Các cuộc không kích do liên quân quốc tế dưới sự chủ trì của Mỹ nhắm vào nhóm Hồi giáo cực đoan IS dường như đã có sự chuyển trọng tâm, khi tập trung nhiều hơn vào thủ phủ Raqqa của tổ chức này, giới quan sát cho biết.
Thông tin được tổ chức Quan sát nhân quyền Syria, có trụ sở tại London khẳng định, sau khi tiết lộ có tới 30 cuộc không kích nhắm vào đầu não Raqqa của IS trong đêm 29/11.
Một nhóm hoạt động đối lập tại Syria tại khu vực Raqqa cũng cho biết khoảng 30 cuộc không kích do “liên quân thập tự chinh” thực hiện đã nhắm vào khu vực Tây Bắc thành phố này.
Trước đó, các cuộc không kích được tập trung chủ yếu vào thị trấn Kobane, gần biên giới Syria và Thổ Nhĩ Kỳ. Các cuộc tấn công tại Raqqa đánh dấu sự tăng cường của hoạt động của liên quân tại đây.
Tuần trước, gần 100 người đã thiệt mạng trong các cuộc không kích của chính phủ Syria tại Raqqa, và nhiều người bị thương nặng. Các chiến đấu cơ của chính phủ thực hiện ít nhất 10 cuộc tấn công nhắm vào đền thờ Hồi giáo al-Hani và một khu chợ.
Thành phố này được biết đến như nơi đặt các trung tâm huấn luyện, kho vũ khí của IS và chiêu mộ chiến binh.
Trong thời gian xảy ra xung đột tại Syria, IS cũng tranh thủ thời cơ chiếm các căn cứ quân sự của chính quyền gần thành phố này, và tại khu vực tỉnh Raqqa.
Syria đã trong tình trạng nội chiến suốt 3 năm qua, và các binh sỹ chính phủ vừa phải chống lại IS vừa phải chiến đấu với các nhóm nổi dậy khác.
Riêng trong ngày Chủ Nhật, hơn 40 người đã thiệt mạng trong các cuộc không kích, pháo kích và bố ráp.
Hơn 1.000 bác sĩ, y tá và bệnh nhân Nga kéo quan tài diễu phố Moscow, trong cuộc tuần hành ngày 30.11 để phản đối kế hoạch cải tổ hệ thống y tế.
Đây là cách họ gây sức ép với chính quyền thủ đô Nga để chỉ trích cuộc cải cách ngành y chỉ vì các công bộc ở Tòa thị chính chỉ muốn đóng cửa các bệnh viện công ở những "khu đất vàng" để bán cho các bệnh viện tư nhằm có tiền bỏ túi riêng, chứ không vì mục tiêu chăm sóc sức khỏe người dân.
Cuộc cải cách này do Tổng thống Nga Vladimir Putin khởi động khi ông trở lại nắm quyền lực năm 2012. Nó được tiến hành nhiều năm qua, nhưng gần đây trở thành một sự quan ngại lớn, khi một thông tin “xì” cho báo giới, biết riêng 28 bệnh viện ở Moscow phải đóng cửa, 10.000 nhân viên bị sa thải, trong bối cảnh kinh tế Nga đang suy thoái.
"Chẳng có đủ giường bệnh cho tôi"
Báo Moscow Times nêu cuộc tuần hành có cả cảnh kéo quan tài diễu phố, là “cuộc nổi loạn của giới bác sĩ”, vốn đã bắt đầu từ đầu tháng 11, khi hàng ngàn người xuống đường phản đối việc bị sa thải và đóng cửa các bệnh viện.
Theo các quan chức ngành y, cuộc cải tổ này là cần thiết, để hiện đại hóa hệ thống y tế thời Liên Xô đã xuống cấp nặng nề.
Họ nói cuộc cải cách sẽ tăng hiệu quả phục vụ nhân dân, bằng cách sáp nhập các bệnh viện nhỏ thiếu điều kiện cung cấp dịch vụ y tế, vào những trung tâm bệnh viện lớn có khả năng chữa nhiều bệnh.
Bác sĩ Semyon Galperin và bà Olga Demicheva là nhân viên bệnh viện số 11, thuộc ban tổ chức tuần hành, nói: họ không chống cuộc cải cách này, nhưng kế hoạch này được thực hiện mà không lấy ý kiến người của ngành y.
Người tuần hành ra 2 yêu sách với chính quyền: ngưng cuộc cải cách hiện nay và tổ chức đối thoại giữa các bên trước khi tiếp tục kế hoạch.
