Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) ngày 13-10 đưa tin một nữ cảnh sát ở khu vực Tân Cương vừa bị đâm chết. Hiện nhà chức trách đang truy lùng hung thủ.
Trong bản tin trên website, CCTV cho biết "hai kẻ côn đồ" đi mô-tô đã dùng các vũ khí sắc nhọn tấn công và sát hại nữ cảnh sát. Một đồng nghiệp cô này nói lúc bị tấn công, cô đang mang thai 2 tháng.
Bản tin không nói nạn nhân là người thuộc sắc tộc nào, nhưng dựa theo tên cô thì nhiều khả năng cô là người Duy Ngô Nhĩ (một nhóm người Hồi giáo thiểu số ở Tân Cương), theo Reuters.
Vụ việc xảy ra gần một khu chợ ở huyện Pishan, tỉnh Hotan, chỉ hơn 2 tháng khi một lãnh tụ Hồi giáo người Duy Ngô Nhĩ thân chính phủ bị sát hại, cho thấy sự đối kháng đối với người Duy Ngô Nhĩ ở khu vực đang gia tăng. Hiện cảnh sát đang truy lùng hung thủ.
Trong hai năm qua, hàng trăm người đã bị giết chết trong các vụ bạo lực giữa người Duy Ngô Nhĩ thiểu số và người dân tộc Hán chiếm đa số tại Tân Cương. Riêng tháng 7 vừa qua, gần 100 người đã thiệt mạng trong các vụ đụng độ ở huyện Shache (nam Tân Cương).
Phía chính phủ Trung Quốc đổ lỗi tình trạng bất ổn ở Tân Cương cho "những kẻ khủng bố" có liên hệ với Phong trào Hồi giáo Đông Turkestan (ETIM) mà họ cho là có quan hệ với al-Qaeda.
Tuy nhiên, những người chỉ trích nói chính phủ Trung Quốc đã dùng ETIM làm cái cớ để áp đặt chính sách đàn áp người Duy Ngô Nhĩ, trong đó có hạn chế về hoạt động tôn giáo và cách ăn mặc.
Phía người Duy Ngô Nhĩ nói chính sự phân biệt đối xử việc làm và làn sóng di cư của công nhân người Hán mới là lý do làm gia tăng căng thẳng sắc tộc.
Theo Mirror, Cantlie nói rằng nhóm phiến quân IS "đang nóng lòng chờ" một cuộc chiến trên mặt đất với các nước phương Tây và cảnh báo nó không phải là một "cuộc phẫu thuật gọn gàng". Cũng trong đoạn video, Cantlie cho biết anh đang chờ đến lượt mình bị hành quyết.
Với thần sắc xanh xao và căng thẳng, Cantlie vẫn nói rõ: "Bất kỳ ai hy vọng về một cuộc phẫu thuật đẹp, sạch gọn mà tay không vấy bẩn là một điều cực kỳ đáng ngạc nhiên một khi nó xảy ra". Đoạn video được cho là ghi ngay sau khi tài xế Anh Alan Henning bị hành hình.
Các phiến quân IS còn công bố bài viết 2.000 từ của Cantlie trên tạp chí của tổ chức này là Dabiq.
"Bốn bạn tù của tôi đã bị IS hành hình theo cách đáng kinh sợ nhất sau khi chính phủ Anh và Mỹ rõ ràng đưa ra một quyết định chung là không thảo luận về các điều khoản để trả tự do cho chúng tôi. Và giờ, trừ khi có điều gì đó thay đổi rất nhanh và rất căn bản, tôi chờ đến lượt mình (bị hành quyết). Tôi đã chứng kiến khi James Foley, Steven Sotloff, David Haines và Alan Henning bước ra khỏi cửa, cứ hai tuần một người, từ ngày 18/8, biết rằng họ sẽ bị sát hại".
