Sáng 13-10, ông Nguyễn Hữu Lập, giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Bến Tre, cho biết UBND tỉnh Bến Tre vừa ra thông báo chiêu mộ những người có năng lực để ứng tuyển vào chức danh phó chánh Thanh tra tỉnh và phó giám đốc Sở Khoa học và công nghệ.
Đây là lần thứ hai tỉnh Bến Tre tổ chức thi tuyển lãnh đạo. Kỳ thi tuyển chức danh phó giám đốc Sở NN&PTNT trước đã tạo niềm tin cũng như sự phấn khởi trong việc tuyển chọn người tài giữ những vị trí quan trọng của tỉnh.
Cụ thể đối tượng tham gia ứng tuyển là cán bộ, công chức, viên chức nằm trong quy hoạch hai chức danh trên hoặc tương đương. Nếu ở cấp huyện thì nằm trong quy hoạch chức danh lãnh đạo huyện.
UBND tỉnh cũng chỉ đạo các cơ quan liên quan tạo điều kiện cho những ứng cử viên tham gia thi tuyển. Dự kiến kỳ thi sẽ tổ chức tháng 11-2014, bao gồm phần thi viết chương trình hành động, thi thuyết trình và trả lời câu hỏi vấn đáp.
Theo ông Lập, người ứng tuyển có cơ hội thể hiện tài năng của mình để hội đồng thi tuyển chọn. Việc đó tạo tâm lý tốt khi họ được chọn làm lãnh đạo, ngược lại những người chưa được chọn cũng không buồn phiền gì. Đó là cơ hội để những ứng cử viên học hỏi lẫn nhau, tự rút kinh nghiệm bổ sung kiến thức cho bản thân.
Khu vực gần hồ thủy điện Đồng Nai 2 (thuộc xã Liên Hà, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng) bỗng nhiên nứt đất và sụt lún, uy hiếp nhà dân, gây thiệt hại hàng chục hecta hoa màu, cây công nghiệp
Mấy ngày qua, người dân xã Liên Hà luôn sống trong sợ hãi; nhiều hộ không còn nhà để ở, phải tá túc người thân.
Bỗng nhiên mất nhà
Tại xã Liên Hà, gia đình ông K’Briêu (50 tuổi, thôn Hà Lâm) đã mấy tuần qua không còn dám ngủ trong căn nhà của mình. Năm thành viên của gia đình phải ngủ nhờ nhà người thân. Hiện đồ đạc trong nhà đã được ông K’Briêu đưa đến chỗ khác gửi. Ngày 12-10, vết nứt rộng toác trên mặt đất đã đâm thẳng vào căn nhà kiên cố của gia đình ông. Nhìn căn nhà sắp sập do đất nứt, ông K’Briêu rầu rĩ: “Sắp vĩnh biệt mày rồi, thời gian sập đổ chỉ còn tính bằng giờ”.
Cách đó không xa, căn nhà của bà Hoàng Thị Lợi (52 tuổi) đã phải chấm dứt “sứ mệnh” của mình. Ngày 9-10, căn nhà rộng khoảng 80 m2 của gia đình bà sập đổ hoàn toàn do đất nứt chạy thẳng vào giữa. Bà Lợi cho biết sau khi thấy vết nứt đến chân móng nhà, gia đình đã nghỉ đến việc không lành nên cho con cái di chuyển đồ đạc đến nhà người quen. Mất nhà, gia đình bà Lợi đang phải sống trong cảnh lay lắt trong lúc tìm đất cất nhà mới.
Ngoài gia đình ông K’Briêu, bà Lợi, tại 2 thôn Hà Lâm và Sình Công, còn hơn chục hộ khác cùng cảnh ngộ.
