Tin thế giới sớm 07-03-2015: Hậu Mùa xuân Arập: Mỹ ra Nga vào - Dậy sóng phản đối Trung Quốc xây đảo nhân tạo ở Trường Sa

  • Cập nhật : 07/03/2015

 Hậu Mùa xuân Arập: Mỹ ra Nga vào

Chính quyền Obama đang có một vấn đề lớn tại Trung Đông. Đa số các quốc gia đã trải qua cuộc cách mạng Mùa xuân Arập đều đang đẩy Mỹ ra xa và tìm cách xích lại với Nga để tìm kiếm sự giúp đỡ. Dưới đây có 5 lý do cho hiện tượng đó.
 
Những chính sách của Mỹ có qua nhiều điểm bất đồng, ngay cả những đồng minh trước kia của họ cũng đang có xu hướng quay sang nhờ hỗ trợ từ Nga. Chuyến thăm cấp cao tới Moskva của Thủ tướng Libya và Yemen mới tháng 2 đây cũng khiến Mỹ “nóng mặt”. Ngày 10/2, chuyến công du tới Ai Cập của Tổng thống Nga Putin được các nhà phân tích gọi đó là chuyến đi lịch sử mở ra nhiều chuyến thăm cấp cao khác.
 
Lãnh đạo các nước không chỉ tìm cách tiếp cận với ngành công nghiệp vũ khí lớn mạnh của Nga mà còn tìm kiếm các cơ hội hợp tác kinh tế và ảnh hưởng chính trị tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc khi họ nhận ra rằng những thỏa thuận với Hoa Kỳ chỉ dẫn tới ngõ cụt. Có 5 lý do chính giải thích vì sao các quốc gia Mùa xuân Arập lại muốn sự giúp đỡ từ Nga:
 
1. Nước Mỹ chỉ cung cấp vũ khí khi điều đó phục vụ cho chính họ
 
Sau sự can thiệp của NATO dẫn đến việc lật đổ nhà độc tài Muammar Gadhafi vào năm 2011 trong cuộc nội chiến Libya, đất nước này đã bị phương Tây bỏ mặc. Một cuộc xung đột giữa các phe vô thần và Hồi giáo - phe lên nắm quyền đã lại dẫn đến cuộc nội chiến thứ hai vào năm 2014. Giờ đây, chính phủ vô thần đang kêu gọi Nga hỗ trợ trong cuộc chiến với nhóm “Anh em Hồi giáo” và cả lực lượng thánh chiến có bao gồm cả tổ chức IS.
 
“Hoa Kỳ và Anh trợ giúp vũ khí cho các nhóm vũ trang trong khi từ chối cung cấp vũ khí cho quân đội Libya”, Thủ tướng Libya Abdullah al-Thani nói trên Sputnik (hãng thông tấn lớn của Nga).
 
Tại buổi họp báo ở trung tâm báo chí Moskva - Rossiya Segodnya hôm 5-2, ông Al-Thani đã tuyên bố rằng, Libya hy vọng sẽ có sự bắt tay giữa quân đội quốc gia này với Nga, về cả mặt huấn luyện cũng như hỗ trợ vũ khí.
 
2. Các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng với phương Tây là cái bẫy nợ công của IMF
 
Cơ sở vật chất bị tàn phá nặng nề do các cuộc nội chiến, Libya không đủ khả năng tài chính để chi trả cho những công nghệ đắt tiền từ phương Tây. Như vậy, họ chỉ có một cách là vay tiền từ Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) - 2 thể chế luôn có sự ràng buộc với các chính sách chính trị như thắt lưng buộc bụng. Một lựa chọn khác đó chính là Nga - đất nước sẵn sàng hỗ trợ tài chính với những điều khoản hào phóng và cái giá thấp hơn.
 
Còn ở Ai Cập, đất nước này đang tìm kiếm nguồn năng lượng nguyên tử thì Tập đoàn Năng lượng hạt nhân Rosatom của Nga sẵn sàng cung cấp. “Chúng tôi đang bàn về việc sử dụng các kỹ thuật, công nghệ của Nga để xây dựng 4 khu nhà máy điện hạt nhân với công suất 1.200MW mỗi khu”, Chủ tịch Rosatom Sergei Kirienko phát biểu hôm 12-2.
 
