Tin trong nước chiều 04-03-2015: Điều gì đang xảy ra với các lễ hội Việt Nam? - Năm 2016, TPHCM nhận bàn giao đoàn tàu điện ngầm hoàn chỉnh

  • Cập nhật : 04/03/2015
 Điều gì đang xảy ra với các lễ hội Việt Nam?
"Hành vi bạo lực trong lễ hội là do người tham gia, thậm chí người tổ chức cũng vụ lợi. Người ta không còn tới đây để tìm sự thanh thản", GS Ngô Đức Thịnh lý giải.
 
GS.TS Lê Hồng Lý, Viện trưởng Viện nghiên cứu Văn hóa cho biết trước khi nhìn nhận các lễ hội như chém lợn ở Bắc Ninh, chọi trâu Đồ Sơn, đâm trâu tại Tây Nguyên... cần lưu ý về cội nguồn của các tục lệ này.
 
"Đây đều là những nghi lễ có từ xưa, chúng ta cần tôn trọng.  Tuy nhiên có nhiều phong tục tập quán với dân tộc này là thiêng liêng, nhưng với dân tộc khác lại phản cảm. Vì vậy điều đầu tiên khi nhìn nhận lễ hội là không nên áp đặt, bắt người khác phải tuân theo mình", GS Lý chia sẻ.
 
Nêu quan điểm cá nhân, GS Lý cho biết ông không phản đối các lễ hội này, tuy nhiên để tránh những hành động bị gọi là dã man đối với vật nuôi trong các lễ hội hiến sinh thì "con người đừng quá lạm dụng khi thực hiện nghi lễ và tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông".
 
Những nghi lễ này có từ xưa, chúng ta cần tôn trọng nó, song để phù hợp với tình hình hiện tại, cũng nên tránh quảng bá rộng rãi và quá đi sâu vào chi tiết “giật gân” thì sẽ thấy đó đơn thuần chỉ là các lễ hội hiến sinh của một số cộng đồng từ xưa đến nay với những khát vọng chân chính.
 
Ở một góc nhìn khác, nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền (Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam) cho rằng những hành vi mà ngày nay chúng ta đang lên án như cướp lộc, đâm chém, tranh cướp là hành vi của người trung cổ, là những di sản của quá khứ.
 
"Nhiều lễ hội sau một thời gian mai một, được chúng ta phục dựng lại, nhưng đáng tiếc lại phục dựng cả những giá trị không còn phù hợp với xã hội hiện đại", ông Bùi Trọng Hiền cho biết.
 
Tuy nhiên, hiện nay để cấm những lễ hội đó, những hành vi đó lại gặp những phản ứng của cộng đồng. Nhiều cộng đồng cho rằng đó là bản sắc là tính độc đáo của lễ hội, thậm chí họ tự hào về sự độc đáo đó. Tuy nhiên, đối với xã hội văn minh, những hành vi như cướp lộc, dẫm đạp, chém giết…đó khó được chấp nhận. 
 
Trong khi đó, GS Ngô Đức Thịnh, nguyên viện trưởng Viện Nghiên cứu văn hóa dân gian Việt Nam lý giải các hành vi bạo lực trong lễ hội truyền thống là do nhiều người tham dự lễ hội để vụ lợi, thậm chí người tổ chức lễ hội cũng vụ lợi.
 
“Ngày nay, người ta không còn tham dự lễ hội để tìm sự thanh thản mà để cầu xin cái này cái khác. Vì thế mới dẫn tới cảnh tranh cướp, giành giật, đó chính là nguyên nhân dẫn tới bạo lực trong lễ hội”, GS Thịnh nhận định.
 
"Mỗi lễ hội dân gian có mẫu số chung là khát vọng hạnh phúc - no đủ, những cũng có những biến số riêng là những nghi thức, lễ tiết cụ thể, tạo nên sự khác biệt, đa dạng trong mỗi nền văn hóa", Thạc sĩ Đinh Đức Tiến (giảng viên Khoa Lịch sử, Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn Hà Nội) nhận định.
 
