu vực này là lính tình nguyện đang trong kỳ nghỉ phép.
 
Trước đó, chính phủ Ukraine và lãnh đạo nước Cộng hòa tự xưng Donetsk và Lugansk đã lần lượt kí kết thỏa thuận ngừng bắn vào ngày 1 - 2/12. Theo thỏa thuận này, quân đội Chính phủ và lực lượng ly khai đã ngừng bắn tại sân bay Donestk từ đêm 2/12.
 
Còn tại Lugansk, thỏa thuận ngừng bắn sẽ bắt đầu có hiệu lực từ đêm thứ sáu (ngày 5/12) và sau đó hai bên sẽ rút vũ khí hạng nặng từ ngày 6/12.
-------------------------
Tham nhũng trong quân đội Trung Quốc rất lớn
Cuộc chiến chống tham nhũng trong quân đội Trung Quốc tiếp tục gay cấn khi có thêm một viên tướng bị bắt. Đó là nữ thiếu tướng Cao Tiểu Yên, Chính ủy Đại học Kỹ thuật Thông tin quân đội Trung Quốc, hãng tin Anh Reuters ngày 4/12 dẫn nguồn tạp chí chuyên về tài chính Tài Tân (Trung Quốc).
 
Tướng Cao Tiểu Yên bị các điều tra viên quân sự bắt hôm 27/11 với cáo buộc nhận hối lộ liên quan một dự án xây dựng bệnh viện quân sự. Nhà của Cao bị lục soát và phong tỏa. Theo South China Morning Post (Hong Kong) ngày 4/12, nhiều người tại Quân y viện cũng bị bắt trước tướng Cao, gồm một trưởng phòng quản lý dự án. Dự án này đang xây dựng 15 khu nhà, có thể chứa được 1.000 xe. 
 
Theo báo chí Trung Quốc, Cao Tiểu Yên năm nay 57 tuổi, quê tỉnh Sơn Tây, nhập ngũ năm 1974 khi mới 17 tuổi tại đại quân khu Lan Châu. Cao được cử đi học tại Đại học Quân y số 4 năm 1984, được bổ nhiệm làm Chính ủy Quân y viện 309 năm 2005. Năm 2012, Cao được thăng chức Phó Chính ủy Đại học Kỹ thuật Thông tin quân đội Trung Quốc, thăng quân hàm từ đại tá lên thiếu tướng và trở thành một trong số rất ít nữ tướng nắm giữ trọng trách lớn như vậy. Cao thường có bài đăng tải trên báo chí lớn của Trung Quốc như Nhân Dân Nhật báo, Nhật báo Quân giải phóng Trung Quốc.
 
Diệt trừ tham nhũng trong quân đội Trung Quốc (gồm 2,3 triệu quân) là mục tiêu hàng đầu của Chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc Tập Cận Bình. Nhiều tướng lĩnh đương chức và đã nghỉ hưu lo ngại nạn tham nhũng lan tràn trong quân đội có thể hủy hoại khả năng chiến đấu của quân đội Trung Quốc. Thượng tướng Từ Tài Hậu, cựu Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương, cùng nhiều tướng tham nhũng khác đã bị bắt như: trung tướng Dương Kim Sơn - Phó Tư lệnh quân khu Thành Đô, thiếu tướng Diệp Vạn Dũng - Phó Chính ủy quân khu tỉnh Tứ Xuyên, trung tướng Cốc Tuấn Sơn - Phó Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần…
 
Theo Tài Tân, dư luận cho rằng, còn một con hổ lớn khác trong quân đội đang bị điều tra. Cuộc chiến “đả hổ, diệt ruồi” do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát động vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Cách đây ít ngày, Bí thư đảng ủy của Trường Cảnh sát Tân Cương Lý Ngạn Minh bị “áp dụng các biện pháp bắt buộc” khi Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao Trung Quốc xem xét cáo buộc lạm dụng quyền lực và nhận hối lộ của ông này, Reuters đưa tin.
 