3. Nước Mỹ không thể giải quyết được gốc rễ những vấn đề tạo nên cuộc chính biến năm 2011
 
Để ngăn cản cuộc khủng lương thực, nguyên nhân đã gây ra cuộc cách mạng năm 2011, Ai Cập đang chuyển hướng sang Nga để nhờ xây dựng những kho chứa gạo khổng lồ, có thể chưa được tới 80% sản lượng gạo mà Ai Cập cần tới khi trường hợp giá gạo lại có nhiều biến động.
 
“Chúng tôi đã làm một cuộc điều tra để phục vụ cho việc tìm hiểu các chỉ số cho dự án. Đây là những mô hình kho chứa rất hiện đại, có thể trữ tới 7, 8 triệu tấn gạo”. Ngày 10-2 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Nga, ông Nikolai Fedorov cho biết so với năm 2013, Nga đã vận chuyển gấp đôi số sản lượng, hơn 4 triệu tấn, tương đương với 40% sản lượng nhập khẩu mặt hàng này của Ai Cập.
 
4. Mối quan hệ giữa Mỹ và các quốc gia vùng vịnh khiến cho việc giải quyết mối bất đồng là không thể
 
Cả Ai Cập và Libya đều tìm kiếm sự ủng hộ của Nga tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Tại đây, Mỹ đã không hề có ý định ủng hộ việc loại bỏ sự tác động của Qatar - một đồng minh Hồi giáo của Mỹ, trong cuộc nội chiến của Lybia. Lybia đã nhờ tới sự ủng hộ của Nga trong việc chấm dứt lệnh cấm vận vũ khí được áp dụng lên chính phủ được quốc tế công nhận.
 
Ngày 25/2, một nhóm các chính trị gia Yemen, bao gồm cả ông Ansar Allah - Đại diện cho Đại hội nhân dân và Đảng Xã hội đã tới Moskva theo lời mời của ủy viên Điện Duma. Họ đã đề nghị cho Nga quyền được khai thác trên các mỏ dầu tại Yemen để đổi lấy sự công nhận chính trị, điều sẽ tác động lên phong trào Houthis và cuộc xung đột của họ với Arập Xêút.
 
5. Chọn Mỹ là một hướng đi bế tắc cho những người tìm kiếm sự thay đổi
 
Chuyên gia phân tích chính trị người Séc, Alexander Tomsky đã tranh luận rằng mối quan hệ giữ châu Âu và “sự ngạo mạn của nền văn mình bên kia bờ Đại Tây dương” đã dẫn đến việc những điều mà Ukraine đã dược hứa hẹn về chính trị và an ninh sẽ không thể nào trở thành hiện thực.
 
Sau khi NATO bỏ rơi Libya và Ai Cập bị dẫn dắt bởi người có xu hướng trở nên cực đoan là Tổng thống Mohammed Morsi, một sự thật ngày càng rõ ràng là sau các cuộc chính biến mùa xuân Arập, Mỹ đã không còn hứng thú với sự phát triển của những quốc gia này. Ở mức độ học thuyết, Mỹ chỉ quan tâm tới việc mở rộng sự ảnh hưởng của họ, có nghĩa là tăng cường các mối quan hệ của các quốc gia chịu sự kiểm soát của IMF và quan tâm tới các điểm yếu của những kẻ thù tiềm năng, chẳng hạn như Nga và Iran.
 
Trong khi đó ở Syria, nơi mà Mỹ đã quyết định trang bị và huấn luyện lực lượng nổi dậy Syria nhằm đáp trả lại IS, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã dựng sẵn lên những phương án để tấn công Bashar al-Assad.
 
