Tin trong nước sáng 02-11-2014: Khánh Hòa thành lập 80 tổ, đội chuyên đánh bắt ở Hoàng Sa, Trường Sa

  • Cập nhật : 02/11/2014
Khánh Hòa thành lập 80 tổ, đội chuyên đánh bắt ở Hoàng Sa, Trường Sa
Không chỉ hướng tới việc tăng tính hiệu quả khi đánh bắt trên biển, các tổ, đội còn có nhiệm vụ tương trợ, giúp đỡ nhau khi đánh bắt ở ngư trường Hoàng sa, Trường Sa.
 
Sáng 1/11, ông Võ Khắc Én, Chi Cục phó Chi cục Khai thác & Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Khánh Hòa, cho biết địa phương đang hoàn tất thủ tục thành lập và ra mắt 80 tổ, đội đoàn kết, chuyên đánh bắt ở các vùng biển xa, trong đó chủ yếu là ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa.
 
Theo đó, các tổ, đội được thành lập theo tinh thần của Nghị định 67 về một số chính sách phát triển thủy sản của Chính Phủ. Mỗi tổ, đội sẽ có từ 5 đến 8 tàu cá chuyên đánh bắt ở vùng biển xa.
 
Được biết, trước đây Khánh Hòa có 165 tổ, đội đánh bắt trên biển (mỗi tổ có 3 đến 5 tàu cá) nhưng các tổ, đội này gồm cả tàu cá đánh bắt ven bờ. Việc thành lập các tổ đội đánh bắt xa bờ nhằm tăng tính hiệu quả khi đánh bắt trên biển. Với lợi thế đánh bắt theo tổ, ngư dân sẽ dễ dàng phát hiện đàn cá và thông báo cho nhau. Ngoài ra, các tổ, đội đánh bắt xa bờ có nhiệm vụ tương trợ, giúp đỡ nhau khi các tàu thuyền viên gặp sự cố, thiên tai.
 
Được biết, hiện tỉnh Khánh Hòa có gần 10.000 phương tiện đánh bắt, trong đó có khoảng 500 tàu cá thường xuyên đánh bắt ở ngư trường truyền thống Hoàng Sa, Trường Sa và Nhà giàn DK1. Đây là số tàu cá chủ yếu làm các nghề lưới cản, chụp mực, vây rút… Các tàu cá đều đảm bảo các điều kiện về thông tin liên lạc, trang thiết bị hiện đại để cùng nhau bảo vệ trong vùng khai thác.
-----------------------
Những quyết định “chấn động” nhằm bảo vệ vịnh Hạ Long
Kể từ ngày trở thành Di sản thiên nhiên thế giới (17.12.1994 - 17.12.2014), vịnh Hạ Long chịu khá nhiều sức ép, nhất là từ quá trình phát triển công nghiệp, đô thị hóa… và từng bị UNESCO “nhắc nhở” vài lần trong việc quản lý, bảo vệ di sản.
 
Đã có khá nhiều giải pháp nhằm bảo vệ vịnh Hạ Long, mà một trong số đó được dư luận đánh giá cao là chủ trương “không san đồi, lấn biển” của Bí thư tỉnh ủy đương nhiệm Phạm Minh Chính.
 
Một quyết định rất được lòng dân được đưa ra ngay lập tức: Dừng lấn biển tiếp từ Bãi Cháy cho tới Cột 8, dù các dự án đã được chuẩn bị công phu và chuẩn bị được triển khai...
 
Lòng tham không đáy
 
Những khu đô thị từ Cột 3 đến Cột 8, khu Vựng Đâng và khu đô thị Hùng Thắng, với tổng diện tích hàng nghìn hécta hiện tại, trước đây là những khu rừng ngập mặn xanh ngắt. Những khu rừng ấy được ví như một hệ thống “gạn đục, khơi trong” cực kỳ hiệu quả cho nước vịnh Hạ Long, mà sau này địa phương có loay hoay đổ tiền tỉ vào với sự giúp đỡ của các đối tác nước ngoài cũng chẳng thể sánh bằng.
 
