Bất chấp nỗ lực kêu gọi sự giúp đỡ từ cộng đồng quốc tế về việc bảo vệ các hiện vật cổ đại của chính phủ Iraq, các phần tử thánh chiến tiếp tục hủy diệt những công trình lịch sử trong thành phố 2.700 năm tuổi Khorsabad.
Các quan chức Iraq cho biết, họ đang ước tính những thiệt hại mà nhóm cực đoan gây ra tại Khorsabad, sau hàng loạt các cuộc tấn công vào các thành phố cổ Nineveh, Nimrud và Hatra.
Hôm 11-3, Thứ trưởng Bộ Du lịch và Cổ vật Iraq Qais Rasheed đã lên tiếng xác nhận thiệt hại to lớn mà IS gây ra tại Khorsabad những ngày gần đây. "Cướp bóc đã diễn ra, sau đó là tàn phá. Các bức tường thành phố bị san bằng, một số ngôi đền bị đập phá, hiện tại chúng tôi chưa thống kê được mức độ thiệt hại chính xác”.
Cũng như ở thành phố cổ Nimrud, các đồ tạo tác và chạm khắc ở Khorsabad đã được vận chuyển một phần đến Pháp, Đức , Anh và Mỹ trong thế kỷ 19. Hiện tại, ở các địa điểm cổ đại của Iraq chỉ còn các pho tượng bò có cánh và một số hiện vật khác.
Trong một cuộc họp với đại sứ nước ngoài của Liên Hợp Quốc, ông Rasheed đã đề nghị một phản ứng quốc tế mạnh mẽ hơn nhằm ngăn chặn nạn tàn phá nền văn hóa Iraq của tổ chức Nhà nước Hồi giáo IS. “Chúng tôi đề nghị cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các liên minh quốc tế hãy hành động, bởi mỗi ngày trôi qua, chúng tôi lại có một sự tổn thất mới”.
Ông Rasheed nói Iraq đã tìm kiếm sự giúp đỡ trong việc đưa các hiện vật bị cướp trở lại đất nước "Có rất nhiều hiện vật bị đánh cắp, hiện nó đang có mặt trong nhà đấu giá ở Mỹ và châu Âu. Các đoàn ngoại giao có thể đóng một vai trò trong việc giúp chúng quay trở lại đất nước. Trong Syria, Thổ Nhĩ Kỳ và Lebanon đang có những nhóm người đang tham gia vào việc buôn bán đồ cổ làm tăng lợi nhuận cho nhóm thánh chiến”.
Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS đã kiểm soát một dải đất rộng lớn ở Iraq và Syria, bao gồm một số kho báu khảo cổ giàu có nhất trên thế giới, nơi mà các đế chế cổ đại xây dựng kinh đô và phát triển nền văn minh Graeco-Roman rực rỡ.
Với ý niệm cho rằng “thần thánh là giả dối”, nhóm này đã phá hủy hệ thống di tích lịch sử đền, miếu, bản thảo và các bức tượng chạm khắc. Các quan chức nói rằng không chỉ tàn phá, mà các chiến binh còn cướp các hiện vật quý giá, bán ra chợ đen và coi nó là nguồn thu chính hiện giờ cho tổ chức.
Liên Hợp Quốc đã lên án hành động của IS như tội phạm chiến tranh tấn công vào những di sản chung của nhân loại. Tuy nhiên, sự phẫn nộ toàn cầu vẫn không làm chậm sự hủy hoại không tiếc tay của các chiến binh thánh chiến.
Trước tình hình đó, chính phủ Iraq đã đề nghị liên minh do Mỹ dẫn đầu tăng cường không kích chống lại phiến quân cực đoan, nhằm bảo vệ di sản đất nước.
Thực tế cho thấy, dẫu cho tiếng súng đã ngớt ở mặt trận miền Đông Ukraine thì cuộc đối đầu Nga- phương Tây vẫn chưa hề hạ nhiệt .
NATO kéo 6 tàu chiến ra Biển Đen, Nga cho chiến đấu cơ theo dõi
Reuters đưa tin, ngày 10/3, các nước thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương bao gồm Bulgaria, Romania, Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ, Canada, Đức và Italy bắt đầu cuộc tập trận hải quân trên khu vực Biển Đen, nơi gần với bán đảo Crimea đã sáp nhập vào Nga hồi cuối năm ngoái.
Cuộc tập trận này gồm có tàu khu trục trang bị tên lửa dẫn đường USS Vicksburg của Mỹ và các tàu chiến của 6 quốc gia còn lại.
Cuộc tập trận trên do Chuẩn đô đốc Hải quân Mỹ, Thiếu tướng Brad Williamson chỉ huy. Đài Tiếng nói nước Nga dẫn lời chỉ huy cuộc tập trận này nhấn mạnh, mục tiêu cuộc tập trận nhằm tăng cường khả năng sẵn sàng của hải quân các nước.
“Thông qua cuộc huấn luyện và các bài tập cùng với các nước đồng minh ở Biển Đen, chúng tôi đã chuẩn bị để đáp ứng bất cứ nhiệm vụ nào mà NATO yêu cầu đối với việc phòng thủ tập thể”, trang web của Bộ Tư lệnh Hải quân MARCOM dẫn lời ông Williamson cho biết.
Kể từ sau khi Crimea sáp nhập vào Nga, NATO đã tiến hành hàng loạt các cuộc diễn tập với các nước phía đông châu Âu nhằm trấn an các nước thành viên sau khi nổ ra cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Cuộc tập trận diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Nga và phương Tây liên quan đến cuộc khủng hoảng tại miền Đông Ukraine đang tiếp tục gia tăng. Thậm chí, phương Tây còn đang cân nhắc đến việc trừng phạt mạnh tay hơn đối với Nga.
