Ngày 20.10, CA huyện Hàm Thuận Nam cho biết, đang tạm giữ Nguyễn Tuấn An (SN 1971, ngụ Phường Hòa An, quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng) và triệu tập những người có liên quan để điều tra làm rõ cái chết của Nguyễn Văn Tây (SN 1993, xã Hàm Đức, huyện Hàm Thuận Bắc), người bị xe tải ép chết vào đêm 19.10.
An điều khiển xe tải BKS 43C - 02686 lưu thông theo hướng Bắc - Nam, thì xảy ra va quệt dẫn đến đánh nhau với Nguyễn Văn Trinh (ngụ xã Hồng Sơn) - người điều khiển xe tải chạy cùng chiều. Trinh sau đó đã điện thoại nhờ Nguyễn Văn Tây (người nhà của Trinh) tiến hành đón chặn xe của An. Nhóm của Tây gồm 5 người đuổi kịp chiếc xe An, ném đá yêu cầu An dừng xe, xuống khỏi cabin xe, nhưng An không chịu. Sau đó, Tây cùng Nguyễn Văn Bi trèo lên bên trái cabin của xe An. Thấy xe ngược chiều, An đã đánh tay lái qua trái, làm Tây bị chèn vào giữa hai thùng xe, dẫn đến tử vong.
Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người (gọi tắt là Công ước) được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua vào ngày 10/12/1984. Tính đến nay, Công ước đã có 155 quốc gia thành viên và 10 quốc gia đã ký nhưng chưa phê chuẩn. Công ước là văn kiện pháp lý quốc tế đa phương thể hiện ý chí của cộng đồng quốc tế yêu chuộng hòa bình và tiến bộ trên thế giới, kiên quyết loại bỏ hành vi tra tấn, đối xử tàn bạo hoặc vô nhân đạo với con người vì bất cứ lý do gì ra khỏi đời sống.
Công ước gồm Lời nói đầu và 33 điều, đặt ra nhiều nghĩa vụ, trách nhiệm cho quốc gia thành viên.
Trong số các điều khoản quy định về trình tự, thủ tục của Công ước, đáng chú ý nhất là quy định về Ủy ban chống tra tấn và giải quyết tranh chấp, cụ thể như sau:
- Về Ủy ban chống tra tấn
Công ước có quy định việc thành lập một Ủy ban chống tra tấn tại các điều từ 17 đến 24, cụ thể Điều 17 và 18: quy định về việc thành lập Ủy ban; Điều 19: báo cáo quốc gia và thẩm quyền của Ủy ban trong nhận xét báo cáo quốc gia, chuyển nhận xét tới quốc gia thành viên liên quan nếu thấy phù hợp; Điều 20: thẩm quyền xem xét trong việc điều tra, thị sát (có thể bí mật) trong trường hợp nhận được thông tin có căn cứ xác đáng cho thấy hành vi tra tấn đang được thực hiện một cách có hệ thống trên lãnh thổ của quốc gia thành viên; Điều 21 và 22: việc tiếp nhận và giải quyết kiến nghị từ quốc gia thành viên hoặc cá nhân, đại diện của cá nhân về việc vi phạm điều khoản của Công ước; Điều 23: về ưu đãi miễn trừ cho các thành viên của Ủy ban và Điều 24: việc gửi báo cáo hằng năm của Ủy ban lên Đại hội đồng Liên hợp quốc. Tuy nhiên, một số thẩm quyền của Ủy ban chống tra tấn (tại các điều 21 và 22) chỉ có hiệu lực khi quốc gia thành viên tuyên bố công nhận thẩm quyền đó.
Khi trở thành thành viên của Công ước, Việt Nam sẽ được hưởng những quyền và lợi ích cơ bản như nhận được sự hỗ trợ và hợp tác quốc tế từ các quốc gia thành viên khác trong quá trình tiến hành thủ tục tố tụng hình sự đối với tội phạm có liên quan đến hành vi tra tấn; có quyền đề cử công dân tham gia vào Ủy ban chống tra tấn; có quyền bảo lưu một số nội dung của Công ước; có quyền kiến nghị sửa đổi một số nội dung của Công ước.
Cùng với các quyền, lợi ích nêu trên, Việt Nam phải thực hiện các nghĩa vụ cơ bản của một quốc gia thành viên Công ước.
Từ thời điểm Việt Nam ký Công ước (ngày 7/11/2013) đến nay, Bộ Công an đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan tổ chức nghiên cứu nghiêm túc, công phu về việc phê chuẩn Công ước theo đúng trình tự, thủ tục quy định tại Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005 và kế hoạch đề ra.