Trong một buổi điều trần về ủy quyền sử dụng ngân sách tại Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ vào ngày 24/2, Ngoại trưởng Mỹ đã nói rằng: “Theo quan điểm cá nhân, có vẻ như nếu ông Assad hay ai đó tấn công vào lực lượng nổi dậy Syria mà Mỹ đang hỗ trợ thì đó cũng là chuyện dễ hiểu vì đó là một phần của cuộc chiến. Vậy nên họ phải được quyền để tự bảo vệ mình trước những bên có can dự vào cuộc chiến của ISIL, đó là phần quan trọng trong việc đánh bại ISIL”.
 
Tuy nhiên, cũng giống như với Libya, Mỹ không hề có vai trò gì trò gì đối với Syria sau khi chính quyền của quốc gia này bị lật đổ, ngoài việc phá hủy mối quan hệ kinh tế của họ với Nga và việc lên kế hoạch xây dựng đường ống dẫn dầu tới địa Trung Hải cùng Iran.
-----------------------
Nhật-Trung nối lại hội đàm an ninh sau 4 năm
Nhật Bản và Trung Quốc sẽ tổ chức các cuộc hội đàm an ninh tại thủ đô Tokyo vào cuối tháng 3. Đây là cuộc hội đàm an ninh đầu tiên trong 4 năm qua và được xem như tín hiệu tích cực cho mối quan hệ Trung-Nhật, vốn đang căng thẳng vì các tranh chấp lãnh thổ.
 
Cú bắt tay giữa ông Abe với ông Tập Cận Bình
 
Theo Bộ Ngoại giao Nhật Bản, cuộc hội đàm an ninh trên sẽ được tổ chức vào ngày 19/3 tới với sự tham dự của các quan chức hàng đầu đến từ Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng hai nước. Lần hội đàm gần đây nhất giữa Nhật Bản và Trung Quốc về vấn đề này diễn ra vào tháng 1/2011 tại Bắc Kinh. 
 
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có cuộc gặp mặt đầu tiên hồi tháng 11 năm ngoái, bên lề Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC). Đây được xem là một bước tiến hướng tới cải thiện mối quan hệ hai bên.
 
Cũng trong tháng 11/2014, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida và người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị đã đồng ý nối lại các cuộc đàm phán an ninh diễn ra lần đầu vào năm 1993.
 
Mối quan hệ giữa nền kinh tế lớn thứ 2 và thứ 3 thế giới đã bị tổn hại bởi tranh chấp chủ quyền xung quanh các quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và các di sản chiến tranh.
 
Tàu tuần tra và máy bay chiến đấu của hai nước thường xuyên giáp mặt nhau gần các đảo không người ở hiện do Nhật Bản. Tình trạng này làm dấy lên lo ngại rằng một vụ va chạm bất ngờ cũng có thể leo thang thành xung đột lớn.
--------------------
Trung Quốc: Tấn công bằng dao tại nhà ga Quảng Châu, 9 người bị thương
9 người đã bị thương trong một vụ tấn công bằng dao tại một nhà ga tàu ở thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông sáng nay 6/3. Một kẻ tấn công đã bị cảnh sát bắn chết và một người khác bị bắt.
 
Cảnh sát cho biết trong một tuyên bố rằng vụ tấn công xảy ra tại nhà ga chính ở Quảng Châu. Cảnh sát đã tiêu diệt một nghi phạm và bắt giữ một người khác.
 
“Một người đã dùng dao tấn công đám đông tại ga Quảng Châu”, Cơ quan an ninh công cộng Quảng Châu cho biết trên mạng xã hội Sina Weibo.
 
Thông tin chi tiết về vụ việc không được công bố.
 
Các nguồn tin địa phương cho hay một trong số các nghi phạm đã chém trúng tay phải của một cảnh sát.
 
Hồi tháng 5 năm ngoái, một người cũng bị bắn và bị bắt giữ sau một vụ tấn công bằng dao làm 6 người bị thương tại cùng nhà ga.
 
Vụ tấn công hôm nay xảy ra trong bối cảnh quốc hội Trung Quốc đã nhóm họp tại Bắc Kinh và chỉ hơn một năm sau khi xảy ra vụ tấn công bằng dao tại một nhà ga ở Côn Minh, tỉnh Vân Nam, khi 31 người bị sát hại và 4 kẻ tấn công bị tiêu diệt.
 
