Tin Quốc hội họp chiều 27-11-2014: 6 ngành nghề cấm kinh doanh - Đề xuất Công đoàn được điều tra tai nạn lao động

  • Cập nhật : 27/11/2014

 6 ngành nghề cấm kinh doanh

Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) quy định các doanh nghiệp hoàn toàn có thể tự quyết định, chỉ định một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật
 
Ngày 26-11, Quốc hội (QH) đã biểu quyết thông qua dự án Luật Đầu tư (sửa đổi) và Luật Doanh nghiệp (sửa đổi).
 
Theo đó, Luật Đầu tư (sửa đổi) quy định chỉ còn 6 ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh như quy định tại điều 6 của dự thảo luật. Cụ thể, 6 hoạt động bị cấm đầu tư kinh doanh gồm: các chất ma túy; các loại hóa chất, khoáng vật; mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã; mại dâm; mua, bán người, mô, bộ phận cơ thể người; hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người. Trong đó, các hoạt động 1, 2, 3 đều có phụ lục quy định cụ thể phạm vi bị cấm.
 
Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) quy định các doanh nghiệp hoàn toàn có thể tự quyết định, chỉ định một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật; phạm vi quyền, nghĩa vụ của từng người đại diện phải được ghi rõ trong điều lệ công ty. Điều lệ công ty được đăng tải công khai trên cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
 
Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) cũng quy định theo hướng doanh nghiệp có quyền tự quyết định về hình thức, nội dung và việc quản lý, sử dụng con dấu; đồng thời doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
 
Về kiến nghị xác định rõ tiêu chí của tập đoàn kinh tế tư nhân để giúp chuẩn hóa công tác quản lý nhà nước và tạo động lực cho các tập đoàn kinh tế tư nhân phát triển, điều 188 của luật đã bổ sung quy định: “Tập đoàn kinh tế, tổng công ty thuộc các thành phần kinh tế là nhóm công ty có mối quan hệ với nhau thông qua sở hữu cổ phần, phần vốn góp hoặc liên kết khác”. 
-------------------------
Đề xuất Công đoàn được điều tra tai nạn lao động
Để bảo vệ quyền lợi người lao động, các đại biểu Quốc hội đề xuất Công đoàn cơ sở được tham gia điều tra tai nạn lao động; đưa ra danh mục bệnh nghề nghiệp cũng như quy định ràng buộc trách nhiệm của doanh nghiệp
 
Chiều 26-11, Quốc hội (QH) đã thảo luận ở hội trường về dự án Luật An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ).
 
Tăng cường vai trò của Công đoàn
 
Đề cập đến vai trò của Công đoàn (CĐ) cơ sở trong dự án luật, ĐB Đặng Ngọc Tùng (Đồng Nai), Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, nêu: Thời gian vừa qua, thực tế tai nạn lao động (TNLĐ) ở cơ sở thì người sử dụng lao động tìm cách giấu giếm, tự giải quyết, không báo cáo cơ quan chức năng. Do đó, đề nghị cho CĐ cơ sở tham gia vào đoàn điều tra tai nạn ở cơ sở. “Luật nên cho phép khi TNLĐ xảy ra chết người thì CĐ cơ sở báo cho cơ quan quản lý nhà nước và tham gia vào đoàn điều tra vì chính cơ sở hiểu rõ các tai nạn đó nhất” - ĐB Đặng Ngọc Tùng trình bày.
 
ĐB Đặng Ngọc Tùng cũng tỏ ra băn khoăn khi dự thảo luật vẫn đưa vào khái niệm “các tổ chức đại diện tập thể lao động”. Theo ĐB Tùng, nên sử dụng cơ chế 3 bên, cần đưa thẳng vào điều 84 là “tổ chức CĐ” chứ không nên đưa “các tổ chức đại diện” vào làm phức tạp thêm.
 
ĐB Lê Trọng Sang (TP HCM) cho rằng cần bổ sung quyền khởi kiện của CĐ cơ sở tại tòa án đối với người sử dụng lao động vi phạm pháp luật về ATVSLĐ. Đồng thời, phát hiện những nơi làm việc có yếu tố ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng người lao động, CĐ có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm triển khai biện pháp khắc phục; những nơi chưa có CĐ cơ sở thì CĐ cấp trên cơ sở thực hiện.
 
