Dân Mỹ ủng hộ chiến lược 'xoay trục' châu Á
Theo kết quả thăm dò mới đây của một cơ quan tư vấn độc lập của Mỹ, Hội đồng Đối ngoại, hơn 3/4 số người Mỹ hiện nay ủng hộ chiến lược “xoay trục” sang châu Á-Thái Bình Dương và hậu thuẫn hai đồng minh thân cận nhất của Mỹ trong khu vực là Nhật Bản và Hàn Quốc.
Đây là tỷ lệ cao nhất kể từ khi các cuộc thăm dò của Hội đồng Đối ngoại được tiến hành. Có 62% người Mỹ công nhận Nhật Bản nằm trong nhóm 10 đối tác thương mại hàng đầu của Mỹ và 64% ủng hộ sự hiện diện quân sự lâu dài của Mỹ tại Hàn Quốc. Điều này cho thấy Mỹ ngày càng nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của châu Á, đồng thời tăng cường sự ủng hộ giá trị chiến lược của chính sách tái cân bằng châu Á.
Kết quả cuộc thăm dò dư luận mang tên “Chính sách đối ngoại trong thời đại cắt giảm” cũng cho thấy, 4/5 số người Mỹ cho rằng, nước họ cần tiếp tục thể hiện vai trò lãnh đạo mạnh mẽ trong các vấn đề của thế giới.
Có 59% người Mỹ tham gia cuộc thăm dò dư luận ủng hộ việc ưu tiên xây dựng, phát triển quan hệ tốt với Trung Quốc; 2/3 số người Mỹ tiếp tục cho rằng, Mỹ nên tìm kiếm sự hợp tác và cam kết thân thiện với Trung Quốc. Hơn 63% người Mỹ ủng hộ Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) và hơn 72% ủng hộ các thỏa thuận thương mại tự do như một cách thức hiệu quả nhằm theo đuổi các mục tiêu đối ngoại của Mỹ.
-------------------------
Người Mỹ tin cậy Nhật Bản
Kết quả thăm dò dư luận cho thấy, người Mỹ nhấn mạnh mức độ tin cậy cao của họ đối với Nhật Bản. Tỷ lệ dân Mỹ ủng hộ Nhật Bản đứng thứ 4 toàn cầu (xếp thứ 62/100), chỉ đứng sau Canada (79), Anh (74) và Đức (65). Hơn 4/5 số người Mỹ cho rằng, Mỹ và Nhật Bản chủ yếu là đối tác hơn là địch thủ, và người Mỹ cũng công nhận Nhật Bản là một “đấu thủ toàn cầu quan trọng” chỉ sau Mỹ, Trung Quốc và Liên minh châu Âu.
Người dân Mỹ và Nhật Bản phần lớn nhất trí với nhau về cách đánh giá những nguy cơ nghiêm trọng, khẳng định sự cần thiết phải đối thoại với Triều Tiên mặc dù sự thiếu tin cậy vẫn phổ biến. Đối với Trung Quốc, cả người Mỹ và người Nhật Bản đều thể hiện sự lo ngại, nhưng có khác biệt về mức độ lo lắng trước khả năng xảy ra xung đột lãnh thổ giữa Nhật Bản và Trung Quốc.
Bất chấp tình trạng bế tắc ngoại giao giữa Mỹ và Triều Tiên về chương trình hạt nhân của nước này, 85% người Mỹ tiếp tục ủng hộ việc sử dụng ngoại giao hơn là lựa chọn quân sự để giải quyết vấn đề Triều Tiên. Tuy nhiên, do những nỗ lực thất bại gia tăng, 3/4 số người Mỹ tán đồng việc cấm các tàu Triều Tiên nghi chở vật liệu hạt nhân và vũ khí, phù hợp các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã được thông qua sau 3 vụ thử hạt nhân của Triều Tiên.