Giới chức cáo buộc các phần tử cực đoan từ khu tự trị Tân Cương, nơi phần đông dân số là người Hồi giáo, là thủ phạm vụ tấn công bằng dao tại Côn Minh.
--------------------
Dậy sóng phản đối Trung Quốc xây đảo nhân tạo ở Trường Sa
Trung Quốc giờ đây không còn âm thầm bồi đắp trái phép đảo nhân tạo ở Trường Sa mà Bắc Kinh đã ngang nhiên thừa nhận việc làm trên qua báo chí chính thống và trả lời của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc. 
 
Động thái này của Trung Quốc lập tức vấp phải sự phản đối dồn dập, mạnh mẽ từ phía các nước hữu quan và quan ngại từ cộng đồng quốc tế.
 
Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt hoạt động cải tạo đảo ở Trường Sa
 
Chiều 5/3/2015, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao Việt Nam, trước câu hỏi về việc Trung Quốc xây, bồi đắp đảo ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam, cho phép hoạt động đồn trú và sân bay quân sự, Phó phát ngôn Phạm Thu Hằng khẳng định quan điểm của Việt Nam về việc này là rõ ràng và nhất quán.
 
Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền của mình tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
 
Việc Trung Quốc xây dựng mở rộng trái phép công trình trên các bãi đá và làm thay đổi nguyên trạng tại khu vực quần đảo Trường Sa không chỉ xâm phạm nghiệm trọng chủ quyền của Việt Nam, mà còn vi phạm Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) đã ký kết giữa Trung Quốc và ASEAN.
 
Việt Nam phản đối và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay những hành động sai trái đó.
 
Philippines tố cáo Trung Quốc ngay tại Liên Hiệp Quốc
 
Ngày 3/3/2015, Manila đã công bố nội dung lời tố cáo của bà Irene Natividad Susan, Phó Đại diện thường trực của Philippines tại Liên Hiệp Quốc ngay tại một cuộc họp mở của Hội đồng Bảo an diễn ra ngày 23/2/2015 tại New York. Theo đại diện của Manila, các công trình bồi đắp đảo nhân tạo mà Bắc Kinh đang ráo riết tiến hành tại vùng Trường Sa trực tiếp đe dọa an ninh trong khu vực.
 
Nhà ngoại giao Philippines nêu rõ: Việc Trung Quốc ồ ạt xây đảo nhân tạo trên các bãi đá tại vùng quần đảo Trường Sa là “một mối đe dọa trực tiếp đến Philippines và các quốc gia khác có tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông và cần được coi là một mối quan ngại lớn cho tất cả các nước vì đe dọa an ninh, hòa bình và ổn định trong khu vực”.
 
Không chỉ là một nguy cơ đối với lĩnh vực an ninh, các hành động nạo vét lòng biển để bồi đắp đảo nhân tạo của Bắc Kinh còn bị Manila tố cáo là tàn hại môi trường, vừa “phá hủy trên bình diện rộng tính chất đa dạng sinh học của khu vực”, vừa “làm mất đi vĩnh viễn thế cân bằng sinh thái ở Biển Đông”.
 
Phó Đại diện thường trực của Philippines tại Liên Hiệp Quốc nhấn mạnh: “Các tổn thất không thể đảo ngược đó sẽ tác hại lâu dài đối với ngư dân trong vùng Biển Đông - những người đã phải dựa vào biển để mưu sinh qua nhiều thế hệ”.
 
Cần phải nhấn mạnh rằng đây là lần đầu tiên mà Philippines nêu bật vấn đề Trung Quốc bồi đắp lấn biển, xây đảo nhân tạo trên Biển Đông trước Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc - định chế có chức năng duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.
 
Và điều đáng nói là Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã phải trực tiếp nghe những lời tố cáo của Manila, bởi đó là cuộc họp mở do chính Bắc Kinh đề nghị trong vai trò Chủ tịch luân phiên của Hội đồng Bảo an vào tháng 2/2015.
 
