Tin trong nước chiều 1-11-2014: Doanh nghiệp mệt mỏi với thuế, hải quan - ThS Vũ Xuân Hưng: Nấm Trung Quốc sao ghi “xuất xứ Việt Nam”?

  • Cập nhật : 01/11/2014
 Doanh nghiệp mệt mỏi với thuế, hải quan
Ngày 30-10, tại hội nghị đối thoại về chính sách và thủ tục hành chính thuế, hải quan năm 2014, nhiều doanh nghiệp bức xúc cho biết việc bất nhất trong thực thi chính sách 
 
Họ cho rằng việc bất nhất trong chính sách của hai lĩnh vực này đã đẩy không ít doanh nghiệp vào chỗ khó khăn, thậm chí phá sản.
 
Buổi đối thoại do Bộ Tài chính và Phòng Thương mại và công nghiệp VN tổ chức tại Hà Nội, thu hút hơn 400 doanh nghiệp phía Bắc tham gia.
 
Dễ phá sản với kiểm tra sau thông quan
 
Mở đầu buổi đối thoại, bà Phạm Thị Loan, chủ tịch Công ty Tập đoàn Việt Á, cho biết hàng hóa của Việt Á nhập khẩu là cáp quang cho ngành điện và ngành viễn thông đã có mã định danh với thuế suất 0% nhưng hải quan sau thông quan kiểm tra và quy về thuế suất 3%.
 
Tương tự, hộp nối cáp quang có mã định danh với thuế suất 0% cũng bị quy vào 20% và truy thu thuế 5 năm. “Việc kiểm tra sau thông quan nhằm tránh doanh nghiệp gian lận nhưng thực tế với cách làm việc như hiện nay của hải quan, doanh nghiệp rất dễ bị phá sản” - bà Loan bức xúc.
 
Chưa hết, các doanh nghiệp nhập khẩu thiết bị ngành điện cũng đang khủng hoảng bởi máy biến dòng, máy biến điện áp cao thế 10KV có chung mã với thuế nhập khẩu là 5% nhưng hai năm nay một mặt hàng chịu thuế suất 5%, còn một mặt hàng bị áp 15%.
 
Giải thích việc thay đổi thuế suất hai sản phẩm trên, hải quan cho biết là do dịch sai.
 
“Chỉ một từ dịch sai của hải quan đã làm cho doanh nghiệp rất khổ sở, phá sản luôn. Điều rất khó hiểu là cơ quan hải quan lại còn truy thu thuế của doanh nghiệp nhiều năm đối với thay đổi thuế suất hai mặt hàng này, có doanh nghiệp bị truy thu 5 tỉ đồng” - một doanh nghiệp cho biết.
 
Nhiều doanh nghiệp rất lo lắng vì không biết áp vào mã nào để sau này được an toàn. Biểu thuế như một ma trận, cùng một mặt hàng mà không biết áp mã nào. Doanh nghiệp thường áp mã có thuế suất thấp, còn hải quan thì luôn muốn áp mã có thuế suất cao. Do vậy, theo các doanh nghiệp, Bộ Tài chính nên xét lại biểu thuế một cách triệt để.
 
Chỉ mong chính sách ổn định
 
Trao đổi tại buổi đối thoại, ông Đỗ Hoàng Anh Tuấn, thứ trưởng Bộ Tài chính, giải thích theo quy định kiểm tra sau thông quan chỉ kiểm tra những đối tượng có rủi ro cao về thuế.
 
Bộ Tài chính sẽ xin ý kiến bộ quản lý nhà nước đối với những mặt hàng này để giải quyết thấu đáo cho doanh nghiệp.
 
Kết quả đã xử lý mà ảnh hưởng đến quyền lợi của doanh nghiệp thì cơ quan hải quan sẽ phải bồi thường thiệt hại cho doanh nghiệp.
 
Để giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp, ông Tuấn cho biết Luật quản lý thuế sửa đổi có quy định doanh nghiệp có quyền đề nghị cơ quan hải quan xem xét việc áp mã, giá hàng hóa.
 
Trong trường hợp không thống nhất với quyết định của hải quan, doanh nghiệp có quyền khiếu nại lên bộ trưởng Bộ Tài chính.
 
Bộ trưởng Bộ Tài chính phải có ý kiến, trường hợp khó quá Bộ Tài chính phải lấy ý kiến các bộ chuyên ngành, hiệp hội để tìm ra đáp số đúng. Nhưng thực tế thời gian qua rất ít doanh nghiệp thực hiện quyền này của mình.
 