Cantlie miêu tả họ rất thân thiết khi bị giam chung, an ủi nhau và cùng cầu nguyện mỗi ngày, và giờ chỉ còn anh trong căn phòng tối. Gửi tới vợ, bạn bè, gia đình và truyền thông, Cantlie thúc giục họ gây áp lực với chính phủ Anh để thực hiện điều mà các nước châu Âu khác đã làm là trả tiền chuộc cho phiến quân IS, theo The Times.
Cuối bài báo, Cantlie bày tỏ không sợ hãi trước cái chết, anh đã sống trong điều kiện cầm tù trong một thời gian dài. "Nhưng nếu đó (cái chết) là điểm đến cuối cùng của mình, tôi muốn nhìn nó ở khía cạnh đây là một cuộc chiến công bằng và không phải là một thỏa hiệp giả dối".
Một số bạn của Cantlie và là chuyên gia về IS nói họ tin bài báo là do chính Cantlie viết. Olivier Guitta, một cố vấn về an ninh cho rằng cách viết và tâm trạng của người bị cầm tù hai năm cho thấy đó có thể là Cantlie. Gia đình anh cũng thúc giục chính phủ Mỹ và Anh thay đổi quan điểm, đối thoại với các phiến quân IS.
Nhà báo Anh Cantlie bị bắt cóc ở Syria vào tháng 7/2012. Trong video công bố hôm 29/9, Cantlie chỉ trích Mỹ về chiến lược không kích và hỗ trợ các lực lượng bộ binh chống lại nhóm cực đoan. Cha Cantlie hôm 3/10 khẩn cầu IS trả tự do cho con trai, sau khi phiến quân chặt đầu tài xế Anh Alan Henning.
Cuối tuần qua, sau 5 năm kết thúc hoạt động quân sự tại Iraq, Anh điều 12 huấn luyện viên của quân đội đến Erbil, Iraq để giúp lực lượng người Kurd sử dụng súng máy chống lại các phiến quân IS.
-------------------------
Thủ tướng Australia sẽ truy vấn Putin về thảm kịch MH17
Thủ tướng Australia Tony Abbott hôm nay cho biết ông sẽ truy vấn Tổng thống Nga Vladimir Putin về vụ rơi máy bay MH17 tại cuộc họp thượng đỉnh G20 sắp tới.
"Tôi sẽ đối chất đến cùng với ông Putin. Tôi sẽ nói rằng các công dân Australia bị sát hại và chính các phiến quân (miền đông Ukraine) được Nga hỗ trợ đã làm điều đó", Reuters dẫn lời ông Abbott cho biết khi đề cập tới cuộc họp thượng đỉnh của G20 tại Brisbane tháng tới.
Các cáo buộc chiếc máy bay MH17 bị các phiến quân thân Nga bắn rơi gây nên làn sóng ở Australia, đề nghị chính phủ cấm ông Putin tham dự cuộc họp với các lãnh đạo các nền kinh tế lớn thế giới. Ông Abbott cho hay riêng Australia không có quyền thực hiện điều đó, nhưng hứa sẽ buộc ông Putin trao đổi thẳng thắn về vấn đề này.
Ông Abbott được coi là lãnh đạo lên tiếng chỉ trích các phiến quân miền đông Ukraine nặng nề nhất, khi phe ly khai này bị phương Tây cáo buộc dùng tên lửa bắn hạ chiếc máy bay dân sự MH17. Thủ tướng Australia còn cho rằng các phiến quân can thiệp hiện trường trước khi cho phép các điều tra viên quốc tế tiếp cận.
Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte cuối tuần qua nói ông rất giận dữ khi các nhà điều tra của nước này không thể hoàn thành công việc ở khu vực xảy ra tai nạn do chiến sự giữa các phiến quân và quân đội Ukraine vẫn tiếp diễn. Hà Lan có tới 193 công dân thiệt mạng trong thảm họa.
Chiếc Boeing mang số hiệu MH17 của Malaysia bị bắn rơi khi đang bay qua miền đông Ukraine ngày 17/7, toàn bộ 298 người trên khoang thiệt mạng. Trong đó có 28 người là công dân Australia. Đầu tháng 8, Australia tổ chức quốc tang cho các nạn nhân xấu số.