Tuy vậy, kết quả thăm dò thể hiện rằng, người Mỹ quan ngại việc sử dụng sức mạnh trên bán đảo Triều Tiên và chỉ xem đó như phương kế cuối cùng. Có 47% người Mỹ ủng hộ Mỹ đưa quân bảo vệ Hàn Quốc - mức độ tán thành cao kỷ lục kể từ năm 1974.
-------------------------
Không quân Nhật chặn máy bay Trung Quốc 207 lần
Tạp chí Defense News (Mỹ) hôm 30/10 đưa tin, không quân Nhật Bản đang tăng cường tần suất triển khai máy bay để chặn các máy bay Trung Quốc quanh khu vực quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Bộ Quốc phòng Nhật Bản thông báo, Lực lượng Phòng vệ của nước này đã triển khai máy bay 207 lần để xua đuổi các máy bay Trung Quốc từ tháng 4 đến tháng 9, so với con số 149 lần trong cùng kỳ năm ngoái.
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Cảnh Nhạn Sinh nói rằng, việc Nhật Bản tăng cường máy bay quân sự trinh sát và giám sát cự ly gần là “hành động nguy hiểm”, là “nguyên nhân căn bản của các vấn đề an ninh trên vùng biển và không phận giữa Trung Quốc và Nhật Bản”. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã tiếp xúc Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tại hội nghị quốc tế ở Ý trong tháng 10. Tuần trước, Bộ trưởng Tài chính Nhật Taro Aso có cuộc trao đổi với Phó Thủ tướng Trung Quốc Trương Cao Lệ bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC tại Bắc Kinh. Thủ tướng Abe và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có khả năng sẽ gặp gỡ chính thức bên lề Hội nghị Thượng đỉnh APEC.
-------------------------
Tấn công bằng dao ở Trung Quốc, 2 học sinh tiểu học thiệt mạng
Cảnh sát tỉnh Giang Tây ở miền Đông Trung Quốc đang truy lùng kẻ đã dùng dao tấn công các học sinh tiểu học vào ngày 31/10.
Giới chức địa phương cho biết nghi phạm đã tấn công các học sinh trên đường các em đi học về.
Vụ tấn công xảy ra lúc 11h45 theo giờ địa phương ở huyện Yiyang, thành phố Thượng Nhiêu, tỉnh Giang Tây.
Kẻ tấn công đã đâm chết 2 học sinh tiểu học và làm một em bị thương nặng, sau đó bỏ trốn.
Được biết, nghi phạm này vừa ra tù hồi tháng 4 vừa qua.
-------------------------
Những khác biệt 'một trời một vực' giữa đặc nhiệm Nga, Mỹ
Các lực lượng đặc nhiệm của Nga và Mỹ chuyên nghiệp, hoạt động có hiệu quả và đông vào loại bậc nhất trên thế giới nhưng cả hai có rất nhiều sự khác biệt.
1. Phương châm
Theo tờ De Oppresso, đặc nhiệm Mỹ có nhiệm vụ chiến đấu ở cả nước ngoài. Trong khi đó, vấn đề mà đặc nhiệm Nga hướng tới là các hoạt động chiến sự, trinh sát, chống khủng bố, tìm kiếm cứu nạn, tham gia hoạt động nhân đạo, giữ gìn hòa bình, rà phá bom mìn, chống buôn ma túy. Vì thế có thể gọi lính đặc nhiệm Nga là “biệt kích” theo đúng nghĩa chứ không phải “xuất khẩu chiến tranh” như cách ám chỉ đặc nhiệm Mỹ.
2. Lịch sử ra đời
Đặc nhiệm Mỹ ra đời vào năm 1952 trên cơ sở một nhóm nhân viên đặc biệt được tạo ra trong suốt thời Thế Chiến 2. Còn đặc nhiệm Nga ra đời năm 1950 trên cơ sở một quyết định của Bộ Chiến tranh Liên Xô với mục đích hoạt động luồn sâu trong vùng địch.
3. Quân phục
Lực lượng đặc nhiệm Mỹ có mũ nồi màu xanh đậm, còn mũ của đặc nhiệm Nga phụ thuộc vào loại đơn vị mà họ được giao là thuộc về Bộ Nội vụ, Bộ Quốc phòng, An ninh Liên Bang, hay SVR, GRU, hay thuộc Kiểm soát Ma túy Liên bang và thậm chí cả Bộ Tình trạng Khẩn cấp.