Do đó, ông Tuấn mong rằng thời gian tới doanh nghiệp tích cực trao đổi, kiến nghị, khiếu nại lên Bộ Tài chính về những vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực thi chính sách thuế và hải quan. Riêng các chính sách liên quan đến hải quan, theo kế hoạch, trong hai tuần tới Bộ Tài chính, hải quan, thuế sẽ làm việc với doanh nghiệp các ngành dệt may, da giày, thủy sản, điện tử để làm sao thực thi theo đúng tinh thần của Luật hải quan là tạo thuận lợi nhất cho doanh nghiệp.
 
Tuy nhiên bà Nguyễn Thị Cúc, chủ tịch Hiệp hội Tư vấn thuế VN, đề nghị chính sách thuế ổn định để doanh nghiệp yên tâm kinh doanh. Bên cạnh đó, những sửa đổi chính sách thuế cần mang tính hệ thống để doanh nghiệp dễ triển khai.
 
Theo bà Cúc, doanh nghiệp cho biết chỉ mong muốn làm thế nào để không vi phạm pháp luật về thuế, không bị phạt, không bị dừng làm thủ tục hải quan chứ chưa nghĩ đến giảm giờ khai thuế.
 
“Sáng kiến” của cán bộ thuế
 
Bà Dương Thị Thanh Hòa, Công ty TNHH ABB, nêu thực tế về giải thích của cán bộ thuế khiến doanh nghiệp không biết thế nào mà lần. “Quy định hiện hành không định nghĩa giao hàng ngoài VN là như thế nào. Tuy nhiên, cán bộ thuế Hà Nội giải thích rằng lấy căn cứ phao số 0 ở ngoài biển để xét giao hàng trong hay ngoài VN. Do đó, doanh nghiệp rất mong lãnh đạo Bộ Tài chính giải thích giúp về điều này”. Chia sẻ ý kiến này của doanh nghiệp, ông Đỗ Hoàng Anh Tuấn phải thốt lên rằng đây là “sáng kiến” lớn của cán bộ thuế. Chứ trên thực tế chưa thấy cảng nào giao hàng ở địa điểm phao số 0 ở ngoài khơi cả, trừ hàng buôn lậu.
-------------------------

 ThS Vũ Xuân Hưng: Nấm Trung Quốc sao ghi “xuất xứ Việt Nam”?

Thịt bò “made in Viet Nam” vẫn được gắn mác là bò Úc. Túi xách được may tại Việt Nam, xin gắn mác Trung Quốc. Vỏ đồng hồ sản xuất tại Việt Nam nhưng xin được ghi xuất xứ là Nhật Bản... Cách ghi nhãn mác hiện hành khiến NTD hiểu nhầm về xuất xứ hàng hóa.
 
ThS Vũ Xuân Hưng (Phó Trưởng phòng Pháp chế VCCI TP.HCM), người có nhiều năm công tác liên quan đến xuất xứ hàng hóa, cho rằng hiện có sự nhầm lẫn trong việc ghi xuất xứ trên nhãn hàng hóa. Người tiêu dùng (NTD) cần biết cách nhận diện xuất xứ hàng hóa để khỏi bị nhầm lẫn.
 
Thịt bò giết mổ tại Việt Nam vẫn được khoe là bò Úc nhưng nấm Trung Quốc thì lại ghi “xuất xứ Việt Nam”. Liệu có sự nhập nhằng trong cách xác định xuất xứ hàng hóa theo kiểu “tốt khoe, xấu che” không, thưa ông?
 
Nghị định 89/2006 về ghi nhãn hàng hóa cho phép doanh nghiệp (DN) được ghi xuất xứ bằng cách ghi “sản xuất tại” hoặc “chế tạo tại” hoặc “xuất xứ” kèm tên nước hay vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hóa đó. Quy định này vô hình trung tạo ra sự đồng nhất giữa khái niệm “sản xuất, chế tạo” (made in) và “xuất xứ hàng hóa” (origin of goods) khi ghi nhãn hàng hóa. Quy định này nên được sửa đổi, làm rõ để tránh sự nhầm lẫn cho NTD. Bởi lẽ để xác định xuất xứ hàng hóa (origin of goods) và cấp giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin - C/O) tuân theo các quy tắc xuất xứ ưu đãi, quy tắc xuất xứ không ưu đãi, có sự phân biệt rạch ròi các khái niệm “made in” hay “origin”.
 