“Sự khác biệt có thể gây nên những hiệu ứng trái ngược nhau trong quan điểm, cách nhìn nhận, thậm chí phản đối, tẩy chay", Th.S Tiến cho biết. 
 
Vì thế Th.S Tiến cho rằng điều cần nhất là chúng ta nên tôn trọng sự khác biệt của mỗi hành vi, hoạt động văn hóa của người dân, của cộng đồng đó. Tuy nhiên tôn trọng sự khác biệt không đồng nghĩa với việc cổ súy cho các hành vi bạo lực, thậm chí là vi phạm pháp luật như ẩu đả, cướp giật... vì điều đó làm biến dạng bản chất tốt đẹp của lễ hội đầu xuân.
-------------------
Năm 2016, TPHCM nhận bàn giao đoàn tàu điện ngầm hoàn chỉnh
Theo Ban Quản lý đường sắt đô thị TPHCM, nhà khoa học, cơ quan đơn vị và người dân thành phố sẽ có 1 tháng để tham quan và đóng góp ý kiến cho đoàn tàu điện ngầm đầu tiên của thành phố, bắt đầu từ 16/3 đến hết 15/4.
 
Điều chỉnh theo đông đảo ý kiến người dân
 
Ngày 3/3, trao đổi với PV Dân trí, ông Dương Hữu Hòa – Phó giám đốc Ban quản lý dự án tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) cho biết, theo kế hoạch dự kiến thì công tác tổ chức tham quan, khảo sát, đóng góp ý kiến cho đoàn tàu điện ngầm từ các nhà khoa học, các sở - ngành, người dân thành phố sẽ được bắt đầu từ 16/3 đến hết ngày 15/4/2015.
 
Theo kế hoạch, sau khi họp để trình chiếu giới thiệu về các thông số kỹ thuật, kiểu dáng, màu sắc đoàn tàu, khách tham quan sẽ được đi xem thực tế mô hình đoàn tàu.
 
Theo ông Hòa, 3 nội dung chủ yếu lấy ý kiến đóng góp là kiểu dáng đoàn tàu, màu sắc đoàn tàu, nội thất bên trong. Còn về cơ bản thì các yếu tố kỹ thuật đã được xây dựng trên tiêu chuẩn tiên tiến, hiện đại nhất hiện nay.
 
“Chúng tôi sẽ ghi nhận ý kiến từ cộng đồng xã hội để cho ra đời đoàn tàu có màu sắc, kiểu dáng hài hòa và nội thất tiện nghi nhất để phục vụ người dân thành phố. Ngoài ra, phía Ban Quản lý đường sắt đô thị cũng đang xây dựng theo tiêu chí mỗi tuyến một màu để dễ phân biệt, nhận dạng mang lại sự thuận tiện cho việc đi lại. Thậm chí sau này trên sơ đồ metro của thành phố sẽ thể hiện bằng các màu để người dân tiện phân biệt để biết mình đi màu đó là tuyến nào”, ông Hòa nhấn mạnh.
 
Theo lộ trình, ngày 16/3, thành phố sẽ tổ chức cho báo, đài tham quan giới thiệu, thông tin đến người dân thành phố. Thư ngỏ sẽ được gửi đến các đơn vị sở - ngành, UBND 24 quận – huyện, Ủy ban MTTQ VN TP và sẽ nhận đăng ký của các đơn vị tại Ban quản lý đường sắt đô thị thành phố. Phía Ban Quản lý sẽ tổ chức tiếp đón các đoàn tự đi tại nơi đặt mô hình đoàn tàu (quận 9, TPHCM) hoặc có thể sắp xếp đưa đón các Đoàn đi và về. Người dân cũng có thể đăng ký tại UB MTTQ các quận, huyện để được tổ chức đi tham quan.
 
Ông Hòa cho biết, sau khi thu thập ý kiến từ cộng đồng, trong tháng 5, cơ quan chức năng sẽ hoàn chỉnh phê duyệt thiết kế kỹ thuật. Trên cơ sở đó nhà thầu sẽ thiết kế chế tạo. Đến tháng 6/2016 thì đưa đoàn tàu đầu tiên về TPHCM. Sau khi phía TPHCM kiểm tra nghiệm thu đoàn tàu này, thì phía nhà thầu tiếp tục sản xuất, chế tạo 16 đoàn tàu còn lại.
 