Ngày đó, cách đây không xa lắm, đã có nhiều ý kiến về việc lấn biển quá mức ảnh hưởng đến môi trường, cảnh quan vịnh Hạ Long. Những cảnh báo đó giờ đang trở thành hiện thực. Tưởng rằng lòng tham sẽ dừng ở đó, nhưng trong cơn say bất động sản đang “sốt”, một loạt dự án lấn biển liên tiếp ra đời.
 
Dọc bờ biển dài khoảng 3km, từ Cột 3 đến Cột 8 - hiện là những khu đô thị đẹp nhất Hạ Long, dù đã được kè kiên cố bằng một con đường hai làn xe tuyệt đẹp, tỉnh vẫn chủ trương cho lấn biển tiếp. Tất nhiên, khoảng cách từ đường bao biển cũ tới đường bao biển mới có quỹ đất đủ lớn cho thị trường bất động sản.
 
Hàng trăm hộ dân tin rằng nhà mình mãi ở mặt tiền, nhìn thẳng ra biển bỗng ngớ người ra vì… biển còn bị lấn tiếp.
 
Một số nhà chức trách giải thích với phóng viên khá vui tai, rằng: Phải lấn thêm ra tới vị trí mà ở đó khi thủy triều xuống mức thấp nhất cũng không trơ đáy, để du khách không nhìn thấy những bùn bẩn, rác rưởi(!?)
 
Phía bên kia Bãi Cháy, một dự án hoành tráng với tên gọi mĩ miều “Con đường di sản”, kéo dài từ gần bến xe cũ tới phường Hùng Thắng, cũng trong tình trạng tương tự: Sẽ đẩy toàn bộ bãi tắm Hoàng Gia vào sâu bên trong. Và tất nhiên, khoảng cách từ mép đường cũ tới đường bao biển mới cũng tạo ra một quỹ đất “vàng” rất lớn.
 
“Không san đồi, không lấn biển”
 
Những dự án trên nếu được thực hiện sẽ thu hẹp vịnh Hạ Long, cùng bao hệ lụy khác về môi trường…
 
Rất may, chủ trương “không san đồi, không lấn biển” ra đời vào cuối năm 2011, cùng với những quyết định mạnh mẽ gây “chấn động” không chỉ với giới đầu cơ bất động sản, mà với cả nhóm lợi ích: Thu hồi những dự án trên, nhằm giữ nguyên hiện trạng cho vịnh Hạ Long, dù các dự án sắp được triển khai.
 
Trước đó, hầu hết các quả đồi xanh tại thành phố biển Hạ Long bị gọt, bị đào xới như những đại công trường, mà từ biển nhìn vào cả thành phố như chiếc áo rách vá chằng chịt, để lấy đất một phần cho lấn biển. “San đồi, lấn biển” mang lại lợi ích kép cho số ít: Có quỹ đất bằng trên bờ và dưới biển để bán, nhưng khiến cảnh quan, môi trường TP.Hạ Long và vịnh Hạ Long ngày càng bị đe dọa nghiêm trọng.
 
Trước thực trạng đó, Bí thư tỉnh ủy Quảng Ninh Phạm Minh Chính đã đưa ra bàn bạc, để rồi sau đó Tỉnh ủy Quảng Ninh thống nhất chủ trương “hạn chế tối đa việc phát triển quỹ đất đô thị bằng hình thức san đồi, lấn biển. Sau đó, HĐND tỉnh Quảng Ninh có nghị quyết về nội dung này. 
 
Theo ông Chính, chủ trương trên ra đời trên cơ sở khuyến nghị của UNESCO và xuất phát từ trách nhiệm của Đảng bộ, chính quyền và nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân tỉnh Quảng Ninh trong việc bảo vệ cảnh quan, môi trường, đặc biệt là bảo tồn, tôn vinh, khai thác và phát huy giá trị di sản kỳ quan thế giới vịnh Hạ Long.
 
Từ khi HĐND tỉnh thông qua nghị quyết về vấn đề trên, tại kỳ họp cuối năm 2011, đến nay, việc san đồi, lấp biển để phát triển “nóng” quỹ đất đã được xem xét hết sức cẩn trọng. Môi trường, cảnh quan khu vực ven bờ vịnh Hạ Long đang từng bước được cải thiện rõ rệt.
 
