Tin kinh tế sớm 07-03-2015: Hé lộ thương vụ M&A khủng trong hạ tầng cảng biển - Lotte thâu tóm cao ốc Diamond Plaza TP.HCM

  • Cập nhật : 07/03/2015

 Hé lộ thương vụ M&A khủng trong hạ tầng cảng biển

Hai cảng biển có quy mô và sản lượng lớn nhất Việt Nam đang rơi vào tầm ngắm của một tập đoàn lớn.
 
Theo nguồn tin riêng của phóng viên Báo Đầu tư, vào đầu tuần này, Tập đoàn Vingroup đã chính thức có văn bản gửi Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải đề xuất được thực hiện một thương vụ mua bán, sáp nhập (M&A) được đánh giá là lớn nhất từ trước đến nay trong lĩnh vực hạ tầng cảng biển.
 
Cụ thể, Vingroup muốn được tham gia làm nhà đầu tư chiến lược của 2 đơn vị thành viên của Tổng công ty Hàng hải (Vinalines) là Công ty TNHH một thành viên Cảng Sài Gòn (cảng Sài Gòn) và Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng (cảng Hải Phòng).
 
Điểm đáng chú ý trong đề nghị trên là nhà đầu tư đa lĩnh vực lớn vào loại bậc nhất Việt Nam này đặt vấn đề mua 80% cổ phần với giá mua không thấp hơn giá đấu bình quân trung bình đối với cảng Hải Phòng. Tại Cảng Sài Gòn, Tập đoàn Vingroup cũng đề nghị được mua 80% cổ phần trước cổ phần hóa với mức giá không thấp hơn giá IPO và được tham gia quá trình xây dựng phương án cổ phần hóa.
 
Được biết, Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng được cổ phần hóa vào năm 2014 có vốn điều lệ 3.269,6 tỷ đồng, trong đó Vinalines nắm giữ 94,68% vốn điều lệ. Năm 2014, tổng sản lượng xếp dỡ hàng hóa thông qua Cảng Hải Phòng đạt 19,75 triệu tấn, đạt tổng doanh thu 1.577 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 397 tỷ đồng.
 
Trong khi đó, Cảng Sài Gòn có giá trị doanh nghiệp tại thời điểm 0 giờ ngày 1/1/2014 để cổ phần hóa là 3.995 tỷ đồng, trong đó giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp là 2.162,9 tỷ đồng. Theo chỉ đạo của Bộ Giao thông - Vận tải, Cảng Sài Gòn sẽ phải hoàn thành công tác cổ phần hóa trong quý I/2015 với tỷ lệ phần vốn nhà nước nắm giữ khoảng 75% vốn điều lệ.
 
Trong văn bản gửi Bộ Giao thông - Vận tải, bà Dương Thị Mai Hoa, Tổng giám đốc Vingroup cho biết, nếu được chấp thuận, Tập đoàn sẽ áp dụng các mô hình quản trị tiên tiến trong quản lý và vận hành hai cảng biển lớn nhất nước này nhằm nâng cao công suất bốc dỡ, cải thiện hiệu quả kinh doanh.
 
“Vingroup đánh giá cao tiềm năng phát triển của hai cảng, đồng thời nhìn nhận chiến lược cổ phần hóa của Bộ Giao thông - Vận tải với sự tham gia quyết liệt của nhà đầu tư trong nước là một bước đi đúng đắn để phát triển ngành vận tải thủy”, lãnh đạo Vingroup đánh giá.
 
Cần phải nói thêm rằng, đây là lần thứ hai trong vòng 1 tháng qua, Vingroup nhắc lại đề xuất này với Bộ Giao thông - Vận tải. Chính vì vậy, văn bản được gửi đi vào đầu tháng 3/2015 này không chỉ để giải trình rõ hơn với lãnh đạo Bộ Giao thông - Vận tải, mà còn thể hiện quyết tâm tạo ra một thương vụ M&A tại Cảng Hải Phòng và Cảng Sài Gòn của Vingroup.
 
Ngoài việc đã nắm trong tay Cảng Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa), một công ty con của Vingroup cũng đã nộp đơn xin trở thành thành đầu tư Dự án Xây dựng cảng hành khách Phú Quốc tại huyện đảo Phú Quốc (Kiên Giang). Bên cạnh đó, đang xuất hiện thông tin, Vingroup chính là nhà đầu tư duy nhất muốn mua lại Cảng Hàng không quốc tế Phú Quốc.
 
