ASEAN nhất trí thảo luận quy tắc ứng xử Biển Đông
Đài truyền hình của Philippines cho biết, các thành viên ASEAN đã nhất trí thảo luận về bộ quy tắc ứng xử (COC) nhằm giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông.
Trong ngày họp đầu tiên, lãnh đạo các thành viên ASEAN đã đạt được sự đồng thuận về việc thảo luận COC để “thúc đẩy vấn đề”.
Bên cạnh đó, bản tin nói rằng Philippines sẽ không rút các hồ sơ kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế về việc Trung Quốc tuyên bố độc chiếm gần như toàn bộ Biển Đông. Philippines khẳng định, vụ kiện hoàn toàn hợp pháp và là cách thức hòa bình để giải quyết tranh chấp.
Hôm 12.11, Tổng thống Philippines Benigno Aquino đã kêu gọi các lãnh đạo ASEAN chính thức bắt đầu đàm phán COC.
Tuy nhiên, Reuters dẫn lời Tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh bày tỏ lo ngại “khoảng cách rộng hơn giữa các cam kết chính trị và hành động thực tế, tình hình thực tế trên biển”.
Thậm chí ngay cả các nước không tuyên bố chủ quyên Biển Đông cũng lo ngại rằng tình hình đang nguy hiểm – Ngoại trưởng Singapore K. Shanmugam nói rằng tranh chấp là một trong những mối đe dọa lớn nhất với an ninh khu vực, Reuters cho biết.
-------------------------
Đề xuất hiệp ước hữu nghị của Trung Quốc với ASEAN là thiếu thực chất
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã đề xuất một hiệp định “hữu nghị” với các nước ASEAN tại Myanmar, Hiệp ước này được xem là một nỗ lực của Bắc Kinh để làm giảm nhẹ ý niệm rằng Trung Quốc là một mối đe dọa.
“Trung Quốc sẵn sàng trở thành đối tác đối thoại đầu tiên ký với ASEAN một hiệp ước hữu nghị và hợp tác,” ông Lý phát biểu.
Ông cũng nói rằng Trung Quốc sẵn sàng ký các tài liệu pháp lý với nhiều nước hơn nữa trong khu vực về quan hệ láng giềng thân thiện và hữu nghị.
“Hiệp ước nhằm mục đích cung cấp một khung thể chế và sự đảm bảo pháp lý cho việc cùng tồn tại hòa bình giữa hai bên từ thế hệ này sang thế hệ khác” – Tân Hoa Xã dẫn lời ông Lý Khắc Cường phát biểu tại Myanmar.
Song ông vẫn giữ quan điểm của Trung Quốc về chủ quyền và vẫn cho rằng tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông cần được giải quyết trực tiếp giữa các nước liên quan hơn là giải quyết tập thể hoặc thông qua trọng tài.
Chính quan điểm “độc chiếm Biển Đông” của Trung Quốc, cũng như lựa chọn giải quyết song phương là nguồn gốc của sự bất đồng với ASEAN. Điều này khiến các nước nghi ngờ ý định thành thật của Trung Quốc khi đưa ra các đề xuất hữu nghị - các nhà phân tích cho biết.
Các nguồn tin ngoại giao từ Philippines phản ánh lãnh đạm với đề xuất hiệp ước của Trung Quốc, nói rằng đề xuất này thiếu thực chất.
Ông Lý Khắc Cường có các cuộc gặp với lãnh đạo các nước ASEAN trong các phiên họp kín ngày hôm nay, trong khi ASEAN hy vọng thuyết phục Trung Quốc có cách tiếp cận ít hung hăng hơn trong tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.
-------------------------
Mỹ sợ bí mật công nghệ quân sự bị Trung Quốc "phỗng tay trên"
Quân đội Mỹ rất sợ bị Trung Quốc (TQ) "phỗng tay trên" bí mật công nghệ quân sự, nhưng đành phải gửi một chiếc vận tải cơ C-17 hạng nặng tham dự triển lãm hàng không Airshow China ở TQ, vì bị lâm thế kẹt.
Lầu Năm Góc từ lâu nghi ngờ TQ và Quân đội giải phóng nhân dân TQ (PLA) không minh bạch và đánh cắp các bí mật quân sự của Mỹ. Hồi tháng 8, một người TQ bị truy tố vì tội giúp đỡ hai tin tặc ăn cắp dữ liệu của các máy bay phản lực, gồm công nghệ của C-17.
C-17 là một máy bay vận tải thiết yếu của quân đội Mỹ, tuy không dẫn đầu trong công nghệ quân sự của Mỹ. Nhưng dù có trang bị thiết bị nhạy cảm - gồm công nghệ được thiết kế để bảo vệ máy bay chống lại các cuộc tấn công- hay không, nó vẫn có thể có ích cho TQ.
