Hồng Kông: Người biểu tình tiếp tục chiếm trung tâm
Các thủ lĩnh biểu tình Hồng Kông tỏ ra thất vọng trước kết quả cuộc đàm phán với các quan chức chính quyền và lên kế hoạch tiếp tục chiếm giữ trung tâm.
Trong cuộc đàm phán tối 21/10, Chánh Văn phòng Carrie Lam Cheng Yuet-ngor cam kết sẽ chuyển yêu cầu về bầu cử của người dân khu vực này tới Bắc Kinh. Tuy nhiên, điều đó vẫn chưa đủ xoa dịu người biểu tình. Một cuộc tuần hành sẽ được bắt đầu vào lúc 13 giờ 30 ngày 22-10, theo giờ địa phương, từ khu Admiralty tới trụ sở chính quyền để phản đối những tuyên bố gần đây của Đặc khu trưởng Lương Chấn Anh.
Alex Chow, thủ lĩnh Liên đoàn Sinh viên Hồng Kông (HKFS) hôm 22-10 gọi các đề xuất của chính quyền là “một kiểu mập mờ”. Chỉ trả lời 1 câu hỏi của báo giới trong cuộc họp báo sau đàm phán, Chow nhấn mạnh: “Giới chức chính quyền Hồng Kông giờ đây có thể quyết định liệu họ sẽ trở thành những người hùng dân chủ hay những kẻ thất bại lịch sử. Tôi tin rằng mỗi cư dân Hồng Kông đều đang chờ đợi quyết định của họ”.
Chow khẳng địnhk cuộc biểu tình sẽ tiếp diễn cho đến khi chính quyền chấp nhận việc bầu cử theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu.
Reuters dẫn lời Lester Shum, một đại diện khác của HKFS chia sẻ anh bị sốc vì chính quyền Hồng Kông cương quyết yêu cầu người biểu tình tuân thủ các nguyên tắc bầu cử do Bắc Kinh đề ra.
“Tôi không thể tin nổi là chính quyền vẫn bắt chúng tôi chấp nhận quan điểm này. Chính phủ không thể hiện sự chân thành để giải quyết vấn đề” - anh Shum khẳng định.
-------------------------
Hong Kong: người biểu tình diễu hành tới tư gia Đặc khu trưởng
Ngày 22-10, hơn 200 người biểu tình đã tham gia cuộc diễu hành tới tư gia của Đặc khu trưởng Lương Chấn Anh để đòi bầu cử theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu.
Theo Reuters, người biểu tình muốn bày tỏ sự thất vọng đối với kết quả của cuộc đàm phán hôm qua giữa các thủ lĩnh biểu tình và nhà chức trách.
“Tôi nghĩ phải leo thang biểu tình một cách mạnh mẽ, ví dụ như mở rộng sự chiếm đóng các khu vực khác để gây sức ép lên chính phủ” - sinh viên 19 tuổi Andy Lau khẳng định. Người biểu tình Wing Chan nhấn mạnh: “Nếu chính phủ không lắng nghe chúng tôi sẽ tiếp tục đổ ra đường”.
Sau cuộc đàm phán không có kết quả hôm qua, các thủ lĩnh sinh viên cho biết họ chưa quyết định có tiếp tục đối thoại với chính phủ hay không.
“Chắc chắn sẽ có rất nhiều người chọn ra đường đêm nay vì chúng tôi chẳng hiểu họ muốn nói gì. Họ không hề đưa ra câu trả lời rõ ràng” - thủ lĩnh Yvonne Leung tuyên bố.
Trong buổi chiều nay, các cuộc đụng độ nhỏ giữa người biểu tình và phe chống đối phong trào Chiếm trung tâm tiếp tục diễn ra ở khu mua sắm Mongkok. Nhiều người phản đối tìm cách xô đổ rào chắn mà người biểu tình dựng lên.
Hàng loạt xe taxi cũng tràn vào khu vực biểu tình để phản đối tình trạng tắc nghẽn giao thông.
-------------------------
Chính quyền Hồng Kông 'có chứng cứ bên ngoài can thiệp biểu tình'
Đặc khu trưởng Hồng Kông Lương Chấn Anh cho biết sẽ cân nhắc tiết lộ bằng chứng cho thấy có sự can thiệp của bên ngoài vào phong trào biểu tình Hồng Kông vào một thời điểm thích hợp, đài CCTV (Trung Quốc) đưa tin.