Để có thể sở hữu phần lớn cổ phiếu Cảng Hải Phòng, Tập đoàn Vingroup sẽ phải cạnh tranh quyết liệt với Công ty cổ phần Đầu tư Việt Nam - Oman (VOI), thành viên Quỹ Dự trữ quốc gia Vương quốc Oman (SGRF).
 
Nhà đầu tư đến từ Trung Đông này từng có văn bản gửi Chính phủ xin được chuyển nhượng 29,68% vốn điều lệ của Cảng Hải Phòng (tương đương 97.057.400 cổ phần) theo hình thức thỏa thuận giá bán.
 
Tại Cảng Sài Gòn, nếu chấp thuận cho Vingroup trở thành nhà đầu tư chiến lược, Hội đồng Thành viên Vinalines cũng sẽ phải sửa nghị quyết về tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư chiến lược.
 
Trước đó, Hội đồng Thành viên Vinalines đã thống nhất được tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư chiến lược khi mua cổ phần tại Cảng Sài Gòn. Đối tượng được chọn là nhà đầu tư trong và ngoài nước có chức năng kinh doanh và hoạt động chính trong lĩnh vực vận tải hàng hóa bằng đường biển, đường sông, đường bộ; kinh doanh dịch vụ logistics; quản lý và khai thác cảng biển; tài chính, ngân hàng; có thời gian hoạt động liên tục tối thiểu đến năm 2014 là 5 năm; có số vốn chủ sở hữu tối thiểu là 50 tỷ đồng, tổng tài sản tối thiểu 70 tỷ đồng vào niên độ tài chính năm 2013.
 
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, lãnh đạo Bộ Giao thông - Vận tải cho biết, vẫn đang xem xét đề nghị của Tập đoàn Vingroup và sẽ báo cáo xin ý kiến của Thủ tướng Chính phủ đối với những vấn đề vượt thẩm quyền.
----------------------
Doanh nghiệp nội "lép vế" trong Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Dù có thêm 6 doanh nghiệp trong nước lọt vào danh sách Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam thì với con số 20 đơn vị, doanh nghiệp nội vẫn có phần "lép vế" hơn so với doanh nghiệp ngoại về cả số lượng lẫn thứ hạng.
 
Mạng cộng đồng nghề nghiệp Anphabe phối hợp với Công ty Nghiên cứu thị trường Nielsen vừa đưa ra danh sách 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2014. Đứng đầu danh sách này tiếp tục là tập đoàn Unilever. Các công ty nằm trong top 10 gồm rất nhiều tên tuổi quen thuộc như: Unilever, Vinamilk, Microsoft Vietnam, Abbott, Nestle, Procter & Gamble Vietnam, HSBC, IBM, Coca ColaVietnam, PepsiCo Food.
 
Unilever đồng thời cũng là thương hiệu nhà tuyển dụng hấp dẫn nhất 2 hạng mục cơ hội phát triển và danh tiếng công ty. Vinamilk được bình chọn là thương hiệu nhà tuyển dụng hấp dẫn nhất 2 hạng mục lương, thưởng, phúc lợi và chất lượng công việc & cuộc sống. Thương hiệu nhà tuyển dụng hấp dẫn nhất hạng mục văn hóa & giá trị và đội ngũ lãnh đạo lần lượt thuộc về hai doanh nghiệp ngành công nghệ là Intel và Microsoft.
 
Phân theo ngành nghề, Nike đứng đầu danh sách ngành may mặc, giày dép; HSBC (ngành tài chính, ngân hàng); Prudential (ngành bảo hiểm); Holcim (ngành sản xuất); Cargill (ngành nông lâm nghiệp)…
 
Đáng lưu ý, năm nay có thêm nhiều doanh nghiệp Việt lọt vào danh sách 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam (20 doanh nghiệp năm 2014 so với 14 doanh nghiệp năm 2013). Tuy nhiên, so với danh sách trong Top 100 thì doanh nghiệp "nội" vẫn có phần "lép vế" hơn so với các doanh nghiệp ngoại về số lượng và cả thứ hạng.
 
Dù vậy, đơn vị khảo sát cũng cho rằng, trong mắt người đi làm, các doanh nghiệp Việt có quy mô lớn và năng động ngày càng có sức hấp dẫn, ví dụ VinGroup đứng đầu ngành bất động sản và VietjetAir đứng đầu ngành du lịch/ khách sạn/ nhà hàng. Nhiều doanh nghiệp Việt có thứ hạng tăng cao như Viettel (từ 25 lên 14), Techcombank (từ 74 lên 24), ICP (từ 93 lên 75). Đặc biệt, có những doanh nghiệp lần đầu được lọt vào top 100 nhưng nắm giữ vị trí cao như Mobifone (12), PNJ (41), Thế giới di động (57)...
 