Hồi tháng 1.2013, TQ đã giới thiệu Y-20, một máy bay vận tải “khủng” có bốn động cơ và kiểu dáng rất giống với C-17. Tuy nhiên động cơ phản lực của máy bay này nhỏ hơn nhiều so với C-17, và các chuyên gia cho rằng Y-20 vẫn thua kém chiếc C-17 sử dụng động cơ Pratt & Whitney.
Do đó, các chuyên gia an ninh lo ngại PLA "hớt" bí mật công nghệ quân sự, khi Mỹ phải đưa C-17 đến TQ dự triển lãm hàng không Airshow China 2014 ( tại Zhuhai, từ ngày 11 đến 16.11).
PLA có thể tham quan chiếc này khi nó đậu trên đường băng hoặc trong nhà đậu máy bay, chụp ảnh nội thất chiếc này, hoặc sử dụng công nghệ khác để PLA có thể tự thiết kế-sản xuất một kiểu riêng cho họ.
Nộp phí cao, ít biểu diễn
Quyết đinh đưa chiếc C-17 Globemaster III dự Airshow China tlà có lý do, theo các quan chức an ninh và quốc phòng Mỹ nói với trang tin Defense One:
Chuyến thăm TQ- dự hội nghị thượng đỉnh APEC ở Bắc Kinh của Tổng thống Barack Obama nhằm tăng cường các mối quan hệ song phương, chỉ ra rằng các yếu tố chính trị được đề cao hơn những lo ngại an ninh và pháp lý.
Có nhiều lý do chống việc đưa chiếc C-17 đến Airshow China: máy bay quân sự Mỹ tham gia trình diễn với TQ và với chỉ hai quân đội nước ngoài khác là Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) và Nga, lực lượng mà quân sự Mỹ đã cắt đứt liên hệ sau khi Nga sáp nhập Crimea hồi đầu năm nay.
Và với việc phải nộp phí ít nhất 350.000 USD để được tham gia triển lãm này, một số quan chức trong chính phủ Mỹ đặt dấu hỏi tại sao phải đưa chiếc C-17 và 15 nhân viên không quân đến Zhuhai?
Nhưng bất chấp các quan ngại này, Lầu Năm Góc thừa nhận họ lâm thế kẹt, khuya 7.11 phải ký lệnh cử chiếc C-17 bay đi TQ, để tránh một thất bại ngoại giao ngay khi chuyên cơ Air Force One của Tổng thống Obama chạm đường băng sân bay ở Bắc Kinh.
Một quan chức nói: “Đó chỉ là một ý tưởng tồi”.
Quyết định cử C-17 tham gia Airshow China xem ra bắt đầu từ lực lượng không quân Mỹ ở Thái Bình Dương (PACAF) nhằm thể hiện tinh thần làm thân với TQ, tăng cường quan hệ giữa quân đội Mỹ với PLA.
Ý tưởng này được cho là sản phẩm trí tuệ của các lãnh đạo không quân cấp cao ở Washington và Hawaii, nhưng chỉ vài quan chức chính phủ Mỹ mới biết vài tuần trước.
Nó được xem là “một em bé bẩn” của quân đội Mỹ, nên chẳng một cơ quan-đơn vị nào muốn lãnh trách nhiệm thực hiện.
Suốt tuần qua, PACAF chuyển đề xuất lên chỉ huy không quân ở Lầu Năm Góc, và lãnh đạo này “chuyền” nó về lại nơi trình. Văn phòng báo chí Lầu Năm Góc cũng làm thế.
"Thể theo yêu cầu của chính phủ TQ"
Cuối cùng, người phát ngôn không quân thừa nhận việc C-17 tham gia Airshow China là “thể theo yêu cầu của chính phủ TQ”. Nhiều quan chức Mỹ nói khi cần đến sự nhượng bộ lẫn nhau, TQ chẳng bao giờ có sự nhân nhân nhượng nào.
Trung tá Christopher Karns, phụ trách truyền thông của không quân tại Lầu Năm Góc, cho biết nhiệm vụ tham gia của C-17 có liên quan công tác cứu hộ nhân đạo, và dẫn thống kê gần 70 % thiên tai của thế giới xảy ra tại châu Á.
“C-17 sẽ thực hiện nhiệm vụ xây dựng lòng tin và tăng cường quan hệ đối tác với TQ và các quốc gia châu Á- Thái Bình Dương. C-17 phát thông điệp khả năng của không quân Mỹ trong việc cung cấp các hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thiên tai tại khu vực châu Á và khắp thế giới”, ông nói.
Việc mượn cớ là một hoạt động nhân đạo để biện hộ cho kế hoạch tham gia Airshow China của C-17 tại TQ là nhằm “lách luật” Mỹ. Luật Quốc phòng Mỹ vào năm 2000 hạn chế tối đa việc chia sẻ-biểu diễn công nghệ quốc phòng với TQ.