Theo South China Morning Post hôm 4/12, một lãnh đạo của Tập đoàn Sinopec, ông Xue Wandong, vừa bị cách chức, bị điều tra về tội tham nhũng. Người đứng đầu đơn vị bảo vệ nhà đầu tư thuộc cơ quan giám sát chứng khoán Trung Quốc, Li Liang, bị bắt hôm 1/12 vì vi phạm pháp luật và kỷ luật. Đáng chú ý, Li Liang liên quan vụ điều tra doanh nhân Lệnh Hoàn Thành - em út trong số 5 anh em của ông Lệnh Kế Hoạch, cựu trợ lý thân cận của nguyên Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, hiện giữ chức Phó Chủ tịch Hội nghị Chính trị Hiệp thương Nhân dân (Chính Hiệp) Trung Quốc.
 
Xinhua đưa tin, Ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc ngày 3/12 xác nhận hai quan chức đã bị cách chức, điều tra do “vi phạm nghiêm trọng kỷ luật và luật pháp”. Đó là Chủ tịch Hội nghị Chính Hiệp tỉnh Quảng Đông Chu Minh Quốc và Phó Chủ nhiệm Ủy ban thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân tỉnh Hắc Long Giang Tùy Phong Phú.
------------------------- 

 Báo Mỹ: Trung Quốc thử nghiệm vũ khí siêu thanh lần 3

Tờ Washington Free Beacon ngày 4/12 đưa tin, Trung Quốc đã tiến hành thử nghiệm vũ khí siêu thanh lần thứ ba hôm 2/12.
 
Vụ thử nghiệm là một phần trong hệ thống phát triển vũ khí hạt nhân chiến lược mới của Trung Quốc và nó có thể đánh bại mọi biện pháp đối kháng của Mỹ. Vũ khí siêu thanh mà Trung Quốc thử nghiệm có tên gọi WU-14.
 
Một quan chức của Lầu Năm Góc Mỹ cho biết tình báo Mỹ đã giám sát được lần thử nghiệm vũ khí siêu thanh lần thứ 3 trong ngày 2/12. Trước đó Mỹ cũng đã giám sát động thái của  Trung Quốc ở 2 lần thử nghiệm ngày 5/1 và 7/8 năm nay.
 
Trung tá Jeff Pool, một phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Mỹ, xác nhận về lần thử nghiệm mới của Trung Quốc, nhưng từ chối tiết lộ thêm chi tiết về cuộc thử nghiệm này.
 
“Giám sát các hoạt động quốc phòng nước ngoài là công việc thường xuyên. Tuy nhiên, chúng tôi không bình luận về thông tin tình báo hoặc đánh giá các hệ thống vũ khí của các quốc gia khác”, ông Pool nói.
 
Ông Pool cho biết thêm phía Mỹ nhiều lần hối thúc Trung Quốc minh bạch hơn về hành động quân sự và chi phí Quốc phòng để tránh những hiểu lầm.
 
Trong năm 2014, Trung Quốc đã 3 lần thử nghiệm vũ khí siêu thanh WU-14. Loại vũ khí này có độ chính xác cao, tốc độ vượt trội gấp 8 lần tốc độ âm thanh. Hiện tại vẫn chưa có vũ khí nào có thể đối đầu với sự tấn công của vũ khí này.
-------------------------
NATO đang “Đông tiến” bằng cả 3 mũi
Trong bối cảnh hiện nay, NATO tiến hành đồng thời cả 3 mũi tiến công khiến cho “cuộc chiến” Đông – Tây càng trở nên “quyết liệt” hơn bao giờ hết.
 
Tại Hội nghị Ngoại trưởng các nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương (NATO) đã nhóm họp tại Brussel (Bỉ) ngày 2/12. Tổng thư ký NATO ông Jens Stoltenberg cho biết, Hội nghị đã thông qua việc triển khai lực lượng phản ứng nhanh, được coi là mũi nhọn của liên minh vào đầu năm 2015.
 