Kỷ niệm tròn 20 năm kể từ ngày trở thành Di sản thiên nhiên thế giới, ngoài việc tôn vinh, ca ngợi “sắc đẹp” và nỗ lực bảo vệ vịnh Hạ Long, cũng cần tổng kết những việc con người đã vô tình hoặc cố ý tác động tiêu cực đến di sản, để có giải pháp ngăn ngừa và bảo vệ tốt hơn.
 
Đặc biệt, cần một tầm nhìn xa hơn và thống nhất hơn, để chủ trương “không san đồi, lấn biển” hôm nay mãi không thay đổi, để lòng tham của nhóm lợi ích không thể trỗi dậy khi thị trường bất động sản lại lên cơn “sốt”.
-------------------------------

 'Chưa trả nhà công vụ không gọi là tham nhũng'

Theo Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng, cán bộ nghỉ hưu chưa trả nhà có thể do Nhà nước chưa thu nên không thể nói người đó chiếm đoạt, tham nhũng được.
 
Thảo luận tại hội trường sáng 31/10, đại biểu Lê Như Tiến kiến nghị nên đưa tội tham nhũng nhà công vụ vào Bộ luật Hình sự.
 
Tuy nhiên, trao đổi với báo chí, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cho rằng, nên nhìn nhận dưới góc độ ý thức. Cán bộ nghỉ hưu chưa trả nhà có thể do Nhà nước chưa thu nên không thể nói người ta chiếm đoạt, tham nhũng được.
 
Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng nói: Nhà ở công vụ hiện nay số lượng rất lớn. Chính sách nhà ở công vụ là chính sách rất đúng đắn để đảm bảo cho những cán bộ, công chức, viên chức trong đó có những lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các công chức, viên chức được luân chuyển, điều động công tác, xa nơi ở cũ nhưng không có điều kiện, khả năng mua nhà mới có chỗ ở trong thời gian công tác.
 
Có cả những bác sĩ, giáo viên, quân nhân… khi đến vùng sâu, vùng xa, họ phải có nhà để ở, ổn định cuộc sống. Quá trình thực hiện chính sách thì đa số thực hiện đúng nhưng cũng có một số trường hợp chưa thực hiện đúng như đại biểu Quốc hội đã nêu thì cần phải sớm khắc phục ngay. Có những người sử dụng chưa đúng mục tiêu đề ra.
 
- Bất cập này nguyên nhân do đâu, thưa ông? 
 
- Có thực tế là những chính sách, quy định pháp luật về nhà ở công vụ thời gian qua chưa đầy đủ, cụ thể. Thậm chí, Luật Nhà ở năm 2005 quy định chưa rõ về đối tượng, giá thuê, thời hạn sử dụng… Nhà công vụ do rất nhiều cơ quan quản lý. Ở Trung ương thì do các bộ, ngành quản lý. Ở địa phương nơi thì các sở, nơi thì các cơ quan tự quản lý…
 
Bộ Xây dựng mới được giao quản lý nhà công vụ và cũng chỉ quản lý 180 nhà công vụ, số lượng bằng 1,4% tổng số nhà công vụ cả nước. Chính phủ đã thấy những thực trạng, nguyên nhân tình hình quản lý nhà ở công vụ có nơi chưa tốt. Có tình trạng người đã hết thời gian công tác, có nhà rồi nhưng không trả lại nhà. Đây là lỗ hổng pháp luật cần phải có quy định.
 
- Như vậy có cần hoàn thiện pháp luật ra sao để bịt lỗ hổng này?
 
- Năm 2013, Bộ Xây dựng đã soạn thảo, trình Chính phủ ban hành Nghị định số 34/NĐ-CP về quản lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước. Bộ Xây dựng cũng ban hành thông tư quy định, tiêu chuẩn về đối tượng, nhà ở để hướng dẫn các địa phương thực hiện, có những biện pháp quản lý chặt chẽ hơn. Với các chủ nhà không còn công tác nữa nhưng vẫn không giao nhà thì chúng tôi có công văn yêu cầu họ phải trả lại nhà cho nhà nước. 
 