Nhưng có một ngoại lệ: phải chia sẻ-trình diễn công nghệ quân sự khi liên quan hoạt động cứu trợ nhân đạo. Vì vậy, các quan chức lo ngại việc đưa C-17 đến Airshow China được che dấu bằng việc gắn nó vào hoạt động nhân đạo.
Cũng có nguy cơ chính trị trong việc đưa C-17 tham gia Airshow China, sau khi Mỹ phản đối Hàn Quốc tính đưa chiếc máy bay huấn luyện T-50 sản xuất bằng công nghệ của Mỹ ( dành cho chiếc F-16) đến cuộc triển lãm này.
Các quy định Mỹ không cho phép chia sẻ “công nghiệp đạn dược” hoặc quân sự cho các đồng minh. Hàn Quốc đã cáu vì bị cấm nên mối quan hệ đồng minh Mỹ-Hàn có thể xấu đi khi chiếc C-17 lại có mặt tại TQ.
Tuy nhiên, các quan chức Mỹ cho rằng ý tưởng gửi C-17 tham gia triển lãm đã được tính toán cẩn thận.
“Sau khi xem xét cẩn thận các tiêu chuẩn trong Quy định buôn bán vũ khí quốc tế và đánh giá cơ hội tăng cường các mối quan hệ với TQ, Bộ Ngoại giao và Văn Phòng Bộ trưởng quốc phòng đồng ý cho phép C-17 tham gia trình diễn", một quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết.
Trong quá khứ, khi một máy bay phản lực của Mỹ muốn đến TQ cần phải có sự chấp thuận của tổng thống Mỹ.
Nhưng bốn năm trước, Tổng thống Obama đã nới lỏng các lệnh trừng phạt đối với TQ, để đưa các máy bay C-130 “phi quân sự” vào lãnh thổ TQ để khắc phục sự cố tràn dầu. Riêng việc nạp nhiên liệu ở TQ cũng phải có cái gật đầu của Nhà Trắng.
---------------------------
Thuốc của Nhật Bản có thể đưa vào điều trị Ebola cuối 2014
Tập đoàn Fujifilm (Nhật Bản) cho biết, họ hy vọng rằng loại thuốc trị cúm Avigan sẽ nhận được sự chấp thuận của cơ quan chính phủ quốc tế để được đưa vào điều trị Ebola sớm nhất là vào cuối năm nay.
Trước đây, Fujifilm là một nhãn hiệu dụng cụ nhiếp ảnh nổi tiếng. Tuy nhiên,tập đoàn này đã xây dựng thêm hãng dược phẩm của mình thông qua một loạt các vụ sáp nhập và mua lại, khi công việc kinh doanh trong ngành nhiếp ảnh của hãng đang trên đà suy yếu.
Trong năm 2008, họ đã mua lại công ty dược phẩm Toyama, nơi đã bào chế ra loại thuốc Avigan được thử nghiệm trong cuộc chiến toàn cầu chống lại đại dịch Ebola.
Thuốc Avigan đã nhận được sự phê duyệt tại Nhật Bản hồi đầu năm nay để đưa vào sử dụng như một hình thức điều trị bệnh cúm mới. Nó cũng đã được sử dụng ở Pháp, Đức, Tây Ban Nha và Na Uy để điều trị cho bệnh nhân Ebola.
Fujifilm cho biết kho dự trữ thuốc Avigan của họ đủ để điều trị 20.000 cho bệnh nhân, và họ có đủ thành phần nguyên liệu để bào chế thuốc chữa trị cho 300.000 người.
Chủ tịch và Giám đốc điều hành của Fujifilm - ông Shigetaka Komori cho biết: "Cho đến nay, bốn bệnh nhân Ebola đã phục hồi sau khi được điều trị bằng loại thuốc này".
Trong tháng này, Pháp và Guinea đã lên kế hoạch xem xét việc tiến hành các thử nghiệm lâm sàng thuốc Avigan liều lượng 200 mg ở Guinea để điều trị Ebola.
Takatoshi Ishikawa, người đứng đầu mảng kinh doanh dược phẩm của công ty cho hay: “Nếu thuốc mang lại hiệu quả tích cực, loại thuốc này có khả năng sẽ được chấp thuận để đưa vào điều trị Ebola vào cuối năm nay”.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đang ở Bắc Kinh tham dự Hội nghị thượng đỉnh hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC), cho biết ông cam kết sẽ hỗ trợ công cuộc đấu tranh chống lại đại dịch Ebola.