Việc xác định “made in” hay “origin” đúng cách phải như thế nào, thưa ông?
 
Theo Nghị định 19/2006 về xuất xứ hàng hóa thì rất nhiều trường hợp hàng hóa tuy được sản xuất tại Việt Nam (có made in Viet Nam) nhưng chỉ là “gia công, chế biến giản đơn” hoặc không đáp ứng các tiêu chí về xuất xứ nên không được coi là có xuất xứ (origin) Việt Nam. Ví dụ, DN nhập khẩu các bán thành phẩm của bàn ghế về Việt Nam sau đó lắp ráp thành sản phẩm, “lắp ráp” được coi là “sản xuất” theo Nghị định 19/2006 nhưng việc lắp ráp này chỉ được coi là gia công giản đơn không xét cấp C/O, hàng hóa này không có xuất xứ Việt Nam mặc dù nó được sản xuất tại Việt Nam. DN có thể nhập con bò từ Úc về, theo Nghị định 19/2006, công đoạn giết, mổ động vật được coi là chế biến giản đơn không xét cấp C/O, thịt bò không có xuất xứ Việt Nam và DN vẫn có thể ghi thịt bò đó có xuất xứ từ Úc nếu họ có bằng chứng về xuất xứ khi nhập khẩu bò về Việt Nam. DN nhập nấm, nhập rau củ… được trồng tại Trung Quốc về, phân loại, ngâm trong nước muối để bảo quản, đóng gói lại cũng là chế biến “giản đơn” nên made in có thể là Việt Nam nhưng origin không thể là Việt Nam. Cách ghi nhãn “xuất xứ Việt Nam” hay “sản xuất tại Việt Nam” đều có thể gây hiểu nhập nhằng rằng nấm này trồng tại Việt Nam!
 
Với một số sản phẩm cần xác định rõ về xuất xứ, ví dụ táo, lê, cam... liệu NTD có cách phân biệt không?
 
Người bán nói trái cây xuất xứ Úc, Mỹ theo đúng nghĩa về xuất xứ hàng hóa thì phải có các bằng chứng về xuất xứ hàng hóa (thông thường là C/O) kèm theo hàng.
 
Nếu cửa hàng bán trái cây chỉ là cửa hàng bán lẻ, không nhập trực tiếp, chỉ mua lại một ít từ DN nhập khẩu thì làm sao để có C/O? Giả như họ có C/O, song họ dùng C/O đó cho cả táo Mỹ lẫn táo Trung Quốc, NTD làm sao biết được?
 
Chỉ nên nói hàng nhập khẩu về từ Úc, Mỹ vì hàng được nhập khẩu từ một nước nào đó không đồng nghĩa là hàng có xuất xứ từ nước đó. Để NTD biết chính xác về nguồn gốc hàng hóa, ngoài C/O có thể xem xét các thông tin về xuất xứ hàng được ghi trên bao bì và nhãn hàng hóa khi được các tổ chức, cá nhân nhập khẩu về để phân phối, bán lẻ (căn cứ tin cậy để ghi nhãn liên quan xuất xứ là C/O). Theo Nghị định 89/2006 về ghi nhãn hàng hóa thì việc ghi nhãn cho các sản phẩm nhập khẩu là trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nhập khẩu. Tuy nhiên, xuất xứ phải được hiểu theo đúng bản chất, không đồng nhất với khái niệm “xuất xứ” với “sản xuất” như đã nêu trên.
 
Có DN nhập vải từ Trung Quốc về Việt Nam để sản xuất ba lô, túi xách và xuất sang Mỹ. DN muốn được ghi “made in China”, liệu có phù hợp không, thưa ông?
 
Mỹ hiện chưa cho Việt Nam hưởng ưu đãi thuế quan theo chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP), Việt Nam chưa ký với Mỹ hiệp định thương mại tự do (FTA) nào. Do vậy, việc xác định xuất xứ cho hàng xuất sang Mỹ phải áp dụng theo các quy định về quy tắc xuất xứ không ưu đãi của Việt Nam, cụ thể là Nghị định 19/2006 nói trên và các thông tư hướng dẫn.
 
