Tin thế giới sớm 13-02-2015: Sự thật về tàu sân bay Trung Quốc - Putin thông báo về lệnh ngừng bắn tại đông Ukraine sau đàm phán 4 bên

  • Cập nhật : 13/02/2015
Sự thật về tàu sân bay Trung Quốc
Theo tờ The Diplomat đưa tin, những thông tin “thổi phồng” xoay quanh tàu sân bay Trung Quốc đã không tương xứng với ngân sách chi tiêu của Lực lượng Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLAN). 
 
Theo các báo cáo, Trung Quốc hiện đang cho đóng hai chiếc tàu sân bay nhằm tăng tổng số tàu của nước này lên bốn chiếc, và có khả năng sẽ bổ sung thêm một chiếc tàu sân bay trực thăng lớp mới phục vụ cho cuộc công kích đổ bộ.
 
Đây là một sự cải tiến cần thiết cho một đất nước giàu có và có vị thế trên quốc tế như Trung Quốc. Đối với chính phủ, việc làm này đóng vai trò là một phần của chiến dịch công nghệ - dân tộc chủ nghĩa với mục đích làm cho cộng đồng quốc tế biết đến Trung Quốc như một quốc gia đang vươn lên đến quyền lực tầm cao nhất trên trường quốc tế.

Thách thức phải đối mặt
 
Nước này đang cho thấy, họ có thể thực hiện bất cứ điều gì mà các cường quốc khác đã từng làm: đáp máy bay phản lực trên một chiếc tàu sân bay, đưa cỗ xe do thám lên mặt trăng, và thậm chí có thể đưa người lên không gian. Đây chính là kỉ nguyên của các thành tựu vô cùng ấn tượng và đầy cảm hứng của Trung Quốc.
 
Thế nhưng thách thức mà Trung Quốc đang phải đối mặt đó là nước này đã tiến hành “mô phỏng” lại các phát minh từ nhiều thập kỉ trước (năm 2003, Trung Quốc mới đưa người lên mặt trăng và thêm 2 thập kỉ nữa nước này mới đuổi kịp kĩ thuật đáp máy bay phản lực lên tàu sân bay).
 
Khi Trung Quốc đưa được người lên mặt trăng, thì nước này đã chậm hơn Mỹ đến 5 thập kỉ. Và dĩ nhiên trong khoảng thời gian 4 đến 6 thập kỉ trở lại đây, Mỹ và các quốc gia khác đã không ngừng cải tiến công nghệ. 
 
Vì vậy, ta không thể vội vàng quy kết rằng sự sao chép các thành tựu công nghệ là một giải pháp hay cho người Trung Quốc.
 
Đã có các cuộc tranh luận trên trang báo The Diplomat về những tham vọng bành trướng của Trung Quốc trong lĩnh vực lãnh hải và về giá trị đương thời của tàu sân bay trong lực lượng hải quân nước này nói chung.
 
Đáng chú ý nhất là bài viết của phóng viên Harry Kazianis với tiêu đề “Tại sao thờ ơ với tàu sân bay Trung Quốc” (đăng ngày 28 – 1 – 2014) đã cho rằng: “Có rất nhiều vũ khí hạng nặng của Trung Quốc có khả năng đe dọa tới cương vị đứng đầu Thái Bình Dương của Mỹ - tuy nhiên tàu sân bay lại không phải là một trong số đó".
 
Song, một ý kiến khác phản bác cho rằng vũ khí hạng nặng của Trung Quốc không thể nào thách thức được Mỹ. Công nghệ tiên tiến là một chuyện, nhưng mục đích và các đồng minh của một quốc gia là những yếu tố khác cũng cần phải xem xét.
 
Sự thật là, các nhà lãnh đạo Trung Quốc không hề có những suy tính hay dự định gì về chi tiêu cho những vấn đề này, do đó việc Trung Quốc thách thức cương vị đứng đầu về sức mạnh hải quân của Mỹ ở Thái Bình Dương là hầu như không thể.
 
Phóng viên của The Diplomat cũng đã đặt vấn đề với suy đoán cho rằng Trung Quốc xây dựng cơ sở hải quân ở Ấn Độ Dương. Điều đó cũng có thể xảy ra, nhưng sẽ không giúp ích được gì cho kế hoạch tương lai gần của các nhà lãnh đạo. Vì sao họ phải cần đến các cơ sở hải quân ở nước ngoài?
 
