Chính quyền Trung Quốc hôm qua đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ việc 2 máy bay quân sự Mỹ, lần đầu tiên trong hơn 30 năm qua, đã hạ cánh tại một căn cứ quân sự ở Đài Loan vì gặp sự cố.
Hãng thông tấn Đài Loan CNA cho hay hai chiếc phi cơ F-18 hạ cánh xuống một căn cứ không quân ở thành phố Đài Nam hôm 1/4, một trong hai chiếc phi cơ đã bị trục trặc động cơ.
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ Henrietta Levin cho hay: "Việc hạ cánh nằm ngoài dự kiến và xảy ra hoàn toàn do sự cố kỹ thuật, Đài Loan đã rất tốt khi cho phép các máy bay đang gặp nạn được đáp xuống an toàn". Tuy nhiên, phát ngôn viên này không cho hay các máy bay này từ đâu đến và đang đi đâu.
Tại cuộc họp báo thường kỳ, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh hôm qua 2/4 cho biết nước này đã có phản đối chính thức đến phía Mỹ.
"Chúng tôi yêu cầu phía Mỹ nghiêm túc tuân thủ “Chính sách một Trung Quốc” và 3 thông cáo chung giữa Mỹ và Trung Quốc, đồng thời xử lý vụ việc này một cách thận trọng, hợp lý", bà Hoa nói và đề cập tới các thỏa thuận giữa hai bên công nhận Bắc Kinh là chính quyền duy nhất của Trung Quốc.
Truyền thông Đài Loan cho hay đây là lần đầu tiên máy bay Mỹ hạ cánh xuống đảo này trong vòng hơn 30 năm qua, đồng thời nêu ra nghi ngờ rằng hành động này là phản ứng của Washington sau cuộc tập trận của Bắc Kinh vài ngày trước đây.
Không quân Trung Quốc hôm 30/3 đã tiến hành cuộc tập trận đầu tiên trên không phận tây Thái Bình Dương, đông Đài Loan. Theo giới phân tích, động thái này nhằm phản ứng trước lời đề nghị hỗ trợ ASEAN tuần tra chung ở biển Đông do Mỹ đưa ra hồi giữa tháng trước.
Theo Dân biểu Đài Loan Lâm Úc Phương, thành viên Ủy ban Quốc phòng và Ngoại giao Đài Loan, sự cố vừa qua “tiếp tục làm nổi bật mối mối quan hệ giữa Đài Bắc và Washington”.
Ông Lâm nói với hãng AFP rằng: “Đài Loan nên được xem như là một điểm đến tin tưởng cho các máy bay Mỹ hạ cánh”.
Mỹ có nghĩa vụ giúp Đài Loan tự vệ theo Đạo luật quan hệ Đài Loan năm 1979, khi Washington cắt đứt quan hệ chính thức với đảo này để công nhận Bắc Kinh là chính quyền duy nhất của Trung Quốc.
Hiện Mỹ không thiết lập mối quan hệ ngoại giao với Đài Loan, nhưng có những mối quan hệ kinh tế và quân sự với vùng lãnh thổ này.
Bất kỳ thương vụ vũ khí của Mỹ với Đài Loan hay bất kỳ liên lạc chính thức nào giữa hai lực lượng vũ trang trong những năm gần đây đều vấp phải sự lên án mạnh mẽ của Trung Quốc. Tuy nhiên, cho đến nay, chúng vẫn chưa gây tổn hại đến quan hệ của Bắc Kinh với Washington hay Đài Bắc.
"Việc thúc đẩy hợp tác an ninh hàng hải Việt - Mỹ, phù hợp lợi ích của cả hai nước, đặc biệt phù hợp xu thế chung của khu vực".
