Tin thế giới sớm 12-10-2014: Indonesia phô diễn sức mạnh quân sự đối phó căng thẳng trên biển Đông
- Cập nhật : 12/10/2014
Tin Phap Luat
Indonesia đã “khoe” rất nhiều vũ khí mới trong cuộc diễu binh thường niên vào ngày 07/10 vừa qua. Sự xuất hiện của nhiều khí tài mới được xem là câu trả lời của Jakarta trước những căng thẳng gần đây trên biển Đông. Cuộc diễu binh được tổ chức nhằm kỉ niệm 69 năm ngày thành lập lực lượng vũ trang Indonesia (TNI) và chia tay cựu Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono, trước khi ông chính thức hết nhiệm kì vào cuối tháng 10 này. Ông Yudhoyono đã từng có thời gian hoạt động và mang đến hàm đại tướng trong quân đội Indonesia. Sau khi đắc cử Tổng thống vào năm 2004, ông Yudhoyono đã thúc đẩy việc cải cách và hiện đại hóa TNI. Máy bay trực thăng Apache AH-64E, xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard, hệ thống phòng không Oerlikon Skyshield do Rheinmetall chế tạo và pháo tự hành KH179 155mm là những vũ khí được phô diễn. Một số tàu chiến hải quân mới mua cũng tham gia vào cuộc diễu hành. Các tàu tuần tra lớp PC – 43, KCR – 40 , tàu tên lửa tấn công nhanh KCR – 60M và 3 tàu hộ tống tên lửa lớp Bung Tomo cũng xuất hiện trong buỗi diễu hành. Dưới thời Tổng thống Yudhoyono, ngân sách quốc phòng của Indonesia đã tăng một cách đáng kể từ 1,7 tỷ USD năm 2005 lên gần 7,4 tỷ USD tính theo giá trị hợp đồng đến hết năm 2015. Đáng chú ý nhất trong danh sách khí tài được mua là các tàu ngầm tấn công lớp Chang Bogo của Hàn Quốc, xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard của Đức và trực thăng tấn công Apache AH-64E từ Mỹ. Indonesia đã không ngần ngại tiết lộ sẽ triển khai một số khí tài mới mua, trong đó có trực thăng Apache đến quần đảo Natuna. Khu vực này nằm trên đường tiếp giáp vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia với Brunei, Malaysia và Việt Nam phía nam biển Đông. Trước sự cứng rắn của Trung Quốc trong nỗ lực khẳng định chủ quyền trên biển Đông, Indonesia thấy được nguy cơ những hòn đảo trong Natuna sẽ trở thành nơi xung đột tiềm tàng. Tại đây, các vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) xung quanh các đảo của Indonesia lại trùng lắp với “tuyên bố chín đoạn” của Trung Quốc trên biển Đông. -----------------------Thủ lĩnh IS đang lên kế hoạch tấn công nước Nga
Tin Phap Luat
Trong một cuộc điện đàm với cha mình, Tarkhan Batirashvili, một chỉ huy của Nhà nước Hồi giáo (IS) người Chechnya, tuyên bố tổ chức Hồi giáo cực đoan này đang lên kế hoạch tấn công nước Nga. “Nó nói ‘Cha đừng lo, con sẽ về nhà và cho người Nga biết mặt’. Con giờ có hàng ngàn người theo mình và con sẽ có nhiều hơn nữa. Tụi con sẽ trả thù nước Nga”, Bloomberg dẫn lời ông Temur Batirashvili, cha của thủ lĩnh IS, cho biết. Batirashvili còn được biết đến với tên gọi Omar al-Shishani hoặc theo biệt danh Omar người Chechnya. Hồi tháng 9, IS cũng đã công bố một đoạn video cảnh báo sẽ ghép vùng Chechnya vào cái mà tổ chức này gọi là Nhà nước Hồi giáo của mình. Vào cuối tháng 9, ông Ramzan Kadyrov, người đứng đầu Cộng hòa Chechnya, tuyên bố trên trang mạng xã hội Instagram rằng Nga đủ sức và trang thiết bị để ngăn khủng bố xâm nhập lãnh thổ, theo hãng tin RIA Novosti (Nga). IS đã chiếm một vùng rộng lớn lãnh thổ Iraq và cả một phần lãnh thổ Syria, rồi sau đó tuyên bố thành lập cái gọi là Nhà nước Hồi giáo tại khu vực chúng đang kiểm soát, RIA Novosti cho biết. Mỹ hiện đang phối hợp cùng các nước đồng minh tiến hành chiến dịch không kích chống lại tổ chức này. ----------------------- 15.000 người xuống đường: Hong Kong ‘tăng nhiệt’ trở lạiTin Phap Luat