Tất bật nơi công trường
 
Ông Dương Hữu Hòa cho biết, sau khi thi công xong phần sàn mái, tường vây tại khu vực ngã tư Nguyễn Huệ và Lê Lợi – một phần của Nhà ga Nhà hát thành phố, phía đơn vị thi công đã bàn giao mặt bằng khu vực này cho Khu quản lý giao thông đô thị số 1 để tiếp tục thực hiện việc nâng cấp đường Nguyễn Huệ thành phố đi bộ kịp tiến độ trước 30/4. Hiện nay, các đơn vị đang tiếp tục triển khai thi công hai phần còn lại của ga Nhà hát thành phố tại công viên Lam Sơn và khu vực đường Lê Lợi (đoạn Pasteur – Nguyễn Huệ).
 
Theo đó, tại khu vực đường Lê Lợi đã triển khai thi công tường dẫn và tường vây từ ngày 10/2. Hiện nay, các đơn vị đã thi công được 84m tường dẫn, đang tiến hành thi công đào đất 2 tấm/50 tấm tường vây. Dự kiến hoàn tất công tác tường vây vào 30/4/2015. Sau đó thi công sàn mái.
 
Theo tiến độ, việc thi công hoàn tất toàn bộ sàn mái phân đoạn 2 và 3 của Nhà ga Nhà hát thành phố vào tháng 1/2016. Sau đó, đơn vị thi công sẽ thu hẹp hàng rào thi công (chỉ chiếm dụng phần đường ô tô của đường Lê Lợi (đoạn Pasteur – Nguyễn Huệ) và phần công viên Lam Sơn) để triển khai làm các phần sàn còn lại.
 
Về nhà ga Ba Son thì hiện đã hoàn tất thi công hàng rào. Hiện, nhà thầu đã triển khai thi công phần tường vây vào ngày 1/3, riêng đoạn ngầm từ ga Nhà hát thành phố đến ga Ba Son sẽ thi công bằng khiên đào TBM vào đầu năm 2016.
 
Thông tin về tiến độ thi công gói thầu số 2 “xây dựng đoạn trên cao và Depot”, ông Hòa cho biết, khối lượng công việc hiện đã hoàn thành trên 50% phần thi công chính. Sắp tới, các đơn vị tiếp tục thi công hoàn chỉnh một số vị trí đặc biệt như cầu Sài Gòn, cầu Rạch Chiếc, cầu vượt Xa Lộ Hà Nội, cầu vượt đường Điện Biên Phủ. Hiện tại đang triển khai thi công cầu Văn Thánh.
 
Ông Hòa cho hay, dự kiến tháng 4, nhà thầu sẽ triển khai công tác đúc dầm chữ U cho phần cầu cạn, tháng 6 sẽ tiến hành lắp dầm đầu tiên. Hiện đang có gần 400 kỹ sư, công nhân đang ngày đêm hăng say lao động tại gói thầu số 2 và đoạn ngầm khu vực trung tâm thành phố. Cho đến cuối năm nay thì phần đường sắt trên cao dọc xa lộ Hà Nội sẽ hình thành rõ rệt.
 
Đàm phán về yêu cầu bồi thường 2 tỷ đồng/ngày
 
Liên quan đến việc doanh nghiệp Vĩnh Phát trên địa bàn thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương chậm bàn giao mặt bằng làm ảnh hưởng đến quá trình thi công tuyến metro 1, ông Hòa cho biết, hiện phía thị xã Dĩ An đang thực hiện kế hoạch cưỡng chế để bàn giao mặt bằng cho phía Ban Quản lý Đường sắt đô thị để tiếp tục thi công vào cuối tháng 3 này.
 
Cũng vì chậm bàn giao mặt bằng, vừa qua phía nhà thầu thi công Nhật Bản đã có công văn yêu cầu phía TPHCM bồi thường thiệt hại lên tới 100.000 USD/ngày bởi theo cam kết, đến cuối tháng 10/2014, phía TPHCM phải bàn giao mặt bằng cho nhà thầu nhưng việc này đang bị “tắc”.
 