Theo đó 40.000 binh sỹ sẽ được triển khai trong những trường hợp khẩn cấp. NATO cũng sẽ gửi quân tới Đông Âu nhằm tham gia vào các cuộc tập trận để đối phó với Nga. Theo giới quan sát, trong giai đoạn hiện nay chiến lược “Đông tiến” của NATO đang được thực hiện bằng cả 3 mũi tiến công, khiến  dư luận quốc tế đặc biệt quan tâm.
 
Thu phục không gian “hậu Xô viết”
 
Theo cương lĩnh nguyên thủy của NATO thì tổ chức này đã không tồn tại ngay sau khi khối Warsaw giải thể. Tuy nhiên, với tham vọng toàn cầu, Mỹ - phương Tây đã duy trì, phát triển, mở rộng phạm vi hoạt động của khối này ra ngoài các quốc gia thành viên và thực hiện chiến lược “Đông tiến”.
 
Với việc ký kết Hiệp định liên kết giữa Ukraine, Gruzia, Moldova với EU hồi tháng 6 năm nay thì phương Tây đã thu hút phần lớn các nước thuộc “không gian hậu Xô viết”, nhất là các nước có chung đường biên giới với Nga về phía Tây.
 
Thông qua các chiến dịch “Mùa thu Cộng sản” ở Ba Lan, Hungary, CHDC Đức, Bungary, Tiệp Khắc và Romania (1989); “cách mạng Cam” ở Serbia (2000); “cách mạng Hoa hồng” ở Gruzia (2003); “cách mạng Cam” lần một ở Ukraina (2004); “cách mạng Hoa Tulip” ở Kyrgyzstan (2005). Trong đó có Romania (1989) và “cách mạng Cam” ở Ukraine lần hai (2013) được ghi nhận là nhuốm màu bạo bực để lật đổ chính thể đương quyền.
 
Thắng lợi lớn đầu tiên của phương Tây năm 1990, được đánh dấu bằng sự kiện bức tường Berlin sụp đổ, cho đến nay đã có 12/28 nước thành viên NATO đến từ “không gian hậu Xô viết”.
 
Trong cuộc trường chinh “Đông tiến”, phương Tây đã tạo dựng được những tiền đề để 3 nước vừa mới ký Hiệp định liên kết với EU sẽ gia nhập NATO trong thời gian tới.
 
Mấy ngày gần đây Tổng thống Ukraine Poroshenko lại khởi động chương trình xin gia nhập NATO của Ukraine, bằng việc trưng cầu dân ý. Một khảo sát mới được công bố hiện có 51% dân cư Ukraine đồng ý gia nhập NATO thay vì con số 20% trước đây gần một năm.
 
Tổng thư ký NATO ông Jens Stoltenberg đã không phản đối và cho rằng Ukraine cần hội đủ các yêu tố theo quy định của NATO. Tuy nhiên, trước những bất ổn ở nước này trong thời gian gần đây, Tướng Breedlove hy vọng những thắt chặt quan hệ quân sự giữa Ukraine và NATO sẽ giúp cho Ukraine tiến gần hơn tới những “mục tiêu, công nghệ và thủ tục” theo “tiêu chuẩn” của NATO để Ukraine sớm gia nhập tổ chức này.
 
Trừng phạt kinh tế Nga
 
Tổng Thư ký NATO ngày 1/12 tuyên bố liên minh này “hoàn toàn ủng hộ các biện pháp trừng phạt nước Nga”. Ông Stoltenberg còn khẳng định: “Biện pháp trừng phạt có ý nghĩa quan trọng như một động thái phản ứng với các hành vi vi phạm chuẩn mực quốc tế”, đồng thời bày tỏ “mong muốn ngày càng nhiều nước ủng hộ biện pháp trừng phạt” này.
 
Kể từ khi Mỹ và EU phát lệnh trừng phạt Nga lần đầu tiên (16/3) và sau nhiều lần bổ sung, đến nay đã có 119 cá nhân và thực thể nằm trong danh sách bị cấm cấp thị thực và đóng băng tài sản. Trong khối EU có tới 9/28 nước miễn cưỡng với lệnh trừng phạt này nhưng vẫn phải chấp nhận theo sự điều khiển từ Washington.
 