Đêm 10-10, 15.000 người biểu tình lại tụ tập ở khu vực tòa nhà chính phủ và quận Mongkok để tiếp tục phản đối hành động hủy bỏ đàm phán của chính quyền Hong Kong. Trước đó, chính phủ Hong Kong đã hủy bỏ cuộc đàm phán với đại diện các sinh viên biểu tình dự định tổ chức vào ngày hôm qua (10-10). Về phía chính quyền Hong Kong, bà Carrie Lam lý giải nguyên nhân hủy bỏ đàm phán là do nghi ngờ lực lượng sinh viên lợi dụng dịp này để tổ chức một cuộc biểu tình khác, quy mô hơn và đó là những hoạt động phi pháp. Mặc dù vậy, bà Lam cũng loại trừ khả năng cảnh sát lại sử dụng bình xịt hơi cay và dùi cui để giải tán người biểu tình. Đáp trả hành động đơn phương hủy bỏ đàm phán của chính quyền Hong Kong. Lester Shum, phó tổng thư ký liên đoàn sinh viên tuyên bố sẽ có một cuộc biểu tình lớn quy tụ hàng chục ngàn người vào tối 10-10. Đúng như dự đoán, khoảng 8 giờ tối (giờ Hong Kong), số lượng người biểu tình quy tụ về Harcourt Road, gần khu vực tòa nhà chính phủ liên tục tăng cao. Đến khoảng 10 giờ thì số người biểu tình ước tính đã đạt mốc 10.000 người. Lester Shum tuyên bố những cuộc biểu tình lần này là một thông điệp gửi đến chính phủ Hong Kong, sinh viên sẽ tiếp tục biểu tình chừng nào các yêu sách đàm phán của họ chưa được đáp ứng. Lãnh đạo biểu tình này cho rằng những người tham gia đã quá mệt mỏi sau hai tuần và bản thân mình cũng sắp kiệt sức nhưng họ sẽ không đầu hàng vì dân chủ của Hong Kong. Trong khi đó ở quận Mongkok có khoảng 600 người vẫn đang biểu tình ngồi và bất bạo động. Hơn 100 cảnh sát được điều động để tránh tình trạng đụng độ giữa phe biểu tình và chống biểu tình. Hưởng ứng lời kêu goi của liên đoàn sinh viên, các lãnh đạo phong trào “chiếm khu trung tâm” cũng tuyên bố sẽ tiếp tục chiến dịch bất tuân dân sự cho đến khi chính quyền đáp ứng yêu cầu của họ. Nhóm Scolarism của Joshua Wong thì tuyên bố sẽ tiếp tục tổ chức một cuộc bãi khóa trong tuần sau và lần này sẽ bao gồm cả các trường cấp hai ở Hong Kong. Wong phát biểu tại Harcourt Road yêu cầu chính quyền phải xin lỗi vì đã xịt hơi cay vào người biểu tình không có vũ trang đồng thời kêu gọi mọi người đem theo lều bạt để biểu tình suốt đêm. ----------------------- Siêu đường ống khí đốt Nga – Trung ‘động thổ’ vào 2015Tin Phap Luat
Chính phủ Trung Quốc đã phê duyệt kế hoạch của Tổng công ty Dầu khí quốc gia (CNPC) xây dựng một phần tuyến đường ống dẫn khí “Sức mạnh Siberia”, chuyển khí gas từ Nga đến Trung Quốc. Trung Quốc sẽ bắt đầu việc xây dựng đường ống vào năm 2015. Đường ống sẽ được chia làm 3 phân khu miền Bắc, miền Nam và miền Trung. Tuyến đường ống sẽ đi qua 6 tỉnh Trung Quốc – Hắc Long Giang, Cát Lâm, Liêu Ninh, Hà Bắc, Sơn Đông và Giang Tô, cũng như các khu vực tự trị Nội Mông, Thiên Tân và Thượng Hải. Việc xuất khẩu khí đốt từ Nga sang Trung Quốc qua tuyến đường phía Tây, một phần tuyến đường ống “Sức mạnh Siberia”, đã ký kết giữa nhà thầu khí gas khổng lồ của Nga Gazprom và CNPC vào tháng 05-2014. Với hợp đồng 400 tỷ USD, cả hai bên đã đồng ý về việc xuất khẩu 38 tỷ mét khối khí đốt của Nga sang Trung Quốc mỗi năm, trong vòng 30 năm tính từ năm 2018. Các mỏ khí Chayandin và Kovyktin ở miền đông Siberia sẽ trở thành nguồn cung cấp chủ đạo khi đường ống bắt đầu hoạt động. Theo phát biểu ngày 8-10 của Phó Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Cheng Guoping, hợp tác khí đốt là một phần quan trọng của hợp tác năng lượng song phương Nga – Trung. Cả hai bên đang hợp tác trong ngành công nghiệp khí đốt ở cả hai đầu “thượng nguồn” của Nga và “hạ nguồn” của Trung Quốc. Doanh nghiệp Trung Quốc sẽ giúp phát triển các mỏ khí đốt ở miền đông Siberia của Nga theo thỏa thuận trong hợp đồng song phương. Việc xây dựng 3.000 km đường ống “Sức mạnh Siberia” đã được đưa ra tại Yakutia vào ngày 1-9. Theo Tổng thống Nga Vladimir Putin, các đường ống dẫn khí mới sẽ tăng cường đáng kể hợp tác kinh tế của Nga với chính phủ các nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương , đặc biệt là với Trung Quốc. -----------------------Bị cắt 'của quý' do hiếp dâm trẻ em