Trước tiên hãy nhìn vào hai chiếc tàu sân bay mới. Nhà báo Robert Ruble thuộc hãng tin Naval War College Review đã có một phát biểu rất chuẩn xác về tàu sân bay hay các vấn đề liên quan như sau: “Lập luận ủng hộ hay chống đối lại các tàu sân bay đều nằm trong vai trò học thuyết của chúng.”
 
Học thuyết của Trung Quốc về vai trò của tàu sân bay là gì? Một trong những nguồn tin có thẩm quyền nhất, cuốn Sách trắng Quốc phòng phát hành hai năm một lần mới nhất (2013) của Trung Quốc, đã chỉ ra:
 
Thứ nhất, sự phát triển tàu sân bay của Trung Quốc có tác động sâu sắc đến việc xây dựng lực lượng Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc vững vàng và đảm bảo an ninh hàng hải.
 
Thứ hai, đây là một chiến lược phát triển quan trọng mang tầm vóc quốc gia nhằm củng cố sức mạnh hàng hải của Trung Quốc.
 
Thứ ba, lợi ích từ bên ngoài đã trở thành thành phần thiết yếu trong lợi ích quốc gia của Trung Quốc. Các vấn đề an ninh đang trở nên nổi bật, bao gồm có các lĩnh vực năng lượng và tài nguyên ở nước ngoài, tuyến liên thông chiến thuật trên biển (SLOCs), cư dân và pháp nhân Trung Quốc sống tại nước ngoài.”
Nếu phân tích kỹ lưỡng về vị thế học thuyết của Trung Quốc trong việc bảo vệ tuyến liên thông trên biển, có thể thấy việc bảo vệ tuyến này là nhiệm vụ đa quốc gia, không chỉ riêng của Trung Quốc.
 
Một chiếc tàu sân bay sẽ chỉ hữu dụng trong một vài tình huống cứu hộ cư dân Trung Quốc sống tại nước ngoài, nhưng những trường hợp như vậy sẽ rất hiếm.
 
Thế nên nếu như chúng ta đọc cuốn Sách trắng để tìm kiếm lý lẽ biện minh cho lợi ích của tàu sân bay, thì đó chính là lập luận nổi tiếng mà nước này hay sử dụng: “Xây dựng một lực lượng Hải quân Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc hùng mạnh.” . Từ “chủ quyền” hay sự ủy nhiệm các vấn đề liên quan đến Đài Loan, đều không xuất hiện trong lời tuyên bố ngắn gọn về tàu sân bay này.
 
Có ý kiến ủng hộ quan điểm của Ronald O’Rourke, một nhà phân tích hàng đầu về lĩnh vực hải quân Trung Quốc làm việc tại cơ quan nghiên cứu Quốc hội, đưa ra vào tháng 12 năm ngoái rằng: “Mặc dù các tàu sân bay sẽ có giá trị đối với Trung Quốc trong các cuộc xung đột liên quan đến Đài Loan nhưng đó lại không phải là những giá trị then chốt trong hoàn cảnh đó bởi lẽ Đài Loan nằm trong phạm vi của máy bay có căn cứ mặt đất tại Trung Quốc.
 
Hầu hết những nhà quan sát tin rằng, Trung Quốc sở hữu tàu ngầm là để sử dụng trong các hoạt động khác nhằm biểu trưng cho vị thế quyền lực hàng đầu trong khu vực và trên thế giới của Trung Quốc.”
 
Giấc mộng trở nên mờ nhạt
 
Trên thực tế, Trung Quốc vẫn đang tiến hành đánh giá vai trò chiến đấu của các tàu sân bay, theo tuyên bố của chỉ huy lực lượng Hải quân Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc Wu Shengli, ngày 12 – 9 – 2013.
 
Ông dự đoán rằng sẽ phải mất vài năm để kiểm tra và đánh giá vai trò chiến đấu của các tàu sân bay nói trên, mặc dù lực lượng đang trong giai đoạn đầu xây dựng hai chiếc tàu sân bay mới, và lên kế hoạch đóng bốn chiếc tàu sân bay cỡ lớn cho một đơn vị lớp tàu chưa được phác thảo hoàn chỉnh.
 