Trước đó, cộng đồng quốc tế, trong đó có Mỹ, ASEAN đã nhiều lần lên tiếng bày tỏ quan ngại trước việc Trung Quốc bồi đắp đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa. Giới chuyên gia quân sự cũng nhiều lần cảnh báo Bắc Kinh đang xây dựng một mạng lưới các pháo đài đảo để kiểm soát hầu hết Biển Đông, một trong những tuyến đường biển nhộn nhịp nhất trên thế giới, và có khả năng kiểm soát cả vùng trời trên Biển Đông.
 
Gần đây nhất, tại một phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ ngày 27/2/2015, Giám đốc Tình báo quốc gia Mỹ James Clapper khẳng định việc Trung Quốc tăng cường bồi đắp đất để xây đảo nhân tạo trên Biển Đông là nhằm tạo các cảng và sân bay để phục vụ chiến lược “hiếu chiến”, hiện thực hóa tham vọng chiếm Biển Đông. Giám đốc tình báo Mỹ cũng thẳng thừng vạch rõ việc Trung Quốc đòi chủ quyền tới 80% diện tích Biển Đông là “đòi hỏi quá đáng”.
 
Trong khi đó, Bắc Kinh từ chỗ phớt lờ mọi cảnh báo, phản đối và âm thầm “việc ta ta cứ làm”, đã bắt đầu làm một việc hiếm thấy là thừa nhận việc làm phi pháp trên qua truyền thông và bằng phát ngôn chính thức.
 
Ngày 26/2/2015, tờ Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc là tờ báo chính thống đầu tiên thừa nhận Bắc Kinh đang cải tạo đất đai và xây cất trên diện rộng tại khu vực có tranh chấp ở Biển Đông.
 
Sau đó 1 ngày, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi lại ngang nhiên nói rằng, những gì Trung Quốc đã và đang làm trên các đảo, đá mà họ đã chiếm trái phép của Việt Nam là “hợp pháp, chính đáng và hợp lý”, đồng thời lên giọng yêu cầu các nước khác không thực hiện những cáo buộc “vô căn cứ”.
 
Ngày 3/3/2015, trang mạng Đông Phương của Trung Quốc đã đăng tải hàng loạt ảnh về quá trình cải tạo đất đá, xây dựng đảo nhân tạo trái phép trên Biển Đông tại 6 bãi đá Chữ Thập, Subi, Tư Nghĩa, Gạc Ma, Ga Ven, Châu Viên của Việt Nam, với diện tích tăng lên chóng mặt.
---------------------
Trung Quốc tăng ngân sách quốc phòng chủ yếu để sắm vũ khí mới
Tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 3 Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Trung Quốc (NPC - Quốc hội) khóa 12 vào ngày 5/3, Thủ tướng Lý Khắc Cường đã chính thức thông báo ngân sách quân sự của Trung Quốc năm 2015 sẽ tăng 10,1%. Cụ thể, Bắc Kinh dự trù tổng chi tiêu quân sự năm nay sẽ là 886,9 tỷ nhân dân tệ (tương đương 142 tỷ USD).
 
Mức tăng nói trên chậm lại thấy rõ so với mức tăng cao liên tục của ngân sách quốc phòng Trung Quốc trong nhiều năm trước (11,2% năm 2012, 10,7% năm 2013 và 12,2% năm 2014). Trong bài phát biểu, Thủ tướng Lý Khắc Cường nói rõ hơn mục tiêu của Trung Quốc trong lĩnh vực quân sự: “Chúng ta sẽ củng cố toàn diện hậu cần, đẩy mạnh nghiên cứu quốc quốc phòng, phát triển các vũ khí thiết bị công nghệ cao mới và phát triển các công nghệ và khoa học liên quan đến quốc phòng”.
 
Tuy nhiên cụ thể ngân sách quân sự của Trung Quốc được dùng vào những việc gì? Theo trang mạng Sina Military Network, có trụ sở tại Bắc Kinh, một phần quan trọng ngân sách quốc phòng của Trung Quốc sẽ được dùng để trả lương và các chi phí sinh hoạt cho 23 triệu binh lính và sĩ quan của Quân Giải phóng Nhân dân, nhất là năm nay, mức lương trong quân đội tăng thêm.
 
