Tin thế giới sớm 05-04-2015: Hình phạt tử hình đang chờ Chu Vĩnh Khang? - Vì sao Mỹ ủng hộ Úc mua tàu ngầm tối tân của Nhật Bản?

  • Cập nhật : 05/04/2015

 Hình phạt tử hình đang chờ Chu Vĩnh Khang?

Với việc cơ quan công tố chính thức công bố hoàn tất điều tra, chuyển tòa án xét xử, cựu ủy viên thường vụ Bộ chính trị Trung Quốc Chu Vĩnh Khang rất có thể sẽ phải đối mặt với khung hình phạt tử hình cho tội danh nhận hối lộ.
 
Kể từ khi Chu Vĩnh Khang bị khai trừ khỏi đảng Cộng Sản Trung Quốc hồi tháng 12 năm ngoái, giới chức nước này đã sử dụng những từ ngữ xấu xa nhất cho “con hổ” lớn nhất bị Chủ tịch Tập Cận Bình “đả” trong chiến dịch chống tham nhũng.
 
Tờ Nhân dân nhật báo của nước này đã so sánh ông Chu với “những kẻ phản Đảng” trong quá khứ, còn Tòa án nhân dân Tối cao nước này cáo buộc vị cựu ủy viên thường vụ Bộ chính trị và cựu bí thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai “làm suy yếu sự đoàn kết trong đảng và tham gia vào các hoạt động chính trị không được chính quyền cho phép”.
 
Cựu cố vấn chính trị cấp cao Shi Zhihong cũng đã xuất hiện trên báo giới để khẳng định một “Băng đảng 4 tên mới” đã hình thành, mà Chu Vĩnh Khang được hiểu là một thành viên trong đó.
 
Các thành viên khác trong nhóm này là Bạc Hy Lai, cựu phó chủ tịch quân ủy trung ương Từ Tài Hậu và Lệnh Kế Hoạch, một trong những cựu trợ lý thân cận của cựu Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào.
 
Nhưng sau mọi công kích dữ dội, giới chức nước này dường như vẫn không muốn đưa ra những cáo buộc chính trị nghiêm trọng nhất chống lại ông Chu, một sự kiềm chế mà theo các nhà phân tích là nhằm tránh gây chấn động quá nhiều cho hệ thống chính trị.
 
Chu Vĩnh Khang sẽ bị xét xử về các tội danh nhận hối lộ, lạm dụng quyền lực và làm lộ bí mật nhà nước. Trong số các tội danh này, việc “cố ý làm lộ bí mật nhà nước” có thể là cáo buộc gây chú ý nhất nhưng cáo trạng của Viện kiểm sát Tối cao nước này lại không cho biết ông Chu đã làm lộ thông tin mật nào.
 
Mo Shaoping, một luật sư tại Bắc Kinh cho biết tội làm lộ bí mật nhà nước nằm trong nhóm các tội danh “lơi là trách nhiệm”, vốn áp dụng cho các quan chức chính phủ cố ý cung cấp thông tin mật cho những người không được phép tiếp nhận. Án phạt cho tội danh này tối đa chỉ là 7 năm tù giam.
 
Truyền thông Trung Quốc đại lục cũng nhận định, các bí mật nhà nước có khả năng liên quan tới mối quan hệ mật thiết giữa Chu và Bạc. Tuần báo Phượng Hoàng cho biết Chu có thể đã cung cấp cho cộng sự của mình thông tin về phân công nhân sự trước khi chúng chính thức được công bố tại Đại hội 18 hồi tháng 11/2012. Chu cũng có thể đã tuồn các bí mật kinh tế để trục lợi.
 
Vẫn theo tờ báo này, trong năm 2012, Chu Vĩnh Khang đã tiết lộ cho Bạc Hy Lại rằng cánh tay phải của Bạc, cảnh sát trưởng Trùng Khánh Vương Lập Quân, đã xin tị nạn tại lãnh sự Mỹ ở thành phố Thành Đô, động thái đã khiến cho vụ bê bối liên quan đến Bạc vỡ lở.
 
Ông Bạc và ông Chu được cho là đã có một cuộc họp bí mật, để ủng hộ việc “điều chỉnh” chính sách cải cách và mở cửa do cựu Chủ tịch Đặng Tiểu Bình khởi xướng cuối những năm 1970. Hai người “đã ăn mừng sự hòa hợp chính trị”, và tuyên bố “sẽ chơi một trận lớn”.
 