O’Rourke cho rằng những chiếc tàu sân bay có thể được sử dụng để triển khai quyền lực. Và nếu ý của O’Rourke muốn nói rằng Trung Quốc can thiệp chính trị vào các khủng hoảng ở xa có lợi cho chiến lược quốc gia, lí do chính mà Mỹ tậu tàu sân bay và vì sao Liên bang Xô-viết lại muốn có chúng, thì kết luận đó lại có vấn đề.
 
Trung Quốc không hề có học thuyết quân sự nào mô tả những cuộc triển khai quyền lực giúp ích cho lợi ích quốc gia. Quy mô ước lượng của hải quân Trung Quốc trong 2 thập kỉ tới sẽ không cho phép thực thi.
 
Hơn nữa, Trung Quốc có một học thuyết chính trị phát biểu nước này sẽ không có các hành động can thiệp như trên. Học giả Johan Lagerkvist đã đúng khi chỉ ra rằng Trung Quốc đang trở nên khoan dung hơn khi tham gia vào các cuộc can thiệp nhân đạo dưới sự cho phép của Liên Hợp Quốc và chấp nhận hi sinh khẳng định chủ quyền tuyệt đối trong những trường hợp đó.
 
Nhưng điều này không giống với việc can thiệp chính trị hay triển khai quyền lực theo kiểu Mỹ kể từ khi tàu sân bay được đưa vào phục vụ trong quân đội.
 
Ngân sách quân đội dành cho việc phát triển các khả năng quân sự cao hơn bảo vệ quốc phòng đối với chủ tịch Tập Cận Bình đã không còn quan trọng so với các nhà lãnh đạo thế hệ trước.
 
Trong điều kiện tốc độ phát triển kinh tế quốc gia bị thụt lùi, chủ tịch Tập Cận Bình muốn tập trung nhiều hơn cho các chương trình không gian của quân đội Trung Quốc vì tác động của chúng đối với chiến tranh tin học.
 
Ông đã cho cắt giảm các hệ thống quy ước và nhân sự để dành cho việc mở rộng tiềm năng tin học. Trong hoàn cảnh tấn công khủng bố bên trong Trung Quốc ngày càng gia tăng, chủ tịch nước sẽ đặt vấn đề an ninh nội bộ lên trên hết. Chủ tịch nước Tập Cận Bình và bộ chính trị sẽ chỉ ủng hộ phát triển tàu sân bay trong thời gian này.
 
Tuy nhiên, khi các ưu tiên ngân sách thay đổi và công nghệ mới được phát triển, đặc biệt là về không gian và chế tạo robot, thì Trung Quốc tất yếu sẽ hạn chế số lượng tàu sân bay xuống còn hai chiếc, thay vì bốn.
 
Vào năm 2014, tình hình quan hệ dân quân ở Trung Quốc (giữa Đảng và thủ lĩnh quân đội) trở nên xấu nhất kể từ năm 1971, với vụ việc một cựu phó chủ tịch Uỷ ban quân đội bị kết án phạm tội và việc chủ tịch nước Tập Cận Bình cắt các khoản thưởng của từng cá nhân trong Hải quân Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc.
 
Ngân sách quân đội dưới quyền chủ tịch nướcTập Cận Bình đang bước vào một giai đoạn mới, và những “giấc mộng” triển khai quyền lực hùng mạnh bằng lực lượng tàu sân bay của hải quân Trung Quốc đã trở nên mờ nhạt.
---------------------

 Putin thông báo về lệnh ngừng bắn tại đông Ukraine sau đàm phán 4 bên

Tổng thống Nga ngày 12/2 thông báo các bên đã đạt được một thỏa thuận ngừng bắn tại đông Ukraine, sẽ có hiệu lực từ ngày 15/2, sau cuộc đàm phán 4 bên kéo dài nhiều giờ liên tục với Ukraine, Đức và Pháp tại Minsk, Belarus.
 
