Tin thế giới sớm 01-04-2015: Xung quanh kế hoạch lập quân đội chung châu Âu - Trung Quốc lần đầu tập trận không quân trên tây Thái Bình Dương

  • Cập nhật : 01/04/2015

 Xung quanh kế hoạch lập quân đội chung châu Âu

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) cần thành lập lực lượng quân đội chung nhằm đối phó với mối đe dọa từ Nga, cũng như khôi phục vị thế trên trường quốc tế. Tuy nhiên, quan điểm của các nước châu Âu đối với vấn đề này rất khác nhau.
 
Thủ tướng Đức Angela Merkel và Ngoại trưởng Frank-Walter Steinmeier (đảng SPD) ủng hộ việc thành lập quân đội chung của EU, song cho rằng đề xuất của Chủ tịch EC Juncker cần nhiều thời gian để thực hiện và phải được tiếp tục bàn thảo trong nội bộ EU. Thủ tướng Pháp Manuel Valls tuyên bố quân đội chung của EU "đã và đang tồn tại" và nhấn mạnh thêm rằng Pháp là nước phải chịu gánh nặng lớn nhất trong việc triển khai các hoạt động quân sự của EU ở nước ngoài, nhất là ở Mali và khu vực Sahel. Các nước EU khác cần phải chia sẻ nhiều hơn trong lĩnh vực này.
 
Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu các vấn đề quốc tế Italy (IAI) Gianni Bonvicini cho rằng, nếu EU muốn hướng tới việc thành lập quân đội chung thì trước hết cần phải đẩy mạnh triển khai "Hiệp ước Lisbon". Ông Bonvicini cũng nhấn mạnh NATO không phải là một trở ngại đối với việc EU tăng cường hợp tác quốc phòng, bởi thực tế cho thấy Mỹ sẵn sàng chia sẻ trách nhiệm với các nước EU. Tuy nhiên, hiện EU đang thiếu cơ sở thực tế để thành lập quân đội chung do không đạt được sự đồng thuận về vấn đề này.
 
Serbia ủng hộ đề xuất thành lập quân đội chung EU nhưng cho rằng điều này sẽ trở thành hiện thực trong tương lai. Bộ trưởng Quốc phòng Serbia Martin Stronic ký tuyên bố "đề xuất này không có gì bất ngờ", điểm mới ở đây là ông Juncker đưa ra trong bối cảnh EU đang phải đối phó với các thách thức từ phía Nga.
 
Theo ông Stronicky, Serbia cho rằng NATO là lực lượng chính trong việc thực hiện nhiệm vụ phòng thủ chung châu Âu và đánh bại các thế lực hiếu chiến. Hiện ở Serbia vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau. Một số chính trị gia ủng hộ, số khác thì tỏ ra nghi ngờ và nhấn mạnh nhiệm vụ chính trong việc bảo vệ EU là của NATO.
 
Nghị sỹ Marek Zenisek, thành viên đảng TOP9 cho rằng sáng kiến của Chủ tịch Juncker không nên lặp lại hình mẫu của NATO mặc dù nhiều nước EU cũng là thành viên của NATO. Thay vào đó, các nước châu Âu cần tăng cường triển khai quan điểm phòng thủ chung hiện nay.
 
Đề xuất thành lập quân đội chung không thu hút được nhiều sự quan tâm của dư luận Slovakia. Người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Martina Balleková tuyên bố do không nắm được chi tiết về đề xuất nên vẫn chưa phải là thời điểm để thể hiện quan điểm về vấn đề này. Tuy nhiên, Slovakia muốn tập trung vào việc củng cố Chính sách an ninh và quốc phòng chung của Liên minh châu Âu (CSDP) phù hợp với các quyết định của Hội đồng châu Âu tháng 12/2013.
 
Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Ba Lan tỏ ra không tin tưởng cũng như không ủng hộ đề xuất thành lập quân đội chung EU. Ba Lan lo ngại rằng hành động này có thể gây ra sự chia rẽ trong EU trong việc đối phó với các thách thức từ phía Nga.
 