Zhang Lifan, một nhà lịch sử đảng tại Bắc Kinh, cho biết ông không ngạc nhiên việc Chu không bị cáo buộc các tội danh nghiêm trọng nhất, sau những từ ngữ chỉ trích nhắm vào ông này.
 
Các cáo buộc như “chủ nghĩa bè phái” hoặc “liên quan đến các hoạt động chính trị không được phép” đều “rõ ràng chỉ được dùng trong các cuộc kiểm tra kỷ luật nội bộ của đảng, mà không có các cáo trạng hình sự tương ứng nào”.
 
“Nhưng nếu chính quyền muốn khép Chu vào các tội danh lớn hơn, họ luôn có các lựa chọn khác như kích động lật đổ quyền lực nhà nước, hoặc khơi mào cho sự chia rẽ đất nước”, Zhang nói.
 
Chánh án tòa án nhân dân Tối cao Trung Quốc Zhou Qiang hồi tháng trước khẳng định Chu sẽ nằm trong số 28 quan chức “nhúng tràm” bị “xét xử công khai theo pháp luật”. Nhưng cáo buộc “làm lộ bí mật nhà nước” sẽ cho phép chính quyền có lí do tốt để xét xử kín hoàn toàn hoặc kín một phần đối với ông Chu, nhằm tránh mất mặt, ông Zhang bình luận.
 
“Một phiên xét xử công khai thường có nghĩa là một thỏa thuận ngầm đã được thống nhất, theo đó bị cáo sẽ nhận có tội để đổi lại một bản án nhẹ hơn”, Zhang nói. “Nhưng trong một phiên xét xử công khai, Bạc đã vi phạm thỏa thuận đó và tự bào chữa cho mình, khiến cho Đảng chịu nhiều tai tiếng”.
 
Trong số ba tội danh Chu phải đối diện, chỉ có án nhận hối lộ có thể khiến cựu chính trị gia này phải đối mặt án tử hình. Hiện chưa rõ liệu ông Chu có đối diện với mức án này không, nhưng cơ quan công tố khẳng định hành vi tham nhũng của Chu kéo dài từ thời gian lãnh đạo Tập đoàn dầu khí quốc gia, tới thời gian làm bí thư đảng ủy Tứ Xuyên và chủ nhiệm Ủy ban chính hiệp, kiêm thành viên thường vụ Bộ chính trị.
 
Theo Reuters, khối tài sản của gia đình ông Chu nắm giữ có thể lên tới 90 tỷ nhân dân tệ (14,7 tỷ USD), mặc dù không ít người bài tỏ hoài nghi về con số này.
 
Nhưng có khả năng chỉ một phần nhỏ số tài sản đó, nếu có, có thể bị gắn trực tiếp với Chu. Là người chủ gia đình, Chu không trực tiếp tham gia vào các thương vụ làm ăn. Trên thực tế, Chu Bân, 42 tuổi, mới là người nắm giữ một loạt các doanh nghiệp. Ngoài ra, mẹ vợ của Chu Bân là Zhan Minli là một nhân vật chủ chốt khác.
-----------------------
Sử gia Mỹ vạch trần mưu đồ chống Nga của Washington
Sử gia người Mỹ Steven Cohen, một chuyên gia về Liên Xô và Nga, Giáo sư trường Đại học Princeton dẫn chứng loạt động thái thuộc chiến dịch của Mỹ chống Nga.
 
Cụ thể, ngày 3/4, sử gia Steven Cohen cho rằng, những phát ngôn như của Tư lệnh Wesley Clar nằm trong chiến dịch chống Nga có ý thức của chính quyền Mỹ.
 
Ông Cohen nói như trên khi bình luận về phát biểu của cựu Tư lệnh các lực lượng Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở châu Âu, Tướng Wesley Clark, Hội đồng Đại Tây Dương ở thủ đô Washington (Mỹ) với chủ trương theo đường lối của "phe hiếu chiến" khi tuyên bố cần thiết phải cung cấp vũ khí sát thương ngay cho Ukraine nhằm kiềm chế một "nước Nga hung hăng".
 
Ông Cohen nêu rõ: “Tại sao điều đó xảy ra vào lúc này? Câu trả lời là: các thỏa thuận Minsk có thể kết thúc cuộc chiến ở Donbass (miền Đông Ukraine), cũng như yếu tố không kém quan trọng là làm giảm mức độ đối đầu giữa Moskva và Washington, đó là điều mà ‘phe hiếu chiến’ ở Mỹ không thể chấp nhận”,
 
Ngoài ra, ông Cohen nhận xét: “Đoàn xe tăng ở Praha, những phát ngôn của Tướng Clark và những người giống ông ta, những hoạt động tập trận của NATO ở Gruzia, các cố vấn Mỹ trên lãnh thổ Ukraine, việc lãnh đạo Phương Tây tẩy chay lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng tại Moskva, tất cả đều nằm trong chiến dịch của Mỹ chống Nga."
 