Điều cần làm nữa là giải quyết chính sách cho cán bộ, công chức sau khi họ trả nhà công vụ rồi. Tại kỳ họp Quốc hội này, Bộ Xây dựng kiến nghị  trong Luật Nhà ở (sửa đổi) có một chương quy định về nhà công vụ. 
 
Theo đó, sau khi trả nhà công vụ thì cán bộ, công chức, viên chức… nếu có nhu cầu sẽ được giải quyết mua nhà ở xã hội.Nhưng nhà ở xã hội ở đây thì tiêu chuẩn phải mở rộng, nâng cao cho nhiều đối tượng khác nhau.
 
Chính phủ sẽ quy định cụ thể hơn về đối tượng, loại nhà ở xã hội, có sự hỗ trợ của nhà nước để các đối tượng khác nhau, có nhu cầu về nhà ở, không có khả năng tạo lập nhà ở thì được mua loại nhà này để đảm bảo công bằng.
 
- Tuy nhiên, đối với những trường hợp cố ý chiếm đoạt nhà ở công vụ, nhất là những biệt thự lớn thì ông có cho rằng đó là hành vi tham nhũng không?
 
- Bây giờ chưa thể nói cụ thể là chiếm đoạt hay không mà trước hết phải nói về vấn đề ý thức để họ phải trả lại nhà công vụ. Họ chưa giao trả có thể do chúng ta nữa. Nhà nước có thể đứng ra thu lại nhưng nhà nước chưa thu nên cũng không thể nói người ta chiếm đoạt, tham nhũng được.
-------------------------
 Sẽ bán cao tốc Hà Nội - Hải Phòng cho nhà đầu tư Ấn Độ
Tổng công ty Đầu tư phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI), nhà đầu tư dự án BOT đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng vừa ký hợp đồng nguyên tắc bán 70% cổ phần tại dự án này cho Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng giao thông Ấn Độ (IL&FS). 
 
Sự kiện này đang hiện thực hóa chủ trương dùng hạ tầng để phát triển hạ tầng của Chính phủ và Bộ GTVT.
 
Suất đầu tư hợp lý
 
Được biết, nhà đầu tư IL&FS đã bày tỏ sự quan tâm và dành thời gian nghiên cứu cụ thể về dự án cao tốc Hà Nội - Hải Phòng suốt hơn một năm qua trước khi đi đến ký kết hợp đồng nguyên tắc với VIDIFI. Đến thời điểm này, những điều khoản cơ bản của hợp đồng, trong đó, có giá trị chuyển nhượng chưa được tiết lộ nhưng được biết, tổng mức đầu tư của dự án được lập vào năm 2007 là 24.566 tỷ đồng. Mới đây, VIDIFI đã đề nghị các cơ quan chức năng xem xét, điều chỉnh tổng mức đầu tư của dự án lên 45.487 tỷ đồng do tăng chi phí xây dựng, thiết bị, chi phí bồi thường GPMB,... 
 
Theo lãnh đạo VIDIFI, sau khi ký kết hợp đồng nguyên tắc, hai bên dự kiến sẽ thành lập một pháp nhân mới dưới hình thức công ty cổ phần để tiếp nhận dự án kèm theo các nghĩa vụ, quyền lợi liên quan. Hình thức bán cổ phần là Ngân hàng Phát triển Việt Nam, cổ đông lớn hiện chiếm khoảng 90% tổng số cổ phần tại VIDIFI sẽ thoái vốn khỏi doanh nghiệp này bằng cách bán cổ phần lại cho nhà đầu tư nước ngoài.
 
Qua việc nhà đầu tư nước ngoài mua lại cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đã thể hiện suất đầu tư hợp lý và tính hiệu quả của dự án, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đã từng nói: “Chỉ khi nhận thấy suất đầu tư hợp lý và hiệu quả của dự án, nhà đầu tư mới bỏ tiền ra mua, chứ giá thành đắt sẽ chẳng ai ngó ngàng đến”.
 