Warsaw cho rằng việc thành lập quân đội chung EU là "không thể và không cần thiết" và không nên làm giảm sự gắn kết trong NATO tại thời điểm lịch sử này. Giám đốc Cơ quan An ninh quốc gia Ba Lan Stanislaw Koziej thì cho rằng đề xuất trên thiếu tính hiện thực trong bối cảnh chính trị hiện nay.
 
Một lực lượng quân đội chung phải chịu sự giám sát của công dân các nước EU. Điều này chỉ đạt được khi có một châu Âu đoàn kết, thống nhất, một "hợp chủng quốc châu Âu". Trong bối cảnh hiện nay, khó có thể làm được điều này. Hơn nữa, không nước thành viên EU nào muốn san sẻ quyền kiểm soát đối với quân đội của nước mình, do đó việc đề xuất lập quân đội chung hiện chỉ là "lý thuyết". Tuy nhiên, Ba Lan ủng hộ việc tăng cường năng lực phòng thủ của Liên minh châu Âu trong khuôn khổ NATO cũng như năng lực phòng thủ của từng quốc gia thành viên.
 
Giáo sư Valentin Naumescu, Đại học Babes-Bolyai (Romania) cho rằng, đề xuất của Chủ tịch EC Juncker cho thấy sự yếu kém trong chính sách đối ngoại của EU, sự bảo thủ của lãnh đạo Liên minh trong việc tìm kiếm cơ chế phòng thủ chung thay vì phụ thuộc vào NATO.
------------------------
Triều Tiên dọa tấn công "tàn nhẫn" văn phòng Liên hợp quốc tại Seoul
Triều Tiên đã đe dọa “trừng phạt tàn nhẫn” nhằm vào Hàn Quốc nếu nước này vẫn thực hiện kế hoạch mở một văn phòng của Liên hợp quốc tại Seoul để giám sát hồ sơ nhân quyền của Bình Nhưỡng.
 
Ủy ban tái thống nhất hòa bình của Triều Tiên (CPRK), một cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề liên Triều, tối ngày 30/3 cho hay văn phòng Liên hợp quốc là “một sự khiêu khích không thể tha thứ” và có thể trở thành mục tiêu tấn công đầu tiên.
 
Hồi tháng 5 năm ngoái, Liên hợp quốc đã đề xuất mở một văn phòng làm việc tại Seoul, sau báo cáo của một ủy ban Liên hợp quốc kết luận rằng Bình Nhưỡng đã gây ra các vụ vi phạm nhân quyền “có một không hai trong thế giới đương đại”.
 
Báo cáo trên là cơ sở cho một nghị quyết được Đại hôi đồng Liên hợp quốc thông qua hồi tháng 12 năm ngoái, hối thúc Hội đồng Bảo an xem xét đưa Bình Nhưỡng ra Tòa án hình sự quốc tế.
 
Văn phòng của Liên hợp quốc dự kiến mở cửa tại Seoul trong nửa đầu năm nay.
 
“Ngay khi trụ sở của một chiến dịch bôi nhọ chống Triều Tiên được thiết lập tại Hàn Quốc, nó sẽ ngay lập tức trở thành mục tiêu cho sự trừng phạt tàn nhẫn của chúng tôi”, CPRK cho biết trong một tuyên bố được hãng thông tấn chính thức KCNA phát đi.
 
Tuyên bố nói thêm rằng Hàn Quốc đang phạm phải một “tội ác ghê gớm” chống lại nhân dân Triều Tiên thông qua việc làm gia tăng sự lo ngại của quốc tế đối với hồ sơ nhân quyền của Bình Nhưỡng.
 
Bình Nhưỡng đã nhiều lần bác bỏ các báo cáo của Liên hợp quốc về nhân quyền, gọi đó là một tác phẩm hư cấu của Mỹ và các đồng minh.
-------------------------
Trung Quốc lần đầu tập trận không quân trên tây Thái Bình Dương
Không quân Trung Quốc hôm qua 30/3 tiến hành cuộc tập trận đầu tiên trên không phận tây Thái Bình Dương. Theo giới phân tích, động thái này nhằm phản ứng trước lời đề nghị hỗ trợ ASEAN tuần tra chung ở biển Đông do Mỹ đưa ra hồi giữa tháng này.
 