Ông Hòa cho biết, thực tế đàm phán hợp đồng, đối tác có quyền khiếu nại nếu chậm bàn giao mặt bằng để tính toán chi phí phát sinh và điều chỉnh thời gian thực hiện thi công. Hiện so với hợp đồng, việc bàn giao mặt bằng đã chậm hơn 20 tháng, nhà thầu cũng đã gửi những công văn khiếu nại. Về việc này, giữa Ban quản lý đường sắt đô thị thành phố và phía nhà thầu Nhật Bản cũng đang đàm phán. Trên nguyên tắc phải tuân thủ hợp đồng, những chi phí nào phát sinh hợp lý sẽ được tính chứ không phải mọi khoản đều tính vào. Vấn đề này, ông Hòa cho biết, Ban Quản lý đường sắt đô thị cũng đã báo cáo lên UBND thành phố.
 
“Ngày 28/2, trong cuộc họp kiểm tra tình hình các công trình trọng điểm, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cũng đã chỉ đạo tỉnh Bình Dương khẩn trương hoàn tất việc bàn giao giải phóng mặt bằng trong tháng 3. Hiện phía Ban Quản lý đường sắt đô thị thành phố cũng đang phối hợp với thị xã Dĩ An sớm hoàn thành công tác bàn giao mặt bằng cho nhà thầu”, ông Hòa thông tin.
------------------------

 Không ngả nón, liền anh liền chị lại "ngả tráp xin tiền"

Các liền chị vừa say sưa hát vừa ngả tráp để du khách, khán giả bỏ tiền vào. Tiền đầy tráp, liền anh đem bỏ hết vào hòm dưới đáy thuyền...
 
Bất chấp quy định cấm của Ban tổ chức, các liền anh, liền chị vẫn công khai "ngả nón xin tiền" khi hát quan họ phục vụ du khách tại hội Lim (Bắc Ninh).
 
Sáng nay (3/3), Lễ hội Lim diễn ra trên địa bàn huyện Tiên Du (Bắc Ninh) vào chính hội. Ngay từ đầu giờ sáng, tại nhiều lán hát quan họ trong sân trung tâm của lễ hội, các liền anh, liền chị đã say sưa hát phục vụ du khách thập phương về với hội Lim. 
 
Mặc dù, Ban tổ chức đã có qui định cấm các liền anh, liền chị "ngả nón xin tiền" dưới mọi hình thức khi hát quan họ phục vụ du khách nhưng theo ghi nhận của PV Dân trí, tại Hồ Thủy Đình (thị trấn Lim, huyện Tiên Du - Bắc Ninh) - điểm trung tâm của lễ hội Lim, các liền anh, liền chị vẫn công khai "xin tiền" khi hát trên thuyền rồng phục vụ du khách, chỉ khác chút là không phải chiếc nón quai thao được lật ra hứng tiền mà có hẳn một chiếc... tráp chìa ra trước mặt những đoàn khách đứng trên bờ nghe hát. Sau khi tiền đã đầy trên tráp, các liền chị, liền anh lập tức thu lại và cho vào hòm để dưới đáy thuyền và lại tiếp tục "ngửa tráp" trước mặt du khách.
------------------------
 Thủ tướng: “Không chấp nhận môi trường kinh doanh như hiện nay”
“Việt Nam không thể chấp nhận vị trí hiện tại về môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Chúng ta hoàn toàn có thể làm được, không có lý do gì không cải thiện được môi trường kinh doanh, ít nhất cũng phải bằng mức trung bình của các nước ASEAN - 6 vào cuối năm 2015”. 
 
Đây không phải là lần đầu tiên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh về sự cần thiết của việc cải thiện môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, nhà đầu tư.
 