Tham khảo quy định về xuất xứ không ưu đãi hiện hành của Mỹ, với sản phẩm là ba lô, túi xách (mã HS 42.02) thì cách xác định xuất xứ của Việt Nam và Mỹ là tương đồng nhau, đều xác định dựa vào “công đoạn cắt, ghép nối, thành hình” và mã số của nguồn nguyên liệu. Nếu nguyên liệu nhập từ Trung Quốc có mã hàng khác mã HS 42.02 và DN Việt Nam cắt, ghép nối, thành hình cái túi xách thì ghi “made in Viet Nam” đồng thời cũng là “Origin of Viet Nam”, không thể ghi “made in China” được. DN có thể ghi “nguyên liệu Trung Quốc”, “sản xuất tại Việt Nam”, không dẫn đến việc hiểu sai lệch về xuất xứ.
 
Xin cám ơn ông!
 
“Động cơ Trung Quốc, vỏ máy Việt Nam”
 
DN Việt Nam sản xuất vỏ mặt sau đồng hồ, sau đó xuất khẩu sang Nhật Bản để lắp ráp đồng hồ hoàn chỉnh. Nhà nhập khẩu yêu cầu DN Việt Nam ghi “made in Japan” trên vỏ mặt sau đồng hồ, vậy có phù hợp hay không?
 
ThS Vũ Xuân Hưng (Phó Trưởng phòng Pháp chế VCCI TP.HCM) cho rằng đây có lẽ là một trường hợp phát sinh trong thương mại. Theo quy định, rõ ràng mặt sau đồng hồ đã sản xuất tại Việt Nam nên phải ghi made in Viet Nam để hiểu vỏ này được sản xuất tại Việt Nam. Tuy nhiên, khó khăn ở chỗ bản thân vỏ mặt sau đồng hồ khi gắn vào đồng hồ thì nó mang ý nghĩa khác, nếu ghi made in Viet Nam, có thể gây hiểu nhầm rằng toàn bộ chiếc đồng hồ sản xuất tại Việt Nam (điều mà nhà nhập khẩu không mong muốn). Có lẽ cần sửa đổi một số quy định cho phép DN sản xuất các chi tiết, bộ phận cho sản phẩm được ghi nhãn hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa nhưng không làm sai lệch bản chất của hàng hóa.
 
Trong khi chưa có quy định hướng dẫn cụ thể, DN có thể thực hiện như một số DN hiện đã làm, họ ghi “made in” theo kiểu “vỏ mặt sau sản xuất tại Việt Nam, máy đồng hồ sản xuất tại Nhật Bản”. Nếu đáp ứng tiêu chí về xuất xứ của Nhật Bản, có thể ghi origin theo kiểu “vỏ mặt sau xuất xứ Việt Nam, đồng hồ xuất xứ Nhật Bản”. Tôi thấy nhiều đồng hồ vẫn ghi ở mặt sau là “Movement China. Case Vietnam” (động cơ Trung Quốc, vỏ máy Việt Nam).
------------------------
 Phúc lợi cho người lao động được đưa vào chi phí
Ngày 30-10, bên lề buổi đối thoại với người nộp thuế, hoạt động nằm trong Tuần lễ lắng nghe ý kiến người nộp thuế 2014, bà Trần Thị Lệ Nga, phó cục trưởng Cục Thuế TP.HCM, cho biết thông tư 151 do Bộ Tài chính ban hành có hiệu lực từ ngày 15-11-2014 sẽ tiếp tục tháo gỡ khó khăn về chính sách thuế, cắt giảm một số thủ tục hành chính thuế để tiết kiệm thời gian và chi phí của người nộp thuế.
 
Chẳng hạn, về kê khai thuế giá trị gia tăng (GTGT), thông tư 151 nâng mức doanh thu kê khai quý của doanh nghiệp từ 20 tỉ đồng lên 50 tỉ đồng và thời điểm kê khai theo quý áp dụng từ kỳ kê khai thuế GTGT quý 4-2014, giảm số lần kê khai thuế GTGT xuống còn 4 lần/năm, giảm số giờ nộp thuế GTGT của doanh nghiệp.
 
Về thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), bỏ quy định doanh nghiệp phải nộp tờ khai thuế TNDN tạm tính hằng quý, thay vào đó doanh nghiệp tự tính toán số nộp của mình và quyết toán thuế TNDN theo năm, số lần kê khai thuế TNDN sẽ giảm được 4 lần/năm.
 