Cổng thông tin điện tử của Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm qua 30/3 đăng tải thông tin về cuộc tập trận trên cùng một vài bức ảnh phi đội máy bay ném bom tầm xa thế hệ mới, dàn hàng trên đường băng cùng các phi công.  
 
SCMP dẫn lời phát ngôn viên không quân Trung Quốc, Đại tá Shen Jinke cho biết các máy bay của không quân đã bay trên kênh đào Bashi, giữa Đài Loan và Philippines, rồi quay trở lại căn cứ trong cùng ngày. Tuy nhiên, ông Shen không nói rõ số lượng máy bay hay địa điểm căn cứ.
 
Đại tá Shen tuyên bố cuộc tập trận lần này nhằm "nâng cao năng lực tác chiến của không quân", là việc các nước lớn thường xuyên thực hiện. Ông cho hay hoạt động lần này nằm trong kế hoạch tập trận thường niên của quân đội Trung Quốc, “tuân theo các quy định của luật pháp quốc tế và không nhằm vào bất kỳ quốc gia nào”. 
 
Tuy nhiên, ông Ni Lexiong, một chuyên gia quân sự tại Thượng Hải, nhận định: "Rõ ràng đây là một động thái được tính toán trước nhằm phản ứng với các hành động từ phía Mỹ”.
 
Hôm 17/3, Tư lệnh Hạm đội 7 Mỹ ở Thái Bình Dương, chuẩn đô đốc Robert Thomas phát biểu tại Malaysia rằng hải quân ASEAN nên tổ chức lực lượng tuần tra chung ở biển Đông, và Hạm đội 7 Mỹ sẵn sàng hỗ trợ.
 
Theo ông Ni, cuộc tập trận không quân ngày 30/3 sẽ khiến căng thẳng gia tăng trên Biển Đông, và Bắc Kinh muốn “cả thế giới hiểu rằng ai là người gây chuyện trước”. Truyền thông nhà nước Trung Quốc cũng ra sức ủng hộ đường lối của Bắc Kinh khi nói Mỹ hãy ngừng “dính mũi vào chuyện của người khác”.
 
Ngoài ra cuộc tập trận ngày 30/3 cũng nhằm gửi một thông điệp rõ ràng đến cho Philipines, đó là “đừng thân Mỹ quá mức”, ông Ni cho hay.
 
Hiện Trung Quốc đang ngang nhiên tiến hành các động thái cải tạo các bãi đá trên biển Đông tại các vùng biển tranh chấp, làm gia tăng căng thẳng.
 
Ngoại trưởng Philippines hôm 26/3 cáo buộc Trung Quốc đang tìm cách kiểm soát Biển Đông bằng một kế hoạch bành trướng thông qua cải tạo đảo quy mô lớn, bất chấp sự phản đối của các nước liên quan.
 
Trước đó, các nghị sĩ hàng đầu của Mỹ hôm 19/3 đã bày tỏ lo ngại về quy mô và tốc độ của các hoạt động cải tạo của Bắc Kinh.
 
Trong một bức thư gửi Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter, các nghị sỹ đến từ cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa nhấn mạnh: “Nếu không có một chiến lược toàn diện để ngăn chặn hành động này của Trung Quốc thì những lợi ích lâu dài của Mỹ, các đồng minh và đối tác của Mỹ sẽ bị đe dọa nghiêm trọng”.
 
Bức thư cũng cảnh báo: “Bất kỳ nỗ lực nào của Trung Quốc trong việc cải tạo các bãi đá nói trên để phục vụ mục đích quân sự của nước này sẽ gây ra “hệ lụy nghiêm trọng”. 
 