Sử gia người Mỹ kết luận: "Sự sáng suốt của Kremlin là không để Washington lôi kéo vào cuộc chiến toàn diện ở Ukraine. Phát ngôn của Tướng Clark và tất cả những người thù ghét Nga trong giới có uy quyền ở Mỹ chỉ đạt được như vậy”.
 
Cũng trong ngày 3/4, phản ứng trước "chiến dịch chống phá Nga" của giới truyền thông và các chuyên gia phân tích chính trị Mỹ, Nga bày tỏ thái độ giận dữ khiến cuộc khẩu chiến giữa hai nước, vốn đã nổ ra từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng ở Ukraine, thêm căng thẳng.
 
Bộ Ngoại giao Nga cho biết "các tuyên truyền viên" tuân theo yêu cầu của Washington, đang viết các bài đả kích theo hướng bài Nga, xây dựng hình ảnh nước Nga như kẻ thù khiến cho những người dân bình thường cũng trở nên ghét Nga và ghét tất cả những gì liên quan đến Nga.
 
Trước đó, ngày 26/3, Tổng thống Vladimir Putin cũng cáo buộc các cơ quan tình báo phương Tây, trong đó có Mỹ, đã lợi dụng các tổ chức xã hội và liên minh chính trị tại Nga vào mục đích xấu nhằm trước tiên là làm mất uy tín chính phủ và gây bất ổn tình hình nội bộ Nga.
 
Tổng thống Putin nêu rõ, để kiềm chế Nga, phương Tây đã sử dụng một loạt công cụ từ gây sức ép và cô lập về chính trị, kinh tế đến tiến hành chiến dịch truyền thông quy mô lớn và chiến dịch tình báo.
 
Tuy nhiên, theo người đứng đầu nước Nga, mọi âm mưu đe dọa nhằm vào Nga sẽ chỉ thất bại và bị đáp trả thích đáng.
 
Quan hệ giữa Nga và Mỹ đã rơi xuống mức thấp nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh do căng thẳng giữa hai nước liên quan đến cuộc khủng hoảng chính trị tại Ukraine và việc Moscow sáp nhập bán đảo Crimea hồi tháng 3/2014.
 
Chính quyền Washington yêu cầu Nga rút khỏi bán đảo này và ngừng hậu thuẫn cho lực lượng đòi độc lập ở miền Đông Ukraine.
 
Đáp lại, Nga khẳng định có quyền lợi lịch sử đối với Crimea và bác bỏ cáo buộc của phương Tây cho rằng Moscow đưa quân vào miền Đông Ukraine.
 
Người Nga vẫn rất "yêu" Putin
Bất chấp nền kinh tế nước Nga đang lao dốc, theo Sputnik, kết quả một cuộc khảo sát do quỹ Ý kiến cộng đồng (FOM) thực hiện được truyền thông Nga đưa tin ngày 3/4 cho thấy mức độ tín nhiệm của cử tri Nga dành cho Tổng thống Vladimir Putin đạt 76%, cao kỷ lục kể từ năm 2008.
 
Cụ thể, theo số liệu do FOM vừa công bố, có 76% người Nga sẵn sàng bỏ phiếu cho ông Putin trong khi một tuần trước đó chỉ số này là 75% và trong tháng 1 là 70%.
 
Các nhà xã hội học ghi nhận tỷ lệ ủng hộ của cử tri dành cho người đứng đầu nhà nước Nga hiện ở mức cao chưa từng có kể từ năm 2008, thời điểm chỉ có khoảng 60% người Nga tỏ ý muốn bỏ phiếu cho ông Putin.
---------------------
Vì sao Mỹ ủng hộ Úc mua tàu ngầm tối tân của Nhật Bản?
Cơ hội để Nhật Bản giành hợp đồng trị giá hàng triệu USD nhằm chế tạo các tàu ngầm cho Úc đang tăng lên nhờ các tham vọng chiến lược của Mỹ ở châu Á, giúp Tokyo có lợi thế so với các đối thủ từ Đức và Pháp, các nguồn tin quốc phòng cho hay.
 