Ngoài ra, những khoản chi cho phúc lợi người lao động như nghỉ mát, 8-3, đám cưới, con em người lao động học giỏi... vẫn được đưa vào chi phí được trừ, nhưng không vượt quá bình quân một tháng lương thực tế của doanh nghiệp...
 
Theo Tổng cục Thuế, cùng với nghị định số 91, việc thực hiện thông tư 151 sẽ giảm được 88,36 giờ thực hiện khai và nộp thuế của người nộp thuế.
-------------------------
 Huế, Đà Nẵng “cãi lý” quanh dự án du lịch triệu đô trên núi Hải Vân
Tỉnh Thừa Thiên Huế vừa cấp phép cho một doanh nghiệp xây dựng khu du lịch trên núi Hải Vân. Phía Đà Nẵng cho rằng Huế xây trên khu vực tranh chấp giữa 2 tỉnh nên người dân, chính quyền hết sức bức xúc.
 
Theo đó, phía Đà Nẵng cho rằng dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế World Shine - Huế do Công ty CP Thế Diệu làm chủ đầu tư đã được tỉnh TT Huế cấp phép với tổng vốn đầu tư 250 triệu USD nằm trên phần đất đang tranh chấp trên núi Hải Vân giữa 2 địa phương trong thời gian qua.
 
Đà Nẵng lên tiếng
 
Phía UBND quận Liên Chiểu (TP Đà Nẵng) cho hay, trên thực địa và đường bình đồ, căn cứ theo đường phân thủy thì phường Hòa Hiệp Bắc (quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) có ranh giới hành chính giáp ranh với thị trấn Lăng Cô (huyện Phú Lộc, tỉnh TT Huế) được tính từ mốc tọa đồ cấp tỉnh T5 (mốc chôn trên đỉnh đèo Hải Vân), có tọa độ 179.2625 – 191.34500 đi về hướng Đông Bắc chạy dọc theo sống núi Hải Vân đến tọa độ 179.400 -191.9500 và từ đó tiếp tục đi theo sống núi về hướng Đông Bắc ra đến mũi Cửa Khẻm.
 
Ngoài ra, phần đảo Sơn Trà Con nằm cách mũi Cửa Khẻm 600m về hướng Đông, thuộc địa phận phường Hòa Hiệp Bắc (quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng). Tuy nhiên, khu vực này tỉnh Thừa Thiên Huế chưa thống nhất ranh giới với Đà Nẵng.
 
Cụ thể, trong những năm gần đây, chính quyền tỉnh TT Huế đã cho phép người dân trồng các loại cây rừng ngay trên vùng giáp ranh này. Năm 2013 cho đầu tư, xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế World Shine - Huế ở đây.
 
Tháng 9/2013, qua kiểm tra, quận Liên Chiểu đã phát hiện có 2 công trình thuộc khu du lịch trên được xây dựng đang được xây dựng trái phép tại khu vực tranh chấp, bao gồm 1 ngôi nhà đang xây và 1 ngôi nhà đã hoàn thiện, có người ở, sinh hoạt. UBND quận Liên Chiểu đã lập biên bản, yêu cầu đơn vị thi công ngừng xây dựng và UBND quận Liên Chiểu đã báo cáo lên UBND TP Đà Nẵng. 
 
Ngày 16/10/2014, trong quá trình tổ chức kiểm tra trật tự tại khu vực chưa thống nhất ranh giới, đoàn kiểm tra phát hiện, công trình trái phép trước đây đã hoàn thiện với ngôi nhà 2 tầng, diện tích khoảng 200m2. Ngôi nhà này hiện do Công ty CP Thế Diệu (chủ đầu tư xây dựng dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế World Shine - Huế) sử dụng. Trong bảng quy hoạch chi tiết thì mô hình dự án đã bao hết toàn bộ phần diện tích chưa thống nhất, kể cả hòn Sơn Trà Con.
 
Ngày 30/10, trao đổi với PV Dân trí tại Đà Nẵng, ông Dương Thành Thị, Chủ tịch UBND quận Liên Chiểu cho biết, đây là khu vực tranh chấp giữa Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế. Huế làm sai thì Huế phải chịu trách nhiệm. Về việc này, trong các cuộc tiếp xúc cử tri, người dân Đà Nẵng cũng đã có ý kiến.
 
Còn ông Ông Văn Dũng, Chánh Văn phòng UBND quận Liên Chiểu mong cơ quan trung ương sớm vào cuộc, không để sự việc kéo dài, gây phức tạp.
 