Các nghị sỹ viết: “Việc cải tạo này càng cho thấy dã tâm thiết lập một khu vực nhận diện phòng không mới trên Biển Đông giống như điều mà Trung Quốc từng làm trên biển Hoa Đông trong vùng tranh chấp với Nhật Bản năm 2013”. 
--------------------------
Trung Quốc phá đường dây buôn ma túy gần biên giới với Việt Nam
Tân Hoa xã đưa tin ngày 30/3, cảnh sát Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, miền Nam Trung Quốc, cho biết đã bắt giữ 23 nghi phạm buôn bán ma túy.
 
Theo thông báo, một chiến dịch truy quét do cảnh sát tại các thành phố Sùng Tả, Bằng Tường, Phòng Thành Cảng phối hợp triển khai hôm 23/3 vừa qua đã thu giữ 24 kg heroin cùng hơn 400.000 nhân dân tệ (65.000 USD) và 6 chiếc xe.
 
Trước đó, cơ quan chức năng Trung Quốc đã theo dõi một băng nhóm vận chuyển ma túy từ Sùng Tả, giáp giới Việt Nam, tới các thành phố khác ở Quảng Tây và tới các tỉnh Quảng Đông và Hải Nam. Dựa trên thông tin chỉ điểm, cảnh sát đã bắt giữ 9 nghi phạm hôm 23/3 tại biên giới Trung-Việt, trong khi 14 đối tượng khác bị vây bắt trong các cuộc truy quét. Đa số các đối tượng này là người cùng gia đình.
-----------------------

Tin Phap Luat Tin Phap LuatTổng hợp

Trở về

Bài cùng chuyên mục

Văn phòng luật

Danh sách luật

Danh sách đầy đủ >>

Liên hệ quảng cáo: 0983 006 168

Thiết kế web nhanh

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal giá rẻ, chuẩn SEO, chất lượng cao

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Tin kinh tế 

Tin kinh tế, giao thương, khuyến mãi, quảng bá sản phẩm,trang vàng doanh nghiệp,...

www.tinkinhte.com

Quảng cáo: 098 300 6168

Tin sức khỏe

Hệ thống mạng vì sức khỏe cộng đồng với hơn 300 kênh đang được phát triển

www.tinsuckhoe.com

Hợp tác: 090 620 7650

tinkhoahoc.com- Ads demo

Tin pháp luật

Tin pháp luật, văn bản luật, Văn phòng luật sư, giải đáp pháp luật,...

www.tinphapluat.com

Hợp tác: 090 620 7650

Thế giới thời trang

Thời trang Việt Nam, Shop thời trang, Mua bán thời trang, trang vàng thời trang,...

www.fashion365.vn

Hợp tác: 0127 399 6475

Cổng nhôm đúc

Cổng nhôm đúc, cầu thang nhôm đúc, lan can nhôm đúc, hàng rào nhôm đúc,...

www.congnhadep.com

Tư vấn: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Kiến trúc xanh

Thiết kế biệt thự, thiết kế nhà đẹp, thiết kế sân vườn, thiết kế nội ngoại thất,...

www.kientrucxanh.net

Tư vấn: 098 206 9958

Phong thủy 24h

Phong thủy học, xem tuổi làm nhà, nội thất phong thủy, vật phẩm phong thủy,...

www.phongthuy24h.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thiết kế nhà dân

Thiết kế nhà dân, thiết kế biệt thự, dịch vụ xây dựng, sửa chữa nhà ở, văn phòng...

www.thietkenhadan.com

Hợp tác: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Web trên smart phone

Chuyên phát triển web chạy trên smart phone và các thiết bị di động, thân thiện, chuẩn SEO,...

www.mobileweb.vn

Hợp tác: 098 300 6168

Máy lọc nước gia đình

Cung cấp máy lọc nước RO, sửa chữa máy lọc nước, thay lõi lọc máy lọc nước,...

www.maylocnuocgiadinh.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thế giới động vật

Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã, thú cưng, chim cá cảnh,...

www.thegioidongvat.net

Hợp tác: 0127 399 6475

tinkhoahoc.com- Ads demo