Nhưng điều mà các nhà quan sát chú ý nhất là Bắc Kinh sẽ dành bao nhiêu tiền trong ngân sách quân sự năm nay để mua các vũ khí và thiết bị mới. Theo các chuyên gia, ngân sách tăng thêm trong năm nay rất có thể sẽ được dùng để trang bị cho hải quân Trung Quốc các chiến hạm chống ngầm và phát triển thêm hàng không mẫu hạm, ngoài tàu Liêu Ninh, chiếc duy nhất đang được sử dụng. Thật ra, do Bắc Kinh vẫn giữ bí mật về các chi tiết về chi tiêu quân sự, nên hiện nay chưa có thông tin thật sự chính xác và đầy đủ về những thiết bị quân sự mà Trung Quốc sẽ mua thêm. Nhưng người ta được biết là không quân và hải quân Trung Quốc muốn tu bổ khoảng 50 chiến đấu cơ phản lực J-10 và J-11, cũng như từ 20 đến 30 oanh tạc cơ và máy bay lớn.
 
Mỗi năm, hải quân Trung Quốc cũng sẽ trang bị thêm một hoặc hai chiếc khu trục hạm Type 052C/DD, hai hoặc ba chiếc hộ tống hạm Type 54A và ba hoặc bốn chiếc hộ tống hạm nhỏ Type 056, cũng như một số không rõ là bao nhiêu tàu ngầm quy ước và tàu ngầm hạt nhân.
---------------------

Tin Phap Luat Tin Phap LuatTổng hợp

Trở về

Bài cùng chuyên mục

Văn phòng luật

Danh sách luật

Danh sách đầy đủ >>

Liên hệ quảng cáo: 0983 006 168

Thiết kế web nhanh

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal giá rẻ, chuẩn SEO, chất lượng cao

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Tin kinh tế 

Tin kinh tế, giao thương, khuyến mãi, quảng bá sản phẩm,trang vàng doanh nghiệp,...

www.tinkinhte.com

Quảng cáo: 098 300 6168

Tin sức khỏe

Hệ thống mạng vì sức khỏe cộng đồng với hơn 300 kênh đang được phát triển

www.tinsuckhoe.com

Hợp tác: 090 620 7650

tinkhoahoc.com- Ads demo

Tin pháp luật

Tin pháp luật, văn bản luật, Văn phòng luật sư, giải đáp pháp luật,...

www.tinphapluat.com

Hợp tác: 090 620 7650

Thế giới thời trang

Thời trang Việt Nam, Shop thời trang, Mua bán thời trang, trang vàng thời trang,...

www.fashion365.vn

Hợp tác: 0127 399 6475

Cổng nhôm đúc

Cổng nhôm đúc, cầu thang nhôm đúc, lan can nhôm đúc, hàng rào nhôm đúc,...

www.congnhadep.com

Tư vấn: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Kiến trúc xanh

Thiết kế biệt thự, thiết kế nhà đẹp, thiết kế sân vườn, thiết kế nội ngoại thất,...

www.kientrucxanh.net

Tư vấn: 098 206 9958

Phong thủy 24h

Phong thủy học, xem tuổi làm nhà, nội thất phong thủy, vật phẩm phong thủy,...

www.phongthuy24h.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thiết kế nhà dân

Thiết kế nhà dân, thiết kế biệt thự, dịch vụ xây dựng, sửa chữa nhà ở, văn phòng...

www.thietkenhadan.com

Hợp tác: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Web trên smart phone

Chuyên phát triển web chạy trên smart phone và các thiết bị di động, thân thiện, chuẩn SEO,...

www.mobileweb.vn

Hợp tác: 098 300 6168

Máy lọc nước gia đình

Cung cấp máy lọc nước RO, sửa chữa máy lọc nước, thay lõi lọc máy lọc nước,...

www.maylocnuocgiadinh.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thế giới động vật

Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã, thú cưng, chim cá cảnh,...

www.thegioidongvat.net

Hợp tác: 0127 399 6475

tinkhoahoc.com- Ads demo