H. đã chia nhỏ sừng tê giác, gói trong nhiều lớp nylon và cất giấu trong phần đầu của tôm hùm đông lạnh bỏ trong thùng giữ lạnh nhằm qua mặt Hải quan.
Theo thông tin từ Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, qua công tác phối hợp với Đồn Công an Cửa khẩu Tân Sơn Nhất và Cục C46 - Bộ Công an... những ngày gần đây lực lượng phối hợp đã đồng loạt phát hiện, bắt giữ nhiều vụ vận chuyển trái phép động vật hoang dã, quý hiếm và hàng điện tử đã qua sử dụng cấm nhập khẩu, với tổng trị giá hơn 5 tỷ đồng.
Hàng hóa bị thu giữ gồm: 1,39 kg sừng tê giác; 43,5 kg ngà voi dạng khúc; 3,68 kg sản phẩm chế tác từ ngà voi châu Phi, 1.000 cụm màn hình điện thoại Iphone và 193 điện thoại di động, laptop, máy tính bảng đã qua sử dụng.
Các mặt hàng trên được vận chuyển từ châu Phi và Mỹ về Việt Nam để tiêu thụ.
Trong đó, vụ N.V.H. thực hiện vận chuyển trái phép 1,39 kg sừng tê giác về Việt Nam qua cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất có thủ đoạn hết sức tinh vi. H. đã chia nhỏ, gói trong nhiều lớp nylon và cất giấu trong phần đầu của tôm hùm đông lạnh bỏ trong thùng giữ lạnh.
Trước đó, trong năm 2014, hải quan sân bay Tân Sơn Nhất đã liên tục phát hiện và phối hợp bắt giữ nhiều vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới; tiến hành lập 282 biên bản vi phạm với trị giá tang vật hàng trăm tỷ đồng.
Về sản phẩm từ động vật hoang dã đã thu 13,1 kg sừng tê giác; 177 chiếc ngà voi nặng 265kg và 25 kg sản phẩm chế tác từ ngà voi, tổng trị giá ước tính gần 26 tỷ đồng.
Về ma tuý, lực lượng Hải quan sân bay cũng đã phối hợp bắt giữ 9 đối tượng vận chuyển hơn 19,5 kg ma tuý các loại và 49.509 viên ma tuý tổng hợp, trị giá hơn 143 tỷ đồng.
Về vũ khí, Hải quan sân bay đã phát hiện, phối hợp thu giữ 28 khẩu súng quân dụng, 144.000 viên đạn mã tử…
Mặc dù vụ dê hộ nghèo “đi lạc” vào nhà Bí thư Huyện ủy Thạch Thành (Thanh Hóa) đã được Tỉnh ủy Thanh Hóa yêu cầu Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy khẩn trương làm rõ, đề xuất hình thức xử lý, nhưng cho đến nay sự việc đang rơi vào im lặng.
Trước đó, báo Dân trí đã phản ánh: Sau sự kiện kết nghĩa giữa ông Tạ Ngọc Phước - Bí thư Thị ủy Bỉm Sơn và ông Đỗ Minh Quý - Bí thư Huyện ủy Thạch Thành vào tháng 3/2014, thị xã Bỉm Sơn đã hỗ trợ các hộ nghèo của huyện Thạch Thành 24 con dê để phát triển chăn nuôi. Xã Thành Yên, huyện Thạch Thành, được chọn làm nơi cấp phát dê đợt 1 và các đối tượng được thụ hưởng là hộ nghèo.
Tuy nhiên, trong số 24 con dê trên, có 12 con được 2 người là cháu ruột của ông Đỗ Minh Quý - Bí thư huyện ủy Thạch Thành và một cán bộ địa chính xã ký nhận, sau đó đưa thẳng vào trang trại của ông Đỗ Minh Quý.
Sau khi sự việc được phản ánh, ngày 22/1, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có công văn số 701/UBND-DTMN yêu cầu UBND huyện Thạch Thành làm rõ nội dung báo nêu. Ngày 26/1, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Thanh Hoá tiếp tục có công văn yêu cầu làm rõ và đề xuất hướng xử lý.