ĐB Lê Trọng Sang cũng đề nghị dự luật cần bổ sung quyền khởi kiện tại tòa án của người lao động với người sử dụng lao động khi không thực hiện đúng các quy định về pháp luật về quy định ATVSLĐ; các giao kết trong hợp động, trong thỏa ước lao động tập thể, coi đây là điều kiện để người lao động tự bảo vệ mình vì họ bao giờ cũng ở thế yếu hơn. Điều đó cũng bảo đảm tính công bằng trước pháp luật giữa người lao động và người sử dụng lao động.
 
Cần đưa trách nhiệm của Bộ Y tế vào luật
 
Là Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam có nhiều năm kinh nghiệm trong hoạt động CĐ, ĐB Trần Thanh Hải (TP HCM) dành nhiều thời gian trình bày những vấn đề liên quan đến bệnh nghề nghiệp. Theo ĐB Trần Thanh Hải, cần đạt mục tiêu kiểm soát bằng được bệnh nghề nghiệp vì dự án chưa nêu đúng mức vấn đề này. “Bệnh nghề nghiệp đeo đẳng người lao động đến suốt cuộc đời, là gánh nặng đối với họ và gia đình của họ. Hiện nay danh mục bệnh nghề nghiệp chỉ có 29 bệnh, trong khi các nước khác công bố những con số cao hơn nhiều” - ĐB Hải nhấn mạnh.
 
Bên cạnh đó, luật chưa quy định rõ trách nhiệm của doanh nghiệp (DN) trong việc khám định kỳ bệnh nghề nghiệp. Báo cáo tổng kết 20 năm thi hành pháp luật ATVSLĐ đã chỉ rõ chỉ có DN nhà nước và DN đầu tư nước ngoài có vốn đầu tư lâu dài mới quan tâm đến công tác ATVSLĐ cho người lao động. Luật vẫn quy định nhập nhằng giữa việc khám bệnh định kỳ và khám bệnh nghề nghiệp định kỳ. Dự án luật cần quy định rõ quy trình, tổ chức khám bệnh nghề nghiệp định kỳ cho người lao động. Đồng thời, cần quy định người lao động có quyền chủ động giám định bệnh nghề nghiệp bởi năm 2013 chỉ có 7.455 trường hợp qua khám bệnh phát hiện nghi vấn bệnh nghề nghiệp và 482 trường hợp được giám định bệnh nghề nghiệp.
 
ĐB Bùi Thị An (Hà Nội) đề xuất Bộ Y tế cần bổ sung một loạt bệnh nghề nghiệp mới vào danh mục như những bệnh nghề nghiệp không xuất hiện ngay mà nó phát bệnh sau một thời gian dài 10 năm, 20 năm… “Cần đưa trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Y tế vào luật cùng với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vì tôi nghĩ bệnh tật thì không ai hiểu hơn Bộ Y tế” - ĐB An nêu ý kiến.  
-------------------------
Nhập cảnh Việt Nam là được mua nhà
Chiều 25/11, Quốc hội thông qua Luật Nhà ở (sửa đổi), theo đó, cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam là có quyền mua nhà ở thương mại. Ngoài ra, luật thu hẹp đối tượng được thuê nhà ở công vụ.
 
Cho phép sở hữu 50 năm
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho biết, về quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài, có ý kiến đề nghị cần quy định chặt chẽ hơn về đối tượng, điều kiện sở hữu.
 
Trong báo cáo giải trình, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (QH) cho rằng, việc quy định mở rộng đối tượng, điều kiện được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam nhằm tạo yếu tố thuận lợi để thu hút đầu tư nước ngoài và phù hợp xu thế hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, để bảo đảm an ninh, quốc phòng, dự thảo luật đã có các quy định chặt chẽ, như: chỉ cho phép mua nhà ở tại các dự án nhà ở thương mại không thuộc khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh, cho phép sở hữu có thời hạn 50 năm, hạn chế về tỷ lệ nhà ở được phép mua và sở hữu… . 
Theo luật, cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam là có quyền sở hữu nhà tại Việt Nam thông qua các hình thức: mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại, bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở.
 