Quan hệ đối tác đi vào thực chất
Chia sẻ với Đất Việt, ngày 31/3 trước việc, các quan chức Mỹ liên tiếp phát tín hiệu muốn hợp tác an ninh hàng hải với Việt Nam nhiều hơn trong thời gian qua, TS Trần Việt Thái - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Bộ Ngoại giao, cho biết ở đây có 2 nhóm nguyên nhân: "Nguyên nhân bên trong là do Mỹ có lợi ích trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác về an ninh, an toàn hàng hải với các nước châu Á - Thái Bình Dương trong đó có VN.
Nguyên nhân bên ngoài là do trong bối cảnh hiện nay ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt khu vực Biển Đông, tình hình ngày càng diễn biến phức tạp, các thách thức về an ninh, an toàn hàng hải ngày càng nổi lên, cả truyền thống và phi truyền thống. Chính vì vậy, nên Mỹ có nhu cầu muốn duy trì các vấn đề an ninh, an toàn hàng hải mở, các tuyến hàng hải mở, duy trì đảm bảo vận tải biển, một cách hòa bình, ổn định, phục vụ cho lợi ích của Mỹ và cả khu vực".
Bên cạnh đó, theo ông Thái, về quan hệ song phương, từ năm 2011, hai nước Việt - Mỹ đã ký được thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng, trong đó lĩnh vực hợp tác cảnh sát biển là một trong 5 lĩnh vực hai bên muốn thúc đẩy. Trong chuyến đi mới đây của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, phía Mỹ cũng đã hứa đẩy nhanh tiến trình cung cấp tàu tuần tra và hỗ trợ VN xây dựng lực lượng cảnh sát biển.
Tất cả những hành động này, đều đi đúng hướng thúc đẩy quan hệ song phương Việt - Mỹ phù hợp lợi ích của cả hai nước, đặc biệt phù hợp xu thế chung của khu vực.
Phân tích rõ hơn, ông Thái cho biết thêm: "Đây là giai đoạn 2 bên đưa mối quan hệ đi vào chi tiết, cụ thể hơn, trong đó về mặt chiến lược, tình hình hiện nay diễn biến ngày càng phức tạp nhất là khu vực Biển Đông, đặc biệt là hành động của Trung Quốc xây dựng và cải tạo đảo quy mô lớn một cách trái phép ở Trường Sa.
Hơn nữa, đã đến giai đoạn, mà hai bên cần trao đổi sâu đậm hơn, đặc biệt trong bối cảnh chúng ta đang chuẩn bị cho các chuyến thăm hữu nghị giữa hai nước".
Theo quan điểm của ông Thái, thì đây cũng là thời điểm quan hệ đối tác chiến lược Việt - Mỹ đang đi vào thực chất, đi vào chiều sâu đúng nghĩa, đó là lý do vì sao thời gian gần đây phía Mỹ chủ động hơn trong việc thúc đẩy an ninh hàng hải với VN.
Không hợp tác để chống lại bên thứ 3
Trước những lời mời đề nghị từ phía Mỹ, ông Thái khẳng định: "Một là, chính phủ VN hoan nghênh các hoạt động đóng góp cho hòa bình, ổn định của Mỹ ở khu vực.
Hai là, hoan nghênh Mỹ hỗ trợ năng lực cho lực lượng cảnh sát biển nói riêng và cho các lực lượng thực thi pháp luật của VN nói chung".
Mặt khác, hiện nay, quan điểm của chúng ta là có chính sách quốc phòng ba không rất rõ ràng: không đưa quân ra nước ngoài, không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ VN, không tham gia với bên nào để chống bên thứ 3.
Tàu tuần tra tốc độ cao lớp Defiant do Công ty Metal Shark chế tạo từ Chính phủ Mỹ nhằm nâng cao năng lực bảo đảm an ninh hàng hải của Việt Nam.