Ngày 5/2, Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh uỷ Thanh Hoá đã có báo cáo bước đầu về việc. Theo đó, tất cả 24 con dê đã bị cấp sai đối tượng cho những người không thuộc diện hộ nghèo và không có hộ khẩu ở xã Thành Yên. Việc báo chí phản ánh một nửa số dê đi “lạc” vào nhà Bí thư huyện ủy là có thật . Trước kết luận trên, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành công văn số 1097/UBND-THKH yêu cầu UBND huyện Thạch Thành thu hồi số dê cấp sai đối tượng và tổ chức cấp phát dê giống cho các hộ nghèo theo đúng tiêu chuẩn quy định.
Số dê "đi lạc" sau đó đã được cấp lại cho hộ nghèo. Nhưng điều dư luận quan tâm là những người có liên quan đến vụ việc sẽ bị xử lý ra sao? Hơn 1 tháng qua, sự việc đang rơi vào im lặng.
Ông Lê Anh Dũng, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Thanh Hóa kiêm người phát ngôn báo chí cho biết: “Đến nay UBKT chưa nghe tổ công tác báo cáo kết quả, tiến độ vụ việc trước tập thể UBKT, nên UBKT chưa có kết luận về vấn đề đó. Xử lý kỷ luật là cả một quá trình, làm rõ nội dung, tính chất, mức độ vi phạm, từ tổ chức Đảng, từ cấp dưới trở lên xem xét và đến cấp có thẩm quyền người ta quyết định xử lý, kỷ luật”.
--------------------
Từ vụ hàng chục người ngất xỉu tại BigC: Lộ hàng loạt sai phạm
Theo nguồn tin riêng của Tiền Phong, đến nay UBND thành phố Hà Nội chưa cho phép Tập đoàn Bitexco - chủ đầu tư trung tâm thương mại The Garden chuyển đổi chức năng của tầng hầm B1 từ đỗ xe thành siêu thị như đề xuất của doanh nghiệp này…
Tự ý chuyển đổi tầng hầm thành siêu thị
Cụ thể, tại văn bản số 940 ngày 4/5/2009 của Sở Quy hoạch kiến trúc (QHKT) Hà Nội cho biết, chủ đầu tư của trung tâm thương mại là Tập đoàn Bitexco đã có văn bản đề nghị chuyển đổi công năng của nhiều hạng mục thuộc trung tâm thương mại The Garden tại lô đất ký hiệu HH2-CC1 thuộc khu đô thị mới Mỹ Đình-Mễ Trì.
Những đề nghị này bản chất là muốn “hợp lý hóa” cho sai phạm trước đó của chủ đầu tư khi tự ý điều chỉnh công năng, thiết kế của dự án. Theo đó, với công trình HH2, chủ đầu tư đề nghị điều chỉnh chức năng văn phòng từ tầng 4-11 thành chức năng văn phòng và căn hộ kết hợp; điều chỉnh tăng số căn hộ của tầng 12-19 từ 66 căn hộ lên 170 căn hộ; điều chỉnh tăng diện tích xây dựng từ 1.340m2 lên 1.766m2; điều chỉnh tăng mật độ xây dựng từ 35,5% lên 46%. Công trình CC1 được đề nghị điều chỉnh chức năng tầng hầm 1 từ để xe, kỹ thuật thành siêu thị, kỹ thuật; điều chỉnh tăng tổng diện tích sàn xây dựng từ 2.470m2 lên 3.983m2…
Tuy nhiên đề xuất này mới chỉ được Sở QHKT Hà Nội chấp thuận về nguyên tắc với điều kiện yêu cầu chủ đầu tư phải giải trình rõ việc tăng số căn hộ ở trong lô đất HH2 từ 66 căn lên 172 căn làm cơ sở xác định nghĩa vụ của chủ đầu tư; dành diện tích sàn để phục vụ cho sinh hoạt cộng đồng, nhà trẻ, mẫu giáo, đảm bảo yêu cầu quy định. Định vị công trình tại ô đất HH2 (18 tầng+1 trệt) có khoảng lùi công trình tới chỉ giới đường đỏ 3,6m là không phù hợp với quy chuẩn xây dựng Việt Nam (tối thiểu phải là 6m). Vì vậy Sở QHKT yêu cầu phải có ý kiến của Bộ Xây dựng về khoảng lùi công trình HH2; chủ đầu tư phải lập bản vẽ điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết khu đô thị mới Mỹ Đình-Mễ Trì tỷ lệ 1/500 tại lô đất HH2-CC1, trình UBND thành phố phê duyệt… Tuy nhiên đến nay, chủ đầu tư đã phớt lờ chỉ đạo của Sở QHKT Hà Nội, không thực hiện các yêu cầu theo quy định.