Tất nhiên, Nga không “khoanh tay đứng nhìn” trước các cuộc tập trận rầm rộ này của NATO, nhất là khi việc tập trận lại diễn ra ở vùng biển địa chiến lược.
Hãng tin Nga Sputnik đưa tin, đáp lại cuộc tập trên của NATO, không quân Nga đã điều động các máy bay chiến đấu đa nhiệm Su-30 tối tân cùng với máy bay ném bom Su- 24 theo sát lực lượng NATO.
Trước đó, Bộ Ngoại giao Nga cũng đã lên tiếng cảnh báo, các cuộc tập trận của NATO trên khu vực Biển Đen là hành động khiêu khích. Thế nhưng, NATO đã bỏ qua những lời cảnh báo này.
Ria Novosti dẫn lời quan chức Nga cho biết, việc Nga cử chiến đấu cơ theo sát cuộc tập trận của NATO nhằm mục đích huấn luyện một tập trận giả định trong trường hợp bị tấn công trên biển.
“Cuộc tập trận giả định tạo điều kiện cho các phi công Nga có cơ hội học hỏi kinh nghiệm tác chiến và trinh sát đường không cả trong và ngoài phạm vi hệ thống phòng không”, vị quan chức Nga nói.
Được biết, trong cuộc tập trận phòng vệ giả định này, Moscow đặc biệt tập trung theo dõi hai chiến hạm gồm: tàu tuần dương tên lửa USS Vicksburg của Mỹ và tàu hộ vệ TCG Turgutreis của Thổ Nhĩ Kỳ. Đây là hai chiến hạm hoạt động tại khu vực phía nam Biển Đen.
Nguy cơ căng thẳng lan rộng trên khu vực Biển Đen
Sau một năm đầy bất ổn và biến động, căng thẳng ở miền Đông Ukraine vừa tạm lắng sau thỏa thuận hòa bình Minsk 2 thì Biển Đen lại có nguy cơ “dậy sóng”.
Thực tế cho thấy, dẫu cho tiếng súng đã ngớt ở mặt trận miền Đông Ukraine thì cuộc đối đầu Nga- phương Tây vẫn chưa hề hạ nhiệt .
Chỉ trong vòng một tháng, đã có 3 cuộc tập trận của NATO trên khu vực Biển Đen. Nga đã nhiều lần phản đối các cuộc tập trận này của NATO, nhưng tình hình không hề thay đổi.
Bởi thế, Nga đã phải cử chiến đấu cơ theo dõi nhất cử nhất động của NATO, lấy cớ là tổ chức một cuộc tập trận phòng vệ giả định, trong trường hợp bị tấn công từ phía khu vực này.
Đối với nước Nga, Biển Đen như là “mạn sườn” đặc biệt quan trọng. Cuộc sáp nhập Crimea vào Nga đã khiến vị thế chiến lược của Nga ở Biển Đen tăng lên đáng kể.
Biển Đen và căn cứ Sevastopol trên bán đảo Crimea của Nga là một sự bảo đảm cho an ninh biên giới phía Nam nước này. Đây cũng là nơi để Nga có thể hoạch định cho những kế hoạch trên Biển Đen và xa hơn là ra Địa Trung Hải.
Trên thực tế, Biển Đen cũng cửa ngõ duy nhất vào Nga mà không phải qua Ba Lan và các nước Bắc Âu khác. Còn cảng Sevastopol của Crimea chính là cảng tự nhiên tốt nhất tại Biển Đen, với một vịnh được che chắn, cảng nước sâu, và mặt nước không bao giờ đóng băng.
Trong tương lai, Nga còn có thể phát huy hơn nữa tiềm năng địa chính trị của bán đảo Crimea nói riêng và Biển Đen nói chung nhằm gia tăng, củng cố sức mạnh cho đất nước.
Một nơi có vị trí địa chiến lược như vậy, hẳn nhiên, Nga sẽ không bao giờ “khoanh tay đứng nhìn” khi NATO kéo tàu chiến vào tập trận rầm rộ và hàng loạt.
Vì Biển Đen gần với vùng Caucasus và nằm ngay dưới các khu vực sản xuất dầu Tatarstan và Bashkorostan của Nga, NATO vẫn luôn có tham vọng muốn kiểm soát được khu vực Biển Đen để từ đó kiểm soát được huyết mạch năng lượng của Nga.
Dự kiến, trong thời gian tới, ngoài những chuyến thăm thường xuyên hơn của các tàu chiến tới Biển Đen và các cuộc tập trận, NATO sẽ mở rộng hỗ trợ với các thành viên mới ở phía đông Âu như Romania, Bulgaria hay Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo Sputnik News, trong một diễn biến liên quan, ngày 10/3, trước cuộc tập trận phòng vệ giả định của Nga, NATO đã điều động chiến đấu cơ Eurofighter Typhoon ngày 10/3 xuất kích từ Italy chặn máy bay tiếp dầu Il-78 của Nga đang hoạt động tại khu vực biển Baltic.
Đây là lần thứ 7 trong vòng 30 ngày, các chiến đấu cơ được NATO điều động từ Italy để ngăn chặn các máy bay Nga. Nhiều nhà quan sát e ngại, tiếp sau mặt trận ở miền Đông Ukraine, Biển Đen sẽ là khu vực tiếp theo rơi vào thế giằng co Đông – Tây trong thời gian tới./.
------------------------