Song, tại phiên họp thường kỳ Chính phủ ngày 2/3, người đứng đầu Chính phủ đã không dưới một lần nhắc lại và nhấn mạnh đến sự “vào cuộc thực sự” của các bộ, ngành, địa phương và những cơ quan được giao thẩm quyền  phải “có hành động cụ thể” để môi trường kinh doanh của Việt Nam không thể nằm yên ở vị trí hiện nay trên bảng xếp hạng của các tổ chức quốc tế.
 
Thủ tướng nhấn mạnh, việc cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia tiếp tục phải cụ thể hóa các chỉ tiêu, mục tiêu, giải pháp, đo đếm được, không nói chung chung.
 
“Chúng ta phải xác định năm 2015 đạt được gì. Năm 2016 đến đâu. Trong từng tháng, từng quý phải kiểm điểm những việc đã làm được, những giải pháp cần tiếp tục thực hiện. Ví dụ, thời gian nộp thuế không phải chúng ta tự so với mình mà phải nhìn các nước, phấn đấu bằng và hơn các nước ASEAN-6, ASEAN-4”, Thủ tướng nói. 
 
Thảo luận về nội dung này, một số thành viên Chính phủ khẳng định việc cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia là nhiệm vụ gắn bó chặt chẽ với các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và nhận định thời gian qua hoạt động này đã có nhiều nỗ lực.
 
Tuy nhiên, so với yêu cầu đặt ra, nhất là với cơ chế chính sách, thủ tục hành chính, thực thi công vụ hiện vẫn còn nhiều bất cập, vướng mắc, gây tốn kém thời gian, chi phí cho doanh nghiệp, người dân… việc tiếp tục quan tâm thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh vẫn phải là một “nhiệm vụ cấp thiết”.
 
Cụ thể, Chính phủ thống nhất đề ra mục tiêu đến hết năm 2015, các chỉ tiêu về môi trường kinh doanh của nước ta đạt và vượt mức trung bình của các nước ASEAN-6: thời gian nộp thuế còn 121,5 giờ (hiện là 247 giờ); thời gian nộp bảo hiểm xã hội còn 49,5 giờ (hiện là 235 giờ); số doanh nghiệp kê khai thuế điện tử đạt 95%, nộp thuế điện tử tối thiểu 90%; giảm mạnh thời gian thông quan với hàng xuất khẩu (tối đa 13 ngày), hàng nhập khẩu (14 ngày); thành lập doanh nghiệp tối đa 6 ngày; tiếp cận điện năng còn 36 ngày (hiện là 70 ngày); phá sản doanh nghiệp còn 30 tháng (hiện là 60 tháng).
 
Đến năm 2016, chỉ số môi trường kinh doanh của Việt Nam tối thiểu đạt mức trung bình của nhóm nước ASEAN - 4 (Singapore, Malaysia, Thái Lan, Philippines) trên một số chỉ tiêu thông lệ quốc tế: khởi sự kinh doanh, tiếp cận điện, bảo vệ nhà đầu tư, hải quan, nộp thuế và bảo hiểm bắt buộc, cấp phép xây dựng, tiếp cận tín dụng, giải quyết tranh chấp thương mại…
 
Để tăng năng lực cạnh tranh quốc gia trong xu thế hội nhập sâu rộng, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị xem xét, nghiên cứu cơ chế khuyến khích, ưu đãi tín dụng, thuế cho các doanh nghiệp mới khởi nghiệp, các quỹ đầu tư mạo hiểm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ mới. Đồng thời cần thông thoáng hơn về cơ chế hoạt động liên quan đến chuyên môn, nhân lực, liên doanh liên kết đối với những đơn vị sự nghiệp tự chủ, nhất là trong y tế, giáo dục.
 
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho rằng bên cạnh việc rà soát, giảm thời gian thực hiện quy trình triển khai thủ tục trên lý thuyết thì cần phải có giải pháp quyết liệt trong đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ, công chức trong quá tình thực hiện.
 
“Thực tế, cùng quy trình thủ tục nhưng nơi làm tốt, nơi làm kém cho thấy vấn đề con người rất quan trọng. Vì vậy, chúng ta sửa thủ tục, quy trình là đúng song cần phải quan tâm đến việc đưa thủ tục đó vào cuộc sống ra sao, công khai, minh bạch và để xã hội, người dân giám sát chứ không thể giảm trên lý thuyết”, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nói.
 
