Ngày 19/3, Tổ chức Động vật châu Á (AAF) cho biết, chỉ hơn 4 tháng, 30/49 cá thể gấu ở Quảng Ninh chết do không đảm bảo về điều kiện chăm sóc, dinh dưỡng.
Theo AAF, tháng 11/2014, tổ chức này khám lâm sàng 49 con gấu nuôi nhốt trong 3 trại gấu (thành phố Hạ Long, Quảng Ninh) và công bố báo cáo về tình trạng suy kiệt sức khỏe, suy dinh dưỡng đáng báo động.
Bộ NN&PTNT cũng có văn bản trình Thủ tướng, đề nghị tỉnh Quảng Ninh vận động các chủ nuôi chuyển toàn bộ gấu trên địa bàn tỉnh về Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam (Tam Đảo, Vĩnh Phúc) để cứu hộ, chăm sóc, nuôi dưỡng.
Theo Bộ NN&PTNT, năm 2014, Quảng Ninh có 149 con gấu, đến cuối tháng 1/2015, do gấu chết, hoặc chuyển đi nơi khác, nên chỉ còn 49 con.
Uber Việt Nam khẳng định không kinh doanh trái phép mà thực hiện đúng hai ngành nghề kinh doanh đăng ký là tư vấn quản lý và dịch vụ nghiên cứu thị trường.
Trong buổi làm việc với Sở Giao thông vận tải TP HCM và các ban nghành chiều 19/3, Uber Việt Nam tư vấn cho các đối tác về những lợi ích kinh tế từ việc gia nhập hệ thống Uber. Uber Việt Nam nghiên cứu thị trường để công ty mẹ, Uber B.V. trụ sở tại Hà Lan triển khai chiến lược kinh doanh.
Mọi giao dịch của khách hàng và tương tác của đối tác doanh nghiệp vận tải Việt Nam thông qua Uber đều do công ty mẹ Uber B.V. quản lý. Uber Việt Nam không tham gia vào hoạt động kinh doanh này.
Trả lời câu hỏi tại sao Uber B.V. không đăng ký dịch vụ cung cấp phần mềm ở Việt Nam, ông Willian Kelly - đại diện Uber Châu Á, trụ sở tại Singapore cho rằng, Uber B.V. là giao dịch qua biên giới theo cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO.
Uber B.V. cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin là phần mềm Uber. Uber B.V. không có ôtô, không có tài xế, cung cấp qua doanh nghiệp vận tải. Vậy nên, Uber B.V được phép hoạt động mà không cần đăng ký kinh doanh tại Việt Nam.
Ông Lê Hoàng Minh – Phó giám đốc Sở GTVT TP HCM cho rằng, khi ký kết gia nhập WTO, lĩnh vực vận tải hành khách công cộng Việt Nam vẫn kiểm soát. Kinh doanh phần mềm Uber thuộc lĩnh vực giao thông vận tải nên Uber B.V. phải đăng ký kinh doanh tại Việt Nam.
Về việc Uber Việt Nam hiện nay làm dịch vụ tư vấn cho các doanh nghiệp vận tải Việt Nam ký kết hợp đồng với Uber B.V. thì lợi nhuận từ đâu.
Ông Đặng Thanh Sơn, người ủy quyền của ông Đặng Việt Dũng, Giám đốc điều hành Uber tại Việt Nam, cho biết Uber Việt nam mới thành lập được 6 tháng với vốn điều lệ hơn 4 tỷ đồng và hiện chưa có lãi. Uber Việt Nam đang trong quá trình xây dựng bộ máy, đào tạo nhân viên, việc thu lãi đến từ hai lĩnh vực đã đăng ký kinh doanh trên.
Theo đại diện cục thuế TP HCM, từ khi thành lập Uber Việt Nam chưa thực hiện kê khai thuế. Vấn đề này Đại diện Uber Việt Nam cho biết Công ty kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam và phát sinh lợi nhuận thì sẽ đóng thuế. Đối với Uber B.V., công ty có trụ sở tại Hà Lan do cung cấp phần mềm qua biên giới nên sẽ nộp thuế theo luật pháp của chính phủ Hà Lan.
Ông Sơn một mực khẳng định Uber Việt Nam luôn tôn trọng và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của Chính phủ Việt Nam. Tuy nhiên, do mô hình Uber vẫn còn khá mới và chưa được hướng dẫn cụ thể nên Uber đã gặp không ít trở ngại để có thể thực hiện đầy đủ các yêu cầu được ghi trong Nghị định và Thông tư.
Theo ông Minh, hiện nay TP HCM đang hạn chế phát triển dịch vụ taxi. Bởi vậy, hoạt động nào liên quan đến taxi thì sở GTVT thành phố phải kiểm soát. Các doanh nghiệp vận tải hành khách công cộng là loại hình kinh doanh có điều kiện, phải đăng ký kinh doanh, gắn phù hiệu. Các xe này khi hoạt động dịch vụ hợp đồng phải có hợp đồng bằng giấy theo quy định của Việt Nam.
Đó là thể hiện trách nhiệm của lái xe đối với hành khách. “Thời gian qua, 1 số đối tác của Uber B.V. không đăng ký kinh doanh, không gắn lo go, không thực hiện thực hiện đầy đủ các yêu cầu được ghi trong Nghị định số 86/2014/ND-CP và Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT”, ông Minh cho biết.
------------------------