Trong khi đó, bên kia hồ thủy điện Đồng Nai 2, người dân thôn Gia Bắc, xã Tân Nghĩa cũng đang phải sống trong hoang mang như người dân xã Liên Hà. Hiểm họa mặt đất “há miệng” nuốt nhà dân, gây hư hại hàng chục hecta hoa màu đang cận kề. Chị Nguyễn Thị Thảo- thôn Gia Bắc, buồn bã nhìn rẫy cà phê năm thứ tư đang xơ xác vì bị bong rễ - cho biết gần 1 ha cà phê là nguồn sinh sống duy nhất của gia đình, doanh thu mỗi năm hàng trăm triệu đồng, nay đứng trước nguy cơ thất thu vì héo lá, rụng quả. Hiện gia đình chị chưa biết làm gì để sống khi đất đai có thể không còn canh tác được nữa.
Cả quả đồi biến dạng
Ở khu vực hồ thủy điện Đồng Nai 2, cách đây vài tháng, những quả đồi chuyên canh cà phê rộng hơn 50 ha thuộc thôn Hà Lâm xanh mơn mởn, là nguồn thu nhập chính của hàng chục gia đình. Cuộc sống thanh bình, trù phú của vùng đất này bị phá vỡ cách đây gần 2 tháng. Ông K’Briêu bùi ngùi kể lại giữa tháng 8-2014, trong lúc chăm sóc cây cà phê, người dân địa phương phát hiện những vết đất trượt, nứt bất thường. Sau đó, những cây cà phê tươi tốt bắt đầu héo lá, rụng quả. Vết đất nứt xuất hiện ngày càng nhiều. Chỉ ít ngày sau, cả quả đồi trồng cà phê kéo dài xuống phía thung lũng, cách hồ thủy điện Đồng Nai 2 chỉ vài trăm mét, bị biến dạng hoàn toàn bởi những vết nứt và trượt đất. Có những vết nứt dài tới 2 km, nhiều đoạn trượt đất rộng từ 2-5 m mang theo một khối lượng đất bùn khổng lồ đổ ập lên những rẫy cà phê, ngô... chôn vùi mọi thứ xuống lòng đất. Đến nay, trên 50 ha cây trồng của người dân đã bị thiệt hại.
Ông Nguyễn Văn Long, trưởng thôn Hà Lâm, cho biết sau một thời gian tạm ổn định, gần đây, sự cố nứt và trượt đất lại bùng phát mạnh hơn khiến người dân địa phương hết sức hoang mang. Hiện có khoảng 40 gia đình bị ảnh hưởng bởi sự cố bất thường này, trong đó nhiều căn nhà đang đứng trước nguy cơ sập đổ bất cứ lúc nào.
Địa điểm xảy ra nứt và trượt đất gần khu vực hồ thủy điện Đồng Nai 2 (thuộc địa phận 2 huyện Di Linh và Lâm Hà) do Công ty CP Thủy điện Trung Nam làm chủ đầu tư. Nhiều người dân khẳng định từ tháng 10-2013, sau khi thủy điện Đồng Nai 2 tích nước lần đầu, nhiều vết đất nứt khoảng 30 cm đã xuất hiện. Sau đó, người dân trong vùng đã báo cáo vụ việc lên UBND xã Liên Hà. Cách đây 1 tháng, lãnh đạo xã Liên Hà đã đến hiện trường kiểm tra. Ông Nguyễn Đức Tài, Phó Chủ tịch UBND huyện Lâm Hà, cho biết đã chỉ đạo chính quyền cơ sở bám sát vụ nứt và trượt đất, báo cáo kịp thời lên huyện. UBND huyện Lâm Hà cho rằng chưa thể xác định nguyên nhân dẫn đến sự cố bất thường này và phải chờ các nhà khoa học đánh giá.
Mù mờ nguyên nhân
Thực tế, quanh hồ thủy điện Đồng Nai 2 đã xảy ra trượt và nứt đất từ cuối năm 2013 tại xã Tân Nghĩa, huyện Di Linh, gây thiệt hại nặng nề cho người dân địa phương. Thế nhưng, đến nay chính quyền và cơ quan chức năng địa phương vẫn cứ “mù mờ”, chưa xác định được nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Trong khi đó, về cảm quan, người dân quả quyết do hồ thủy điện Đồng Nai 2 tích nước gây ra.