Ngày 24/11, hãng tin ITAR-TASS trích lời Bộ trưởng Tài chính Nga, Anton Silouanov nêu lên khoản thiệt hại khoảng 40 tỷ USD do tác động trực tiếp của các đợt trừng phạt kinh tế mà Mỹ và EU áp đặt, khiến hơn 140 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đã rời khỏi nước Nga, kinh tế Nga đã cận kề của sự suy thoái, đồng rúp mất giá gần 30% so với đồng euro. Thêm vào đó, giá dầu trên thế giới đang giảm mạnh (30 %), khiến Moscow bị thất thu gần 100 tỷ USD.
 
Đại diện cấp cao EU về đối ngoại - an ninh Federica Mogherini phát biểu tại Nghị viện châu Âu hồi tháng trước thừa nhận rằng “các biện pháp trừng phạt của EU không ảnh hưởng đến chính sách của Nga về Ukraine”, mặc dù điều đó gây thiệt hại cho nền kinh tế của Nga cũng như cả EU.
 
Tuy nhiên, mới đây Tổng thông Nga Putin đã thừa nhận kinh tế Nga sẽ rơi vào suy thoái vào năm 2015 do các nước phương Tây trừng phạt kinh tế cùng với giá dầu giảm kỷ lục khiến bất lợi cho nền kinh tế.
 
NATO đưa quân áp sát biên giới
 
NATO đã tuyên bố xây dựng kế hoạch đưa vũ khí trang bị kỹ thuật quân sự đến các nước ở Đông Âu nói là để chuẩn bị sẵn sàng đối phó với những bất ổn về an ninh ở phía Đông của NATO. Trong khi Tổng thư ký NATO cáo buộc Nga đang thực hiện các bài diễn tập quân sự hung hăng gần biên giới với NATO.
 
Trước đó, để đối phó với sự phản ứng của Nga sau sự kiện Ukraine, NATO đã mở cuộc diễn tập quân sự lớn tại vùng Baltic dưới danh nghĩa hàng năm, tuy nhiên lần này họ đã huy động một lực lượng lớn binh sĩ và trang thiết bị tham gia gồm 4.700 binh sĩ và hơn 800 thiết bị quân sự (năm 2013 chỉ có 1.800 binh sĩ).
 
Đây là cuộc biểu dương sức mạnh quân sự lớn nhất từ trước tới nay, gồm quân đội của 9 nước tham gia (Canada, Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Anh, Latvia, Litva, Na Uy và Mỹ).
 
Những nỗ lực nêu trên đã được được Tổng thư kí NATO Jens Stoltenberg ca ngợi, cùng với việc liên tiếp chỉ trích các chuyến bay quân sự của Nga xuất hiện ngày càng nhiều gần các quốc gia NATO.
 
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Alexei Meshkov phát biểu trên tờ Interfax rằng: “Chỉ huy quân đội NATO ở châu Âu, Tướng Philip Breedlove và những người như ông ấy đang làm điều gì vậy? Họ đang cố làm bất ổn một trong những khu vực yên bình nhất thế giới. Những cuộc tập trận, việc xây dựng lại căn cứ và điều máy bay ném bom chiến lược đang mang lại ảnh hưởng tiêu cực cho nơi này”.
 
Ngày 27/11, Bộ Quốc phòng Nga ra tuyên bố rằng họ sẽ triển khai một loạt 14 chiếc máy bay quân sự cho Crimea và phi đội đóng quân ở Crimea dự kiến sẽ có khoảng 30 máy bay. NATO hiện đang rất quan ngại việc Nga xây dựng căn cứ quân sự ở Crimea có thể gây ra những bất ổn anh ninh đối với các quốc gia khác trong khu vực.
 
Chỉ huy quân đội NATO ở châu Âu Tướng Philip Breedlove cho biết, sau những cuộc họp với các nhà lãnh đạo quân sự và chính trị cấp cao ở Kiev, họ cho rằng một căn cứ quân sự được mở ra ở Crimea có thể kiểm soát toàn bộ khu vực biển Đen, rằng “Chúng tôi rất quan ngại về tình hình quân sự ở Crimea”.
 