Trên cơ sở đề xuất của Chủ tịch nước, Quốc hội khóa XIII đã dự kiến sẽ thảo luận, xem xét thông qua Nghị quyết phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người tại kỳ họp thứ 8 (diễn ra từ ngày 20/10 đến 28/11/2014). Các bộ, ngành hữu quan, trong đó có Bộ Công an đang tích cực chuẩn bị cho việc triển khai thực thi Công ước ngay sau khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Công ước, tập trung vào các nhiệm vụ chính là xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện, trong đó phân công rõ trách nhiệm của từng Bộ, ngành với lộ trình cụ thể; sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự năm 1999, trong đó chú ý đến việc nội luật hóa khái niệm tra tấn quy định tại Điều 1 của Công ước; sửa đổi, bổ sung Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 theo hướng bảo đảm tốt hơn các quyền con người trong tố tụng hình
-------------------------
Đà Nẵng: Công nhân khởi kiện ban lãnh đạo Cty ép NLĐ viết đơn thôi việc
7 công nhân gồm: Võ Thị Thu Hà, Trần Thị Minh Hạnh, Phạm Thanh Sơn, Nguyễn Ngọc Hưng, Nguyễn Tấn Phúc, Võ Thị Thanh Duyên, Hồ Thị Bùi đã khởi kiện Ban điều hành Cty điện chiếu sáng Đà Nẵng (gọi tắt là Cty DALICO) ra TAND quận Liên Chiểu (TP.Đà Nẵng).
Nội dung đơn khiếu kiện nhằm đòi quyền lợi liên quan đến việc Ban điều hành công ty đơn phương chấm dứt HĐLĐ nhưng không báo trước theo đúng pháp luật, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và gia đình NLĐ, và các chế độ khác liên quan như: BHXH, BHYT, trợ cấp thất nghiệp, chế độ nghỉ việc… Trước đó, báo Lao Động số ra ngày 4.10 và ngày 16.10 cũng đã phản ánh về việc Ban điều hành Cty DALICO ép NLĐ viết đơn thôi việc trước ngày 1.7.2014 thì mới trả sổ BHXH, và không trả quyết định chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) để NLĐ có thể làm thủ tục hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp.
-----------------------
Phòng khám hoạt động trong lúc đã bị đóng cửa
Liên quan đến “nghi án” bác sĩ từ chối cấp cứu dẫn đến bệnh nhân tử vong, hôm qua TS-BS Bùi Minh Trạng, Chánh thanh tra Sở Y tế TP.HCM, cho biết Phòng khám đa khoa Bà Điểm (49/1 Phan Văn Hớn, ấp Tiền Lân, xã Bà Điểm, H.Hóc Môn) trước đó đã bị Thanh tra Sở Y tế lập biên bản buộc ngưng hoạt động từ 30.9.
Theo ông Trạng, phòng khám do bác sĩ Huỳnh Bé Em làm giám đốc, bị buộc ngưng hoạt động do “cung cấp các dịch vụ khám chữa bệnh trong khi không có giấy phép hoạt động”.
Ngày 11.10, UBND TP đã ra quyết định xử phạt 120 triệu đồng đối với phòng khám này. Do vậy, Sở đã gửi văn bản đề nghị UBND H.Hóc Môn chỉ đạo Phòng Y tế huyện giám sát việc chấp hành ngừng hoạt động đối với Phòng khám đa khoa Bà Điểm.
Hôm qua, PV Thanh Niên liên lạc với anh Nguyễn Văn Tuấn, tài xế taxi Mai Linh (người trực tiếp đưa nạn nhân đi cấp cứu). Anh Tuấn kể lại: “Khoảng 20 giờ 30 ngày 11.10, tôi chạy xe trên QL1 hướng từ ngã tư An Sương về vòng xoay An Lạc, khi cách đường Phan Văn Hớn khoảng 1 km thấy người dân tụ tập rất đông bên đường.
Thấy taxi, người dân nhờ chở người đi cấp cứu. Tôi tấp xe vào lề và phụ người dân khiêng người đàn ông khoảng 40 tuổi lên taxi. Lúc đó, có một người đàn ông tên Luyến lên taxi phụ tôi đưa nạn nhân đi cấp cứu. Chúng tôi đưa nạn nhân tới Phòng khám đa khoa Bà Điểm ở gần đó. Lúc này, các y bác sĩ mang băng ca, ống nghe chạy ra. Khi mở cửa xe, các y bác sĩ nói ca này nặng quá nên chuyển lên tuyến trên.
Tôi có hỏi “phòng khám có xe cứu thương không, chuyển nạn nhân đi giúp”, thì các y bác sĩ trả lời “có” nhưng hỏi “ai là người nhà?”. Khi biết chúng tôi không phải người nhà, các y bác sĩ bỏ vô và không nói gì. Bức xúc trước việc đó, anh Luyến lấy điện thoại quay phim lại. Ngay sau đó, tôi và anh Luyến đóng cửa xe và chở thẳng lên Bệnh viện Thống Nhất”.
Theo thông tin từ Bệnh viện Thống Nhất, nạn nhân là ông Phạm Phước Cu (39 tuổi, quê tỉnh Thừa Thiên-Huế) vào viện đêm 11.10 trong tình trạng hôn mê sâu, giập não, xuất huyết não, đồng tử mắt hai bên giãn, vùng mặt sưng bầm phù nề… Các bác sĩ tiến hành đặt nội khí quản, hồi sức cấp cứu, điều trị trong đêm, nhưng tình trạng bệnh vẫn rất nặng. Đến ngày 12.10 thì có người thân vào viện xin đưa nạn nhân về quê, sau đó tử vong đêm 12.10 trên đường ra Huế.
-------------------------