“Chúng tôi đã đạt được đồng thuận trong một số điểm chính”, hãng tin BBC dẫn lời Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 12/2. Ông Putin cho hay lãnh đạo 4 nước tham dự cuộc gặp thượng đỉnh tại Minsk, bắt đầu từ tối qua và kéo dài tới hôm nay, đã nhất trí một thỏa thuận ngừng bắn có hiệu lực từ ngày 15/2.
 
Thỏa thuận cũng bao gồm việc Ukraine và phe ly khai rút vũ khí hạng nặng ra khỏi giới tuyến tại vùng chiến sự tại đông Ukraine. Tuy nhiên, Tổng thống Nga cho biết hiện Kiev vẫn không sẵn sàng đàm phán trực tiếp với phe ly khai tại miền đông.
 
Tổng thống Pháp Hollande và người đồng cấp Ukraine cho biết các lãnh đạo của phe ly khai tại đông Ukraine đã ký thỏa thuận ngừng bắn nhằm thay thế thỏa thuận đạt được hồi tháng 9 năm ngoái tại thủ đô Minsk của Belarus nhưng hầu như không được tuân thủ.
 
Hãng tin AFP đưa tin phe ly khai và chính phủ Kiev đã ký vào một bản đồ để thi hành thỏa thuận đình chiến nêu trên.
 
Tổng thống Pháp Francois Hollande nhận định thỏa thuận ngừng bắn đạt được tại Minsk ngày hôm nay đã “thực sự tạo ra hy vọng” cho cuộc khủng hoảng Ukraine, dù nó chưa được thi hành.
 
AFP dẫn lời Tổng thống Pháp cho biết vẫn còn rất nhiều việc cần làm để giải quyết khủng hoảng Ukraine nhưng thỏa thuận hôm nay mở ra một cánh cửa để cải thiện tình hình.
 
Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier nói ông hoan nghênh thỏa thuận nhưng không quá vui mừng. Ông nhận định đây là bước đi rất cần thiết để chấm dứt bạo lực và hướng tới giải pháp chính trị.
 
Theo ngoại trưởng Đức, cuộc hội đàm 4 bên đã diễn ra rất căng thẳng. Ông hy vọng hai bên xung đột tại đông Ukraine trong những ngày sắp tới sẽ không có bất kỳ động thái nào cản trở hay gây khó khăn cho thỏa thuận ngừng bắn.
 
Trong khi đó, Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết thỏa thuận đạt được ngày 12/2 không phải là “một giải pháp toàn diện” hay một “bước đột phá”.
 
Theo AFP, Thủ tướng Đức Angela Merkel ngày 12/2 nói bà coi đây là một “tia hy vọng” cho cuộc khủng hoảng đông Ukraine nhưng “không có ảo tưởng gì” về thỏa thuận đình chiến đạt được sau cuộc hội đàm kéo dài suốt 14 tiếng này.
 
Bà Merkel cũng khẳng định nhiều khó khăn vẫn đang tồn tại, cản trở xung đột đã kéo dài 10 tháng tại quốc gia đông Âu từng thuộc liên bang Xô Viết này.
 
Một trong những điểm gây bất đồng giữa các bên hội đàm ngày 12/2 về quyền kiểm soát 400 km đường biên giới giữa Nga và khu vực Ukraine bị phe ly khai kiểm soát. Khu vực trên hoàn toàn nằm dưới sự kiểm soát của 2 bên này mà theo Kiev là tuyến đường được sử dụng để tiếp tế cho phe ly khai dù Mátxcơva vẫn phủ nhận.
 
Bên cạnh đó, vấn đề diện tích lãnh thổ quân ly khai đang nắm giữ cũng là một điểm mà mỗi bên có lập trường khác nhau. Chính phủ Kiev muốn xác định một đường ranh giới dựa trên thỏa thuận ngừng bắn ký ngày 5/9 năm ngoái trong khi phe ly khai muốn thảo ra một thỏa thuận mới phản ánh những thắng lợi của họ khi đẩy lui quân chính phủ và lính tình nguyện Ukraine trong vài tuần gần đây.
 