Tổ chức, cá nhân nước ngoài có các quyền của chủ sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam nhưng phải tuân thủ các quy định: Chỉ được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu không quá 30% số lượng căn hộ trong một tòa nhà chung cư; nếu là nhà ở riêng lẻ bao gồm nhà ở biệt thự, nhà ở liền kề thì trên một khu vực có số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường chỉ được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu không quá 250 căn nhà. Cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở theo thỏa thuận trong các giao dịch hợp đồng mua bán, thuê mua, tặng cho nhận thừa kế nhà ở nhưng tối đa không quá 50 năm, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận và có thể được gia hạn thêm theo quy định của Chính phủ nếu có nhu cầu; thời hạn sở hữu nhà ở phải được ghi rõ trong giấy chứng nhận.
 
Thu hẹp đối tượng thuê nhà công vụ
Về nhà công vụ, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho biết, trên cơ sở ý kiến của đa số đại biểu QH đề nghị thu hẹp đối tượng được thuê nhà ở công vụ, dự thảo luật được QH thông qua đã chỉnh lý theo hướng: nếu là cán bộ, công chức ở Trung ương thì giữ chức vụ từ cấp tổng cục trưởng và tương đương trở lên, nếu ở địa phương thì từ cấp chủ tịch huyện, giám đốc sở và tương đương trở lên, nhưng vẫn phải đáp ứng điều kiện là chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình tại nơi đến công tác và một số điều kiện khác thì mới được bố trí thuê nhà ở công vụ.
 
Một số ý kiến cũng đề nghị làm rõ chủ thể quản lý nhà ở công vụ, quy định rõ mô hình tổ chức quản lý nhà ở công vụ, chế tài trong trường hợp không trả lại nhà ở công vụ. Do vậy, dự luật đã quy định rõ hơn cơ quan chịu trách nhiệm quản lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước và quy định cụ thể trách nhiệm và thời hạn thực hiện việc cưỡng chế thu hồi nhà ở công vụ. 
 
Bảo vệ người mua nhà hình thành trong tương lai
Về Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) được thông qua chiều 25/11, chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu cho biết, để tăng cường các biện pháp bảo vệ người mua, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai, luật sửa đổi bổ sung quy định bên mua, bên thuê mua có quyền yêu cầu bên bán, bên cho thuê mua cung cấp thông tin về tiến độ đầu tư xây dựng dự án, việc sử dụng tiền ứng trước và kiểm tra thực tế tại công trình. Ngoài ra, luật sửa đổi cũng quy định rõ: chủ đầu tư phải được ngân hàng thương mại bảo lãnh nghĩa vụ tài chính trong trường hợp không bàn giao nhà ở đúng tiến độ đã cam kết theo hợp đồng; chỉ được thu tiền ứng trước của khách hàng khi đã xây dựng xong móng của công trình và phải được cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh kiểm tra đủ điều kiện của nhà ở được phép bán, cho thuê mua. Lần đầu chủ đầu tư chỉ được thu không quá 30% giá trị hợp đồng và không quá 70% giá trị hợp đồng khi chưa bàn giao nhà; thu không quá 95% giá trị hợp đồng khi bên mua, thuê mua chưa được cấp giấy chứng nhận.
-------------------------
Game online không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
Chiều 26/11, Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB), trong đó không quy định trò chơi trực tuyến, nước ngọt có ga là đối tượng chịu thuế TTĐB.
 
Trước đó, trong thảo luận, nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội (QH) đề nghị bổ sung trò chơi trực tuyến (game online) vào đối tượng chịu thuế TTĐB. Tuy nhiên, theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội hiện trò chơi trực tuyến chứa nội dung có tác động xấu cho xã hội chủ yếu từ khu vực bên ngoài xâm nhập không kiểm duyệt được. Do vậy, khó thu được thuế TTĐB đối với loại trò chơi này.
 
Nếu áp dụng thuế TTĐB chỉ đánh vào trò chơi điện tử của các doanh nghiệp (DN) sản xuất trong nước thì không góp phần hạn chế được các trò chơi trực tuyến xâm nhập từ bên ngoài, dẫn tới giảm sức cạnh tranh của DN trong nước. Vì vậy, luật sửa đổi chưa bổ sung mặt hàng kinh doanh game online vào đối tượng chịu thuế TTĐB.  
 