Cảnh sát nói số người tuần hành là 1.500 người, nhưng giới truyền thông và người tuần hành nêu con số phải từ 4.000 đến 10.000 người.
Một vài người mang các tấm bảng thần chết, hoặc tự hóa trang làm thần chết. Những người khác kéo quan tài thật bên trong có xác chết giả và trương biểu ngữ: “Chẳng đủ giường bệnh cho tôi”.
Biểu ngữ khác viết: “Tiết kiệm tiền cho chiến tranh, nhưng không cho các bác sĩ”.
Sức ép từ nhân dân với “quan hứa láo”
Những cuộc tuần hành khác cũng diễn ra tại nhiều thành phố vào cuối tuần qua, gồm St. Petersburg, Perm, Bryansk, Vladivostok và Blagoveshchensk.
Bác sĩ Galperin nói với báo Moscow Times trước cuộc tuần hành, rằng hoạt động chống cuộc cải cách đã có một tác động, buộc chính quyền phải lắng nghe những yêu cầu của nhân dân.
"Chúng tôi đã đạt được vài điều: họ đồng ý xét lại kế hoạch cải cách ngành y” nhưng ông Galperin nói thêm, rằng nhiều chính quyền “chỉ giỏi hứa” mà cho đến nay đã được chứng minh là “hứa láo”.
Mới tuần trước, Tổng thống Putin chứng tỏ ông lắng nghe ý dân, khi yêu cầu chính quyền Moscow xét lại kế hoạch cải cách ngành y.
Vài ngày sau, Ủy ban nhân quyền của ông Putin ra tuyên bố kêu gọi dừng ngay cuộc sa thải, và nhấn mạnh cuộc cải tổ này vi phạm quyền được hưởng chăm sóc y tế miễn phí có ghi trong hiến pháp.
Sau nhiều hội nghị bàn tròn, Thị trưởng Sergei Sobyanin đề nghị tăng mức bồi thường mất việc lên 500.000 rúp (10.700 USD) cho mỗi bác sĩ.
Nhưng vẫn chưa có hành động cụ thể nào. Người tuần hành chưa đồng ý, thậm chí đòi thị trưởng phải đuổi việc quan chức phụ trách kế hoạch cải cách ngành y.
Phó thị trưởng Leonid Pechatnikov phụ trách các vấn đề xã hội, bị chỉ trích là “quan chức hứa láo hứa lèo” với nhân viên ngành y.
Đóng cửa bệnh viện để bán khu đất vàng"
Nữ bác sĩ tâm lý Alla Mamontova lên án động cơ cuộc cải cách này chỉ vì tiền: “Chính tôi chứng kiến điều họ gọi là “tối ưu hóa hệ thống y tế”, họ tiến hành cuộc cải cách này với cớ nhân viên ngành y sẽ được tăng lương. Đúng là có tăng lương, nhưng chỉ cho cán bộ hành chính và đó chính là điều chúng ta đang thấy ở khắp Moscow”.
Nhiều người tuần hành đồng ý, nói các quan chức chính quyền xem trọng lợi nhuận trên cả sức khỏe nhân dân khi lập kế hoạch cải cách ngành y.
Bác sĩ Yakov Gorenbein nói: “Họ làm chỉ vì tiền. Họ đóng cửa bệnh viện ở những khu đất vàng để bán đất cho bệnh viện tư nhân để tư lợi. Ở trung tâm thành phố có những khu đất vàng, gồm các tòa nhà có giá trị lịch sử”.
“Sẽ chỉ còn một bệnh viện ung thư ở Moscow sau cuộc cải cách”, Gorenbein nói ám chỉ bệnh viện ung thư số 52" và khẳng định: “Họ đang tranh thủ kiếm tiền. Họ không nghĩ đến người cần được chữa trị. Họ chỉ lo nhét túi thật nhiều tiền”.
"Rồi đến lúc đóng cửa nhà tù, thả bọn hiếp dâm"
Một trong những bệnh viện tâm thần lớn ở Moscow sẽ bị đóng cửa, dẫn đến nỗi lo sợ bệnh nhân tâm thần nặng sẽ không được chữa trị. Trang tin Meduza dẫn các nhân viên bệnh viện tâm thần số 14 nói một số bác sĩ đã được thông báo bị sa thải.
Theo trang web của diễn đàn Người ngành y Nga Russian Medical Server, bệnh viện trên sẽ đóng cửa hẳn từ tháng 9.2015, khiến hàng trăm bệnh nhân nặng sẽ không có chỗ để được chữa trị.