Không phải mua xong muốn thu phí giá nào cũng được 
 
Theo tìm hiểu của PV Báo Giao thông, ngoài cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, nhà đầu tư IL&FS hiện cũng đang nghiên cứu, tìm hiểu để tiếp tục mua cao tốc Hải Phòng - Hạ Long. Thời gian tới đây, theo chỉ đạo của Bộ trưởng Đinh La Thăng, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) sẽ tiến hành bán toàn bộ dự án hoặc một phần dự án hay bán quyền thu phí của 5 tuyến cao tốc: Cầu Giẽ - Ninh Bình; Nội Bài - Lào Cai, TP HCM - Long Thành - Dầu Giây, Đà Nẵng - Quảng Ngãi và Bến Lức - Long Thành. 
 
Liên quan đến vấn đề dư luận cho rằng, việc bán các dự án giao thông cho các nhà đầu tư nước ngoài sẽ làm tăng gánh nặng phí cho người dân, các nhà đầu tư khi đó có quyền tăng mức thu phí để sớm hoàn vốn, ông Mai Tuấn Anh, Tổng Giám đốc VEC khẳng định, điều này là không có cơ sở. Theo ông Tuấn Anh, khi xây dựng phương án để chuyển nhượng, các chủ đầu tư và các cơ quan chức năng phải tính toán kỹ lưỡng nhiều phương án, không phải nhà đầu tư mua xong là muốn thu phí với giá nào cũng được. Quá trình này phải qua đàm phán công khai, minh bạch, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa nhà đầu tư và người dân.
-------------------------

Tin Phap Luat Tin Phap LuatTổng hợp

Trở về

Bài cùng chuyên mục

Văn phòng luật

Danh sách luật

Danh sách đầy đủ >>

Liên hệ quảng cáo: 0983 006 168

Thiết kế web nhanh

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal giá rẻ, chuẩn SEO, chất lượng cao

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Tin kinh tế 

Tin kinh tế, giao thương, khuyến mãi, quảng bá sản phẩm,trang vàng doanh nghiệp,...

www.tinkinhte.com

Quảng cáo: 098 300 6168

Tin sức khỏe

Hệ thống mạng vì sức khỏe cộng đồng với hơn 300 kênh đang được phát triển

www.tinsuckhoe.com

Hợp tác: 090 620 7650

tinkhoahoc.com- Ads demo

Tin pháp luật

Tin pháp luật, văn bản luật, Văn phòng luật sư, giải đáp pháp luật,...

www.tinphapluat.com

Hợp tác: 090 620 7650

Thế giới thời trang

Thời trang Việt Nam, Shop thời trang, Mua bán thời trang, trang vàng thời trang,...

www.fashion365.vn

Hợp tác: 0127 399 6475

Cổng nhôm đúc

Cổng nhôm đúc, cầu thang nhôm đúc, lan can nhôm đúc, hàng rào nhôm đúc,...

www.congnhadep.com

Tư vấn: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Kiến trúc xanh

Thiết kế biệt thự, thiết kế nhà đẹp, thiết kế sân vườn, thiết kế nội ngoại thất,...

www.kientrucxanh.net

Tư vấn: 098 206 9958

Phong thủy 24h

Phong thủy học, xem tuổi làm nhà, nội thất phong thủy, vật phẩm phong thủy,...

www.phongthuy24h.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thiết kế nhà dân

Thiết kế nhà dân, thiết kế biệt thự, dịch vụ xây dựng, sửa chữa nhà ở, văn phòng...

www.thietkenhadan.com

Hợp tác: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Web trên smart phone

Chuyên phát triển web chạy trên smart phone và các thiết bị di động, thân thiện, chuẩn SEO,...

www.mobileweb.vn

Hợp tác: 098 300 6168

Máy lọc nước gia đình

Cung cấp máy lọc nước RO, sửa chữa máy lọc nước, thay lõi lọc máy lọc nước,...

www.maylocnuocgiadinh.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thế giới động vật

Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã, thú cưng, chim cá cảnh,...

www.thegioidongvat.net

Hợp tác: 0127 399 6475

tinkhoahoc.com- Ads demo