Theo ý kiến của ông Võ Văn Thương, Chánh Văn phòng UBND TP Đà Nẵng cho biết, đã có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tạm dừng xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế World Shine - Huế vì đây là khu vực chồng lấn giữa hai bên, chưa thống nhất được.
 
Huế chứng minh dự án nằm trên đất của tỉnh
 
Làm việc với PV Dân trí tại Huế ngày 30/10, ông Lê Văn Tuệ, Trưởng phòng Xây dựng – Tài nguyên – Môi trường, BQL Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô (trực thuộc UBND tỉnh Thừa Thiên Huế) cho biết, Dự án khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế World Shine - Huế hoàn toàn nằm trong vùng đất của tỉnh Thừa Thiên Huế. Cụ thể thuộc khu vực mũi Khẻm, thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.
 
“Khu du lịch này nằm trong khu vực phát triển du lịch và dịch vụ du lịch sinh thái cao cấp 1.950 ha ở huyện Phú Lộc tỉnh của chúng tôi đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong quyết định số 1771/QĐ-TTg ngày 5/12/2008 về Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025” - ông Tuệ khẳng định.
 
"Khu phát triển du lịch và dịch vụ du lịch sinh thái cao cấp: phân bố từ Cảnh Dương, Cù Dù đến cầu Tư Hiền, khu vực Lăng Cô ven núi Hải Vân và hòn Sơn Chà. Quy mô dự kiến khoảng 1.950 ha. Trong đó khu du lịch Lăng Cô 950 ha, khu du lịch Bãi Chuối 120 ha, khu du lịch đảo Sơn Chà 150 ha, khu du lịch Cù Dù 360 ha, khu du lịch Cảnh Dương 270 ha, các khu du lịch còn lại 100 ha (bao gồm khu vực mũi Khẻm)” – trích từ Điểm b, Khoản 4, Điều 1 của Quyết định 1771 của Thủ tướng.
 
Phản hồi thông tin về phía Đà Nẵng cho rằng khu du lịch này nằm trong vùng đang bị tranh chấp giữa hai bên, ông Tuệ cho hay, đến thời điểm này, chưa nhận được một thông tin hay văn bản nào từ phía quận Liên Chiểu hay UBND TP Đà Nẵng về việc trên.
 
Phía Huế cho biết thêm, nhà đầu tư đang thực hiện các thủ tục về quy hoạch, đầu tư xây dựng đất đai, môi trường để tiến hành khởi công xây dựng trong năm 2015. Đến nay, chủ đầu tư đã giải ngân vốn để thực hiện dự án khoảng 80 tỷ đồng. Hiện tỉnh đã đầu tư 1 con đường khoảng 50 tỷ đồng dẫn vào khu du lịch này với chiều dài 5km, bề rộng 7,5m, trải nhựa 3,5m.
 
Ngày 31/10, PV đã gặp ông Bạch Chơn Đông, PGĐ Sở Nội vụ tỉnh Thừa Thiên Huế về vụ việc trên. Ông Đông trao đổi: “Quan điểm từ phía tỉnh là từ trước đến nay, vùng này không phải là vùng tranh chấp giữa Đà Nẵng và Huế. Mà do phía Đà Nẵng tự đơn phương điều chỉnh lại ở Quy hoạch chung của thành phố họ đến 2030, tầm nhìn 2050 vừa công bố mới đây.
 
Theo ranh giới có từ trước năm 1975 đến nay trên rất nhiều bản đồ của nhà nước vẽ, thì ranh giới của Đà Nẵng và Huế ơ hướng Đông là kéo từ đỉnh 724 xuống theo hướng Đông Nam, đi qua cống Ba Cửa thời Pháp, xuống tận biển Đà Nẵng. Nhưng qua bản đồ họ vừa đưa ra, thì ranh giới mới đã đi theo đường phân thủy phía trên, cắt hết khu vực ở dưới có khu du lịch mới đầu tư ở Huế. Ranh giới này kéo dài ra đến đảo Sơn Chà của Huế, lấy luôn nửa đảo ở đây. Đó là chưa kể cả việc họ đổi tên đảo Sơn Chà của chúng tôi thành đảo Sơn Trà Con của họ nữa”.
 
Cần xem lại ranh giới mới của Đà Nẵng do Bộ Xây dựng thẩm định!
 