Tòa thị chính nói số bệnh nhân này sẽ quyền qua bệnh viện số 15, nhưng cán bộ nhân viên bệnh viện số 14 nghi ngờ kế hoạch này. Một nữ y tá giấu tên nói với trang Meduza: "Chẳng có chỗ nào để chuyển họ đâu. Ở đâu cũng đuổi việc. Rồi cũng sẽ đến lúc đóng cửa các nhà tù, thả hết bọn hiếp dâm, bọn ấu dâm”.
Chính quyền Moscow gợi ý để gia đình tự chữa trị số bệnh nhân tâm thần nặng vì không tốn nhiều tiền!
----------------------
Hải quân Úc nhận tàu đổ bộ mang trực thăng đầu tiên
Chiếc tàu đổ bộ mang trực thăng đầu tiên của Úc đã chính thức được bàn giao cho Hải quân nước này tại Sydney.
Ngoài tàu Canberra (LHD-01), Úc hiện cũng đang đóng chiến hạm thứ 2 thuộc lớp Canberra là Adelaide (LHD-02), dự kiến tháng 6/2015 sẽ đưa vào sử dụng.
Cả hai chiếm hạm nói trên sẽ đóng căn cứ tại thành phố Sydney. Quá trình đóng mới các chiến hạm lớp Canberra nằm trong khuôn khổ “Kế hoạch củng cố tiềm lực quốc phòng” của hải quân Australia trong giai đoạn 2006-2016.
Tàu LHD-01 Canberra sau khi đưa vào sử dụng sẽ giúp Hải quân Úc nâng cáo khả năng tác chiến trên biển và cứu hộ cứu nạn, ngoài ra còn có thể vận chuyển trang bị quân sự và binh lính.
Tàu đổ bộ mang trực thăng này dài 230,8 m, rộng 32 m và cao 7,18 m. Lượng giãn nước của tàu đạt 27.900 tấn, tốc độ 20,8 hải lý/giờ, tầm hoạt động gần 13.000 km.
Tàu có thể chở được 1.100 lính, 100 xe bọc thép và 12 máy bay trực thăng. Vũ khí trên tàu gồm: 4 pháo tự hành loại 20 ly, 6 pháo 12 ly 7, một hệ thống chống thủy lôi, hệ thống điều khiển chiến đấu Saab 9LV và hệ thống radar Giraffe AMB, hệ thống tự vệ tên lửa đối hải Nulka.
-------------------------
Sự thật gây choáng đằng sau 5 vạn "lính ma" Iraq
Một cuộc điều tra về nạn tham nhũng trong quân đội Iraq vừa cho kết quả gây choáng: Có tới 50.000 cái tên giả trong bảng lương quân nhân ở nước này.
Được biết đến là "những binh sĩ ma", họ hoặc không tồn tại hoặc không còn thực hiện nghĩa vụ nữa. Tuy nhiên, lương của họ vẫn được chi trả đều đặn.
BBC đưa tin, một thông báo từ văn phòng Thủ tướng Iraq khẳng định các khoản thanh toán này hiện đã bị dừng lại.
Theo giới quan sát, nạn tham nhũng bén rễ sâu trong quân đội Iraq được coi là một trong những nguyên nhân lý giải tại sao lực lượng này lại yếu ớt trước sức mạnh và đà tiến nhanh chóng của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS).
Một phát ngôn viên của Thủ tướng Haidar al-Abadi cho biết, cuộc điều tra bắt đầu khi đợt lương mới nhất được chi trả.
"Trong vài tuần mới đây, Thủ tướng đã chỉ đạo điều tra để phơi bày những binh lính ma và giải quyết tận gốc vấn đề", ông Rafid Jaboori nói. Các khoản lương này được cho là đổ vào túi những sĩ quan biến chất.
Một sĩ quan giấu tên cho biết, 50.000 cái tên giả bị phát hiện bao gồm cả những quân nhân đã đào ngũ hoặc tử trận mới đây.
Mỹ đã chi hàng tỷ đôla trong nỗ lực giúp Iraq xây dựng quân đội. Tuy nhiên, lực lượng an ninh của đất nước Vùng Vịnh đã quá bất ngờ khi bị IS tấn công hồi mùa hè năm ngoái và để mất quyền kiếm soát đối với nhiều vùng đất rộng lớn ở miền bắc và miền tây nước này.
---------------------------