Ai dung túng cho sai phạm?
Hàng loạt sai phạm liên quan đến khu đô thị này đã được Thanh tra Chính phủ kết luận tại văn bản 2659 ngày 28/11/2008. Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội cũng đã từng tổ chức đi kiểm tra hiện trạng công trình và có kết luận rất rõ về sai phạm tại đây. Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì mà sai phạm đến nay vẫn chưa được xử lý triệt để, Tập đoàn Bitexco vẫn ngang nhiên biến tầng hầm để xe thành siêu thị.
Không những thế, điều làm nhiều người bất ngờ là tại văn bản 1877 ngày 25/3/2009 của Sở Xây dựng Hà Nội, sau khi nêu các sai phạm của chủ đầu tư, lãnh đạo Sở Xây dựng đã tìm cách “nói đỡ” cho chủ đầu tư: “Những sai phạm này trách nhiệm thuộc về chủ đầu tư. Song xét về động cơ và ý tưởng của chủ đầu tư xây dựng một trung tâm thương mại dịch vụ hiện đại nhất tại Hà Nội theo tiêu chuẩn quốc tế… việc chuyển đổi công năng của chủ đầu tư ảnh hưởng không nhiều đến diện tích sử dụng dịch vụ công cộng, không làm ảnh hưởng đến cảnh quan kiến trúc của đô thị”!
Chính những lời biện minh hoa mỹ nêu trên có phải đã tiếp tay cho chủ đầu tư tiếp tục vi phạm? Việc cắt giảm diện tích tầng hầm để xe đã ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân sống trong khu vực, thay vì đưa xe vào tầng hầm, chủ đầu tư đã phải nhồi nhét xe ô tô chật kín trên vỉa hè, xung quanh tòa nhà nhiều năm qua. Trung tâm thương mại đẳng cấp quốc tế chưa thấy đâu nhưng hàng chục người đã phải nhập viện cấp cứu. Một điều cần làm rõ đó là, mặc dù Sở Xây dựng Hà Nội biết rất rõ vi phạm tại đây nhưng đã cố tình lờ đi để mặc cho chủ đầu tư mặc sức kiếm bộn tiền từ việc biến tầng hầm thành siêu thị, qua mặt biết bao nhiêu cơ quan chức năng nhiều năm qua.
Hàng loạt giấy phép có nguy cơ cấp… khống!
Một yêu cầu khác cần làm rõ đó là sau khi sự cố xảy ra tại The Garden, làm việc với PV Tiền Phong, đại diện Sở Công Thương, Quản lý thị trường, Sở Phòng cháy chữa cháy đều khẳng định việc kinh doanh tại đây đã được cấp phép. Vậy, khi công năng của tầng hầm chưa được UBND thành phố cho phép điều chỉnh thì việc cấp những loại giấy phép kinh doanh, phòng cháy chữa cháy, hoạt động siêu thị… cho Big C Garden là dựa trên cơ sở nào? Trước đó, chính đại diện lãnh đạo Sở Xây dựng Hà Nội đã khẳng định, việc cấp phép hoạt động siêu thị tại hầm B1 chỉ được thực hiện khi việc chuyển đổi công năng được thành phố chấp thuận. Đằng sau những giấy phép (nếu có) đã được cấp cho trung tâm thương mại và siêu thị này có uẩn khúc gì? Đây là câu hỏi đặt ra cho UBND thành phố Hà Nội.
Trước đó, chính đại diện lãnh đạo Sở Xây dựng Hà Nội đã khẳng định, việc cấp phép hoạt động siêu thị tại hầm B1 chỉ được thực hiện khi việc chuyển đổi công năng được thành phố chấp thuận. Đằng sau những giấy phép (nếu có) đã được cấp cho Trung tâm thương mại và siêu thị này có uẩn khúc gì? Đây là câu hỏi đặt ra cho UBND thành phố Hà Nội.
----------------------