Được biết, sau khi Đà Nẵng công bố lại quy hoạch chung đến 2030, tầm nhìn 2050 vào tháng 4/2014, ông Nguyễn Văn Cao, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã có văn bản số 2481/UBND-XD ngày 15/5/2014 gửi Bộ Xây dựng về việc xác định lại ranh giới nói trên của Đà Nẵng, cụ thể ở khu vực mũi Khẻm và hòn Sơn Chà.
 
Theo đó, ông Cao khẳng định, khu vực mũi Khẻm và hòn Sơn Chà của Huế đã được xác định và thể hiện rõ trong Quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô tỉnh Thừa Thiên Huế đến 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ở Quyết định 1771 năm 2008. Đây là khu vực dành cho phát triển du lịch và dịch vụ du lịch sinh thái cao cấp. Tuy nhiên, ở quy hoạch mới của Đà Nẵng, phạm vi ranh giới điều chỉnh lại có thêm một phần diện tích mũi Khẻm và hòn Sơn Chà (được ký hiệu là Sơn Trà con theo Đà Nẵng).
 
“Qua kiểm tra các nội dung tại quyết định số 2357/QĐ-TTg do Thủ tướng phê duyệt ngày 4/12/2013 của điều chỉnh Quy hoạch chung TP Đà Nẵng đến 2030, tầm nhìn đến 2015 - và thuyết minh kèm theo, khu vực mũi Khẻm và hòn Sơn Chà không thể hiện trong thuyết minh quy hoạch và Quyết định phê duyệt, nhưng lại được thể hiện tại các bản vẽ quy hoạch do Bộ Xây dựng thẩm định, với mục đích sử dụng đất là đất rừng đặc dụng” – ông Cao đặt dấu hỏi cho Bộ Xây dựng?
 
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế sau đó cũng đã có Báo cáo số 84/BC-UBND ngày 28/7/2014 về "Hiện trạng địa giới hành chính giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và TP Đà Nẵng" gửi Bộ Nội vụ. Trong đó, dẫn chứng từ nhiều nguồn tư liệu, bản đồ là đường địa giới hành chính giữa 2 địa phương đã có lịch sử tồn tại và ổn định lâu đời.
 
Phía Huế đã đề nghị giữ nguyên đoạn ranh giới lịch sử trên; giữ nguyện hiện trạng quản lý; việc phân định ranh giới giữa 2 địa phương không thuộc diện tranh chấp nên việc quản lý địa giới hành chính phải dựa trên nguyên tắc tôn trọng yếu tố lịch sử, pháp lý, kết hợp với hiện trạng công tác quản lý và phải được vận dụng một cách nhất quán trong quá trình giải quyết toàn tuyến địa giới hành chính.
 
Theo thông tin từ giấy phép Chứng nhận đầu tư của BQL Khu Kinh tế Chân Mây – Lăng Cô cấp trong 50 năm, Dự án khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế World Shine - Huế nằm tại khu vực mũi Khẻm, thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.
 
Dự án có tổng vốn đầu tư khoảng 250 triệu USD với diện tích khoảng 200 ha. 
 
Về thông tin phía Đà Nẵng nói bản quy hoạch chi tiết dự án du lịch World Shine, mô hình dự án đã bao hết toàn bộ phần diện tích chưa thống nhất, kể cả hòn Sơn Trà con, ông Lê Văn Tuệ, Trưởng phòng Xây dựng – Tài nguyên – Môi trường, BQL Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô cho biết, phía dự án có xin phần đảo Sơn Chà nhưng BQL chưa cho phép, yêu cầu chủ đầu tư phải làm tốt những gì đã thể hiện ở dự án thì mới được tiếp tục làm tiếp.
-------------------------

Tin Phap Luat Tin Phap Luat Tổng hợp

Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • 1

    Tin Tai nạn rủi ro sớm 02-11-2014: Đà Nẵng phát thông báo khẩn về ca nghi nhiễm Ebola - Một dân phượt tử nạn

    Đà Nẵng phát thông báo khẩn về ca nghi nhiễm Ebola
    18h30 tối 1/11, Sở Y tế Đà Nẵng đã phát thông báo khẩn gửi Bộ Y tế, Cục Y tế dự phòng, Viện Pasteur Nha Trang và các ban ngành địa phương, về việc xử lý trường hợp nghi nhiễm vi rút Ebola.
     