Mặc dù không có nhiều sự hiện diện tại một hội nghị về an ninh quốc phòng được tổ chức để thảo luận về dự án tàu ngầm tại tại Adelaide, Úc hồi tuần trước, các quan chức Mỹ đã cho Canberra thấy rằng việc mua các tàu ngầm Nhật Bản là một trong những chủ đề “nóng” nhất ở hậu trường.
 
Một hợp đồng như vậy có thể kết nối hải quân Mỹ, Nhật và Úc chặt chẽ hơn trong bối cảnh Trung Quốc tăng cường hiện đại hóa quân đội và ngày càng hung hăng trong các vùng biển của châu Á.
 
Điều đó cũng giúp Thủ tướng Shinzo Abe, người có chính sách an ninh được Washington ủng hộ, có được hợp đồng xuất khẩu vũ khí lớn đầu tiên sau khi chính quyền của ông dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí cho nước ngoài hồi năm ngoái. Nó còn giúp thúc đẩy ngành công nghiệp quốc phòng của Nhật Bản và có thể mở đường cho việc bán các vũ khí tiên tiến của Nhật cho các quốc gia Đông Nam Á có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ở Biển Đông, các nguồn tin tại hội nghị quốc phòng của Úc cho hay.
 
Giới chức quốc phòng Úc thừa nhận rằng sự tương thích với hải quân Mỹ sẽ là một nhân tố quan trọng trong việc lựa chọn nhà thầu.
 
"Mức độ tham gia của ngành công nghiệp quốc phòng Úc cũng là vấn đề cơ bản, cũng như sự tương thích với đối tác liên minh Mỹ của chúng tôi", Bộ trưởng quốc phòng Úc Kevin Andrews cho biết tại hội nghị.
 
Một phát ngôn viên Bộ quốc phòng Úc nói thêm rằng khả năng, chi phí và thời gian cũng là những nhân tố quan trọng.
 
Các nguồn tin tại hội nghị nói rằng việc lựa chọn Nhật Bản có thể cho phép Úc sở hữu tàu ngầm công nghệ cao và có thể tiếp cận công nghệ nhạy cảm nhằm đẩy mạnh ngành công nghiệp đóng tàu của Úc nếu các tàu được đóng tại Úc. Nó cũng cho phép Canberra củng cố vị thế trong các vấn đề khu vực bằng việc hợp tác với một quốc gia vốn có liên minh an ninh lâu đời với Mỹ.
 
Sự khác biệt về chất lượng giữa các tàu ngầm được chào hàng là không đáng kể, ông Rex Patrick, một cựu cố vấn bộ trưởng quốc phòng và là một chuyên gia về tàu ngầm, nói.
 
"Tất cả nước này đều chế tạo tàu ngầm tốt. Ngoài khả năng, các nhân tố khác sẽ quyết định ai sẽ thắng thầu", ông Patrick nói, một phần liên hệ tới các mục tiêu chiến lược của Mỹ ở châu Á.
 
Cuộc cạnh tranh đang nóng lên đối với kế hoạch mua vũ khí quốc phòng lớn nhất của Úc, trị giá 38 tỷ USD.
 
Sự tương thích với công nghệ Mỹ
 
Nhật đã trở thành đối thủ nặng ký nhất nhằm thay thế các tàu ngầm lớp Collins nhiều tuổi của Úc, với một phiên bản tàu ngầm tối tân lớp Soryu của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản, sau khi Thủ tướng Úc Tony Abbott nhất trí tăng cường hợp tác với Nhật về công nghệ quốc phòng với Thủ tướng Abe hồi tháng 6/2014.
 
Nhưng do một thách thức nội bộ đối với sự lãnh đạo của Thủ tướng Abbott hồi tháng 2, ông đã cam kết một cuộc đấu thầu mở vào cuối năm nay trong một nỗ lực nhằm thu hút sự ủng hộ chính trị.
Cam kết đó đã tạo cơ hội cho tập đoàn ThyssenKrupp Marine Systems GmbH của Đức và DCNS của Pháp, cả hai đều cho biết họ có thể chế tạo tàu ngầm tại Úc, nơi việc làm trong ngành chế tạo đang mất dần. Các hãng chế tạo tàu ngầm lớp Soryu là Mitsubishi Heavy Industries Ltd. và Kawasaki Heavy Industries Ltd. của Nhật.
 
Giới chức Mỹ khẳng định họ không thúc ép Úc mua bất kỳ loại tàu ngầm cụ thể nào, nhưng nói rằng họ nhìn thấy các lợi ích từ sự tương thích của tàu ngầm Nhật Bản.
 