Cùng với xu hướng người đi làm ngày càng quan tâm tới vấn đề sức khoẻ, các công ty dược / chăm sóc sức khoẻ và sữa cũng có sự gia tăng thứ hạng, ví dụ như Vinamilk (từ 3 lên 2); Abbott (từ 6 lên 4); Nutifood (lần đầu lọt vào top 100 và xếp hạng 32); Sanofi (từ 73 lên 59); Mead Johnson (từ 92 lên 73…
 
"Cống hiến" là mục tiêu ít được quan tâm nhất
 
Theo báo cáo khảo sát của Anphabe, bên cạnh những mục tiêu nghề nghiệp điển hình, người đi làm ở Việt Nam đều có mục tiêu chung về cân bằng công việc và cuộc sống; có đủ tiền để sống thoải mái và có được công việc ổn định và đảm bảo.
 
Theo đó, với mục tiêu cân bằng công việc và cuộc sống ngành dệt may/ giày dép và ngành dầu khí/ năng lượng đáp ứng nhân viên tốt nhất. Cùng với bảo hiểm, ngành dầu khí/ năng lượng cũng đáp ứng tốt nhất mục tiêu có đủ tiền để sống thoải mái. Trong khi đó, người đi làm ngành vận chuyển/ hậu cần cảm thấy hài lòng nhất với mục tiêu có được công việc ổn định và đảm bảo.
 
Tuy nhiên, có sự khác biệt trong mục tiêu nghề nghiệp giữa nam và nữ, giữa nhân viên và cấp quản lý. Ví dụ phụ nữ quan tâm nhiều hơn đến có đủ tiền để sống thoải mái và tận hưởng nhiều trải nghiệm đa dạng, thú vị trong khi nam giới đề cao hơn việc thăng tiến trong nấc thang nghề nghiệp và trở thành lãnh đạo/ chuyên gia được tôn trọng. Người đi làm cấp quản lý mong muốn được cống hiến cho mục tiêu có ý nghĩa và trở thành lãnh đạo hoặc chuyên gia được tôn trọng nhiều hơn trong khi nhân viên lại quan tâm hơn về có đủ tiền để sống thoải mái và được đào tạo và tạo nền tảng để phát triển.
 
Vẫn còn khoảng cách rõ rệt giữa những mục tiêu của người đi làm và mức độ hài lòng với khả năng đáp ứng của doanh nghiệp. Đáng chú ý, hai mục tiêu quan trọng nhưng ít được hài lòng nhất là có đủ tiền để sống thoải mái và thăng tiến trong nấc thang sự nghiệp trong khi phần lớn doanh nghiệp đáp ứng tốt nhất mục tiêu được cống hiến cho mục tiêu có ý nghĩa nhưng lại là mục tiêu ít người quan tâm.
 
Người đi làm ngày nay đặt ra nhiều mục tiêu nghề nghiệp đa dạng nên họ cũng cầu toàn hơn khi chọn nơi làm việc. Trong nhiều kỳ vọng, lương, thưởng, phúc lợi vẫn là yếu tố có tầm quan trọng nhất. Điều này phản ánh xu thế người lao động mong muốn được bù đắp lại cho khối lượng công việc tăng cao trong thời buổi kinh tế khó khăn. Tuy nhiên, so với năm ngoái, họ bớt đòi hỏi về lương hay thưởng mà thay vào đó là đòi hỏi thêm về phúc lợi. Đội ngũ lãnh đạo và danh tiếng công ty được coi trọng hơn vì đây lần lượt là yếu tố quan trọng lèo lái doanh nghiệp vượt qua khó khăn và đảm bảo cho người lao động có sự ổn định.
 