Từ khi bùng nổ hồi tháng 4 năm ngoái đến nay, cuộc khủng hoảng Ukraine đã cướp đi hơn 5.350 sinh mạng. Thỏa thuận ngừng bắn nêu trên dù còn những hạn chế nhất định nhưng đã mở ra một tín hiệu lạc quan cho khu vực chiến sự leo thang này.
-----------------------
 Lầu Năm Góc điều 12 chiến đấu cơ và 300 phi công tới Đức
Lực lượng không quân Mỹ đã điều động 12 chiến đấu cơ “Thần Sấm” II và khoảng 300 phi công đến Đức để tham gia một cuộc tập trận của các thành viên NATO tại Tây Âu khi căng thẳng về vấn đề Ukraine chưa có dấu hiệu khả quan.
 
Theo hãng tin RT, 12 chiến đấu cơ từ thời kỳ Chiến tranh Lạnh, mang tên A-10 “Thần Sấm” II (hay còn gọi là “Lợn lòi” vì hình dáng đặc biệt của nó), hôm 9/2 đã rời căn cứ Không quân Davis-Monthan tại Mỹ để đến căn cứ Spandahlem (Đức) để tham gia cuộc tập trận mang tên "Giải pháp Đại Tây Dương".
 
Trên trang military.com, Trung tá Christopher Karns, người phát ngôn của Lực lượng Không quân tại Lầu Năm Góc, cho biết các chiến đấu cơ sẽ được “tiếp tục triển khai” đến nhiều địa điểm thuộc các quốc gia NATO ở Tây Âu, nơi các đơn vị sẽ tham gia huấn luyện với các lực lượng đồng minh để “tăng cường khả năng tương tác trong chiến đấu, đồng thời thể hiện cam kết của  Mỹ về an ninh và ổn định ở châu Âu”.
 
Việc Mỹ triển khai các chiến đấu cơ diễn ra trong bối cảnh Hạ viện đang xem xét phê duyệt khoản hỗ trợ quân sự trị giá 1 tỷ USD cho Ukraine đến năm 2017. Nếu được phê duyệt, gói viện trợ này sẽ cho phép Lầu Năm Góc cung cấp “trang thiết bị huấn luyện, vũ khí sát thương, hỗ trợ hậu cần và các dịch vụ khác” cho Kiev. Theo những người đã thảo ra dự luật này, nó sẽ giúp Ukraine “bảo vệ chủ quyền lãnh thổ chống lại những kẻ gây hấn nước ngoài và chống lại các phiến quân thân Nga”.
 
Hôm 10/2, Nga cho rằng các kế hoạch cung cấp vũ khí cho Kiev của Washington sẽ chỉ khiến tình hình Ukraine bất ổn hơn. Trong khi đó, phương Tây vẫn tiếp tục cáo buộc Nga hỗ trợ quân ly khai. Mátxcơva luôn phủ nhận các cáo buộc này.
 
Ngày 11/2, hội nghị hòa bình 4 bên về Ukraine đã diễn ra tại thủ đô Minsk (Belarus), với sự tham gia của Nga, Ukraine, Pháp và Đức. Tuy nhiên, hội nghị đã phải kéo dài thêm một ngày vì các bên chưa thể đi tới thống nhất về giải pháp chấm dứt xung đột đẫm máu kéo dài hơn 10 tháng qua ở miền đông Ukraine.
---------------------
Con gái Chủ tịch Korean Air ngồi tù một năm vì gây gián đoạn chuyến bay
Một tòa án Hàn Quốc hôm nay đã tuyên án con gái Chủ tịch hãng hàng không Korean Air 1 năm tù với tội danh vi phạm luật hàng không, sau khi cô gây gián đoạn một chuyến bay quốc tế chỉ vì tức giận cách một tiếp viên phục vụ hạt mắc ca cho cô.
 
Theo hãng tin BBC, Cho Hyun-ah, phó tổng giám đốc phụ trách mảng dịch vụ của hãng hàng không Korean Air và là con gái Chủ tịch hãng này, đã bị phạt tù 1 năm vì tội vi phạm luật hàng không. Trước đó, các báo đưa tin, cô Cho có thể phải đối mặt với mức án phạt cao nhất lên tới 10 năm tù.
 
Vụ bê bối khiến cô Cho phải ngồi tù xảy ra hôm 5/12, trên một chuyến bay của hãng hàng không Korean Air từ sân bay John F. Kenedy, New York về Seoul. Khi máy bay chuẩn bị cất cánh, Cho đã gọi một gói hạt mắc ca, và được một tiếp viên mang tới, nhưng không đổ sẵn ra đĩa.
 