Đặc khu trưởng Hồng Kông còn khẳng định ông không hề phỏng đoán, theo CCTV. Phát biểu trước phiên họp Hội đồng Điều hành Hồng Kông hôm 21.10, ông Lương nói rằng Hồng Kông là một thành phố cởi mở, với một môi trường quốc tế phức tạp, và ông tin xã hội Hồng Kông có biết đến sự hiện diện của các thế lực bên ngoài.
Ông Lương trả lời phỏng vấn trên truyền hình vào cuối tuần trước rằng có thế lực bên ngoài can dự vào Chiếm Trung Hoàn, phong trào biểu tình phong tỏa các ngả đường chính tại khu trung tâm tài chính Hồng Kông, và cho biết ông không chỉ suy đoán suông. Ông còn nói thêm rằng, với vai trò là đặc khu trưởng Hồng Kông, ông biết rõ.
Hàng chục ngàn người biểu tình, đa số là sinh viên, đã tham gia phong trào Chiếm Trung Hoàn bắt đầu từ ngày 28.9 để bày tỏ sự bức xúc với hệ thống bầu chọn đặc khu trưởng vào năm 2017.
-------------------------
Các thủ lĩnh biểu tình Hong Kong thất vọng với cuộc đàm phán
Rạng sáng nay 22-10, các thủ lĩnh biểu tình Hong Kong đã bày tỏ sự thất vọng về kết quả cuộc đàm phán với các quan chức chính quyền hôm qua.
Theo Reuters, anh Lester Shum, đại diện Liên đoàn Sinh viên Hong Kong (HKFS) cho biết anh bị sốc vì chính quyền Hong Kong cương quyết yêu cầu người biểu tình tuân thủ các nguyên tắc bầu cử do Bắc Kinh đề ra.
“Tôi không thể tin nổi là chính quyền vẫn bắt chúng tôi chấp nhận quan điểm này. Chính phủ không thể hiện sự chân thành để giải quyết vấn đề chính trị” - anh Shum khẳng định.
Tại cuộc đàm phán, đại diện chính quyền Hong Kong cho biết có thể sẽ có cơ hội thay đổi trong tương lai, nhưng không nói rõ khi nào và cũng không đề ra lộ trình thực hiện. “Đó là câu trả lời vô nghĩa” - một thủ lĩnh biểu tình đánh giá.
Trong cuộc đàm phán, đại diện chính quyền Hong Kong đã yêu cầu người biểu tình giải tán. Tuy nhiên Alex Chow, thủ lĩnh HKFS, cho biết cuộc biểu tình sẽ tiếp diễn cho đến khi chính phủ Hong Kong chấp nhận việc bầu cử theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu.
Cuộc đàm phán được truyền hình trực tiếp và rất nhiều người biểu tình đã theo dõi diễn biến trên các màn hình lớn ngoài đường phố. Các thủ lĩnh sinh viên cho biết chưa quyết định có mở phiên đàm phán thứ hai hay không.
Trước cuộc đàm phán, Đặc khu trưởng Hong Kong Lương Chấn Anh cho biết sẽ không từ chức như yêu cầu của lực lượng biểu tình. “Chúng tôi đều biết cuộc đàm phán đầu tiên sẽ không giải quyết được mọi vấn đề. Nhưng đó là sự khởi đầu tốt” - ông Lương đánh giá.
-------------------------
Đài Loan tăng cường đối phó
Đài Loan đang có kế hoạch xây dựng một đội tàu được trang bị hệ thống chiến đấu Aegis mạnh mẽ trong 15 năm tới nhằm đối phó Trung Quốc. Tạp chí Tuần san châu Á (Hồng Kông) cho biết đội tàu này dự kiến gồm 4 tàu chiến và 10-15 tàu khu trục.
Dự án từng bị gác lại hồi năm 1995 nhưng nay được tái khởi động do những nỗi lo về sự trỗi dậy của Hải quân Trung Quốc, trong đó có việc đưa vào sử dụng tàu sân bay Liêu Ninh và các tàu chiến lớn, mạnh mẽ hơn.
-------------------------