Ngoài ra, nhiều ý kiến đại biểu cũng đề nghị bổ sung nước ngọt có ga vào đối tượng chịu thuế TTĐB để hạn chế tác hại của việc lạm dụng nước ngọt có ga gây béo phì, tiểu đường, rối loạn chuyển hóa, tim mạch… nhất là đối với trẻ em. 
 
Thế nhưng, theo giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trên thế giới không có nhiều nghiên cứu khoa học khẳng định tác hại của loại đồ uống này đến sức khỏe con người và chưa có nghiên cứu chính thức tại Việt Nam đề cập tác động của mặt hàng này đến người tiêu dùng. Do vậy, chưa bổ sung mặt hàng này vào đối tượng chịu thuế TTĐB.
 
Về đề nghị bổ sung mặt hàng kinh doanh trò chơi bình chọn, dự báo kết quả, trò chơi có thưởng thông qua nhắn tin vào đối tượng chịu thuế, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, các hoạt động kinh doanh nhắn tin bình chọn, nhắn tin trúng thưởng mang tính chất đặt cược không được phép hoạt động. Đối với những tin nhắn bình chọn mang tính chất giải trí (bình chọn kết quả một sự kiện) được phép theo quy định thì không thu thuế TTĐB.
 
Đối với thuốc lá, nhiều ý kiến đề nghị đẩy nhanh lộ trình và tăng thuế suất đối với thuốc lá mức cao hơn so với phương án Chính phủ trình, cụ thể đề nghị mức tăng từ 85 - 90% hoặc 95%; hoặc tăng lên 85% năm 2015, 105% năm 2018 và 125% năm 2020; có ý kiến đề nghị mỗi năm thuế suất tăng 10% đến khi đạt mức 145%;...
 
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu cho biết, tình hình buôn lậu thuốc lá vẫn ngày càng gia tăng, sản lượng thuốc lá lậu hiện nay chiếm khoảng 20% thị phần thuốc lá Việt Nam, giá bán của nhiều loại thuốc lá nhập lậu thấp hơn nhiều so với thuốc lá cùng loại sản xuất trong nước. Do đó, nếu thực hiện lộ trình quá nhanh và tăng thuế suất cao, trong khi các biện pháp đấu tranh phòng, chống buôn lậu thuốc lá chưa hiệu quả sẽ ảnh hưởng đến sản xuất trong nước.  
 
Đối với ô tô, có ý kiến cho rằng, thuế suất đối với ô tô hiện ở mức cao ảnh hưởng đến người tiêu dùng và công nghiệp sản xuất ô tô, tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Giàu, thực tế hiện nay, số lượng ô tô ở Việt Nam tăng nhanh, trong khi hạ tầng giao thông ở các khu đô thị chưa đáp ứng được. 
Mặt khác, việc sử dụng ô tô vẫn tập trung vào đối tượng có thu nhập cao trong xã hội, chủ yếu ở khu vực thành thị. Do vậy, đây vẫn là mặt hàng cần thiết phải có sự điều tiết cao nhằm hạn chế tình trạng quá tải giao thông hiện nay, phù hợp với thông lệ các nước ASEAN.
 
Luật Thuế TTĐB có hiệu lực thi hành từ 1/1/2016.
 
Bỏ khống chế chi phí quảng cáo
 
Cùng ngày, QH cũng thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế. Theo đó, sẽ không khống chí phí quảng cáo của DN. 
 
Trước đó, trong thảo luận, có ý kiến lo ngại việc bỏ tỷ lệ khống chế chi quảng cáo sẽ khó quản lý, DN lợi dụng đẩy chi quảng cáo lên cao để tránh nộp thuế. 
 
Giải trình nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu cho biết, trong xu hướng kinh tế ngày càng phải cạnh tranh, DN cần phải tăng cường quảng bá, giới thiệu sản phẩm để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, chiếm lĩnh thị trường, việc giới hạn chi phí quảng cáo đã hạn chế DN, trong đó có DN có quy mô kinh doanh vừa và nhỏ phát triển thị trường. 
 
Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, các nước đều không khống chế chi phí quảng cáo. Tuy nhiên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường công tác quản lý chặt chẽ trong việc hạch toán chi phí quảng cáo, tránh việc lợi dụng cơ chế thông thoáng để gian lận, trốn thuế; rà soát lại các quy định tại Luật Thương mại, Luật Giá để có biện pháp quản lý chặt chẽ đối với các khoản chi hoa hồng, khuyến mại, nhất là các khoản chi hoa hồng trong lĩnh vực y tế, xuất bản và phát hành sách giáo khoa,...
 
Không lập cơ quan ngang bộ quản lý DN
 
Về Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh cũng được thông qua chiều 26/11, có ý kiến đề nghị quy định ngay trong luật việc thành lập một cơ quan chuyên trách tương đương cơ quan ngang bộ làm đại diện chủ sở hữu đối với phần vốn nhà nước đầu tư tại DN. 
 
Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, việc thành lập một cơ quan chuyên trách về quản lý và giám sát toàn bộ vốn nhà nước đầu tư tại DN sẽ tạo được đột phá, bảo đảm công khai, minh bạch trong đánh giá hiệu quả sử dụng vốn nhà nước của DN, tăng cường trách nhiệm của cá nhân, tổ chức đối với việc đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại DN. 
 
Tuy nhiên, việc thay đổi mô hình đại diện chủ sở hữu theo hướng thành lập một cơ quan ngang bộ thuộc Chính phủ sẽ tác động đến mô hình, cơ cấu tổ chức và hoạt động của Chính phủ cũng như thực tiễn hoạt động của các DN có vốn đầu tư của Nhà nước. Do vây, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ tiếp tục nghiên cứu, đề xuất mô hình phù hợp, khả thi trong thời gian tới.
-------------------------

Tin Phap Luat Tin Phap Luattổng hợp

Trở về

Bài cùng chuyên mục

Văn phòng luật

Danh sách luật

Danh sách đầy đủ >>

Liên hệ quảng cáo: 0983 006 168

Thiết kế web nhanh

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal giá rẻ, chuẩn SEO, chất lượng cao

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Tin kinh tế 

Tin kinh tế, giao thương, khuyến mãi, quảng bá sản phẩm,trang vàng doanh nghiệp,...

www.tinkinhte.com

Quảng cáo: 098 300 6168

Tin sức khỏe

Hệ thống mạng vì sức khỏe cộng đồng với hơn 300 kênh đang được phát triển

www.tinsuckhoe.com

Hợp tác: 090 620 7650

tinkhoahoc.com- Ads demo

Tin pháp luật

Tin pháp luật, văn bản luật, Văn phòng luật sư, giải đáp pháp luật,...

www.tinphapluat.com

Hợp tác: 090 620 7650

Thế giới thời trang

Thời trang Việt Nam, Shop thời trang, Mua bán thời trang, trang vàng thời trang,...

www.fashion365.vn

Hợp tác: 0127 399 6475

Cổng nhôm đúc

Cổng nhôm đúc, cầu thang nhôm đúc, lan can nhôm đúc, hàng rào nhôm đúc,...

www.congnhadep.com

Tư vấn: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Kiến trúc xanh

Thiết kế biệt thự, thiết kế nhà đẹp, thiết kế sân vườn, thiết kế nội ngoại thất,...

www.kientrucxanh.net

Tư vấn: 098 206 9958

Phong thủy 24h

Phong thủy học, xem tuổi làm nhà, nội thất phong thủy, vật phẩm phong thủy,...

www.phongthuy24h.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thiết kế nhà dân

Thiết kế nhà dân, thiết kế biệt thự, dịch vụ xây dựng, sửa chữa nhà ở, văn phòng...

www.thietkenhadan.com

Hợp tác: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Web trên smart phone

Chuyên phát triển web chạy trên smart phone và các thiết bị di động, thân thiện, chuẩn SEO,...

www.mobileweb.vn

Hợp tác: 098 300 6168

Máy lọc nước gia đình

Cung cấp máy lọc nước RO, sửa chữa máy lọc nước, thay lõi lọc máy lọc nước,...

www.maylocnuocgiadinh.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thế giới động vật

Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã, thú cưng, chim cá cảnh,...

www.thegioidongvat.net

Hợp tác: 0127 399 6475

tinkhoahoc.com- Ads demo