Có sự khác biệt nhất định trong tiêu chí quan tâm của người đi làm khi tìm việc và chuyển việc. Khi chọn việc, họ chú trọng nhất đến đội ngũ lãnh đạo giỏi, phúc lợi hấp dẫn và tầm nhìn gây cảm hứng với chiến lược rõ ràng trong khi đó hai tiêu chí mà nếu doanh nghiệp không đáp ứng tốt, người đi làm sẽ ra đi là mức lương cạnh tranh và văn hoá công bằng & tôn trọng. Từ thực tế trên, muốn thu hút và giữ chân nhân tài, doanh nghiệp cần đưa ra những chương trình phúc lợi toàn diện và cụ thể để đáp ứng kỳ vọng đa dạng của người đi làm. 
-------------------
Lotte thâu tóm cao ốc Diamond Plaza TP.HCM
Chủ tịch Tập đoàn Lotte, Shin Dong Bin cho biết, doanh nghiệp này đã mua tới 70% cổ phần của tòa cao ốc Diamond Plaza, Tp.HCM.
 
Theo đó, Lotte sẽ nắm quyền điều hành toà nhà này từ một doanh nghiệp Hàn Quốc khác là Posco. Tuy nhiên, giá trị của thương vụ này đã không được lãnh đạo Lotte cũng như phía Posco tiết lộ.
 
Diamond Plaza là tòa cao ốc gồm 22 tầng, bao gồm kể cả hai tầng hầm, được khánh thành từ tháng 8/2000. Công trình này có vốn đầu tư ban đầu khoảng 60 triệu USD, tọa lạc ở góc đường Lê Duẩn và Phạm Ngọc Thạch, nằm phía sau lưng Nhà thờ Đức Bà, ngay trung tâm thành phố.
 
Đây là một tổ hợp thương xá, văn phòng cho thuê và căn hộ cao cấp có vị trí đắc địa bậc nhất Tp.HCM.
 
Cùng với việc mua lại Diamond, Chủ tịch Lotte cho biết sẽ xúc tiến nhanh việc đầu tư vào Khu đô thị mới Thủ Thiêm với dự án Eco Smart City. Đây là khu phức hợp tài chính, thương mại rộng 16 ha với điểm nhấn là tòa cao ốc 50 tầng tại khu đô thị mới Thủ Thiêm do Tập đoàn Lotte làm chủ đầu tư.
 
Ngoài ra, ông Shin Dong Bin cũng cho biết quan tâm đến dự án tuyến đường sắt đô thị nối nhà ga Metro Bến Thành với khu đô thị mới Thủ Thiêm.
 
Hiện tại Việt Nam, Lotte đang sở hữu nhiều công trình, dự án bất động sản có quy mô lớn, trong đó đáng chú ý là tổ hợp Lotte Center Ha Noi cao 65 tầng ở ngã tư Đào Tấn - Liễu Giai cùng nhiều trung tâm thương mại lớn nhỏ khác.
----------------------
VAMC được phát hành thêm 80.000 tỷ đồng trái phiếu đặc biệt
Thống đốc NHNN vừa chấp thuận phương án phát hành trái phiếu đặc biệt của VAMC trong năm 2015 với tổng giá trị trái phiếu đặc biệt phát hành tối đa là 80.000 tỷ đồng.
 
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa ký văn bản chấp thuận phương án phát hành trái phiếu đặc biệt năm 2015 của Công ty TNHH một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC).
 
Theo đó, Thống đốc NHNN chấp thuận phương án phát hành trái phiếu đặc biệt của VAMC trong năm 2015 với tổng giá trị trái phiếu đặc biệt phát hành trong năm 2015 tối đa là 80.000 tỷ đồng.
 
Thời điểm phát hành trái phiếu đặc biệt từ 01/01/2015 đến 31/12/2015; Thời hạn trái phiếu đặc biệt tối đa là 05 năm. Qua đó, VAMC quyết định cụ thể thời hạn đối với từng trái phiếu đặc biệt phù hợp với từng khoản nợ xấu được mua và thỏa thuận mua bán, xử lý nợ xấu giữa VAMC và các tổ chức tín dụng.
 
Sau khi mua nợ xấu của tổ chức tín dụng, theo yêu cầu của Thống đốc, VAMC cần phối hợp chặt chẽ với tổ chức tín dụng bán nợ khẩn trương triển khai các biện pháp cơ cấu lại nợ, hỗ trợ khách hàng vay và xử lý nợ xấu theo quy định của pháp luật.
 
Trong năm 2014, VAMC đã mua được khoảng 81.600 tỷ đồng nợ xấu từ các tổ chức tín dụng, với giá mua 67.275 tỷ đồng; phát hành trái phiếu đặc biệt khoảng 58.000 tỷ đồng. Tính chung từ khi hoạt động đến hết năm 2014, doanh số mua nợ dự kiến đạt 125.000 tỷ -130.000 tỷ nợ gốc với giá mua 105.000 tỷ đồng.
 