Cho đã nổi giận vì nghĩ rằng mình bị coi thường. Cô đã buộc máy bay phải quay trở lại nhà ga dù đang chuẩn bị cất cánh, chỉ để đuổi tiếp viên xuống máy bay. Vì thế, chuyến bay quốc tế đã về tới Seoul trễ mất 11 phút.
 
Các hãng truyền thông trong nước và quốc tế gọi đây là vụ việc “hạt mắc-ca nổi giận”, còn Cho Hyun-ah được nhắc đến là “công chúa hư”. Vụ bê bối trên đã khiến “công chúa hư” Cho Hyun-ah buộc phải từ chức khỏi vị trí phó tổng giám đốc phụ trách mảng dịch vụ  của hãng Korean Air, đồng thời hứng chịu “búa rìu” dư luận.
 
Cách hành xử của Cho đã thổi bùng sự giận dữ trong công chúng Hàn Quốc, vốn từ lâu bất bình bởi cho rằng các gia đình tài phiệt sở hữu những tập đoàn lớn (Chaebol) tại nước này đã kiểm soát nhiều mặt của đời sống kinh tế.
 
Văn phòng công tố quận Tây Seoul tháng trước đã tuyên bố “vụ việc chưa từng xảy ra này đã làm xói mòn niềm tin vào hãng hàng không Korean Air và hủy hoại hình ảnh của đất nước Hàn Quốc với bạn bè quốc tế”.
-----------------------

Tin Phap Luat Tin Phap LuatTổng hợp

Trở về

Bài cùng chuyên mục

Văn phòng luật

Danh sách luật

Danh sách đầy đủ >>

Liên hệ quảng cáo: 0983 006 168

Thiết kế web nhanh

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal giá rẻ, chuẩn SEO, chất lượng cao

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Tin kinh tế 

Tin kinh tế, giao thương, khuyến mãi, quảng bá sản phẩm,trang vàng doanh nghiệp,...

www.tinkinhte.com

Quảng cáo: 098 300 6168

Tin sức khỏe

Hệ thống mạng vì sức khỏe cộng đồng với hơn 300 kênh đang được phát triển

www.tinsuckhoe.com

Hợp tác: 090 620 7650

tinkhoahoc.com- Ads demo

Tin pháp luật

Tin pháp luật, văn bản luật, Văn phòng luật sư, giải đáp pháp luật,...

www.tinphapluat.com

Hợp tác: 090 620 7650

Thế giới thời trang

Thời trang Việt Nam, Shop thời trang, Mua bán thời trang, trang vàng thời trang,...

www.fashion365.vn

Hợp tác: 0127 399 6475

Cổng nhôm đúc

Cổng nhôm đúc, cầu thang nhôm đúc, lan can nhôm đúc, hàng rào nhôm đúc,...

www.congnhadep.com

Tư vấn: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Kiến trúc xanh

Thiết kế biệt thự, thiết kế nhà đẹp, thiết kế sân vườn, thiết kế nội ngoại thất,...

www.kientrucxanh.net

Tư vấn: 098 206 9958

Phong thủy 24h

Phong thủy học, xem tuổi làm nhà, nội thất phong thủy, vật phẩm phong thủy,...

www.phongthuy24h.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thiết kế nhà dân

Thiết kế nhà dân, thiết kế biệt thự, dịch vụ xây dựng, sửa chữa nhà ở, văn phòng...

www.thietkenhadan.com

Hợp tác: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Web trên smart phone

Chuyên phát triển web chạy trên smart phone và các thiết bị di động, thân thiện, chuẩn SEO,...

www.mobileweb.vn

Hợp tác: 098 300 6168

Máy lọc nước gia đình

Cung cấp máy lọc nước RO, sửa chữa máy lọc nước, thay lõi lọc máy lọc nước,...

www.maylocnuocgiadinh.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thế giới động vật

Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã, thú cưng, chim cá cảnh,...

www.thegioidongvat.net

Hợp tác: 0127 399 6475

tinkhoahoc.com- Ads demo