Với chiến lược “Đông tiến”, từ chính trị đến kinh tế và cuối cùng là quân sự - quốc phòng, NATO đã dần thu hút các nước thuộc “không gian hậu Xô viết” trở thành thành viên của NATO: Năm 1999 ba nước (Ba Lan, Cộng hòa Séc, Hungary); năm 2004 bảy nước (Bulgaria, Estonia, Latvia, Litva, Romania, Slovakia, Slovenia); năm 2009 hai nước (Croatia, Albania) và tiếp theo sẽ là 3 nước vừa mới ký kết Hiệp ước Liên kết với EU.
 
Như vậy, sau hơn 20 năm “Đông tiến”, NATO đã “nuốt” gần trọn “không gian hậu Xô viết”, bao gồm cả chính trị, kinh tế và quốc phòng - vùng ảnh hưởng quan trọng của Nga.
 
Trong bối cảnh hiện nay, NATO đang tiến hành đồng thời cả 3 mũi tiến công khiến cho “cuộc chiến” Đông – Tây càng trở nên quyết liệt hơn bao giờ hết. Giới phân tích cho rằng, cuộc đối đầu giữa hai chiến lược: “Đông tiến” của NATO và “Chim ưng hai đầu” của Nga sẽ kéo dài và hồi kết vẫn còn khó đoán định./.
------------------------
 
 

Tin Phap Luat Tin Phap Luattổng hợp

Trở về

Bài cùng chuyên mục

Văn phòng luật

Danh sách luật

Danh sách đầy đủ >>

Liên hệ quảng cáo: 0983 006 168

Thiết kế web nhanh

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal giá rẻ, chuẩn SEO, chất lượng cao

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Tin kinh tế 

Tin kinh tế, giao thương, khuyến mãi, quảng bá sản phẩm,trang vàng doanh nghiệp,...

www.tinkinhte.com

Quảng cáo: 098 300 6168

Tin sức khỏe

Hệ thống mạng vì sức khỏe cộng đồng với hơn 300 kênh đang được phát triển

www.tinsuckhoe.com

Hợp tác: 090 620 7650

tinkhoahoc.com- Ads demo

Tin pháp luật

Tin pháp luật, văn bản luật, Văn phòng luật sư, giải đáp pháp luật,...

www.tinphapluat.com

Hợp tác: 090 620 7650

Thế giới thời trang

Thời trang Việt Nam, Shop thời trang, Mua bán thời trang, trang vàng thời trang,...

www.fashion365.vn

Hợp tác: 0127 399 6475

Cổng nhôm đúc

Cổng nhôm đúc, cầu thang nhôm đúc, lan can nhôm đúc, hàng rào nhôm đúc,...

www.congnhadep.com

Tư vấn: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Kiến trúc xanh

Thiết kế biệt thự, thiết kế nhà đẹp, thiết kế sân vườn, thiết kế nội ngoại thất,...

www.kientrucxanh.net

Tư vấn: 098 206 9958

Phong thủy 24h

Phong thủy học, xem tuổi làm nhà, nội thất phong thủy, vật phẩm phong thủy,...

www.phongthuy24h.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thiết kế nhà dân

Thiết kế nhà dân, thiết kế biệt thự, dịch vụ xây dựng, sửa chữa nhà ở, văn phòng...

www.thietkenhadan.com

Hợp tác: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Web trên smart phone

Chuyên phát triển web chạy trên smart phone và các thiết bị di động, thân thiện, chuẩn SEO,...

www.mobileweb.vn

Hợp tác: 098 300 6168

Máy lọc nước gia đình

Cung cấp máy lọc nước RO, sửa chữa máy lọc nước, thay lõi lọc máy lọc nước,...

www.maylocnuocgiadinh.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thế giới động vật

Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã, thú cưng, chim cá cảnh,...

www.thegioidongvat.net

Hợp tác: 0127 399 6475

tinkhoahoc.com- Ads demo