Cùng đó, VAMC thu hồi được 4.161 tỷ đồng và nếu tính cả khoản nợ trên 300 tỷ đồng của Agribank đang bán chỉ chờ chuyển tiền về thì con số này là 4.500 tỷ đồng; so với kế hoạch thu hồi nợ, bán tài sản là 2.500 tỷ đồng đã vượt kế hoạch. Ngoài ra, VAMC cũng xem xét miễn giảm lãi với tổng số tiền khoảng 70 tỷ đồng cho một số doanh nghiệp có khả năng phục hồi.
 
Đề cập tới kế hoạch mua bán nợ trong năm 2015, ông Nguyễn Quốc Hùng, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Quản lý Tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC) cho hay: 2015 là năm mà các tổ chức tín dụng sẽ phải thực hiện theo Thông tư 02 và từ tháng 4/2015 cũng sẽ bỏ Quyết định 780. Theo đó, các tổ chức tín dụng sẽ phải phân loại khách hàng, đánh giá khách hàng theo thông lệ quốc tế, cũng như phản ánh đúng thực chất, chất lượng từng khoản nợ.
 
“Tôi tin chắc năm 2015, các tổ chức tín dụng sẽ chủ động đặt vấn đề bán nợ cho VAMC. Chính vì vậy, năm 2015, chúng tôi xác định là mua khoảng từ 70.000 đến 100.000 tỷ đồng. Đối với bán nợ, VAMC mạnh dạn xây dựng kế hoạch sẽ xử lý gấp đôi hoặc gấp rưỡi so với xử lý năm 2014, tức là khoảng 8.000 tỷ - 10.000 tỷ đồng để dần dần tiến tới lộ trình mua bán theo giá thị trường”, Chủ tịch VAMC cho hay.
---------------------

Tin Phap Luat Tin Phap Luat Tổng hợp

Trở về

Bài cùng chuyên mục

Văn phòng luật

Danh sách luật

Danh sách đầy đủ >>

Liên hệ quảng cáo: 0983 006 168

Thiết kế web nhanh

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal giá rẻ, chuẩn SEO, chất lượng cao

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Tin kinh tế 

Tin kinh tế, giao thương, khuyến mãi, quảng bá sản phẩm,trang vàng doanh nghiệp,...

www.tinkinhte.com

Quảng cáo: 098 300 6168

Tin sức khỏe

Hệ thống mạng vì sức khỏe cộng đồng với hơn 300 kênh đang được phát triển

www.tinsuckhoe.com

Hợp tác: 090 620 7650

tinkhoahoc.com- Ads demo

Tin pháp luật

Tin pháp luật, văn bản luật, Văn phòng luật sư, giải đáp pháp luật,...

www.tinphapluat.com

Hợp tác: 090 620 7650

Thế giới thời trang

Thời trang Việt Nam, Shop thời trang, Mua bán thời trang, trang vàng thời trang,...

www.fashion365.vn

Hợp tác: 0127 399 6475

Cổng nhôm đúc

Cổng nhôm đúc, cầu thang nhôm đúc, lan can nhôm đúc, hàng rào nhôm đúc,...

www.congnhadep.com

Tư vấn: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Kiến trúc xanh

Thiết kế biệt thự, thiết kế nhà đẹp, thiết kế sân vườn, thiết kế nội ngoại thất,...

www.kientrucxanh.net

Tư vấn: 098 206 9958

Phong thủy 24h

Phong thủy học, xem tuổi làm nhà, nội thất phong thủy, vật phẩm phong thủy,...

www.phongthuy24h.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thiết kế nhà dân

Thiết kế nhà dân, thiết kế biệt thự, dịch vụ xây dựng, sửa chữa nhà ở, văn phòng...

www.thietkenhadan.com

Hợp tác: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Web trên smart phone

Chuyên phát triển web chạy trên smart phone và các thiết bị di động, thân thiện, chuẩn SEO,...

www.mobileweb.vn

Hợp tác: 098 300 6168

Máy lọc nước gia đình

Cung cấp máy lọc nước RO, sửa chữa máy lọc nước, thay lõi lọc máy lọc nước,...

www.maylocnuocgiadinh.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thế giới động vật

Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã, thú cưng, chim cá cảnh,...

www.thegioidongvat.net

Hợp tác: 0127 399 6475

tinkhoahoc.com- Ads demo