    "Trường hợp này phải xử lý như một bệnh nhân Ebola", bác sĩ Phạm Hùng Chiến, Giám đốc Sở Y tế nói trong cuộc họp khẩn cấp với các đơn vị liên quan.
  • 2

    Tin thế giới chiều 01-11-2014: Dân Mỹ ủng hộ chiến lược 'xoay trục' châu Á - Không quân Nhật chặn máy bay Trung Quốc 207 lần

     Dân Mỹ ủng hộ chiến lược 'xoay trục' châu Á
    Theo kết quả thăm dò mới đây của một cơ quan tư vấn độc lập của Mỹ, Hội đồng Đối ngoại, hơn 3/4 số người Mỹ hiện nay ủng hộ chiến lược “xoay trục” sang châu Á-Thái Bình Dương và hậu thuẫn hai đồng minh thân cận nhất của Mỹ trong khu vực là Nhật Bản và Hàn Quốc.
     
    Đây là tỷ lệ cao nhất kể từ khi các cuộc thăm dò của Hội đồng Đối ngoại được tiến hành. Có 62% người Mỹ công nhận Nhật Bản nằm trong nhóm 10 đối tác thương mại hàng đầu của Mỹ và 64% ủng hộ sự hiện diện quân sự lâu dài của Mỹ tại Hàn Quốc. Điều này cho thấy Mỹ ngày càng nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của châu Á, đồng thời tăng cường sự ủng hộ giá trị chiến lược của chính sách tái cân bằng châu Á.
  • 3

    Tin Tai nạn rủi ro chiều 1-11-2014: 'Hung thần' xe ben kéo lê thai phụ 5 mét ở Sài Gòn

     Chiếc xe ben tông vào xe máy khiến người phụ nữ mang thai 4 tháng văng xuống đường, bị kéo đi nhiều mét. Nạn nhân được đưa đi cấp cứu với vết rách ở bụng dài 20 cm, đa chấn thương.

Văn phòng luật

Danh sách luật

Danh sách đầy đủ >>

Liên hệ quảng cáo: 0983 006 168

Thiết kế web nhanh

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal giá rẻ, chuẩn SEO, chất lượng cao

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Tin kinh tế 

Tin kinh tế, giao thương, khuyến mãi, quảng bá sản phẩm,trang vàng doanh nghiệp,...

www.tinkinhte.com

Quảng cáo: 098 300 6168

Tin sức khỏe

Hệ thống mạng vì sức khỏe cộng đồng với hơn 300 kênh đang được phát triển

www.tinsuckhoe.com

Hợp tác: 090 620 7650

tinkhoahoc.com- Ads demo

Tin pháp luật

Tin pháp luật, văn bản luật, Văn phòng luật sư, giải đáp pháp luật,...

www.tinphapluat.com

Hợp tác: 090 620 7650

Thế giới thời trang

Thời trang Việt Nam, Shop thời trang, Mua bán thời trang, trang vàng thời trang,...

www.fashion365.vn

Hợp tác: 0127 399 6475

Cổng nhôm đúc

Cổng nhôm đúc, cầu thang nhôm đúc, lan can nhôm đúc, hàng rào nhôm đúc,...

www.congnhadep.com

Tư vấn: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Kiến trúc xanh

Thiết kế biệt thự, thiết kế nhà đẹp, thiết kế sân vườn, thiết kế nội ngoại thất,...

www.kientrucxanh.net

Tư vấn: 098 206 9958

Phong thủy 24h

Phong thủy học, xem tuổi làm nhà, nội thất phong thủy, vật phẩm phong thủy,...

www.phongthuy24h.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thiết kế nhà dân

Thiết kế nhà dân, thiết kế biệt thự, dịch vụ xây dựng, sửa chữa nhà ở, văn phòng...

www.thietkenhadan.com

Hợp tác: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Web trên smart phone

Chuyên phát triển web chạy trên smart phone và các thiết bị di động, thân thiện, chuẩn SEO,...

www.mobileweb.vn

Hợp tác: 098 300 6168

Máy lọc nước gia đình

Cung cấp máy lọc nước RO, sửa chữa máy lọc nước, thay lõi lọc máy lọc nước,...

www.maylocnuocgiadinh.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thế giới động vật

Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã, thú cưng, chim cá cảnh,...

www.thegioidongvat.net

Hợp tác: 0127 399 6475

tinkhoahoc.com- Ads demo