4. Sự quảng bá
Lực lượng đặc nhiệm Mỹ xuất hiện trong rất nhiều bộ phim và được mô phỏng trong nhiều trò chơi trên máy tính, ví dụ như Operation Flashpoint. Chỉ 20% ngân sách dành cho đặc nhiệm Mỹ nhưng lại có hàng triệu USD được tiêu vào việc “quảng bá” để gia tăng hình ảnh lực lượng này trên thế giới.
Ngược lại, toàn bộ ngân sách của đặc nhiệm Nga chỉ dành cho việc đào tạo chiến đấu cho các binh sĩ. Nếu có chiếu phim về đặc nhiệm Nga thì đó là khoản kinh phí phụ thêm.
5. Ngân sách
Đặc nhiệm Mỹ lớn mạnh dưới thời Tổng thống Mỹ John Fitzgerald Kennedy. Vào năm 1961, Tổng thống Kennedy đã ra lệnh cho nhà nước phải gia tăng đội quân mũ xanh và chuẩn bị cho họ phù hợp với cái gọi là chiến tranh du kích.
Theo ông Kennedy, chiến tranh hiện đại là những cuộc chiến, phá hoại, phục kích, xâm nhập và du kích. Vị tổng thống này tuyên bố Mỹ cần phải có được các đơn vị như vậy để tiến hành hoạt động du kích ở bất kỳ đâu trên thế giới. Kể từ đó, chi phí cho đặc nhiệm giống như một điểm không thể chạm tới trong ngân sách quốc phòng của Mỹ.
6. Sử dụng chiến tranh tâm lý
Theo lý thuyết của Kennedy, lực lượng mũ nồi xanh xuất hiện trước tiên phải là một đơn vị thực hiện chiến tranh tâm lý, khai thác vào những truyền thống và đặc điểm khác biệt nhau về mặt tâm lý và văn hóa của những nhóm dân tộc khác nhau.
Trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam và châu Phi trước đây, lực lượng này đã bắt đầu hoạt động với vai trò là các gián điệp, cố vấn quân sự và hiện nay dấu vết của “mũ nồi xanh” được cho là vẫn có ở khắp nơi trên thế giới.
7. Cấu trúc
Người Mỹ luôn xem các chiến sĩ thuộc đặc nhiệm của họ thuộc vào hàng tốt nhất trên thế giới. Song điều này rất khó để có thể kết luận. Bởi vì hầu hết hoạt động của các lực lượng đặc nhiệm được quảng cáo công khai nhưng lại mọi người không hiểu đó là những đơn vị đặc nhiệm nào của lực lượng vũ trang Mỹ.
Còn cấu trúc các đơn vị đặc nhiệm của Liên bang Nga thường được công bố công khai trên báo chí.
8. Gánh nặng tài chính
Sau khi triệt phá được trùm khủng bố bin Laden, người Mỹ rất tự hào về “những chú sư tử biển” và những đơn vị đặc nhiệm khác. Nhưng trong khi các công dân Mỹ rất tự hào về những sĩ quan chỉ huy, chi phí cho Bộ tác chiến Đặc biệt (CSR), bao gồm cả đơn vị Rangers, không ngừng gia tăng, khiến ngân sách quốc phòng cũng phải cắt giảm.
Hiện CSR có khoảng 70 nhân lực, bên cạnh đó còn có nhiều đơn vị đặc biệt khác cũng không kém phần quan trọng như Sea Lions, Green Berets và Marine snipers.
9. Tấn công và tự vệ
Đặc nhiệm Mỹ được cho là hướng tới xu hướng tấn công và cần mở rộng lực lượng trên thế giới để hỗ trợ tái cơ cấu nền kinh tế, trong khi đó đặc nhiệm Nga được cho là theo học thuyết “thuần túy phòng vệ”.
----------------------