Chỉ đạo nhiệm vụ cụ thể thời gian tới, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, tinh thần chung là các bộ, ngành, địa phương phải phấn đấu quyết liệt, thực hiện đồng bộ các giải pháp, nỗ lực cao nhất để đạt và vượt kế hoạch đã đề ra cho năm 2015 - một năm có ý nghĩa hết sức quan trọng.
 
Theo đó, trước hết cần tiếp tục quan tâm tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh, bởi đây là yếu tố có ý nghĩa quyết định. Đảm bảo cung ứng đủ lao động cho sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, nhất là tại các khu công nghiệp.
 
“Việc tháo gỡ khó khăn phải làm nhiều việc đồng bộ. Nhưng trước mắt cần tập trung cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tập trung cải cách thủ tục hành chính. Môi trường kinh doanh, thủ tục hành chính, thuế, đất đai, đăng ký kinh doanh,… vướng mắc cái gì phải tập trung tháo gỡ ngay cái đó để tạo môi trường thuận lợi hơn cho người dân, doanh nghiệp; không phải là hô hào, kêu gọi chung chung”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh. 
 
Đồng thời, tiếp tục giữ ổn định kinh tế vĩ mô; giữ ổn định về tỷ giá, lãi suất; theo dõi để tiếp tục giảm lãi suất cho vay nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, cho sản xuất, kinh doanh.
---------------------

Tin Phap Luat Tin Phap LuatTổng hợp

Trở về

Bài cùng chuyên mục

Văn phòng luật

Danh sách luật

Danh sách đầy đủ >>

Liên hệ quảng cáo: 0983 006 168

Thiết kế web nhanh

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal giá rẻ, chuẩn SEO, chất lượng cao

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Tin kinh tế 

Tin kinh tế, giao thương, khuyến mãi, quảng bá sản phẩm,trang vàng doanh nghiệp,...

www.tinkinhte.com

Quảng cáo: 098 300 6168

Tin sức khỏe

Hệ thống mạng vì sức khỏe cộng đồng với hơn 300 kênh đang được phát triển

www.tinsuckhoe.com

Hợp tác: 090 620 7650

tinkhoahoc.com- Ads demo

Tin pháp luật

Tin pháp luật, văn bản luật, Văn phòng luật sư, giải đáp pháp luật,...

www.tinphapluat.com

Hợp tác: 090 620 7650

Thế giới thời trang

Thời trang Việt Nam, Shop thời trang, Mua bán thời trang, trang vàng thời trang,...

www.fashion365.vn

Hợp tác: 0127 399 6475

Cổng nhôm đúc

Cổng nhôm đúc, cầu thang nhôm đúc, lan can nhôm đúc, hàng rào nhôm đúc,...

www.congnhadep.com

Tư vấn: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Kiến trúc xanh

Thiết kế biệt thự, thiết kế nhà đẹp, thiết kế sân vườn, thiết kế nội ngoại thất,...

www.kientrucxanh.net

Tư vấn: 098 206 9958

Phong thủy 24h

Phong thủy học, xem tuổi làm nhà, nội thất phong thủy, vật phẩm phong thủy,...

www.phongthuy24h.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thiết kế nhà dân

Thiết kế nhà dân, thiết kế biệt thự, dịch vụ xây dựng, sửa chữa nhà ở, văn phòng...

www.thietkenhadan.com

Hợp tác: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Web trên smart phone

Chuyên phát triển web chạy trên smart phone và các thiết bị di động, thân thiện, chuẩn SEO,...

www.mobileweb.vn

Hợp tác: 098 300 6168

Máy lọc nước gia đình

Cung cấp máy lọc nước RO, sửa chữa máy lọc nước, thay lõi lọc máy lọc nước,...

www.maylocnuocgiadinh.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thế giới động vật

Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã, thú cưng, chim cá cảnh,...

www.thegioidongvat.net

Hợp tác: 0127 399 6475

tinkhoahoc.com- Ads demo