"Ebola là một mối đe dọa hòa bình và ổn định quốc tế. Nhật Bản sẽ cung cấp thêm 100 triệu USD viện trợ, thêm vào sau cam kết hỗ trợ 40 triệu đô đã được công bố trước đó. Hơn nữa, Avigan đã được công bố là loại thuốc công hiệu được sản xuất bởi công ty dược phẩm Nhật Bản, vì vậy chúng tôi muốn đóng góp nhiều hơn trên mặt trận chống lại đại dịch".
Cổ phiếu của Fujifilm đã tăng thêm 3,2 phần trăm trong phiên giao dịch Tokyo ngày thứ Ba vào mức 3837 Yên, mức niêm yết cao nhất kể từ tháng 5 năm 2008.
Vào thứ Ba, công ty Fujifilm cho biết họ có kế hoạch chi 400-500 tỉ yên cho các thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) trong ba năm tới đây để tăng cường hoạt động trong mảng chăm sóc sức khỏe, bao gồm thiết bị y tế, thuốc và mỹ phẩm.
Công ty hy vọng sẽ đạt được lợi nhuận 220 tỉ Yên tính đến tháng 5-2017. Họ cũng hy vọng sẽ hoàn lại 200 tỷ yên cho các cổ đông thông qua các chương trình như việc tự mua lại cổ phiếu của công ty với trị giá lên đến 150 tỷ yên trong vòng 3 năm tới.
-------------------------
Người biểu tình Mexico phong tỏa sân bay quốc tế
Biểu tình bạo lực tiếp tục căng thẳng tại Mexico do người dân phẫn nộ trước vụ việc 43 sinh viên mất tích hồi tháng 9 đã bị giết hại dã man.
Ngày 11-11, tại thành phố Chilpancingo, thủ phủ bang Guerrero (Mexico), khoảng 1.000 người, dẫn đầu là liên đoàn giáo viên CETEG và các sinh viên đã xuống đường biểu tình. Họ phóng hỏa đốt tòa nhà trụ sở của Đảng Cách mạng thể chế (PRI) cầm quyền, lật đổ nhiều ô tô gần đó và đụng độ với lực lượng cảnh sát chống bạo động. 3 cảnh sát và 2 nhà báo đã bị thương khi người biểu tình ném đá vào phía cảnh sát. Trước đó một ngày, người dân thành phố Acapulco, bang Guerrero đã tuần hành tới sân bay quốc tế Acapulco và phong tỏa lối vào sân bay trong hơn 3 giờ đồng hồ.
Biểu tình diễn ra từ hôm 7-11 khi giới chức thông báo 43 sinh viên mất tích đã bị giết và thiêu hủy bởi tay sai băng đảng ma túy theo lệnh của cựu Thị trưởng thành phố Iguala, bang Guerrero. Theo điều tra, các sinh viên này đã đụng độ với cựu Thị trưởng vào ngày 26-9. Cảnh sát thành phố bắt giữ nhóm sinh viên và trao họ cho nhóm côn đồ thủ tiêu. 3 hung thủ bị bắt sau đó đã thừa nhận đốt xác nạn nhân ở một bãi rác rồi vứt xuống sông. Đêm 8-11, người thân của sinh viên thiệt mạng cùng đám đông phẫn nộ đã lao tới đốt cửa dinh thự của Tổng thống Enrique Pena Nieto.
Ngày 11-11, tại thành phố Chilpancingo, thủ phủ bang Guerrero (Mexico), khoảng 1.000 người, dẫn đầu là liên đoàn giáo viên CETEG và các sinh viên đã xuống đường biểu tình. Họ phóng hỏa đốt tòa nhà trụ sở của Đảng Cách mạng thể chế (PRI) cầm quyền, lật đổ nhiều ô tô gần đó và đụng độ với lực lượng cảnh sát chống bạo động. 3 cảnh sát và 2 nhà báo đã bị thương khi người biểu tình ném đá vào phía cảnh sát. Trước đó một ngày, người dân thành phố Acapulco, bang Guerrero đã tuần hành tới sân bay quốc tế Acapulco và phong tỏa lối vào sân bay trong hơn 3 giờ đồng hồ.
Biểu tình diễn ra từ hôm 7-11 khi giới chức thông báo 43 sinh viên mất tích đã bị giết và thiêu hủy bởi tay sai băng đảng ma túy theo lệnh của cựu Thị trưởng thành phố Iguala, bang Guerrero. Theo điều tra, các sinh viên này đã đụng độ với cựu Thị trưởng vào ngày 26-9. Cảnh sát thành phố bắt giữ nhóm sinh viên và trao họ cho nhóm côn đồ thủ tiêu. 3 hung thủ bị bắt sau đó đã thừa nhận đốt xác nạn nhân ở một bãi rác rồi vứt xuống sông. Đêm 8-11, người thân của sinh viên thiệt mạng cùng đám đông phẫn nộ đã lao tới đốt cửa dinh thự của Tổng thống Enrique Pena Nieto.
--------------------------