Trong một chuyến thăm tới Úc hồi tháng 2, Tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, cho hay quyết định thuộc về Canberra. Tuy nhiên, ông cũng trích dẫn "sự tương thích" giữa các đồng minh là nhân tố quan trọng, mặc dù các chuyên gia tại hội nghị nói rằng tàu ngầm của Pháp và Đức có thể tương thích với tàu của Mỹ.
 
Nhưng quan điểm của Washington là tàu ngầm lớp Soryu của Nhật vượt trội về mặt kỹ thuật so với bất kỳ tàu ngầm nào do châu Ây chế tạo và sẽ tương thích với công nghệ của Mỹ.
 
Cựu Phó đô đốc Nhật Yoji Koda, người tham gia hội nghị tại Úc, cho hay hợp tác quốc phòng Nhật-Úc về thỏa thuận tàu ngầm có thể khiến các quốc gia trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương yên tâm nhờ các giá trị chung và khả năng phòng thủ chung.
 
"Điều quan trọng là không chỉ xuất khẩu thiết bị của chúng tôi trên cơ sở kinh tế, mà còn có ý nghĩa chiến lược", ông Koda nói, cho biết thêm rằng Tokyo sẽ linh hoạt và chế tạo hầu hết các tàu tại Úc, khiến thỏa thuận dễ chấp chận được đối với Thủ tướng Abbott.
 
Cho tới nay, các nguồn tin cho biết Nhật chưa nhiệt tình tham gia vào cuộc đấu thầu một phần vì lo ngại vướng vào một cuộc chiến đấu thầu. Nhật cũng e dè việc chế tạo tàu tại Úc vì những lo ngại về công nghệ nhạy cảm của Soyuz, trong đó có hệ thống đẩy tàng hình của tàu ngầm và các công nghệ hàn tiên tiến.
-----------------------------

Tin Phap Luat Tin Phap LuatTổng hợp

Trở về

Bài cùng chuyên mục

Văn phòng luật

Danh sách luật

Danh sách đầy đủ >>

Liên hệ quảng cáo: 0983 006 168

Thiết kế web nhanh

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal giá rẻ, chuẩn SEO, chất lượng cao

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Tin kinh tế 

Tin kinh tế, giao thương, khuyến mãi, quảng bá sản phẩm,trang vàng doanh nghiệp,...

www.tinkinhte.com

Quảng cáo: 098 300 6168

Tin sức khỏe

Hệ thống mạng vì sức khỏe cộng đồng với hơn 300 kênh đang được phát triển

www.tinsuckhoe.com

Hợp tác: 090 620 7650

tinkhoahoc.com- Ads demo

Tin pháp luật

Tin pháp luật, văn bản luật, Văn phòng luật sư, giải đáp pháp luật,...

www.tinphapluat.com

Hợp tác: 090 620 7650

Thế giới thời trang

Thời trang Việt Nam, Shop thời trang, Mua bán thời trang, trang vàng thời trang,...

www.fashion365.vn

Hợp tác: 0127 399 6475

Cổng nhôm đúc

Cổng nhôm đúc, cầu thang nhôm đúc, lan can nhôm đúc, hàng rào nhôm đúc,...

www.congnhadep.com

Tư vấn: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Kiến trúc xanh

Thiết kế biệt thự, thiết kế nhà đẹp, thiết kế sân vườn, thiết kế nội ngoại thất,...

www.kientrucxanh.net

Tư vấn: 098 206 9958

Phong thủy 24h

Phong thủy học, xem tuổi làm nhà, nội thất phong thủy, vật phẩm phong thủy,...

www.phongthuy24h.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thiết kế nhà dân

Thiết kế nhà dân, thiết kế biệt thự, dịch vụ xây dựng, sửa chữa nhà ở, văn phòng...

www.thietkenhadan.com

Hợp tác: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Web trên smart phone

Chuyên phát triển web chạy trên smart phone và các thiết bị di động, thân thiện, chuẩn SEO,...

www.mobileweb.vn

Hợp tác: 098 300 6168

Máy lọc nước gia đình

Cung cấp máy lọc nước RO, sửa chữa máy lọc nước, thay lõi lọc máy lọc nước,...

www.maylocnuocgiadinh.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thế giới động vật

Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã, thú cưng, chim cá cảnh,...

www.thegioidongvat.net

Hợp tác: 0127 399 6475

tinkhoahoc.com- Ads demo