Cho nên, ông Thái cho hay: "Hợp tác quốc phòng Việt - Mỹ thuần túy chủ yếu trực tiếp chỉ phục vụ cho mục đích quốc phòng tự vệ, không chống lại bên nào, đóng góp cho an ninh chung, duy trì trật tự, ổn định khu vực, điều đó có lợi cho tất cả các nước, phù hợp xu thế chung. Phát triển lực lượng cảnh sát biển cũng chỉ là để bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ".
Mặt khác, ở tầm khu vực và quốc tế, chúng ta cũng đã nói rõ hợp tác song phương Việt - Mỹ, không để chống lại bên nào, mà chỉ là để bảo vệ chủ quyền, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mình. Chúng ta hoan nghênh Mỹ, vì Mỹ là đối tác toàn cầu, siêu cường toàn cầu, cho nên họ nhìn VN ở góc độ toàn cầu.
Các bước đi cần được tính toán hài hòa
Nhìn nhận ở một góc độ khác, ông Thái nhận định: "Quan hệ Việt - Mỹ cần phải được đặt tổng thể trong quan hệ Việt - Trung, quan hệ VN - ASEAN và với khu vực. Các bước đi cần được tính toán hài hòa, hiện nay lãnh đạo cấp cao, cũng như các cơ quan tham mưu của VN, trong đó có Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đều đang tích cực bàn thảo, trao đổi, để làm sao tính toán đạt được sự cân bằng, sự hài hòa.
Mục đích cuối cùng của chúng ta là hợp tác với ai, hợp tác về cái gì đều vì mục đích xây dựng đất nước, phục vụ hai nhiệm vụ chiến lược: Một là, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ đổi mới; Hai là, đóng góp tích cực cho cộng đồng quốc tế với tư cách một nước có trách nhiệm".
Việc thời gian qua, Mỹ tăng cường các hành động thể hiện mong muốn hợp tác an ninh hàng hải với VN, theo ông Thái, đó là tính toán của Mỹ, phục vụ cho chiến lược tái cân bằng sang châu Á- Thái Bình Dương. Thế nhưng, hợp tác song phương là dựa vào ý chí, nguyện vọng hợp tác của cả hai bên, chứ không phải một bên, thậm chí nó còn phụ thuộc vào cách hai bên tiến hành hợp tác như thế nào.
--------------------------
Triều Tiên khiến Nhật nổi giận vì dọa ngưng đàm phán song phương
Ngoại trưởng Nhật Bản tối qua 2/4 tuyên bố việc Triều Tiên bóng gió việc ngừng các cuộc đàm phán về vấn đề công dân Nhật bị Triều Tiên bắt cóc là “không thể chấp nhận được”.
Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida hôm qua 2/4 tuyên bố rằng Bình Nhưỡng đã thông qua các kênh ngoại giao ám chỉ rằng họ có thể tạm dừng các cuộc đàm phán đang diễn ra với Tokyo về vấn đề công dân Nhật bị Triều Tiên bắt cóc.
“Điều này là hoàn toàn không thể chấp nhận được”, hãng thông tấn Kyodo dẫn phát biểu của ông Kishida.
Trước đó cùng ngày, hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin Bình Nhưỡng đã chuyển tới Tokyo các cảnh báo thông qua các kênh ngoại giao rằng: “Các cuộc đàm phán song phương được nối lại cách đây 1 năm đang có nguy cơ đổ vỡ”.
Bình Nhưỡng đổ lỗi cho Tokyo vì đã quốc tế hóa vấn đề công dân Nhật bị Triều Tiên bắt cóc, đồng thời lên án mạnh mẽ Bình Nhưỡng về vấn đề nhân quyền tại Liên Hợp Quốc.
Triều Tiên cũng cáo buộc cảnh sát Nhật đã tiến hành “khám xét trái phép” nhà riêng của Chủ tịch Tổng hội Triều Tiên tại Nhật. KCNA cho hay trước tình hình đó, “rất khó để có thể giữ cuộc đối thoại liên chính phủ Triều Tiên - Nhật Bản”.
-----------------------